Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
LÀM SAO ĐỂ TRỞ NÊN MỘT NGƯỜI KHĂC PHỤCHOW TO BE AN OVERCOMER! bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. Thánh Ca Hát Trước Bài Giảng: “Hỡi gió bắc, hãy nổi dậy, hỡi gió nam, hãy thổi đến; Hãy thổi trong vườn tôi, hầu cho các mùi thơm nó bay ra!” (Nhã-ca 4:16). |
Đây là một bài giảng quan trọng nhất mà tôi đã từng nghe trong cuộc đời của tôi. Nếu bạn đọc quyển hồi ký của tôi bạn sẽ thấy tại sao bài giảng nầy đã thay đổi đời sống của tôi. Tiến sĩ Robert L. Sumner nói, “Tôi cảm kích và khâm phục một người đàn ông đã đứng lên đấu tranh cho chân lý – ngay cả khi tất cả tỷ lệ chống lại ông. R. L. Hymers, Jr. là loại người Cơ Đốc Nhân đó” (Danh Dự Tất Cả Thuộc Tôi: Con Đường Của Những Khổng Lồ Đức Tin Đi Ngang Qua của Tôi ‘The Honor Was All Mine: Giants of the Faith Whose Paths Crossed Mine’, Nha Ấn Lót Biblical Evangelisim, 2015, tr. 103-105). Một người truyền giáo qua Indonesia của chúng tôi đã nói, “Tiến sĩ Hymers là một vị anh hùng, là người sống sót sau những trận chiến chí tử.” Đây là bài giảng của Tiến sĩ Timothy Lin đã cảm hứng tôi làm trở nên người khắc phục. Tôi hy vọng sứ điệp nầy cũng sẽ thay đổi đời sống bạn.
+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +
NHỮNG BÀI GIẢNG CHÚNG TÔI HIỆN CÓ
TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA BẠN.
VÀO TRANG MẠNG WWW.SERMONSFORTHEWORLD.COM.
NHẤN VÀO NÚT MÀU XANH LÁ CÂY CÓ CHỮ “APP” TRÊN ĐÓ.
LÀM THEO CHỈ DẪN HIỆN LÊN TRÊN ĐÓ.
+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +
Tiến sĩ Timothy Lin nói, “Con người không được tạo dựng bởi sự tình cờ; người được tạo dựng một cách đặt biệt có quyền thống trị trên sự tạo dựng của Đức Chúa Trời…đời sống của Giô-sép bày tỏ sự chuẩn bị nhu cầu của người tin cho quyền thống trị tương lai [trong sự đến của Vương Quốc Đấng Christ].”
Trước khi Giô-sép trở thành người thống trị trên Ê-díp-tô, Đức Chúa Trời đã để cho ông xuống đến tột cùng để chuẩn bị cho ông thành một người khắc phục và là người giữ trọn Lời Ngài cho đến cuối cùng cuộc đời [của ông]. Những chuyện to lớn mà Giô-sép đã làm không chỉ liên hệ đến Ai-Cập, mà còn đến dân Y-sơ-ra-ên, và với hội thánh của Chúa trãi qua các thời đại. Ngoài sự trị vì của Giô-sép, dân Ai-cập không những có thể bị đói đến chết, mà còn quốc gia Do Thái có thể bị huỷ diệt, và sự khải thị về sự chuộc tội của Chúa trong Sáng-thế-ký sẽ không được hoàn thành.
Những bước mà Đức Chúa Trời làm để xây dựng đời sống thuộc linh của Giô-sép có thể đưộc lưu ý đến trong ánh sáng của Nhã-ca 4:16.
“Hỡi gió bắc, hãy nổi dậy. Hỡi gió nam, hãy thổi đến; hãy thổi trong vườn tôi, hầu cho các mùi thơm nó bay ra”(Nhã ca 4:16).
