Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




THẾ NÀO PHI-E-RƠ TRỞ THÀNH MỘT MÔN ĐỒ

HOW PETER BECAME A DISCIPLE (Vietnamese)

Nguyên văn bởi Tiến sĩ Christopher L. Cagan;
được giảng bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
tối Chúa Nhật ngày 1 tháng 9 năm 2019
Text by Dr. Christopher L. Cagan;
preached by Dr. R. L. Hymers, Jr.
at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, September 1, 2019

“Trong hai người đã nghe điều Giăng nói và đi theo Đức Chúa Jêsus đó, một là Anh-rê, em của Si-môn Phi-e-rơ. Trước hết người gặp anh mình là Si-môn, thì nói rằng: Chúng ta đã gặp Đấng Mê-si (nghĩa là Đấng Christ). Người bèn dẫn Si-môn đến cùng Đức Chúa Jêsus. Ngài vừa ngó thấy Si-môn, liền phán rằng: Ngươi là Si-môn, con của Giô-na; ngươi sẽ được gọi là Sê-pha (nghĩa là Phi-e-rơ)” (Giăng 1:40-42; trang 1116 bản Scofield).


Đây là lần đầu tiên Phi-e-rơ gặp Chúa Jê-sus. Tên thật của ông là Si-môn. Chúa Jê-sus đặt tên cho ông là “Phi-e-rơ,” có nghĩa là “đá.” Anh-rê là em của ông. Phi-e-rơ là một người đánh cá. Anh-rê và Phi-e-rơ sống trong một ngôi làng gần Biển Ga-li-lê, là nơi mà họ làm nghề đánh cá. Cuộc sống khá vất vả, vì nghề đánh cá đòi hỏi nhiều nhu cầu về thể chất, và siêng năng. Phi-e-rơ đã lập gia đình bởi vì có lần Chúa Jê-sus đã chửa lành bệnh cho bà mẹ vợ của ông. Phi-e-rơ khoảng độ 30 tuổi khi ông gặp Chúa Jê-sus. Ông là người lớn tuổi nhất trong các Môn-đồ.

Người đánh cá trên biển Ga-li-lê là những người dẻo dai, mạnh mẽ. Nghề đánh cá đòi hỏi nhiều nhu cầu về thể chất. Họ phải đương đầu với sự sợ hãi, bởi vì những cơn bảo dữ tợn thường xảy ra bất thình lình trên Biển Ga-li-lê. Những cơn bảo đó có thể lật ngược những chiếc thuyền nhỏ của họ và nhấn chìm họ.

Phi-e-rơ không phải là người Pha-ri-si. Bởi chưng ông là một người Do Thái nên thỉnh thoảng ông đi đến giáo đường Do Thái. Ông không phải là một người chính thống nghiêm ngặt, giống như những người Pha-ri-si. Nhưng không giống như những ngư phủ khác, Phi-e-rơ biết tự trong tấm lòng ông là một người tội lỗi. Sau đó ông nói với Chúa Jê-sus, “Lạy Chúa, xin ra khỏi tôi; vì tôi là người có tội” (Lu-ca 5:8; tr. 1078).

Vì thế, Phi-e-rơ không phải bắt đầu như là một người sùng đạo, hoặc giống như một Cơ-đốc Nhân tốt. Ông là một người thô lổ. Ông phải là một người thô lổ để trở thành một ngư phủ. Ông không giống như một người được huấn luyện đầy đủ “người trong hội thánh.” Ông ăn nói lổ mảng và có tánh nóng nảy. Ông là một tội nhân với nhiều điều lầm lỗi.

+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +

NHỮNG BÀI GIẢNG CHÚNG TÔI HIỆN CÓ
TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA BẠN.
VÀO TRANG MẠNG WWW.SERMONSFORTHEWORLD.COM.
NHẤN VÀO NÚT MÀU XANH LÁ CÂY CÓ CHỮ “APP” TRÊN ĐÓ.
LÀM THEO CHỈ DẪN HIỆN LÊN TRÊN ĐÓ.

