Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
SỰ BIẾN ĐỔI THẬT CỦA TIẾN SĨ TỐNG THƯỢNG
|
Ngày 4 tháng 6 năm 2018 đánh dấu ngày kỷ niệm lần thứ hai mươi chín của sự kiện “Quảng Trường Thiên An Môn ‘Tiananmen Square Massacre.’” Sáu tuần trong năm 1989, hàng ngàn học sinh Trung Hoa biểu tình ôn hoà, kêu gọi thêm sự tự do về ý tưởng. Và, trong những giờ đầu của ngày 4 tháng Sáu, quân đội của chính phủ nổ súng vào những người biểu tình không vũ khí, giết chết hàng ngàn người và để thêm hàng ngàn người khác bị thương. Hong Yujian xem bạo lực bày ra tại Beijing trên truyền hình khi ông là du học sinh trao đổi (exchange student) tại Trường Đại Học Pennsylvania. Ông nói rằng sự kiện Biểu Tình Quảng Trường Thiên An Môn làm cho ông nghi ngờ hy vọng của ông vào khoa học và chính trị và dẫn ông trở thành Cơ-đốc Nhân.
Ông nói sự tàn sát tại Thiên An Môn giúp ông và những người khác thấy chính tội lỗi của mình và cần đến Đấng Christ: “Tôi nghĩ là Chúa dùng nó để lót đường và chuẫn bị tấm lòng của người Trung Hoa” (Báo Thế Giới ‘World Magazine’, ngày 6 tháng 6 năm 2009, tr. 38).
“Hết Thảy cho Jê-sus.” Hát điệp khúc!
Hết thảy cho Jê-sus! Hết thảy cho Jê-sus! Luôn cả ngày và giờ của con;
Hết thảy cho Jê-sus! Hết thảy cho Jê-sus! Luôn cả ngày và giờ của con.
(“Hết Thảy cho Jê-sus ‘All For Jesus’” bởi Mary D. James, 1810-1883).
Tập Báo Thế Giới ‘World Magazine’ nói,
Mức độ phát triển của Cơ-đốc Giáo trong Trùng Quốc đã bùng nổ hơn 20 năm qua. Chuyên gia trích dẫn sự thành thị hoá nhanh chóng và gia tăng con số về những người có sức ảnh hưởng đang nắm lấy Đấng Christ (như đã trích).
Vào năm 1949, khi Trung Cộng chiếm lấy Trung Quốc, có ít hơn 1 triệu người Cơ-đốc Trung Hoa địa phương. Ngày hôm nay thì ước đoán khá rằng trên hơn 160 triệu Cơ-đốc Nhân tại Trung Quốc! Hiện nay Cơ-đốc Nhân có trong nhà thờ vào Chúa Nhật tại Trung Quốc hơn là ở tại Mỹ, Gia-Nã-Đại, Nước Anh và Út cộng lại! Tiến sĩ C. L. Cagan, là nhà thống kê, ước đoán rằng bây giờ có hơn 700 sự hoán đổi qua Cơ-đốc Giáo mỗi một giờ, 24 giờ mỗi ngày, tại Trung Quốc. “Hết Thảy cho Jê-sus.” Hãy hát điệp khúc đó lần nữa!
Hết thảy cho Jê-sus! Hết thảy cho Jê-sus! Luôn cả ngày và giờ của con;
Hết thảy cho Jê-sus! Hết thảy cho Jê-sus! Luôn cả ngày và giờ của con.
+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +
NHỮNG BÀI GIẢNG CHÚNG TÔI HIỆN CÓ
TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA BẠN.
VÀO TRANG MẠNG WWW.SERMONSFORTHEWORLD.COM.
NHẤN VÀO NÚT MÀU XANH LÁ CÂY CÓ CHỮ “APP” TRÊN ĐÓ.
LÀM THEO CHỈ DẪN HIỆN LÊN TRÊN ĐÓ.
+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +
Lịch sử Cơ-đốc Giáo ở Trung Hoa nên là rất lý thú đến Cơ-đốc Nhân khắp mọi nơi. Phong trào truyền giáo hiện đại tại Trung Hoa bắt đầu bằng Robert Morrison (1782-1834). Morrison được sai phái đến Trung Quốc do Hội Truyền Giáo Luân Đôn (London Missionary Society) vào năm 1807. Được sự viện trợ bởi bạn đồng nghiệp của ông, William Milne, ông ta đã dịch xong trọn quyển Kinh Thánh sang tiến Trung Hoa vào năm 1821. Trong lúc 27 năm ở Trung Quốc chỉ có vài người Trung Hoa chịu báp-tem – hơn thế họ còn là những Cơ-đốc Nhân trung tín. Sự dịch Kinh Thánh sang tiếng Trung Hoa của Morrison, và ấn lót tác phẩm phúc âm, trở nên nền tảng cho truyền bá Cơ-đốc Giáo tại Trung Quốc.
