Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




KINH THÁNH VÀ NHỮNG KẺ PHẢN BỘI
TRONG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

THE BIBLE AND TRAITORS TO A LOCAL CHURCH
(Vietnamese)

Bài giảng được viết bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
Và được giảng bởi Mục sư John Samuel Cagan
tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
sáng Chúa Nhật ngày 4 tháng 11 năm 2018
A sermon written by Dr. R. L. Hymers, Jr.
and preached by Rev. John Samuel Cagan
at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, November 4, 2018

“Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng vốn chẳng phải thuộc về chúng ta; vì nếu chúng nó thuộc về chúng ta, thì đã ở cùng chúng ta; song điều đó đã xảy đến, hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy” (1 Giăng 2:19).


Albert Camus và Jean-Paul Sartre là hai nhà triết học về thuyết sinh tồn được quần chúng mến mộ. Triết lý của họ làm cơ sở cho hầu hết sự suy nghĩ của con người ngày nay, mặc dù họ có không biết điều đó. Tiến sĩ R. C. Sproul nói, “Chúng ta chạm trán với sự ảnh hưởng của thuyết sinh tồn gần như mỗi ngày trong cuộc sống chúng ta và gần như mỗi phạm vi trong văn hóa của chúng ta…chúng ta đang sống dưới ảnh hưởng của nó mỗi ngày” (Tiến sĩ R. C. Sproul, Cái Nhìn Cuộc Đời ‘Lifeviews’, Fleming H. Revell, 1986, trang 49).

Chủ đề cơ bản về thuyết sinh tồn của Camus và Sartre nhấn mạnh đến “nguyên tắc cô độc cơ bản của con người trong một thế giới vô thần” (Tiến sĩ John Blanchard, Đức Chúa Trời Có Tin Vào Những Người Vô Thần Không? ‘Does God Believe in Atheists?’, Evangelical Press, 2000, trang 138).

Có phải R. C. Sproul đúng khi ông nói chúng ta sống “dưới sự ảnh hưởng” của triết lý nầy “mỗi ngày” không? Vâng, tôi nghĩ là như vậy. Đó là tại sao chủ đề của sự cô độc có sự lôi cuốn sâu đậm, đặc biệt đến giới trẻ. Ngoài việc thấy rỏ triết học đã đến từ đâu, hoặc ai đã nói nó, bạn vẩn cảm nhận nó – “nguyên tắc cô độc cơ bản của con người trong một thế giới vô thần.” Mệnh đề đó có quầng sự thật của nó. Mọi người trẻ đều cảm nhận được – “nguyên tắc cô độc cơ bản của con người trong một thế giới vô thần.”

Và bạn có thể cảm thấy cô độc trong một căn phòng đông đúc. Bạn có thể đang ở nơi tiếng gầm, hoặc trong một siêu thị đông đúc, và vẫn cảm thấy cô đơn. Một thiếu niên dã nói với mục sư của chúng ta, Tiến sĩ Hymers, “Tôi cảm thấy cô đơn quá, tôi không biết phải làm gì.” Sau đó vài tuần cậu ta tự tử. Và hầu hết giới trẻ thật sự họ bị giày vò bởi sự cảm thấy cô đơn ngày nay. Nó là sự sản sinh ra từ thuyết sinh tồn mà đã lan khắp “mỗi phạm vi của nền văn hóa chúng ta.”

Sự cô độc là một nan đề, nhưng thuốc giải trừ là gì? Trị bằng cách nào? Cách trị liệu là biết đến chính Chúa Jê-sus Christ – và trở thành một phần tử trong gia đình Đức Chúa Trời trong hội thánh địa phương. Chúng tôi đưa ra câu giải đáp đến sự ghê rợn của thuyết sinh tồn khi chúng ta nói, “Tại sao phải cô độc? Hãy về nhà – đến nhà thờ! Tại sao lạc mất? Về nhà – đến với Chúa Jê-sus Christ, Con Đức Chúa Trời!” Chúng tôi trả lời cho Camus, và Sartre, và thuyết sinh tồn nói chung khi chúng tôi nói điều đó! Chúng tôi giải đáp cho sự đau đớn, cô độc, sự cô lập vô nghĩa của thế giới hiện đại khi chúng tôi nói điều đó! La hét lên! Thì thầm nó! Nói vang dội ra! Tại sao cô đơn? Về nhà – đến nhà thờ! Tại sao lạc mất? Về nhà – đến với Chúa Jê-sus Christ, Con Đức Chúa Trời!