Nghiên cứu cẩn thận về cuộc đời của Giô-sép, người ta có thể nhận xét Đức Chúa Trời để gió bấc và gió nam luân phiên nhau thổi trên ông cho đến khi hương vị thơm của đặc tính của ông tuôn ra. Chúa chuẩn bị đặc tính của ông bằng sự chịu khổ, rèn luyện thân thể của ông với việc khó nhọc, đặt ông vào sự ruồng bỏ và nhục nhã, và làm cho ông thất vọng cùng sự bất công và sự vô ơn, hầu để cho tâm trí của ông được tu dưỡng, tri giác của ông được cố định, ý muốn của ông được mạnh, đức tin và đặc tính của ông được phát triển, và đức tin trong Chúa của ông được gia thêm. Sự hoạt động của gió bấc và gió nam trong đời của Giô-sép được thấy rõ ràng.
Gió Nam – Hưởng Thụ Sự Yêu Thương của Cha Mẹ
Xin mở ra Sáng-thế-ký 37:1-4.
“Gia-cốp, tại xứ của cha mình đã kiều ngụ, là xứ Ca-na-an. Đây là chuyện dòng dõi của Gia-cốp. Giô-sép, tuổi mười bảy, chăn chiên với các anh mình; người đi kết bạn cùng con của Bi-la và con của Xinh-ba, hai vợ cha mình. Giô-sép thuật lại với cha các chuyện xấu của họ nói. Vả, Y-sơ-ra-ên thương yêu Giô-sép hơn những con trai khác, vì là con muộn mình, nên may cho chàng một cái áo dài có nhiều sắc. Các anh thấy cha thương Giô-sép hơn bọn mình, bèn sanh lòng ganh ghét, chẳng có thế lấy lời tử tế nói cùng chàng được.” (Sáng-thế-ký 37:1-4).
Tiến sĩ Lin nói, “Lòng yêu thương của cha mẹ có ảnh hưởng nhiều đến những đặc tính tương lai của đứa trẻ…”
“Giô-sép nhận biết những sự khác biệt giữa yêu thương và điều ác…yêu thương và sự thật là hai quan niệm tác động qua lại, nhưng đây không phải là thật về yêu thương và điều ác, ấy là hai loại khác nhau. Để kiềm chế khỏi xoay về điều ác không phải là yêu thương, nhưng mà là nhúc nhát…Chỉ cần động cơ của môt người là không ích kỷ, phô bày điều ác là hành vi cao thượng và đáng được khuyến khích…Chi tiết về hai cái giấc mơ của Giô-sép tổn thương sự tự cao của những người anh mình và kích động sự ghen tị của họ; tuy nhiên Giô-sép vẫn yêu thương anh em mình và tiếp tục làm người con vâng phục của cha ông.”
Cá nhân tôi không có tình yêu thương từ cha tôi, nhưng sự yêu thương và chấp nhận của mẹ tôi giữ tôi không trở nên cay đắng cùng cha tôi. Mẹ của tôi không phải là người hoàn hảo, nhưng “Bà là người tốt nhất, dể thương nhất, thông minh nhất mà tôi biết được trong đời sống còn trẻ của tôi. Bà dạy cho tôi biết yêu thích sách vở, lái xe, và quan trọng hơn hết là dạy tôi đứng lên và nói những gì cần phải nói, cho dù là tôi phải đứng một mình” (tr. 60 trong sách hồi ký của tôi). Vì thế, mẹ của tôi luôn là người che chở và biện hộ của tôi. Những lời cuối đời của bà là, “Mẹ thương con, Robert” (tr. 181). Khi mẹ tôi được cứu lúc tuổi 80, là điều lớn lao nhất mà xãy ra trong đời tôi.
Gió Bắc – Bán vào Nô-lệ ‘Sáng –
Sáng-thế-ký 37:18-36’
Xin mở ra Sáng-thế-ký 37:23-28 và đứng lên trong lúc tôi đọc.