Vào năm 1853 một bác sĩ y khoa nguời Anh, James Hudson Taylor, đi tàu qua Trung Quốc. Trong năm 1860 ông sáng lập Hội Truyền Giáo Nội Địa Trung Hoa (China Inland Mission), ngày nay là Hội Truyền Giáo Ái Hữu Hải Ngoại (Overseas Missionary Fellowship). Những người cộng tác của Bác sĩ Taylor cuối cùng truyền bá Cơ-đốc Giáo ra khắp toàn bộ phía trong nước của Trung Quốc. Hudson Taylor qua đời tại Changsha vào năm 1905.
Vào năm 1901 John Sung được sinh ra. Ông được biết là người truyền giáo bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Hàng ngàn những người nào mà đã được biến đổi dưới sự giảng dạy của ông vẫn trung tín với Đấng Christ sau khi Trung Cộng cai trị trong năm 1949. Trong 60 năm qua con số Cơ-đốc Nhân tại Trung Quốc đã bùng nổ trong cuộc phục hưng lớn nhất của Cơ-đốc Giáo trong lịch sử hiện đại. Sáng hôm nay tôi sẽ kể cho bạn câu chuyện đặc biệt về Tiến sĩ John Sung. Tôi bắt đầu bằng cách đưa ra đề cương về cuộc đời của ông từ Tiến sĩ Elgin S. Moyer.
John Sung (1901-1944), người truyền bá Phúc Âm Trung Hoa nổi tiếng toàn quốc; sanh tại Hinghwa, Fukien, Trung Quốc; con trai của vị mục sư Giám Lý. [Có sự “biến đổi” giả vào khoãng chín tuổi.] Một học sinh tài giỏi; học tại Trường Đại Học Wesleyan, Trường Đại Học Tiểu Bang Ohio, và Chủng Viện Thần Học Liên Hiệp. Nhận bằng Tiến sĩ [Ph.D.] trong Hoá học. Trở về Trung Quốc để giảng dạy Phúc Âm thay vì dạy môn Khoa Học. Bỏ mười lăm năm trong sự truyền bá giảng dạy Phúc Âm khắp Trung Quốc và những quốc gia phụ cận với năng quyền vô song và sự ảnh hưởng (Elgin S. Moyer, Tiến sĩ, Ai Là Ai trong Lịch Sử Hội Thánh ‘Who Was Who in Church History,’ Nhà Xuất Bản Moody, bản 1968, tr. 394).
“Hết Thảy Cho Jê-sus.” Hát lại lần nữa!
Hết thảy cho Jê-sus! Hết thảy cho Jê-sus! Luôn cả ngày và giờ của con;
Hết thảy cho Jê-sus! Hết thảy cho Jê-sus! Luôn cả ngày và giờ của con.
Đó là bức phác hoạ vắn tắt về cuộc đời của Tiến sĩ John Sung. Tôi không cho rằng ông ta đã được biến đổi vào năm chín tuổi. Tôi không cho rằng ông ta được biến đổi cho tới khi tháng Hai năm 1927.
Chính Tiến sĩ Sung nói rằng ông chưa được biến đổi cho đến khi ông đã trải qua biến cố thuộc linh tại Mỹ vào lúc 26 tuổi. Khi ông chín tuổi có một cuộc phục hưng xảy ra tại Hinghwa. Trong vòng một tháng có khoãng 3,000 sự công bố niềm tin trong Đấng Christ. Vào sáng thứ Sáu Thương Khó (Good Friday) ông nghe bài giảng về “Chúa Jê-sus trong Vườn Ghết-sê-ma-nê.” Mục sư làm tương phản những Môn-đồ đang ngủ với tính can đảm của Chúa Jê-sus. Nhiều người khóc với nỗi đau buồn ở cuối bài giảng. Trong số người than khóc là John Sung, người con trai chín tuổi của vị mục sư Giám Lý Trung Hoa. Cho thấy rằng John Sung “hiến dâng” đời sống của ông cho Christ nhưng lại chưa thật sự được biến đổi ngay lúc đó. Giống như vị mục sư trước kia của tôi tại Hội Thánh Báp-tít Trung Hoa, Tiến sĩ Timothy Lin (cha của ông cũng là mục sư), John Sung bắt đầu giảng và giúp cha ông vào tuổi mười ba. Nhưng, cũng như Tiến sĩ Lin, ông chưa kinh nghiệm sự biến đổi thật. John Sung là một học sinh chuyên cần và đã xong trung học đứng nhất lớp. Trong lúc nầy ông trở thành có biệt danh là “mục sư nhỏ.” Nhưng mặc dầu hết tất cả nhiệt tâm và hoạt động tấm lòng của ông không hoàn toàn thoả mãn. Việc làm mà ông đã làm trong mục vụ, ông diễn tả như “đẹp mắt như long xanh của chim bói cá, thừa thãi như tàu lá mùa hè, nhưng không có một hoa quả tươi hái để dâng cho Chúa” (Leslie T. Lyall, Tiểu Sử của John Sung ‘A Biography of John Sung,’ Truyền Giáo Nội Địa Trung Quốc, bản 1965, tr. 15).
