Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ KÊU GỌI CỦA CHÚNG TA ĐỂ LÀM TRUYỀN GIÁO!

OUR CALL TO BE MISSIONARIES!
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.,
Mục sư Danh dự
by Dr. R. L. Hymers, Jr.,
Pastor Emeritus

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
chiều Chúa Nhật ngày 8 tháng 3 năm 2020
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Afternoon, March 8, 2020


Ê-sai, đối với tôi, dường như là một tiên tri vĩ đại hơn hết. Nhưng làm thế nào mà Ê-sai đã trở thành người của Đức Chúa Trời? Trong đoạn sáu của sách Ê-sai, chúng ta có câu trả lời.

“Về năm vua Ô-xia băng, tôi thấy Chúa ngồi trên ngôi cao sang, vạt áo của Ngài đầy dẫy đền thờ” (Ê-sai 6:1).

Ê-sai nghe các sê-ra-phin cùng nhau kêu lên rằng, “Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Đức Giê-hô-va vạn quân! Khắp đất đầy dẫy sự vinh hiển Ngài” (Ê-sai 6:3).

Chàng thanh niên Ê-sai yêu mến vị vua Ô-xia, một vị vua tốt và ngay thẳng. Nhưng bây giờ vị vua tốt đã chết. Chuyện gì đã xảy ra với Ê-sai ngay bây giờ khi vị vua tốt đã chết? Tôi nghĩ chàng thanh niên nầy cũng cảm nhận như một số bạn ở đây. Bạn cảm thấy chán nản ngã lòng vì hội thánh của chúng ta đã kết thúc. Nhưng Đức Chúa Trời không lìa bỏ Ê-sai.

Khải tượng nầy của Đức Chúa Trời đã nắm chặc linh hồn ông. Ê-sai không bị rơi vào trong sự thất vọng ngã lòng. Thay vào đó, khải tượng của Đức Chúa Trời đã nắm giữ ông trong một đường lối khác. Ông nói,

“Bấy giờ tôi nói: Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân” (Ê-sai 6:5).

+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +

NHỮNG BÀI GIẢNG CHÚNG TÔI HIỆN CÓ
TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA BẠN.
VÀO TRANG MẠNG WWW.SERMONSFORTHEWORLD.COM.
NHẤN VÀO NÚT MÀU XANH LÁ CÂY CÓ CHỮ “APP” TRÊN ĐÓ.
LÀM THEO CHỈ DẪN HIỆN LÊN TRÊN ĐÓ.

+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +

Đây là một sự đột phá thuộc linh cho chàng thanh niên Ê-sai! Đây cũng có thể là một kinh nghiệm của sự đột phá cho bạn. Nhưng bạn phải mong đợi Đức Chúa Trời hơn bất cứ điều gì khác! Tiến sĩ A. W. Tozer nói, “Họ bước ra khỏi hội thánh không phải bởi vì họ không muốn Đức Chúa Trời – nhưng bởi vì họ tìm kiếm một điều gì đó mà họ mong muốn hơn là Đức Chúa Trời…khi bản ngã củ của họ dậy lên thì họ xoay lưng cùng Đức Chúa Trời và bước ra khỏi hội thánh của họ. Họ bước vào mối quan hệ cùng những người nữ trẻ hoặc nam không có Chúa. Họ đi vào những quan hệ bạn bè cùng thế gian. Họ đảm nhận những công việc không có cơ hội để làm vui lòng và vinh hiển Chúa. Họ trở về thế gian. Họ đã quyết tâm để có những gì họ muốn nhất…tôi cự tuyệt điều lừa dối và nguyền rủa họ bằng cách dạy rằng bạn có thể vừa là Cơ-đốc nhân và vừa yêu thế gian hiện nay, bởi vì bạn không có thể. Đúng, bạn có thể là đạo đức giả và yêu thế gian. Bạn có thể là một mục sư lừa đảo và yêu thế gian. Bạn có thể là người truyền giảng phúc âm hiện đại, rẻ mạc và yêu thế gian. Nhưng bạn không thể là một Cơ-đốc nhân Kinh Thánh và yêu thế gian được. Nó sẽ là điều đau lòng cho tôi nếu tôi đứng một mình trên nguyên tắc nầy, nhưng tôi sẽ không nói dối với bạn về điều đó” (Bục Giảng Tozer ‘The Tozer Pulpit’).

Lần nữa, Tiến sĩ Tozer nói, “Trong quan điểm của tôi, chỉ một nhu cầu lớn nhất ngày nay là những ngưòi rao giảng phúc âm với tấm lòng thư thái, hời hợt bị đập xuống bởi khải tượng của Chúa trên cao và được nâng lên với xe lửa ông lấp kín đền thờ.” Không có khải tượng Chúa như vậy “chúng ta chỉ còn thiết bị của riêng mình, và bị ép để đem vào những hoạt động rẻ tiền và loè loẹt để giữ sự chú ý hội thánh…Chúng ta quá sợ là hẹp hòi rằng chúng ta đã mở cửa của chúng ta cho tính chất trần tục. Điều nầy chỉ dưa đến bi kịch thuộc linh…Thuyết Phúc Âm thục lùi trong thái độ của nó với Chúa, thái độ đối với thế gian, và thái độ đối với tội lỗi” (Nghiêng Vào Trong Gió ‘Leaning Into the Wind’).