“Vừa khi Giô-sép đến gần các anh, họ bèn lột áo chàng, là áo có nhiều sắc đang mặc trong mình; rồi, bắt chàng đem quăng trong hố nước. Vả, hố khô cạn, chẳng có nước. Đoạn, họ ngồi lại ăn. Nhướng mắt lên chợt thấy một đoàn dân Ích-ma-ên ở phía Ga-la-át đi đến, trên lưng lạc đà họ chở đầy thuốc thơm, nhũ hương và một dược đang đem đi đến xứ Ê-díp-tô. Giu-đa bèn nói cùng các anh em rằng: Giết em ta mà giấu máu nó, có dùng cho ta được việc chi? Hè! hãy đem bán nó cho dân Ích-ma-ên và đừng tra tay vào mình nó; vì nó là em, là cốt nhục của chúng ta. Các anh em đều nghe theo lời người nói. Vả, khi những lái-buôn Ma-đi-an đi ngang qua, các anh kéo Giô-sép lên khỏi hố nước, rồi bán chàng giá hai mươi miếng bạc cho dân Ích-ma-ên đem qua xứ Ê-díp-tô.” (Sáng-thế-ký 37:23-28).
Các bạn có thể ngồi xuống.
Tiến sĩ Lin nói, “sự chân thành, vâng lời, kiên nhẫn, trung tín, siêng năng, quan tâm, và sự không ngoan không phải có được qua cuộc sống dễ dàng, nhưng bằng sự chịu đựng gian khổ và chướng ngại. Giô-sép có thể không bao giờ được trang bị cách hoàn toàn để [trở nên người khắc phục] giả như ông vẫn ở nhà. Ông được bán đi với giá 20 nén bạc sẽ làm cho nhiều người bệnh đến chết được. Nhưng Giô-sép không có tố cáo hoặc nguyền rủa anh em mình, mặc dù ông có thể tự hỏi Đức Chúa Trời sẽ thực hiện hai giấc mơ của ông cách nào qua những trường hợp nầy.”
Gió Nam – Kiếm Được sự Tin Cậy và Quý Trọng ‘South Wind –
Sáng-thế-ký 39:1-6
Xin hãy mở ra Sáng-thế-ký 39:1-6 trong khi tôi đọc nó.
“Vả, Giô-sép bị đem qua xứ Ê-díp-tô, thì Phô-ti-pha, người bản xứ, làm quan thị vệ của Pha-ra-ôn, mua chàng nơi tay dân Ích-ma-ên đã dẫn đến. Giô-sép ở trong nhà chủ mình, là người Ê-díp-tô, được Đức Giê-hô-va phù hộ, nên thạnh lợi luôn. Chủ thấy Đức Giê-hô-va phù hộ chàng và xui cho mọi việc chi chàng lãnh làm nơi tay đều được thạnh vượng. Vậy, Giô-sép được ơn trước mặt chủ mình; chủ cắt chàng hầu việc, đặt cai quản cửa nhà, và phó của cải mình cho chàng hết. Từ khi người đặt Giô-sép cai quản cửa nhà cùng hết thảy của cải mình rồi, thì Đức Giê-hô-va vì Giô-sép ban phước cho nhà người; sự ban phước của Đức Giê-hô-va bủa khắp mọi vật của người làm chủ, hoặc trong nhà, hoặc ngoài đồng. Người giao hết của cải mình cho Giô-sép coi sóc, chẳng lo đến việc nào nữa, trừ ra các phần vật thực của mình ăn mà thôi. Vả, Giô-sép hình dung đẹp đẽ, mặt mày tốt tươi” (Sáng-thế-ký 39:1-6).
Hãy xem.
Giô-sép đã bị bán cho quan thị vệ của Pha-ra-ôn tên Phô-ti-pha. Thay vì phàn nàn, Giô-sép đi làm và làm trọn những nhiệm vu đặt trước ông. Ông giành được sự tin cậy của chủ mình, Phô-ti-pha, và trở nên người biểu thị đặc điểm bằng sự thành công. Nhưng Giô-sép cần thêm sự rèn luyện. Cho nên Đức Chúa Trời cho phép ông bị làm nhục.