Trong năm 1919 Sung, lúc 18 tuổi quyết định sang Mỹ, và được nhận vào học miễn phí tại Trường Đại Học Ohio Wesleyan. Ông bắt đầu với chương trình học trước y khoa (pre-medical) và trước thần học (pre-theological), nhưng bỏ học những lớp trước thần học và quyết định chuyên về toán học và hoá học. Ông đi đến nhà thờ thường xuyên và thành lập toán rao truyền Phúc Âm giữa vòng sinh viên. Nhưng đến mùa học cuối thì ông lại bỏ bê học Kinh Thánh và sự cầu nguyện, và gian lận một trong những bài thi của ông. Ông tốt nghiệp xuất sắc năm 1923, một trong bốn sinh viên đứng đầu lớp ba trăm sinh viên. Ông được thưởng huy chương vàng và tiền mặt cho môn vật lý và hoá học. Ông được chọn vào Phi Beta Kappa Fraternity, một hội dành riêng cho những học giả lỗi lạc nhất, và được trao cho chìa khoá vàng, huy hiệu giỏi trong học bổng.
Ông bây giờ được nhiều học bổng từ những trường đại học, bao gồm Trường Đại Học Harvard. Ông chấp nhận học bổng cho bằng Cao Học môn Khoa Học (Master of Science) tại Trường Đại Học Tiểu Bang Ohio (Ohio State University). Ông hoàn tất bằng nầy chỉ trong chín tháng! Sau đó ông được học bổng để học thuốc tại Harvard. Ông cũng được học bổng khác để học tại chủng viện. Ông cảm nhận rằng ông nên học về thần học, nhưng danh tiếng đến với ông đã làm cùn sự ao ước làm mục sư của ông. Thay cho đó ông đi vào chương trình tiến sĩ trong hoá học tại Trường Đại Học Tiểu Bang Ohio. Ông hoàn tất bằng Tiến sĩ (Ph.D.) chỉ trong hai mươi mốt tháng! Vì vậy ông trở nên người Trung Hoa đầu tiên có bằng Tiến sĩ trong Hoa Kỳ. Ông được diễn tả trong báo là “học sinh nổi danh nhất của Ohio.” Nhưng sâu thẫm trong tấm lòng của ông không có sự bình an. Một tâm linh không yên đang lớn lên lộ ra trong những giai đoạn chán nản sâu đậm” (Lyall, như đã trích, tr. 22).
Trong thời gian nầy ông ở dưới sự ảnh hưởng của thần học tự do, và sự giảng dạy về “phúc âm xã hội.” Thần học tự do dạy rằng Chúa Jê-sus là gương cao thượng, nhưng không phải là Đấng Cứu Thế. Đối với tôi thì John Sung nghĩ Chúa Jê-sus chỉ là “gương cao thượng” khi ông chín tuổi, và vì lý do đó ông đã có sự biến đổi giả vào lúc đó. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn kêu gọi ông. Một buổi chiều trong lúc ông ngồi một mình hình như ông đã nghe tiếng Chúa phán với ông, “Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì?”
Ngày hôm sau ông có trò chuyện với giáo sư Giám Lý tự do. Ông cho giáo sự biết rằng ông đầu tiên đến Mỹ là để học thần học. Vị giáo sư thách thức ông đi đến Nữu Ước (New York) để nghiên cứu tôn giaó tại Chủng Viện Thần Học Liên Hiệp hết sức tự do. Với chỉ chốc lác do dự thì ông quyết định để đi. Ở tại Chủng Viện Liên Hiệp ông được ban cho trọn tiền học bổng và tiền tiêu vặt phong phú. Sau đó thì ông nói rằng ông không còn thích thú trong mục vụ nữa, nhưng chỉ muốn học thần học một năm để thoả nguyện cha của ông, rồi sẽ trở lại ngành khoa học. Tấm lòng của ông đầy sự rối loạn và tối tăm.