+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +

Bây giờ suy nghĩ về người mà bạn đang cố gắng chinh phục cho Chúa Jê-sus Christ. Giống như Phi-e-rơ, ông không phải là một công cụ hoàn hảo và được huấn luyện “người nhà thờ.” Ông không hiểu tại sao ông phải đến nhóm lại trong những buổi nhóm tại nhà thờ. Ông nghĩ phải dành tất cả thời gian nầy cho việc chơi những trò chơi điện tử, hoặc lui tới thường xuyên với những người bạn hư mất là không sao cả. Những người khác mà ông biết thì đều giống như ông. Ông có những tội lỗi của ông. Ông có những ý tưởng sai lầm của ông. Ông có những vấn đề của ông. Bạn sẽ không chinh phục được ông đến với Đấng Christ bởi sự tranh luận với ông ta. Thay vì, nói với ông ta về Chúa Jê-sus. Nói với ông ta về những gì mà Chúa Jê-sus đã làm cho bạn. Kết bạn với ông ta. Nó đòi hỏi tâm tư để dẩn ông ta đến nhà thờ với bạn. Phi-e-rơ không phải là người đã được huấn luyện, và cũng không phải là một người hư mất trong thế gian.

Em của ông là Anh-rê nói với Phi-e-rơ về Chúa Jê-sus. “Trước hết người gặp anh mình là Si-môn [Phi-e-rơ], thì nói rằng: Chúng ta đã gặp Đấng Mê-si, nghĩa là Đấng Christ” (Giăng 1:41; tr. 1116). Phi-e-rơ không trở thành một Môn Đồ lần đầu ông nghe về Chúa Jê-sus.

Đây là một điều rất quan trọng. Trong một bài tiểu luận về “chủ thuyết quyết định,” Tiến sĩ A. W. Tozer làm sáng tỏ việc thúc ép người ta đọc bài “cầu nguyện của tội nhân” thường không sản sinh ra những Cơ-đốc Nhân chân chính, những Môn Đồ thật sự. Phi-e-rơ không làm một “quyết định” lần đầu ông nghe nói về Chúa Jê-sus. Vâng, Phi-e-rơ thích thú. Ông ấy muốn nghe thêm nữa. Nhưng không lâu sau đó, sau khi Giăng Báp Tít bị tù, Phi-e-rơ đã quyết định theo Chúa Jê-sus như là một Môn Đồ.

“Sau khi Giăng bị tù, Đức Chúa Jêsus đến xứ Ga-li-lê, giảng Tin Lành của Đức Chúa Trời, mà rằng: Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành. Ngài đi dọc theo mé biển Ga-li-lê, thấy Si-môn với Anh-rê, em người, đang thả lưới dưới biển; vì hai người vốn làm nghề chài. Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Hãy theo ta, và ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới người. Tức thì hai người bỏ chài lưới mà theo Ngài” (Mác 1:14-18; tr. 1046).

Mỗi một người mà bạn đang cố gắng để dẩn đến với Chúa Jê-sus Christ – sẽ có một lúc nào đó quyết định để trở thành môn đồ của Chúa Jê-sus Christ hay không. Đây là sự đấu tranh. Đây là trận chiến. Nó chưa phải là xong khi anh ta đi đến nhà thờ với bạn một vài tuần hay một vài tháng. Nó là một trận chiến cứ tiếp diển có thể kéo dài đến nhiều tháng hay ngay cả đến nhiều năm.

Không biết điều nầy là điều mà làm cho Kreighton Chan quá không có hiệu quả trong sự truyền bá Phúc âm. Ông ta, như đa số người quyết định, nghĩ rằng họ đã “ở trong” khi họ hiểu “những thực tế” sống của Phúc Âm. Những người quyết định như Chan và Waldrip cho người mới “đi” quá sớm. Họ không nhận thức rõ rằng chinh phục linh hồn thật sự là một trận chiến tiếp diển. Đó là lý do tại sao chinh phục linh hồn thật sự đòi hỏi sự khôn ngoan: “Người khôn ngoan có tài được linh hồn người ta” (Châm Ngôn 11:30). Câu đó cũng có thể được dịch như, “Người mà khôn ngoan chinh phục linh hồn.” Tiến sĩ A. W. Tozer nói cách khôn ngoan,

“Bằng cách cố gắng để thúc đẩy tất cả sự cứu rỗi vào một kinh nghiệm của hai, người biện hộ của Cơ-đốc Giáo lập tức khoe khoang luật lệ về sự phát triển mà đang vận hành khắp các thiên nhiên. Họ lờ đi sự ảnh hưởng cách thánh hoá của sự đau khổ, mang thập giá và sự vân lời thực dụng. Họ lướt qua sự nhu cầu cho huấn luyện tâm linh, sự cần thiết về tạo thối quen tôn giáo đúng và nhu cầu để vật lộn nghịch cùng thế gian, ma quỉ và thể xác” (Sự Thiếu Thốn về ‘Cơ-dốc Giáo Lâp Tức’ ‘The Inadequacy of ‘Instant Christianity’).