Để ý câu 5,

“Bấy giờ tôi nói: Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân!” (Ê-sai 6:5).

Chỉ trong lúc đó Ê-sai trẻ tuổi đã được tẩy sạch bởi lửa của Đức Chúa Trời “lỗi ngươi được bỏ rồi, tội ngươi được tha rồi” (Ê-sai 6:7).

Bây giờ hãy xem câu 8. “Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi” (Ê-sai 6:8).

Khi sự chia rẽ trong hội thánh xãy ra tôi cảm thấy chắc là tôi sẽ mất đi lòng sốt sắng truyền bá Phúc Âm. Cho nên tôi đã quyết định dành thời gian mỗi đêm cùng với ba người đã bỏ hết tất cả vì Đấng Christ – Mục sư Richard Wurmbrand, John Wesley, và nhà truyền giáo tiên phong cuối cùng đến Trung Quốc, là Jonathan Goforth. Đó là quyết định khôn ngoan. Tôi làm một phòng vệ sinh nhỏ, kế phòng ngủ của chúng tôi, là nơi cầu nguyện và thông công của tôi cùng những người của Đức Chúa Trời vĩ đại nầy. Từ Wurmbrand tôi học được tính kiên định. Từ Wesley tôi học cứ tiếp tục bước qua từng thử thách một. Nhưng từ Goforth và vợ ông là Bà Rosalind, tôi học được rằng chúng ta phải tiếp tục bước về phía trước trong sự quỳ gối cầu nguyện. Hudson Taylor đã viết lá thư khích lệ cho Goforth và vợ của ông. Hudson Taylor nói, “Chúng ta là truyền giáo đã cố gắng cho hai năm để đi vào tỉnh Hồ Nam [Trung Quốc], và gần đây mới thành công. Hởi anh em, nếu bạn muốn đi vào tỉnh nầy, bạn phải đi tới bằng sự quỳ gối mà cầu nguyện.” Những lời từ Hudson Taylor trở thành khẩu hiệu cho Truyền Giáo Bắc Hồ Nam của Goforth (Goforth’s North Honan Mission).

Rồi con của họ qua đời. Goforth viết, “Gertrude đã chết. Đây là sự mất mát khủng khiếp cho chúng tôi. Dưới hai tuần trước cô bé vẫn khỏe mạnh, nhưng vào ngày 24 tháng Bảy nó qua đời, chỉ sáu ngày sau khi con bé bị bệnh lỵ. Tôi phải mang thi thể của nó năm chục dặm trong chiếc xe ngựa…Tại đó trong chạng vạng tối chúng tôi chôn con gái yêu dấu của chúng tôi yên nghỉ. Hai đứa bé gái người Trung Hoa đến mỗi buổi sáng để đặt hoa tươi trên mộ của con gái yêu dấu của chúng tôi.”

Sau cái chết của Gertrude, một cậu bé xinh xắn nhỏ xíu đã sanh ra cho Bà Goforth. Họ đặc tên “Đonald nhỏ xíu (Wee Donald).” Cậu ta té và đập đầu. Dần dần cậu ta mất đi khả năng dùng tay và chân. Trong buổi mùa hè nóng bức, vào ngày 25 tháng Bảy, khi chỉ mới được mười chín tháng tuổi, Donald Nhỏ Xíu đã qua đời. Và lần thứ hai Goforth phải chở thi thể con trai mình trên xe ngựa năm chục dặm. Donald Nhỏ Xíu đã được chôn trong mộ kế thi thể của chị mình, là Gertrude. Ngay khi Goforth trở về, ông và vợ của ông chuẩn bị để rời khỏi nơi đó và đi đến nhà mới ở tại Bắc Hồ Nam. Con trai năm tháng tuổi là Phao-lô (Paul) đi cùng với họ.

Rồi Jonathan Goforth bị bệnh sốt thương hàn. Sự sống của ông treo lơ lững giữa sống và chết. Vào ngày 3 tháng Giêng, bé gái Florence sanh ra. Mùa hè đó thật nóng đến đổi Paul xém chết vì say nắng, nhưng vẫn giử mạng được khi sự nóng dần dịu xuống.

Nhiều sự khó khăn và thử thách theo sau. Con đầu lòng của họ qua đời vào mùa Xuân. Những đứa con sau đó của họ cũng lần lượt qua đời vì bệnh sốt rét và viêm màng não. Sau đó Goforth và vợ ông phải chạy trốn khỏi cuộc Nổi Loạn Võ sĩ (Boxer Rebellion). Họ thoát khỏi sự bị giết là một phép lạ.