Mùa Thu năm 1926 Tiến sĩ John Sung ghi danh tại Chủng Viện Thần Học Liên Hiệp. Người tự do cực đoan, Tiến sĩ Henry Sloane Coffin mời được nhậm chức hiệu trưởng. Giữa vòng giáo sư có những người tự do cực kỳ trung thành như Tiến sĩ Harry Emerson Fosdick, tác giả của vài quyển sách chống lại Cơ-đốc Giáo tin Kinh Thánh. Ông viết những sách như “Cách Dùng Hiện Đại về Kinh Thánh ‘Modern Use of the Bible’” và “Nhân Cách của Thầy ‘The Manhood of the Master’.” Bài thuyết trình nổi danh nhất của Fosdick là “Những Người Chính Thống Có Nên Đắc Thắng Không? ‘Shall the Fundamentalists Win?’” (1922). Fosdick giảng nghịch lại sự sống lại trong thân thể của Đấng Christ và tính chính xác của Kinh Thánh mỗi tuần trong chương trình phát thanh của ông. Chủng viện là nơi ổ phê phán Kinh Thánh và sự bác bỏ thần học truyền bá phúc âm. “Bất cứ điều gì trong Kinh Thánh mà không thể chứng minh theo khoa học bị bác bỏ vì coi như là không xứng đáng tin tưởng! Sáng Thế Ký cho là không có trong lịch sử và tin tưởng vào phép lạ không căn cứ khoa học. Jê-sus lịch sử bày ra như là người lý tưởng để noi gương, trong khi giá trị thay thế về cái chết của Ngài trên Thập Tự Giá, sự sống lại trong thân thể bị phủ nhận. Sự cầu nguyện bị cho là phí thời gian. [Không đồng ý với] quan điểm đó là trở nên đối tượng thương hại hay chế nhạo” (Lyall, như đã trích, tr. 29-30)
.Tiến sĩ Sung lao mình vào học về thần học tự do bằng tất cả năng lực trí tuệ của ông. Trong năm đó ông đạt điểm cao, nhưng ông quay khỏi Cơ-đốc Giáo khi ông nghiên cứu Phật Giáo và Lão Giáo. Ông bất đầu tụng kinh Phật trong căn phòng tách biệt của ông, hi vọng rằng sự bỏ mình sẽ đem bình an lại cho ông, nhưng lại không được. Ông viết, “Linh hồn tôi đi lang thang trong đồng vắng.”
Cuộc sống của ông trở nên không chịu nổi nữa. Ông viết, “Tôi không thể ngủ và ăn được…Tâm tôi chứa đầy sự không vui sâu đậm.” Những viên chức tại Chủng viện nhận thấy rằng ông ở trong tình trạng chán nản liên miên.
Lúc trong tình trạng xúc cảm nầy mà ông được mời đi cùng vài sinh viên khác để nghe Tiến sĩ I. M. Haldeman, một mục sư First Baptist Church của thành phố New York, chính thống và tin vào Kinh Thánh. Tiến sĩ Haldeman lừng danh bởi câu nói, “Người nào phủ nhận sự sanh bởi đồng trinh là phủ nhận Kinh Thánh Cơ-đốc Giáo.” Tiến sĩ Haldeman đối lập thẳng với Harry Emerson Fosdick và Chủng Viện Thần Học Liên Hiệp. John Sung đi để nghe ông ta giảng vì sự hiếu kỳ. Nhưng Tiến sĩ Haldeman không có giảng tối hôm đó. Thay vào đó thì một cô bé gái mười lăm tuổi làm chứng. Cô ta đọc Kinh Thánh và nói về sự chết thay của Đấng Christ trên Thập Tự Giá. Sung nói ông có thể cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong buổi nhóm đó. Những người bạn của ông từ Chủng Viện phỉ báng và cười, nhưng chính ông đi trở lại bốn buổi chiều liên tiếp để nhóm bồi linh. “Hết Thảy Cho Jê-sus ‘All For Jesus.’” Hãy hát lại.
Hết thảy cho Jê-sus! Hết thảy cho Jê-sus! Luôn cả ngày và giờ của con;
Hết thảy cho Jê-sus! Hết thảy cho Jê-sus! Luôn cả ngày và giờ của con.
Ông bất đầu đọc những tiểu sử Cơ-đốc về những người như John Wesley, George Whitefield, và những mục sư lừng danh khác, để khám phá năng quyền mà ông đã cảm nhận trong những buổi nhóm truyền giảng tại Hội Thánh First Baptist. Trong lúc một lớp tại Chủng viện một người giảng luận nói mạnh mẻ chống nghịch lại sự chết thay của Đấng Christ trên Thập Tự Giá. John Sung đứng lên cuối giờ giảng luận và trả lời người đó trước mặt nhóm sinh viên giật mình.
