Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
GIÔ-NA – TIÊN TRI CỦA SỰ PHỤC HƯNG!JONAH – THE PROPHET OF REVIVAL! bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. “Có lời Đức Giê-hô-va phán cho Giô-na con trai A-mi-tai như vầy: Ngươi khá chổi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và kêu la nghịch cùng nó; vì tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt ta” (Giô-na 1:1, 2). |
Sách Giô-na được viết bởi chính tiên tri Giô-na. Tôi nói vậy vì nó bày tỏ những tư tưởng và lời cầu nguyện của Giô-na, mà không có một người nào khác biết ngoài chính bản than Giô-na. Giô-na, người được biết trong lịch sử được viết trong 2 Các-Vua 14:24-25 khi những giáo sư Do Thái gọi ông, “Giô-na, là con trai A-mi-tai, là tiên tri ở tại Ghát-hê-phe” (2 Các-Vua 14:25). Chính Chúa Jê-sus Christ cũng nói Giô-na là tiên tri trong lịch sử. Vui lòng mở ra trong sách Ma-thi-ơ 12:39-41. Đứng lên nghe tôi đọc những gì Chúa Jê-sus nói về Giô-na.
“Ngài đáp rằng: Dòng dõi hung ác gian dâm này xin một dấu lạ, nhưng sẽ chẳng cho dấu lạ khác ngoài dấu lạ của đấng tiên tri Giô-na. Vì Giô-na đã bị ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm. Đến ngày phán xét, dân thành Ni-ni-ve sẽ đứng dậy với dòng dõi nầy mà lên án nó, vì dân ấy đã nghe lời Giô-na giảng và ăn năn; mà đây nầy, có một người tôn trọng hơn Giô-na” (Ma-thi-ơ 12:39-41).
Cứ đứng và mở ra trong sách Lu-ca 11:29-30.
“Khi dân chúng nhóm lại đông lắm, Đức Chúa Jêsus phán rằng: Dòng dõi nầy là dòng dõi độc ác; họ xin một dấu lạ, song sẽ không cho dấu lạ nào khác hơn dấu lạ của Giô-na. Vì Giô-na là dấu lạ cho dân thành Ni-ni-ve, thì cũng một thể ấy, Con người sẽ là dấu lạ cho dòng dõi nầy” (Lu-ca 11:29-30).
Bạn có thể ngồi xuống.
Thế là 2 Các-Vua 14:25 cho biết thông tin lịch sử của Giô-na. Và Lu-ca 11:29-30 đưa ra sự nói đến của Chúa Jê-sus Christ về Giô-na như là một dấu hiệu. Và Ma-thi-ơ 12:39-41 cho biết sự phục hồi của Giô-na như là dấu hiệu về sự chôn của chính Ngài và sự sống lại của Ngài sau ba ngày chôn trong lòng đất. Vì vậy, Cựu Ước ghi nhận Giô-na là một con người thật sự, và chính Chúa Jê-sus Christ nói với chúng ta rằng sự chết và sự phục hồi của Giô-na là lời tiên tri cho sự chết và sự sống lại của chính Chúa Jê-sus Christ.
Ông Winston Churchill nói rất hay, “Chúng ta vẫn cứ hoài nghi những quyển [tự do] của Giáo sư Gradgrind và Tiến sĩ Dryasdust. Chúng ta có thể chắc chắn rằng tất cả những sự việc nầy đã xảy ra như lời họ đã ghi lại trong sách Thánh [Kinh Thánh].” (được trích dẫn bởi Tiến sĩ J. Vernon McGee. Xuyên Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible’, quyển 3. dựa trên Giô-na, phần Giới thiệu, tr. 738).
+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +
NHỮNG BÀI GIẢNG CHÚNG TÔI HIỆN CÓ
TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA BẠN.
VÀO TRANG MẠNG WWW.SERMONSFORTHEWORLD.COM.
NHẤN VÀO NÚT MÀU XANH LÁ CÂY CÓ CHỮ “APP” TRÊN ĐÓ.