Gió Bấc – Đương Đầu sự Cám Dỗ và sự Bất Công –
Sáng-thế-ký 39:7-20
Bây giờ hãy đứng lên trong khi tôi đọc Sáng-thế-ký 39:1-18. Tiến sĩ Lin nói, “Khi mà gió bấc thổi vào đời sống của họ, nhiều người trẻ nghĩ đó là bị kịch…Nhưng phiền muộn như vậy thường là sự biểu thị ân điển của Chúa. Giê-rê-mi nói, “Thật tốt cho người mang ách lúc trẻ thơ” (Ca-Thương 3:27). Một cuộc đời bình thản mà không có sự vùng vẫy có thể huỷ hoại một người trẻ. Nhưng cái ách sinh trong tuổi thơ là bước đệm cho người đó để với điểm cao hơn.”
“Vả, Giô-sép bị đem qua xứ Ê-díp-tô, thì Phô-ti-pha, người bản xứ, làm quan thị vệ của Pha-ra-ôn, mua chàng nơi tay dân Ích-ma-ên đã dẫn đến. Giô-sép ở trong nhà chủ mình, là người Ê-díp-tô, được Đức Giê-hô-va phù hộ, nên thạnh lợi luôn. Chủ thấy Đức Giê-hô-va phù hộ chàng và xui cho mọi việc chi chàng lãnh làm nơi tay đều được thạnh vượng. Vậy, Giô-sép được ơn trước mặt chủ mình; chủ cắt chàng hầu việc, đặt cai quản cửa nhà, và phó của cải mình cho chàng hết. Từ khi người đặt Giô-sép cai quản cửa nhà cùng hết thảy của cải mình rồi, thì Đức Giê-hô-va vì Giô-sép ban phước cho nhà người; sự ban phước của Đức Giê-hô-va bủa khắp mọi vật của người làm chủ, hoặc trong nhà, hoặc ngoài đồng. Người giao hết của cải mình cho Giô-sép coi sóc, chẳng lo đến việc nào nữa, trừ ra các phần vật thực của mình ăn mà thôi. Vả, Giô-sép hình dung đẹp đẽ, mặt mày tốt tươi. Sau các việc nầy, vợ chủ đưa mắt cùng Giô-sép, mà nói rằng: Hãy lại nằm cùng ta. Chàng từ chối và đáp rằng: Chủ đã giao nơi tay tôi mọi vật của người, và nầy, chủ chẳng lo biết đến việc chi trong nhà nữa; trong nhà nầy chẳng ai lớn hơn tôi, và chủ cùng không cấm chi tôi, trừ ra một mình ngươi, vì là vợ của chủ tôi. Thế nào tôi dám làm điều đại ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao? Thường ngày người dỗ dành mặc dầu, thì Giô-sép chẳng khứng nghe lời dụ dỗ nằm cùng hay là ở cùng người chút nào. Một ngày kia, Giô-sép vào nhà đặng làm công việc; vả, chẳng có người nhà nào ở đó, thì người bèn nắm áo chàng mà rằng: Hãy nằm cùng ta! Nhưng chàng liền tuột áo để lại trong tay người mà chạy trốn ra ngoài. Khi người thấy áo còn lại nơi tay mình, và chàng đã chạy trốn ra ngoài như vậy, bèn gọi người nhà mà nói rằng: Bay coi! Họ khéo đem vào nhà một thằng Hê-bơ-rơ để chọc ghẹo ta. Nó lại gần toan nằm cùng ta, nhưng ta la lớn lên. Vừa khi nó nghe ta cất tiếng la, thì tuột áo lại bên ta, chạy trốn ra ngoài. Người bèn để áo của Giô-sép bên mình đợi khi chủ về nhà, học lại cùng chủ y như lời trước, rằng: Thằng nô lệ Hê-bơ-rơ mà ông khéo đem về nhà đã đến gần đặng chọc ghẹo tôi; nhưng khi tôi cất tiếng la lên, nó tuột áo lại bên tôi, rồi chạy trốn ra ngoài” (Sáng-thế-ký 39:1-18).
Bạn có thể ngồi xuống.
Một ngày kia khi Giô-sép đang làm việc trong nhà Phô-ti-pha, vợ ông nắm lấy Giô-sép và cố gắng làm cho Giô-sép ăn nằm cùng bà. Nhưng Giô-sép giật mạnh khỏi bà ta, để lại cái áo trong tay bà, và chạy trốn.