Phi-e-rơ trãi qua sự thử thách giữa sự “chia rẽ lớn trong hội thánh.” Những người khác thì rời bỏ. Phi-e-rơ quyết định ở lại. Ông quyết định không đi ra với những người khác.

“Từ lúc ấy, có nhiều môn đồ Ngài trở lui, không đi với Ngài nữa. Đức Chúa Jêsus phán cùng mười hai sứ đồ rằng: Còn các ngươi, cũng muốn lui chăng? Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời; chúng tôi đã tin và nhận biết rằng Chúa là Đấng thánh của Đức Chúa Trời” (Giăng 6:66-69; tr. 1124).

Chúa Jê-sus nói với mười hai Môn Đồ, “Còn các ngươi cũng muốn lui chăng?” Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời” (Giăng 6:67, 68). Hai điều quan trọng trong phân đoạn nầy.

1. Những người rời khỏi thì không bao giờ nghe tới nữa! Tôi thấy như vầy, trong 61 năm chức vụ của tôi, những người rời khỏi trong một hội thánh bị chia rẽ thì không bao giờ trở thành những môn đồ mạnh mẽ được. Tôi chưa từng thấy một ai!

2. Nếu Phi-e-rơ ra đi với “sự chia rẽ” ông ấy sẽ không bao giờ được biến đổi.

“Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng vốn chẳng phải thuộc về chúng ta; vì nếu chúng nó thuộc về chúng ta, thì đã ở cùng chúng ta; song điều đó đã xảy đến, hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy” (1 Giăng 2:19; tr. 1322).

“Các sứ đồ đó nói với anh em rằng, trong các thời kỳ sau rốt, sẽ có mấy người hay nhạo báng làm theo lòng ham muốn không tin kính của mình. Ấy chính chúng nó là kẻ gây nên phe đảng, thuộc về tánh xác thịt, không có Đức Thánh Linh” (Giu-đe 18, 19; tr. 1329).

Những người ra đi cho thấy rõ rằng họ chưa thấy thực tại của môn đồ hoá Cơ-đốc. Là một môn đồ, người biến đổi thật, còn hơn là thuộc lòng vài câu Kinh Thánh, hoặc tin vào vài học thuyết. Môn độ hoá bao gồm sự quyết định để ở lại; và không có cớ gì để đi, bởi vì không có gì đáng giá “ngoài kia.” Phi-e-rơ đã thấy điều nầy – nhưng ông ta lúc đó chưa được biến đổi!

Tôi nghĩ bạn có thể thấy là chiến thắng một linh hồn là dự án rất lớn! Nó không chỉ là lấy được tên hay đem ai đó nói lời cầu nguyện. Nó là một sự đấu tranh cho một linh hồn của một người sống!

Sự biến đổi và môn độ hoá còn hơn là sự soi sáng về Chúa Jê-sus là ai!

“Ngài phán rằng: Còn các ngươi thì xưng ta là ai? Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Chúa là Đấng Christ, con Đức Chúa Trời hằng sống. Bấy giờ, Đức Chúa Jêsus phán cùng người rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi có phước đó; vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều nầy đâu, bèn là Cha ta ở trên trời vậy” (Ma-thi-ơ 16:15-17; trang 1021).

Đức Chúa Trời là Cha chỉ (soi sáng) Chúa Jê-sus là ai cho Phi-e-rơ. Đức Chúa Trời đã chỉ cho Phi-e-rơ Chúa Jê-sus thật sự là ai. Nhưng Phi-e-rơ lúc đó chưa được biến đổi!!! Nhiều người cho rằng ông ấy đã được biến đổi rồi. Nhưng họ đã sai!

Ngay sau khi Giăng đã chỉ cho Phi-e-rơ biết Chúa Jê-sus thật sự là ai – thì lúc đó Phi-e-rơ bắt đầu từ chối Phúc Âm!!!

“Từ đó, Đức Chúa Jêsus mới tỏ cho môn đồ biết rằng mình phải đi đến thành Giê-ru-sa-lem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn khổ bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại. Phi-e-rơ bèn đem Ngài riêng ra, mà can rằng: Hỡi Chúa, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Sự đó sẽ không xảy đến cho Chúa đâu! Nhưng Ngài xây mặt lại mà phán cùng Phi-e-rơ rằng: Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta! Ngươi làm gương xấu cho ta; vì ngươi chẳng nghĩ đến việc Đức Chúa Trời, song nghĩ đến việc người ta” (Ma-thi-ơ 16:21-23; trang 1022).