LÀM THEO CHỈ DẪN HIỆN LÊN TRÊN ĐÓ.
+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +
I. Thứ nhất, sự kêu gọi cho Giô-na.
“Có lời Đức Giê-hô-va phán cho Giô-na con trai A-mi-tai như vầy: Ngươi khá chổi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và kêu la nghịch cùng nó; ….” (Giô-na 1:1, 2).
Câu 3,
“Nhưng Giô-na chổi dậy đặng trốn …… khỏi mặt Đức Giê-hô-va” (Giô-na 1:3).
Tôi hiểu ông Giô-na nầy. Đó là lý do tại sao quyển sách ngắn của Giô-na là một trong những sách thích thú của tôi trong Cựu Ước. Giô-na trốn khỏi sự hiện diện của Chúa. Tôi không làm như vậy. Tôi đã được kêu gọi để truyền giáo và tôi biết điều đó. Nhưng tôi chẳng qua là một học sinh nghèo chưa chắc đã tốt nghiệp được đại học. Tôi phải bước vào đại học và chủng viện để được tốt nghiệp trở thành một người truyền giáo Báp-tít Nam Phương. Nhưng tôi cảm thấy chẳng khác gì Giô-na. Tôi biết tôi đã được kêu gọi, nhưng tôi cố gắng để lánh khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời bởi sự sợ hãi sẽ không tốt nghiệp được đại học. Đức Chúa Trời đã bảo tôi làm những việc mà tôi không thể.
Một sinh viên trẻ tuổi trong chủng viện nói với tôi, “Tôi không thể bước vào mục vụ vì tôi biết tôi sẽ bị sụp đổ và bị bỏng.” Anh ta sợ bị thất bại trong chức vụ. Tôi suy nghĩ về điều đó. Rồi tôi nói, “Thật ra tôi đã thất bại và bị bỏng nhiều lần nên tôi không còn sợ gì nữa.”
Chính là sợ hãi giữ người mà Đức Chúa Trời kêu gọi từ chức vụ. Nó luôn luôn là một sự sở hãi nầy hay sự sợ hãi khác. Người trẻ đặc biệt nầy là người chiến thắng trong mọi việc anh làm – nhưng anh lại sợ hãi trong chức vụ. Người em trai nói về anh mình, “Anh của tôi có thể làm bất cứ việc gì.” Nhưng anh ta không thể phá vỡ được sự sợ hãi của “sự sụp đổ và bị bỏng.” Anh là người cao ráo 6 feet, học luôn được điểm “A”, và là người có năng khiếu giảng dạy. Nhưng anh trốn khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời vì anh sợ hãi!
Bây giờ, hỡi các bạn trẻ, để tôi nói cho các bạn biết một số việc mà tôi đã học được trong đời sống, “Bạn có thể làm được bất cứ điều gì mà Đức Chúa Trời kêu gọi bạn làm – bất cứ điều gì!” Kinh Thánh chép, “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phi-líp 4:13). Bởi vì tôi kinh nghiệm được câu đó. Tôi biết rõ nó là thật. Đây, tôi đang ở 80 tuổi đời, sống sót từ bệnh ung thư, với bệnh viêm thấp khớp đầu gối, nhưng tôi không sợ hãi, ngay cả việc hai người ác độc đã cướp đi mất 3/4 thuộc viên hội thánh trong sự khủng hoảng hội thánh bị chia rẽ. Tôi như một đứa bé nhỏ yên lặng trong vòng tay của mẹ. Tôi có sợ hãi không? Thành thật mà nói, tôi không có một chút gì sợ hãi! Bà ngoại của tôi thường nói với tôi, “Không có gì phải sợ hãi, nhưng chính bản than sự sợ hãi,” câu nói mà bà đã nghe từ Tổng Thống Franklin D. Roosevelt đã nói giữa sự Đại Khủng Hoảng. Và tôi tìm thấy rằng bà ngoại của tôi nói đúng!