Sư cám dỗ nầy có thể có sức hấp dẩn không cưỡng lại được cho những người đàn ông khác, nhưng Giô-sép đã khắc phục được nó. Cậu ta nhanh chóng khắc phục được nó bằng cách mau mắn tránh xa. Một số cám dỗ có thể khắc phục được bởi đối diện với chúng, nhưng những sự cám dỗ có liên hệ đến sự thèm muốn dâm dục chỉ có thể khắc phục được nó bởi sự trốn chạy (2 Ti-mô-thê 2:22 nói, “cũng hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ”). Sự chiến thắng của Giô-sép – lòng trung thành của cậu ta – đối với Đức Chúa Trời, đối với Phô-ti-pha là người có lòng tin chắc vào cậu – và đối với chính cậu, vì vậy sự thanh khiết của cậu có thể giữ cậu khỏi sự dâm loạn. Vì mục đích lợi ích của Đức Chúa Trời cậu thà chịu vào tù còn hơn chìu theo lòng ham muốn của người đàn bà dâm dục. Vì mục đích lợi ích của Phô-ti-pha, cậu không bào chữa cho chính cậu, để tránh làm ô nhục cho vợ của chủ mình. Vì vậy cậu giữ yên lặng. Khi Phô-ti-pha trở về nhà, ông nghe theo lời tố cáo của vợ mình, và bỏ Giô-sép vào tù.
Gió Nam - Sự thăng chức và Tình Bạn Hữu –
Sáng-thế-ký 39:21-40:22
Mở ra trong sách Sáng-thế-ký 39:19-22. Đứng lên trong khi tôi đọc.
“Vừa khi chủ của Giô-sép nghe lời vợ nói rằng: Đó, kẻ nô lệ ông làm điều như vậy, thì nổi giận phừng phừng, bèn bắt chàng đem bỏ vào tù, là nơi cầm các kẻ phạm tội của vua. Vậy, chàng ở tù tại đó. Đức Giê-hô-va phù hộ Giô-sép và tỏ lòng nhân từ cùng chàng, làm cho được ơn trước mặt chủ ngục. Chủ ngục giao hết các kẻ tù trong tay Giô-sép, chẳng việc chi làm qua khỏi được chàng” (Sáng-thế-ký 39:19-22).
Bạn có thể ngồi xuống.
Cho dù hoàn cảnh chung quanh đời sống thể xác Giô-sép có thay đồi xấu hơn, nhưng tâm linh tin chắc của cậu thì không. Và sự hiện diện của Đức Chúa Trời tiếp tục là nguồn phước cho cậu trong tù.
Giô-sép có thể xây dựng tình bạn hữu với môi trường trong tù. Quan tửu chánh và quan thượng thiện của Pha-ra-ôn cũng bị giam trong ngục, và họ cũng bồn chồn bởi những giấc chiêm bao. Không người nào có thể nói được ý nghĩa của chúng. Đức Chúa Trời trong tâm trí của Giô-sép có thể làm bất cứ điều gì. Cậu giải thích những giấc chiêm bao của quan tửu chánh và quan thượng thiện. Sau ba ngày cả hai lời giải nghĩa đó thành hiện thực. Quan tửu chánh được phục hồi, còn quan thượng thiện bị treo cổ. Ấy là cơn gió nam của Giô-sép đang thổi, ngay khi ở trong tù.
Gió Bắc - Sự Quên Ơn và Sự Chậm Trể
Sáng-thế-ký 40:23
Xem Sáng-thế-ký 40:23.
“Đoạn, quan tửu chánh chẳng còn nhớ đến Giô-sép nữa; quên người đi” (Sáng-thế-ký 40:23).