Phi-e-rơ từ chối Phúc Âm. Ông ngay cả quở trách Chúa Jê-sus vì đã nói Ngài sẽ lên Thập Tự Giá và từ kẻ chết sống lại. Ông từ chối Phúc Âm! Vì thế, một người có thể là người theo Chúa Jê-sus nhiều năm vẫn tiếp tục giết và đánh. Chắc chắn!

Phi-e-rơ khoe ông là người Cơ-đốc Nhân mạnh mẽ như thế nào. Đêm trước khi Đấng Christ bị thương khó, Phi-e-rơ nói với Ngài, “Dầu tôi phải chết với thầy đi nữa, tôi chẳng chối thầy đâu” (Ma-thi-ơ 26:35). Nhưng chỉ vài tiếng sau đó Phi-e-rơ đã chối Chúa Jê-sus ba lần!

Phi-e-rơ chưa được thắng! Theo xác thịt ông đã chạy bỏ Chúa Jê-sus khi Ngài bị bắt trong Ghết-sê-ma-nê. Ông lớn tiếng chối Đấng Christ ba lần. Phi-e-rơ đã là Môn đồ cùng những người khác – nhưng sự đấu tranh của ông chưa qua. Ông chưa được thắng. Ông thật sự chưa “ở trong!”

Cho đến khi Chúa Jê-sus từ kẻ chết sống lại thì bấy giờ ông mới được biến đổi. Điều đó đã được chép trong Giăng 20:22,

“Khi Ngài [Chúa Jê-sus] phán điều đó rồi, thì hà hơi trên môn đồ mà rằng: Hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh” (Giăng 20:19-22).

Nhà bình luận John Elliott cho chúng ta biết rằng Sứ-đồ Giăng “đã nhớ sự ảnh hưởng của thời khắc đó trên đời sống tương lai của họ là sự thọ tạo thuộc linh làm sao, bằng cách họ được gọi ra khỏi sự chết đi vào sự sống” (Lời Dẫn Giải của Elliott trên Cả Kinh Thánh ‘Elliott’s Commentary on the Whole Bible’). Và dĩ nhiên, Tiến sĩ J. Vernon McGee nói rằng đây là lúc mà Phi-e-rơ được phục hưng, tái sinh, trong đêm Chúa Jê-sus từ kẻ chết sống lại! (Xem Xuyên Qua Kinh Thánh ‘Thru the Bible’ trong Giăng 20:22).

Đó là lúc Phi-e-rơ hoàn toàn tin cậy Chúa Jê-sus. Ông sớm trở nên Sứ-đồ dũng cảm là người giảng tại Ngủ Tuần khi ba ngàn người được cứu. Sau đó ông chết cho Đấng Christ thay vì chối bỏ Ngài. Nhưng trước những việc đó, Phi-e-rơ trải qua sự khởi đầu nhầm lẫn và thất bại và đấu tranh và sự nhìn thấu bên trong.

Bạn có thấy là chiến thắng linh hồn là một việc nghiêm túc và là sự đấu tranh lớn không? Nó không thể làm được bởi một cú điện thoại hoặc sự cầu nguyên không. Nó là sự đấu tranh cả đời cho một linh hồn cả đời của một ông hay bà. Nó sẽ đòi hỏi sự cầu nguyện của bạn. Nó đòi hỏi sự khôn ngoan. Nó sẽ đòi hỏi sự nổ lực. Nó sẽ đòi hỏi thời gian. Nếu bạn chiến thắng được một linh hồn trong cả đời của bạn, bạn được phước. Bạn đã làm được rất nhiều. Bạn làm tốt công việc. Tôi cầu nguyện cho bạn có đủ sức để làm điều đó.

Điều nầy dường như là một đoạn đường quá dài để theo phải không? Nó dường như quá khó và dai dẳng phải không? Chúa Jê-sus phán, “Song cửa hep và đường chật dẩn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít” (Ma-thi-ơ 7:14).

Nhưng chúng ta hãy để cho Phi-e-rơ kết thúc với thông điệp nầy. Đây là những lời cuối cùng của Phi-e-rơ đã viết trước khi ông bị đóng đinh trên cây thập tự,

“Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ. Nguyền xin vinh hiển về nơi Ngài, từ rày đến đời đời!” (2 Phi-e-rơ 3:18).


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.