Tôi cũng tìm thấy rằng bạn không thể bao giờ chạy trốn “khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời” được. Tại sao? Vì Đức Chúa Trời đi cùng bạn bất cứ bạn đến nơi đâu – đó là tại sao! Bạn có thể đi, giống như Giô-na đã đi đến Ta-rê-si. Nhưng Đức Chúa Trời có mặt ở đó như Ngài đang ở nhà! Và Đức Chúa Trời sẽ không để một người rao giảng nào đi ra mà không có sự vùng vẫy lớn.
Tôi từng biết có một người đàn ông nghiện rượu. Sau đó tôi mới hiểu ông uống rượu là để ngăn chận tâm trí ông khỏi sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, nhưng ông quá sợ hãi để vâng theo tiếng gọi của Chúa. Vì thế bây giờ ông uống rượu mỗi buổi tối để giữ ông khỏi sự sợ hãi. Tên ông ta là John Birch (không phải nói đùa đâu!) và ông đã cùng với tôi trong chủng viện, lén lút trong ngoài khu nhà tập thể vì ông đã uống say!
Tôi biết một người đàn ông khác tên là Alan. Tôi đã hướng dẩn Alan đến với Đấng Christ, nhưng rất khó. Tại sao? Alan sợ hãi vì nếu ông nhận được sự cứu rỗi thì ông phải đi đến Thiên Đàng! Tại sao ông sợ hãi khi phải đi đến Thiên Đàng? Một ngày kia ông nói với tôi, “Tôi phải gặp cha của tôi lần nửa và ông ấy rất giận tôi vì tôi không chịu vào chủng viện để trở thành một mục sư Trưởng Lão giống như ông đã làm.” Alan đã ngoài sáu mươi tuổi. Ông đã ngồi trong nhà thờ Trưởng Lão ngày Chúa Nhật, sợ hãi để nhận được sự cứu rỗi vì người cha đã chết của ông sẽ rất giận dữ ông trên Thiên Đàng! Ông đã bị giày vò về việc đó hơn bốn mươi năm. Nhưng tôi đã cố gắng thuyết phục ông rằng cha của ông [Mục sư, Ông Black] sẽ mĩm cười và ôm ông vào lòng, giống như người cha của đứa con trai hoang đàng đã làm, sau khi đứa con trở về nhà. Alan là người đầu tiên mà tôi đã hướng dẩn đến với Chúa.
Khi tôi ở trong chủng viện, một nữ sinh viên đã nhận được sự cứu rỗi trong một buổi họp mặt của chúng tôi. Cô là một cô gái hay mắc cỡ, nhưng tôi nhận thấy rằng cô có vấn đề, vì vậy tôi đến nói chuyện với cô ta. Cô nói, “Tôi sợ để nói với mẹ của tôi là tôi được cứu.” Tôi nói, “Cứ đi và nói với mẹ của cô. Bà không tức giận đâu.” Nhưng tôi đã sai. Khi bà biết cô ta đã tin nhận Chúa, bà đã đuổi cô ấy ra khỏi nhà. Tôi thấy cô ta khóc. Vì vậy tôi đến nói với cô, “Để tôi đến nói chuyện với mẹ của cô.” Tôi bận bộ đồ vest và thắc cà-vạt vào, và đi đến gặp bà ta. Khi bà biết tôi là ai, bà bắt đầu mắng chưởi tôi. Cuối cùng tôi bước vào phòng khách nhà bà. Tôi nói, “Bà không muốn cho con gái bà về nhà sao?” Bà đáp, “Tôi có thể đứng đó nhìn nó quan hệ tình dục bất chánh và hút chích. Nhưng bây giờ nó là Cơ-đốc-nhân! Tôi sẽ không bao giờ để nó ở trong nhà tôi nữa.”