Sự tống giam của Giô-sép dài hơn hai năm chắc chắn là gió bắc ác liệt cho ông. “Đoạn, quan tửu chánh chẳng còn nhớ đến Giô-sép nữa; quên người đi” (Sáng-thế-ký 40:23). Điều nầy cho thấy tính cách vô ơn của quan tửu chánh. Hoàn cảnh như vậy có thể đưa đẩy một người đến câm ghét thế giới vì sự bội ơn của nó, nhưng Giô-sép thì không. Cậu ta đã từng học được đức hạnh của sự trong đợi để Đức Chúa Trời làm việc. Chúa kéo dài thời gian của cậu ta ở trong tù để gia tăng thêm sự kiên nhẫn của Giô-sép trong sự chờ đợi để Đức Chúa Trời làm việc, và để làm sâu sắc thêm sự tin cậy của cậu ta vào sự thành tín của Chúa. Sự chậm trễ của Đức Chúa Trời là bằng chứng về ân điển dư dật của Ngài cho người khắc phục của Ngài. Sau nầy Đa-vít nói, “Hãy trong đợi Đức Giê-hô-va; Hãy vững lòng bền chí! Phải, hãy trông đợi Đức Giê-hô-va” (Thi-Thiên 27:14).
Gió Nam – Thống trị như vị Vua –
Sáng-thế-ký 47:12-31
Hãy đứng lên trong lúc tôi đọc Sáng-thê-ký 47:12-17.
“Giô-sép, tùy theo số người, cấp lương thực cho cha, anh em và cả nhà cha mình. Vả, sự đói kém lớn lắm, nên trong khắp xứ chẳng còn lương thực nữa; xứ Ê-díp-tô và xứ Ca-na-an đều bị hao mòn vì ách đói kém đó. Giô-sép thâu hết bạc tiền trong xứ Ê-díp-tô và xứ Ca-na-an, tức giá tiền của muôn dân mua lúa; rồi chứa bạc đó vào kho Pha-ra-ôn. Khi bạc tiền trong xứ Ê-díp-tô và xứ Ca-na-an đã hết, thì tất cả dân Ê-díp-tô đều đến cùng Giô-sép mà kêu rằng: Xin cho chúng tôi lương thực; lẽ nào vì cớ hết tiền mà chúng tôi phải chết trước mặt chúa sao? Giô-sép đáp rằng: Nếu hết bạc tiền rồi, hãy giao súc vật các ngươi cho ta, ta sẽ phát lương thực đổi lại. Đoạn, dân chúng bèn dẫn súc vật lại cho Giô-sép; Giô-sép phát lương thực đổi lấy ngựa, bầy chiên, bầy bò, và lừa. Năm đó, người thâu các bầy súc vật của họ mà đổi thế lương thực cho.” (Sáng-thế-ký 47:12-17).
Các bạn có thể ngồi xuống.
Tiến sĩ Lin nói, “Không có sự sửa phạt nào là thú vị cả khi nhận được nó; lúc nào nó cũng đau đớn và khó chịu. Nhưng nó đem đến bông trái công bình cho những người đã được rèn luyện bởi nó.” Lật đến Hê-bơ-rơ 12:11,
“Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy.” (Hê-bơ-rơ 12:11).
Xem đến.
Cuối của hai năm dài đó, Đức Chúa Trời khiến Pha-ra-ôn có giấc mơ mà quan tửu chánh nhớ lại rằng Giô-sép đã từng giải nghĩa giấc mơ của ông. Quan tửu chánh đề nghị Pha-ra-ôn gọi Giô-sép để giải thích giấc mơ cho Pha-ra-ôn! Giấc mơ có nghĩa rằng bảy năm thịnh vượng sẽ kết thúc bằng bảy năm nạn đói kém. Pha-ra-ôn chỉ định Giô-sép thâu góp mùa màng, và chuẩn bị cho bảy năm đói kém sắp đến. Pha-ra-ôn thấy rằng Giô-sép có được năng lực siêu nhiên để làm công việc nầy. Vì vậy Giô-sép được lên cai trị trên cả đất Ê-díp-tô (41:38-43). Giô-sép thống trị trên người Ê-díp-tô với sự khôn ngoan và sự thông cảm – và ông cai trị trên đồng bào với kỷ luật và thương yêu. Cuối cùng Giô-sép được tôn trọng trên các anh em của mình (49:26).