Nhưng có một số người muốn có điều nầy nhưng không muốn có cái khác. Họ muốn có tình bạn hữu trong hội thánh địa phương nhưng lại không muốn biến đổi đến với Chúa Jê-sus Christ. Nhưng đến cuối cùng, nó không hữu hiệu. Hai điều phải đi với nhau. Đó cũng là cách với đạo Cơ Đốc Giáo – tình bạn trong hội thánh và sự biến đổi đến với Đấng Christ phải song song với nhau. Bạn không thể chọn điều nầy mà bỏ điều kia!

Đây là những gì đã xảy ra nếu như bạn cố gắng để có tình bạn mà không biến đổi. Cuối cùng tình bạn sẽ bị gảy đổ. Không sớm thì muộn nó chỉ là vô hiệu quả. Đó là những gì mà đoạn kinh văn nói đến.

“Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng vốn chẳng phải thuộc về chúng ta; vì nếu chúng nó thuộc về chúng ta, thì đã ở cùng chúng ta; song điều đó đã xảy đến, hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy” (1 Giăng 2:19).

Tiến sĩ W. A. Crisswell nói, “Trong hội thánh một số người đã rời khỏi… sự rời khỏi của họ quả thực đã chứng minh đức tin cứu rỗi, và vì vậy, tình bạn thật sự đã vắng” (Bài Học Kinh Thánh của Criswell ‘The Criswell Study Bible’, dựa trên 1 Giăng 2:19). Đây là bản dịch hiện đại của 1 Giăng 2:19,

“Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng vốn chẳng phải thuộc về chúng ta; vì nếu chúng nó thuộc về chúng ta, thì đã ở cùng chúng ta; song điều đó đã xảy đến, hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy.” (1 Giăng 2:19).

Chúng ta hãy suy nghĩ về đoạn văn nầy sâu sắc hơn nữa.

+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +

NHỮNG BÀI GIẢNG CHÚNG TÔI HIỆN CÓ
TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA BẠN.
VÀO TRANG MẠNG WWW.SERMONSFORTHEWORLD.COM.
NHẤN VÀO NÚT MÀU XANH LÁ CÂY CÓ CHỮ “APP” TRÊN ĐÓ.
LÀM THEO CHỈ DẪN HIỆN LÊN TRÊN ĐÓ.

+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +

I. Thứ nhất, những gì họ làm.

Tiến sĩ Criswell nói, “Một số người trong hội thánh đã rời khỏi.” Họ chắc chắn khi bước vào trong nhà thờ vì họ vui vẽ có được tình bạn. Hội thánh đầu tiên là chổ có tình bạn sâu đậm trong sự lảnh đạm và nhẩn tâm của thế giới La-mã. Người yêu mến sự ấm cúng và tình thân hữu được tìm thấy trong Hội thánh,

“Ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:47).

Nhưng họ sớm nhận thấy rằng đời sống Cơ Đốc Nhân không lúc nào cũng dễ dàng. Một số người họ rời bỏ khi họ nhận thấy điều đó. Sứ đồ Phao-lô nói,

“Vì Đê-ma đã lìa bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy, và đã đi qua thành Tê-sa-lô-ni-ca. Cơ-rết-xen đi trong xứ Ga-la-ti, còn Tít thì đi xứ Đa-ma-ti rồi. Chỉ có một mình Lu-ca ở với ta” (2 Ti-mô-thê 4:10-11).

Đê-ma, Cơ-rết-xen và Tít rời bỏ khi vấn đề xảy đến.

Điều đó có xảy ra ngày hôm nay không? Vâng, nó đã xảy ra. Người ta đến với hội thánh một lúc nào đó. Họ vui vẽ khi có tình bạn trong hội thánh. Dường như tất cả là sự vui mừng. Nhưng rồi một điều gì đó xảy đến. Tôi nghe về một người đi đến Las Vegas vào một buổi sáng Chúa Nhật. Người đó rất thích đi đến nhà thờ, nhưng Las Vegas có vẽ vui hơn! Một số khác thì thấy những buổi tiệc vẩy tay chào đón họ giữa Giáng Sinh và Năm Mới. Họ bị cám dổ bởi những buổi tiệc của thế gian và những ngày lễ hội – và vì thế họ rời khỏi hội thánh. “Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng vốn chẳng phải thuộc về chúng ta” (1 Giăng 2:19).