Cô gái đáng thương đó ở nhờ nhà của một người trong hội thánh và có công ăn việc làm, và đã học xong đại học. Cô cuối cùng lập gia đình với một chàng Cơ-đốc trẻ tuổi và tử tế. Tôi được biết rằng mẹ cô ta không có tham dự trong ngày hôn lễ đó. Cặp trẻ tuổi đó đã đi truyền giáo đến một quốc gia ở Âu Châu. Chúng tôi giúp đỡ tài chính mỗi tháng đến cho họ.
Một ngày kia tôi nghe tin là có những tờ báo chồng chất bên ngoài cửa nhà mẹ cô ta. Cảnh sát đến phá cửa vào tìm thấy bà – nằm chết trên sàn nhà – trên tay còn nắm chặc nữa chai rượu Vodka!
Ô, thật là những giọt nước mắt và những sự đau đớn mà cô gái trẻ đó đã phải trãi qua để trở thành một Cơ-đốc nhân và một nhà truyền giáo! Nhưng vì lòng yêu mến Chúa của cô đã giúp cô vượt qua sự sợ hãi để bước đi theo Ngài trong cánh đồng truyền giáo! Và tâm linh cô đủ mạnh để nghe rõ những gì Chúa Jê-sus phán, và vâng lời những gì Ngài dạy.
Đứng lên và mở kinh Thánh ra trong sách Ma-thi-ơ 10:34-39.
“Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm giáo. Ta đến để phân rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, dâu với bà gia; và người ta sẽ có kẻ thù nghịch, là người nhà mình. Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta; ai không vác cây thập tự mình mà theo ta, thì cũng chẳng đáng cho ta. Ai gìn giữ sự sống mình, thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được” (Ma-thi-ơ 10:34-39).
Bạn có thể ngồi xuống.
Tôi biết rằng một số bạn ở đây có cha mẹ tìm đủ mọi cách để kéo bạn rời xa hội thánh. Xin hãy nhớ lại dũng khí của cô gái nầy và học theo gương cô ta. Nếu bạn làm, họ sẽ rất tức giận với bạn – trong một lúc. Nhưng khi họ thấy đời sống tốt đẹp của bạn, cuối cùng họ sẽ – trong tương lai – đến hội thánh với bạn. Nhưng bạn phải có đức tin đi theo Chúa Jê-sus Christ, ngay khi họ không bao giờ chấp nhận bạn! Đừng giống như Giô-na cố gắng lánh khỏi mặt Chúa!!!
Tại hội thánh của người Trung Hoa, tôi có hai người bạn than – tên là Ben và Jack. Ben đã nổi loạn chống lại Tiến sĩ Lin. Sau đó anh ta trốn đi với cô bạn gái. Tôi không bao giờ gặp lại cậu ta. Nhưng Jack đã được trở thành dược sĩ. Thật ra cậu ấy không mấy gì thích nó, vì vậy cậu đi vào Chủng Viện Talbot để trở thành mục sư. Cậu ấy rất thân thiết với tôi. Tôi đã làm rể phụ trong ngày thành hôn của anh. Cậu đã tin nhận Chúa Jê-sus trong một buổi nhóm của chúng tôi. Rồi cậu ấy đã viết, “Những năm sau điều nầy sản sinh ra trái của sự cứu rỗi cho cha mẹ của tôi…tôi đã chứng kiến cha của tôi được huấn luyện và trở thành giáo sư Trường Chúa Nhật, tác động đến đời sống học viên và đóng góp cho sự phát triển hội thánh.”
II. Thứ hai, nỗi ưu phiền (tai ách) của Giô-na.
“Nhưng Giô-na chổi dậy đặng trốn qua Ta-rê-si, để lánh khỏi mặt Đức Giê-hô-va. Người xuống đến Gia-phô, gặp một chiếc tàu đi Ta-rê-si. Người trả tiền quá giang, và xuống tàu đặng đi Ta-rê-si với họ, để khỏi mặt Đức Giê-hô-va. Nhưng Đức Giê-hô-va khiến gió lớn thổi trên biển; trên biển có trận bão lớn, chiếc tàu hầu vỡ” (Giô-na 1:3-4).