Tiến sĩ Lin nói, “Vì Đức Chúa Trời đã huấn luyện Giô-sép để lãnh đạo vương quốc trên đất, cho nên Đức Chúa Trời huấn luyện người khăc phục của Ngài để cầm quyền thống trị trên Vương quốc của Ngài sắp đến. Sự cứu rổi thì vô điều kiện, không có trong đó không bao gồm công việc làm. Nhưng đồng trị với Đấng Christ trong Vương quốc sắp đến của Ngài thì có điều kiện.” Kinh Thánh chép,
“lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị” (2 Ti-mô-thê 2:12).
Mục sư Richard Wurmbrand đã trãi qua 14 năm trong lao tù Cộng Sản. Mục sư Wurmbrand nói, “Tôi chưa biết một Cơ-đốc nhân nào vẫn giữ lòng trung thành cho dù phải trãi qua những tai ương thử thách và chiến đấu nội tâm mà không mạnh mẽ hơn, tốt hơn” (Lời mở đầu của quyển sách “Nếu Như Những Bức Tường Tù Giam Có Thể Nói ‘If Prison Walls Could Speak’”).
Lần nữa, Mục sư Wurmbrand nói, “Anh chị em của tôi ơi, anh chị em phải tin rằng đời sống của anh chị em giống như cục đất sét trong tay của Đức Chúa Trời. Ngài không bao giờ nắn sai trật. Nếu có thời điểm nào mà Ngài nặng với bạn…. chỉ tin cậy. Khám phá ra thông điệp mà Ngài đang muốn khuôn đúc bạn. A-men.” (tr. 16).
Nếu bạn trở thành một người biết khắc phục giống như Giô-sép, bạn có được lời hứa nầy từ Đức Chúa Trời. Mở ra trong sách Khải-huyền 2:26.
“Kẻ nào thắng, và giữ các việc của ta đến cuối cùng, ta sẽ ban cho quyền trị các nước” (Khải-huyền 2:26).
Cám ơn Tiến sĩ Timothy Lin, đã dạy cho tôi những gì mà chúng tôi đã nghe được trong bài giảng đầy ơn của Tiến sĩ. Nó đã thay đổi đời sống của tôi, thưa mục sư quý mến. Tôi có được đời sống của tôi là nhờ ở sự dạy dổ nầy!
Vui lòng đứng lên và hát bài thánh ca của chúng ta cho hôm nay, “Tôi Phải Chăng là Chiến Binh Thập Tư Không? ‘Am I a Soldier of the Cross?’”
Tôi phải chăng là chiến bình thập tự, Là người đi theo Chiên Con;
Tôi có nên sợ vì lợi ích Ngài, Hay xấu hổ khi kêu danh Ngài?
Hay chăng tôi được cất lên trên trời bằng nệm hoa êm ả,
Khi người khác đánh trận để thắng phần thưởng, và trôi qua biển máu?
Không có kẻ thù cho tôi đương đầu sao? Tôi không đi ngược lũ lụt?
Thế gian xấu nầy là bạn cho ân điển, để giúp tôi tới gần Chúa sao?
Chắc chắn tôi phải đánh trận, nếu tôi sẽ trị vì, cho con thêm can đảm, Chúa ôi!
Tôi sẽ chịu đựng khó nhọc, cam chịu khổ đau, Được khuyến khích bởi Lời Ngài.
(phỏng dịch “Tôi Phải Chăng là Chiến Binh Thập Tự? ‘Am I a Soldier of the Cross?’” bởi Tiến sĩ Isaac Watts, 1674-1748).
+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +
Nếu bạn chưa được cứu, tôi mong bạn tin nhận Chúa Jê-sus Christ. Ngài đến từ Trời để chịu chết trên Thập Tự Giá để trả thay cho tội lỗi của bạn. Một khi bạn tin nhận Chúa Jê-sus, Huyết của Ngài sẽ rửa sạch mọi tội lỗi của bạn. Tôi cầu nguyện cho bạn sẽ tin nhận Chúa Jê-sus.
KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC.
Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào.
Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây).
Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông,
đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.