II. Thứ hai, tại sao họ làm điều đó.

Đoạn kinh văn của chúng ta nói, “Họ vốn chẳng phải thuộc về chúng ta; vì nếu chúng nó thuộc về chúng ta, thì đã ở cùng chúng ta” (1 Giăng 2:9). Chú giải trên

1 Giăng 2:19, Tiến sĩ J. Vernon McGee nói,

Cách mà bạn có thể nhận ra một con cái Chúa thật là cuối cùng một người sẽ cho thấy sắc thái thật sự của người đó và rời bỏ việc hội họp của Đức Chúa Trời nếu người ấy không phải là con cái Chúa. Người ấy sẽ rút ra khỏi cộng đồng Cơ Đốc, thân thể của những người tin, và người ấy sẽ đi…vào trong thế gian …Có nhiều người đã tuyên bố mình là Cơ Đốc Nhân, nhưng họ chưa thật sự là những Cơ Đốc Nhân (J. Vernon McGee, Th.D., Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible’, Nhà Xuất Bản Thomas Nelson 1983, quyển 5, trang 777).

Tôi sẽ đưa ra ngoài những lời phê bình của Albert Barnes, lời phê bình cổ điển của ông trên Kinh Thánh,

Vì nếu chúng nó thuộc về chúng ta. Nếu phải chăng họ thật sự và thật lòng là những Cơ Đốc Nhân. Không có sự nghi ngờ gì họ đã tiếp tục với chúng ta…Nếu họ là những Cơ Đốc Nhân thật sự thì họ sẽ không bao giờ rời khỏi hội thánh. Ông ta tuyên bố quá chung chung nên nó có thể nhìn như là một sự thật hiển nhiên, đó là nếu bất cứ là thật ‘về chúng ta’ đó là, nếu họ là Cơ Đốc Nhân thật sự, họ sẽ tiếp tục ở trong hội thánh, hay sẽ không bao giờ rơi ra khỏi. Đoạn văn nầy cũng giống như một lời dạy dổ rằng nếu bất cứ ai rơi ra khỏi hội thánh, thực tế là bằng chứng đầy đủ rằng họ chưa bao giờ có một tôn giáo nào, vì nếu họ có, họ sẽ không dao động mà kiên định ở lại trong hội thánh (Albert Barnes, Chú Giải Tân Ước ‘Notes on the New Testament’, Baker Book House, 1983 tái bản của ấn bản 1884-85, dựa trên 1 Giăng 2:19).

Chúa Jê-sus phán,

“Phần rơi ra đất đá sỏi là kẻ nghe đạo, bèn vui mừng chịu lấy; nhưng họ không có rễ, chỉ tin tạm mà thôi; nên khi sự thử thách đến, thì họ tháo lui” (Lu-ca 8:13).

III. Thứ ba, sửa chửa thế nào.

“Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng vốn chẳng phải thuộc về chúng ta; vì nếu chúng nó thuộc về chúng ta, thì đã ở cùng chúng ta; song điều đó đã xảy đến, hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy” (1 Giăng 2:19).

Matthew Henry nói,

Bên trong họ không như chúng ta; Nhưng họ không thuộc về chúng ta; Họ không có tấm lòng vâng lời âm vang của học thuyết đã gởi đến cho họ; họ không cùng với chúng ta trong mối thông công với Chúa Jê-sus Christ là đầu của chúng ta (Bình Luận của Matthew Henry trên Toàn Bộ Kinh Thánh ‘Matthew Henry’s Commentary on the Whole Bible’, Hendrickson, tái bản 1996, quyển 6, tr. 863).

Họ không liên hiệp với Đấng Christ. Họ không thuộc về ‘chúng ta.” Tiến sĩ McGee nói câu nầy như sau,

Giăng làm rất long trọng và đúng đắn đoạn nầy ở đây, và ông viết đoạn nầy cho chúng ta ngày nay. Chúa Jê-sus nói đến một người rất sùng đạo là Ni-cô-đem là ông cần phải được sanh lại. Ngài phán với ông… “Nếu một người chẳng sanh lại, thì sẽ không thấy được nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:3). Giăng nói ở đây, “Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng chúng nó không thuộc về chúng ta.” Họ nhìn như là con cái thật của Chúa, nhưng họ thật sự không phải (J. Vernon McGee., như đã trích).

Bạn phải được sanh lại để thuộc về “chúng ta,” như Tiến sĩ McGee cho biết. Bạn phải liên hiệp với Đấng Christ. Chuyện nầy xảy ra khi bạn thật sự được tái sanh. Chúa Jê-sus phán,

“Các ngươi phải sanh lại” (Giăng 3:7).