Hãy nhìn. Giô-na biết rằng cơn bảo đến từ Đức Chúa Trời.
“Người trả lời rằng: Hãy bắt lấy ta; hãy ném ta xuống biển, thì biển yên lặng cho các anh; vì ta biết rằng ấy là vì cớ ta mà các anh đã gặp phải trận bão lớn nầy” (Giô-na 1:12).
Cuối cùng những thủy thủ bắt lấy Giô-na và ném ông xuống biển, và biển trở nên yên lặng.
“Đức Giê-hô-va sắm sửa một con cá lớn đặng nuốt Giô-na; Giô-na ở trong bụng cá ba ngày ba đêm. 2 Giô-na từ trong bụng cá cầu nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình,” (Giô-na 2: 1-2).
Lúc đầu tôi cũng khó tin. Nhưng sau đó tôi thấy rằng dữ kiện nầy là hình ảnh về Chúa Jê-sus, là Đấng đã chịu chết trên Thập Tự Giá, chịu chôn, và đã sống lại từ kẻ chết.
Sau đó tôi đọc điều mà Tiến sĩ M. R. DeHaan đã nói về Giô-na và con cá lớn. Tiến sĩ DeHaan nói rằng Giô-na đã chết trong bụng con cá lớn. Tiến sĩ J. Vernon nói,
Quyển sách nầy thật ra là tiên tri của sự phục sinh. Chính Chúa Jê-sus nói rằng Giô-na như là dấu hiệu cho thành Ni-ni-ve, Ngài là dấu hiệu cho thế hệ của Ngài trong sự sống lại từ kẻ chết…quyển sách ngắn Giô- na minh hoạ và dạy dỗ về sự sống lại của Chúa Jê-sus (Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible,’ dựa theo sự sống lại của Giô-na từ trong kẻ chết, quyển 3, tr. 739).
Xem Giô-na 2:1.
“Đức Giê-hô-va sắm sửa một con cá lớn đặng nuốt Giô-na; Giô-na ở trong bụng cá ba ngày ba đêm” (Giô-na 2:1).
Bây giờ nhìn vào những chữ quan trọng trong sách Giô-na, năm chữ cuối của Giô-na 2:10, (Kinh Thánh tiếng Anh).
“Sự cứu đến từ Đức Giê-Hô-Va” (Giô-na 2:10b).
Để tôi ngừng tại đây và đưa ra những ý nghĩ riêng của tôi về sự tai ách của Giô-na trong bụng cá.
Một buổi tối kia tôi đọc sách Giô-na, tôi bị đánh vào bởi việc mà trước đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Thường tình khi nghĩ rằng sự phục hưng là “được lóe lên” từ những hoàn cảnh bên ngoài. Có một số mục sư danh tiếng nói rằng dịch bệnh coronavirus sẽ “lóe lên” một cuộc phục hưng. Tôi không tin là như vậy!!! Đó là sự suy nghĩ từ Finney, và điều đó không hẳn là thật.
Nhưng đây mới là sự thật về phục hưng – nó “lóe lên” (tôi không thích những chữ mà phúc âm mới ngày nay đã dùng) – sự phục hưng “được lóe lên” bởi chính Chúa, “Sự cứu đến từ Đức Giê-hô-va” (Giô-na 2:10b).
Nhưng đây là những gì tôi thấy rõ ràng trong tối hôm đó – Đọc lại những cuộc phục hưng lớn trong lịch sử, chúng ta tìm thấy rằng tất cả những cuộc phục hưng lớn bắt đầu với những người lảnh đạo đã trãi qua những nổi tai ách. Tôi sẽ đưa ra những tên đã hiện ra trong tâm trí của tôi.