Bà Rosalind Goforth trở nên điếc. Ông trở thành cập tai của bà. Khi mà ông Goforth bị mù hoàn toàn thì bà trở thành cập mắt cho ông. Ông qua đời trong giấc ngủ khi bà đang ở trong phòng vệ sinh. Tại lễ tang của ông, con trai ông là Paul, nói về ông rằng, “Đối với tôi, ba tôi là một người đàn ông vĩ đại.” Con gái ông ta là Ru-tơ (Ruth) là giáo sĩ tại Việt-nam. Ruth viết cho mẹ cũa cô, “Con chỉ có thể nghĩ về một phần nào vinh hiển tiếp tục của Ba…Chúa đã thăng chức cho Ba đến chổ phục vụ cao hơn.”

Sách, Trung Quốc của Goforth ‘Goforth of China’, đã được viết bởi vợ của ông là Bà Rosalind sau cái chết của ông. Rosalind Goforth thật là một nhà truyền giáo tuyệt vời!

Bà gặp ông ta sau khi nhìn quyển Kinh Thánh của ông, “Tôi thấy Kinh Thánh của ông mòn gần như từng mãnh, và đánh dấu từ bìa nầy đến bìa kia.” Rosalind nói, “Đó là người đàn ông mà tôi muốn cưới.” Mùa Thu năm đó ông nói với bà, “Cô có bằng lòng đời sống mình cùng tôi cho Trung Quốc không?” Câu trả lời của bà là “vâng.” Vài ngày sau ông nói với bà, “Cô có bằng lòng trao lời hứa của mình rằng cô luôn luôn cho phép tôi đặt Chúa tôi và công việc của Ngài ưu tiên, ngay cả trước cô không?” Bà trả lời ông, “Vâng, tôi bằng lòng, luôn luôn.” Cô đâu ngờ rằng lời hứa đó cũng phải sẽ trả giá như thế nào!

“Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi.” (Ê-sai 6:8).

Hội thánh chúng ta đã mất đi những người không sẳn sàng làm người truyền giáo. Lời cầu nguyện của tôi là mỗi một người tại đây trưa nay sẽ trở nên người truyền giáo. Chúng ta sẽ có lúc gom góp đủ tiền để tiếp tục giữ nhiệm vụ Internet. Bạn và tôi có thể là người truyền giáo cho toàn thế giới bằng cách (1) Chiến thắng linh hồn; (2) Cầu nguyện cho mục vụ toàn cầu của chúng ta; (3) Dâng đủ tiền hàng tháng để giúp cho mục vụ Internet của chúng ta gởi ra những bài giảng, kể cả bài giảng nầy, để giúp cho truyền giáo trong Thế Giới Thứ Ba giảng dạy Phúc Âm. Một mục sư truyền giáo nói về những cơ hội của chúng ta ngày nay như vầy, “Chúng ta phải là những Cơ-đốc Nhân toàn cầu với một nhiệm vụ toàn cầu bởi vì Chúa chúng ta là Đức Chúa Trời toàn cầu.” Bạn bằng lòng trả lời cùng Rosalind Goforth, “Vâng, tôi bằng lòng, luôn luôn”?

Xin hãy làm trọn khải tượng con, Chúa Cứu Thế ơi, con nguyện cầu, Để con chỉ thấy mình Chúa Jê-sus hôm nay
   Dù đi qua thung lũng Ngài dẫn dắt con, Vinh quang không phai tàn của Ngài bao phủ con.
Xin làm trọn khải tượng con, Đấng Cứu Thế thiêng thượng ơi, Tâm linh con sẽ rực sáng trong vinh quang của Ngài.
   Xin làm trọn khải tượng con, để mọi người đều thấy Hình ảnh Thánh của Ngài chiếu trong con.

Xin hãy làm trọn khải tượng con, mội ước muốn giữ cho vinh quang Ngài; hồn con cảm hứng,
   Với sự hoàn hảo Ngài, tình yêu thánh thượng Ngài, chiếu rọi đường con với ánh sáng từ trên.
Xin hãy làm trọn khải tượng con, Chúa Cứu Thế ơi, Tâm linh con sẽ rực sáng trong vinh quang của Ngài.
Xin hãy làm trọn khải tượng con, để mọi người đều thấy Hình ảnh Thánh của sẽ phản chiếu trong con.

Xin hãy làm trọn khải tượng con, để không một tội lỗi nào che sự sáng từ bên trong.
   Để con chỉ thấy khuôn mặt phước hạnh của Ngài, Nuôi nấng hồn con bằng ân điển vô lượng của Ngài.
Xin hãy làm trọn khải tượng con, Đấng Cứu Thế thiêng thượng ơi, Đến khi tâm linh con rực sáng trong vinh quang của Ngài.
   Xin hãy làm trọn khải tượng con, để mọi người đều thấy hình ảnh Thánh của Ngài phản chiếu trong con.
(“Làm Trọn Khải Tượng Con ‘Fill All My Vision’” bởi Avis Burgeson Christiansen, 1895-1985; được phỏng dịch qua lời Việt).


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.