Cách cứu chữa cho sự bội đạo là sự tái sanh! Điều nầy xảy ra khi bạn nhận thức được tội lỗi của bạn và chạy đến với Chúa Jê-sus Christ. Khi bạn đến với Ngài, Ngài sẽ chấp nhận bạn và rửa sạch tội lỗi bạn bằng Huyết Ngài. Bạn có được hi vọng, vì Ngài phán rằng,

“Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu” (Giăng 6:37).

Khi bạn đến với Chúa Jê-sus Christ, và liên hiệp với Ngài, bạn nhận được sự tái sanh. Tội lỗi bạn đã được xóa bỏ, và bạn trở thành con cái của Đức Chúa Trời. Chỉ khi nào bạn được tái sanh bạn mới thật sự trở thành một thành viên sống động của hội thánh địa phương. Thuyết sinh tồn bị hủy bỏ khi bạn đến với Chúa Jê-sus Christ và được tái sanh. “Nguyên tắc cơ bạn về sự cô độc của con người trong một thế giới vô thần” được cứu chữa và trị liệu khi bạn chạm trán với Đấng Christ đã sống lại, và trở thành một phần tử sống động trong hội thánh địa phương như là một kết quả. Chúa Jê-sus phán,

“Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu” (Giăng 6:37).

Tại sao lạc mất? Về nhà – đến với Chúa Jê-sus Christ, Con Đức Chúa Trời!

Charles Spurgeon giảng một bài giảng với tựa đề “Đời Sống Chứng Thực Bởi Tình Yêu ‘Life Proved by Love’.” Dựa trên thư 1 Giăng 3:14,

“Chúng ta biết rằng mình đã vượt khỏi sự chết qua sự sống, vì chúng ta yêu anh em mình” (1 Giăng 3:14).

Spurgeon nói,

Đến khi nào bạn được sanh lại, bạn sẽ không bao giờ hiểu được ý nghĩa ân điển của Đức Chúa Trời. Bạn phải có sự sống mới, vượt sự chết qua sự sống, hoặc bạn không thể biết được những điều nầy… “Chúng ta biết rằng chúng ta đã vượt sự chết đến sự sống, bởi vì chúng ta thương anh em.” Cho nên, anh em, nếu chúng ta có thể nói rằng chúng ta yêu con dân Chúa, là dân sự của Chúa, bởi vì họ là dân sự Chúa, đó là dấu chứng rằng chúng ta vượt qua cái chết đến sự sống (C. H. Spurgeon, “Đời Sống Chứng Thực bởi Tình Yêu ‘Life Proved by Love,’Trung Tâm Đền Thờ Bục Giảng ‘The Metropolitan Tabernacle Pulpit’, Nhà Xuất Bản Pilgrim, tái bản 1976, quyển XLIV, tr. 80-81).

Khi chúng ta vượt qua sự chết đến sự sống bởi sự biến đổi, chúng ta sẽ yêu thương anh chị em mình trong hội thánh địa phương!

Nếu bạn coi trọng giá trị của tình bạn mà bạn đã có trong hội thánh nầy, hãy chắc chắn là bạn có kinh nghiệm trong sự biến đổi. Điều rất cần thiết là bạn đã được biến đổi. Đấng Christ là “chất keo” để giữ chặc tình bạn với nhau trong hội thánh địa phương.


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Jack Ngann:
“Phước Thay Mối Dây Kết Thân ‘Blest Be the Tie that Binds” (bởi John Fawcett, 1740-1817).


DÀN BÀI CỦA

KINH THÁNH VÀ NHỮNG KẺ PHẢN BỘI
TRONG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

THE BIBLE AND TRAITORS TO A LOCAL CHURCH

Bài giảng được viết bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
Và được giảng bởi Mục sư John Samuel Cagan
A sermon written by Dr. R. L. Hymers, Jr.
and preached by Rev. John Samuel Cagan

“Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng vốn chẳng phải thuộc về chúng ta; vì nếu chúng nó thuộc về chúng ta, thì đã ở cùng chúng ta; song điều đó đã xảy đến, hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy” (1 Giăng 2:19).

I.   Thứ nhất, những gì họ làm, Công-vụ-các-sứ-đồ 2:47; 2 Ti-mô-thê 4:10-11.

II.  Thứ hai, tại sao họ làm điều đó, Lu-ca 8:13.

III. Thứ ba, sữa chữa thế nào, Giăng 3:3, 7; 6:37; 1 Giăng 3:14.