John Wesley – Tôi chỉ nêu ra một vài tai ách mà ông ấy đã kinh nghiệm trước Đại Tỉnh Thức Thứ Nhất (First Great Awakening). Ông đã thất bại trong vai trò truyền giáo tại Georgia. Ông đã kinh nghiệm được trong sự xung đột với ma quỉ. Ông bị đốt cháy trong hình nộm. Ông gần như bị chết. Bạn của ông, George Whitefield, không còn qua lại với ông. Ông bị nói xấu bởi những người cùng hệ phái. Ông bị phỉ báng trong hội thánh cha của ông, và bị mục sư từ chối không cho nhận Tiệc Thánh. Ông lập gia đình với một người đàn bà mà đã nắm tóc ông và rời khỏi ông. Rồi Wesley đã kinh nghiệm được Lễ Ngũ Tuần cho chính ông. Chỉ có lúc đó ông kinh nghiệm được Lễ Ngũ Tuần của chính ông! Hàng ngàn người đứng giữa băng giá để nghe ông giảng. Đời sống và công việc của ông được nói lên bởi luật sư của King: “Không có một hình ảnh đơn độc nào ảnh hưởng đến nhiều tâm trí. Không có một tiếng nói đơn phương nào chạm đến nhiều tấm lòng. Không có một người nào khác đã làm công việc trong đời như vậy cho Nước Anh.” Một nhà xuất bản nói mới đây, rằng John Wesley là “một trong những nhà truyền giảng trứ danh sau thời các Tông đồ.”
Marie Monsen – Bà bắt đầu kiêng ăn và cầu nguyện cho sự phục hung tại Trung Hoa. Ma quỉ kéo bà xuống đất và quấn lấy thân thể bà như một con rắn khổng lồ. Bà không có được sự giúp đỡ hay cung ứng, đơn độc, một nữ truyền giáo độc thân là người hạ mình xuống cầu nguyện cho sự phục hưng lớn tiếp tục xảy ra trên những hội thánh tư gia tại Trung Hoa.
Jonathan Goforth – Ông và vợ ông đến Trung Hoa nơi mà họ gặp những sự đau buồn tột độ. Bốn đứa con nhỏ của họ đã chết. Chính ông Goforth cũng suýt chết hai lần. Ông phải đem thi thể của những đứa con của ông trên xe ngựa mất 12 tiếng mới chôn cất chúng theo nghi thức Cơ Đốc. Tôi mong rằng tôi có thì giờ để nói cho bạn biết bà Goforth và con cái của bà đau khổ như thế nào. Khi đứa con Constance của họ chết, “thi thể nhỏ của Constance của chúng tôi đặt bên cạnh mộ của chị nó vào ngày sinh của cô, 13 tháng 10 năm 1902.”
Chỉ vào lúc đó đã làm cho lửa phục hưng của Đức Chúa Trời giáng xuống trên những buổi nhóm của Goforth. Một cơ hội cho sự cầu nguyện. Bà Goforth nói, “Nó đã đến thình lình và dữ dội như một cơn bão…vì vậy nó ở đây với cơn bão của sự cầu nguyện. Không có sự ngăn trở nó, và không có cố gắng để làm điều đó…Như khi những người nam và nữ đến dưới quyền năng của Đức Chúa Trời…Một số người ngày trước cách xa Đức Chúa Trời, bây giờ đã trở lại với Ngài công khai xưng tội của họ…Không có gì nhầm lẩn. Cả hội thánh đều hiệp nhau cầu nguyện…Chúng tôi tất cả đều đi thẳng đến hội đồng từ sự khiêm nhường quỳ gối của chúng tôi, và, ô, sự vui vẽ và vinh hiển của nó!…Chúng tôi chỉ có thể cúi đầu và lắng nghe tiếng của Đức Chúa Trời phán với chúng tôi, ‘Yên lặng và biết Ta là Đức Chúa Trời.’ Bây giờ chúng tôi học được nó là ‘không phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.”
Đám người rất đông, trên 700, tiến lên phía trên để xưng nhận tội lỗi…Rất khó để có thể kết thúc những buổi nhóm họp. Mỗi buổi nhóm kéo trể khoảng ba tiếng đồng hồ. Quả thật vậy, mỗi buổi nhóm kéo dài đến suốt ngày…Một bài giảng ngắn của Goforth từ lúc băt đầu đến chổ tôt hơn trong kinh nghiệm của mỗi đời sống. Đây là những người Trưởng Lão nghiêm nhặt, thông thường nghiêm khắc, đã khóc lóc kêu xin sự thương xót của Chúa….Kế sau, một vị mục sư Trưởng Lão mạnh mẽ, đã ngồi trong phòng một mình, thổn thức trong tinh thần đau đớn tột độ. Bà Goforth nói, “Cầu nguyện – trực chỉ và đơn giản với lòng tin quyết! Thật sự là một sự cảm hứng trong bầu không khí như vậy!”
“Một nhà truyền giáo da trắng kết giao với người Trung Hoa đồng nghiệp của họ trong việc xưng ra những sai lầm và tội lỗi và những sơ sót của họ. Đây là thì giờ đem mọi người chung lại với nhau – Người Trung Hoa với người Trung Hoa, truyền giáo đến người Trung Hoa, và tất cả bởi vì họ liên kết lại với nhau trong Chúa Cứu Thế Jê-sus Christ. Và Chúa Jê-sus Christ phán với tất cả chúng ta, ‘Để ai nấy hiệp làm một…như Ta ờ trong họ và Cha ở trong ta, để cho họ toàn vẹn hiệp làm một.’”
Chúng ta có một vài buổi nhóm trong hội thánh trước kia của chúng ta xuất hiện bên ngoài giống như những buổi nhóm của Tiến sĩ Goforth tại Trung Hoa vậy. Tôi nói “bên ngoài” là cố tình. Nhưng hầu hết “những người lãnh đạo” trong hội thánh chúng ta nói dối với Đức Chúa Trời khi họ xưng nhận tội lỗi của họ. Vì vậy, như Tiến sĩ Tozer nói, họ đã phạm hai tội – tội nói dối, và tội lấy danh Chúa làm chơi! Kreighton nói dối với Tiến sĩ Cagan khi ông nói ông không cần “giảng” để được “hoàn thành.” Vì vậy, điều đáng buồn cho người đàn ông nầy trở thành giống như Giu-đa, phản bội Chúa, giống như Phi-e-rơ thành khẩn ăn năn.
Cơn phấn hưng dưới thời Jonathan Goforth gần giống như cơn phấn hưng mà cá nhân tôi chứng kiến dưới thời Tiến sĩ Timothy Lin, tại hội thánh First Chinese Baptist Church trong thập niên 1960, nơi mà không có nhấn mạnh dến “những ân tứ Thánh Linh” – nhưng chỉ chân thành ăn năn và cầu nguyện. Dường như đối với tôi thì nó đáng buồn, “xưng tội và ăn năn” chỉ là cảm xúc nhất thời – không phải chân thành. Nó vẫn làm cho tôi ngạc nhiên rằng một người đàn ông giống như Kreighton và Griffith có vẽ như là họ nghĩ họ có thể đánh lừa Đức Chúa Trời!!! Thật mú quáng!!!
Khi tôi đang viết bài giảng nầy trong phòng tắm của tôi vài đêm trước đây, tôi ngồi trên thành của bồn tắm. Trong phút chốc tôi ngã lộn ngược xuống bồn tắm, đầu tôi va chạm mạnh vào nền bồn tắm. Tôi nằm đó hai chân thẳng lên. Tôi cố gắng để cựa quậy, nhưng không thể được. Trong khi tôi nằm đó, kẹt trong bồn tắm, tôi nghĩ tôi đã bị gảy cổ. Nhưng tôi có thể cử động được những ngón chân của tôi, vì vậy tôi biết rằng tôi không có bị ảnh hưởng đến xương sống của tôi.
Trong khi tôi nằm đó trong tình trạng hết sức khó chịu, Ma quỉ nói với tôi rằng chúng tôi sẽ không bao giờ có được cơn phấn hưng thật sự. Đó là lúc Đức Chúa Trời chỉ cho tôi thấy rằng những cơn phấn hưng vĩ đại trong lịch sử đã đến sau những con người như Wesley, Marie Monsen, và Jonathan Goforth, và những người khác giống như John Sung, đã trãi qua kinh nghiệm của cuộc thử nghiệm lớn lao, giống như Giô-na trong bụng cá, trước khi Đức Chúa Trời có thể tin cậy họ đem đến cơn phục hung. Có thể nào chúng ta có cơn phục hưng thật sự bây giờ không? Có thể chớ. Nhưng chúng ta phải rất trân trọng và chân thành, hoặc Đức Chúa Trời sẽ không giáng cơn phục hưng thật sự xuống rằng một số người trong chúng ta vẫn đang cầu nguyện cho nhiều năm nay!
Giống như Giô-na, Mục sư Richard Wurmbrand đã ở trong bụng cá 14 năm trong ngục tù Cộng Sản. Trong 14 năm đó có ba năm ông bị biệt giam, chẳng thấy ai, ngoài những người tra tấn hành hạ của Cộng Sản. Tại sao Đức Chúa Trời để cho Wurmbrand trải qua những điều đó? Nếu bạn đọc sách của ông ta bạn sẽ thấy rằng Đức Chúa Trời dùng chốn lao tù của ông ta để dạy ông có tình yêu thương và sự chân thành. Tôi chưa gặp một người đàn ông nào chân thành như Richard Wurmbrand. Ông học hỏi trong tình cảnh biệt giam để nói lời chân thành cho toàn thể thế giới sau khi ông đươc thả ra từ chốn lao tù. Những người bé nhỏ thấp kém như Kreighton và Griffith không bao giờ là người thành thật. Họ chỉ dối trá với Đức Chúa Trời. Ngay cả việc họ “xưng tội” cũng không nghĩa lý gì, giá trị gì đối với họ
Dể dàng đủ để nhìn thấy rằng John Wesley, Marie Monsen và Jonathan Goforth là những người đúng đắn, cao trọng, không phải tầm thường. Giô-na cũng vậy!
Tiến sĩ A. W. Tozer nói, “Nếu chúng ta dại dột đủ để làm điều đó, chúng ta có thể để ra một năm hảo huyền cầu xin Đức Chúa Trời đem đến cơn phục hưng, trong khi chúng ta đui mù không nhận thấy những đòi hỏi của Ngài và tiếp tục phá vỡ luật lệ của Ngài. Hoặc chúng ta có thể bắt đầu bây giờ để vâng lời và học tập những phước hạnh của sự vâng lời. Lời của Đức Chúa Trời trước mặt chúng ta. Chúng ta chỉ việc đọc và làm theo những gì đã viết đó và sự phục hưng…sẽ đến một cách tự nhiên như mùa gặt đã đến sau việc gieo và trồng” (“Phục Hưng Là Gì? ‘What About Revival?’ – phần 1”). Sự chân thành là những gì Đức Chúa Trời tìm kiếm!
KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC.
Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào.
Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây).
Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông,
đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.
DÀN BÀI CỦA GIÔ-NA – TIÊN TRI CỦA SỰ PHỤC HƯNG! JONAH – THE PROPHET OF REVIVAL! bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr. “Có lời Đức Giê-hô-va phán cho Giô-na con trai A-mi-tai như vầy: Ngươi khá chổi dậy! Hãy đi đến thành lớn Ni-ni-ve, và kêu la nghịch cùng nó; vì tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt ta” (Giô-na 1:1, 2). (II Các vua 14:25; Ma-thi-ơ 12:39-41; Lu-ca 11:29-30) I. Thứ nhất, sự kêu gọi cho Giô-na, Giô-na 1:1,2,3; Phi-líp 4:13; Ma-thi-ơ 10:34-39. II. Thứ hai, nỗi ưu phiền của Giô-na, Giô-na 1:3-4, 12; 2:1-2; 2:1; 2:10b. |