Cuối cùng, vào ngày 10 tháng Hai năm 1927, ông kinh nghiệm sự biến đổi thật sự. “Ông thấy hết thảy tội lỗi của ông phô bày ra trước mắt ông. Lúc đầu hình như là không có cách nào để dẹp bỏ tội lỗi của ông và ông phải đi vào Địa Ngục. Ông cố gắng để quên tội lỗi của ông, nhưng ông không thể. Chúng đâm vào tim của ông. Rồi ông lật tới câu chuyện Thập Tự trong Lu-ca 23, và ông khi ông đọc thì câu chuyện trở nên sống động…hình như ông đang ở nơi chân Thập Tự và nài xin để được tẩy sạch khỏi mọi tội lỗi trong Huyết báu [của Đấng Christ] …Ông tiếp tục khóc than và cầu xin cho đến nửa đêm khuya. Rồi ông [hình như nghe] tiếng phán rằng, ‘Con trai, tội con đã được tha.’ Và hết thảy gánh nặng tội lỗi của ông hình như rơi xuống khỏi vai ông cái một…ông nhảy đứng lên khỏi chân la lên ‘Ha-lê-lu-gia!’” (Lyall, như đã trích, tr. 33-34). Ông vừa chạy vừa ngợi khen Đức Chúa Trời khắp hành lang cư xá. Ông liền bắt đầu nói với mọi người về nhu cầu cần có Đấng Christ của họ, bao gồm bạn cùng lớp và giáo sư tại Chủng viện. Ông ngay cả cũng nói cho Harry Emerson Fosdick rằng chính ông cũng cần được cứu. “Hết Thảy Cho Jê-sus ‘All for Jesus.’” Hãy hát lại!
Hết thảy cho Jê-sus! Hết thảy cho Jê-sus! Luôn cả ngày và giờ của con;
Hết thảy cho Jê-sus! Hết thảy cho Jê-sus! Luôn cả ngày và giờ của con.
Giám đốc của Chủng Viện cho rằng ông ta mất trí do sự cố gắng cực độ về sách vở, và gửi ông đến sự trông nôm bệnh thái nhân cách trong một bệnh viện tinh thần kinh. Ông bị giam giữ sáu tháng trong bệnh viện tinh thần. Họ bắt ông mặc áo của người điên. Trong thời gian đó ông đọc Kinh Thánh từ đầu đến cuối bốn mươi lần. “Bệnh viện tinh thần trở nên trường thần học thật sự của John Sung!” (Lyall, tr. 38). Cuối cùng ông được thả ra với điều kiện là ông phải trở về Trung Quốc – và không được trở lại Hoa Kỳ. John Sung cắt đứt sự liên lạc Chủng Viện Liên Hiệp khi ông đốt tất cả sách thần học tự đo, gọi chúng là, “sách của ma quỉ.”
Trên chuyến về Trung Quốc bằng đường biển ông biết rằng ông có thể dễ dàng đạt được vị trí giáo sư hoá học trong vài trường đại học Trung Hoa. “Có một ngày, trong khi con tàu gần cuối hành trình, John Sung đi xuống buồng ngủ, lấy những chứng chỉ ra từ trong rương, những huy chương và chìa khoá hội sinh viên đại học và quăng chúng [xuống biển]. Quăng hết tất cả ngoại trừ bằng tiến sĩ của ông, cái mà ông giữ lại để làm thoả mãn ba ông” (Lyall, tr. 40).
Tiến sĩ Sung bước ra khỏi tàu tại Thượng Hải vào mùa Thu năm 1927, để trở thành một nhà truyền giáo trứ danh trong lịch sử Trung Hoa. Ông thường được mệnh danh là “Wesley của Trung Quốc.” John Sung trở thành nhà truyền giảng Phúc Âm đầy năng quyền. Có hơn 100,000 người được biến đổi tại Trung Quốc chỉ trong ba năm ông giảng dạy! Ông cũng rao giảng tại Miến Điện (Burma), Cam-bốt (Cambodia), Sing-ga-po (Singabore), Đại Hàn (Korea), In-đô-nê-xi-a (Indonesia) và Phi-luật-tân (Philippines). Ông luôn luôn giảng với một thông dịch viên, ngay cả tại Trung Hoa, vì tiếng địa phương của ông không được biết rộng rải. Như George Whitefield, John Sung cá nhân khuyên bảo cho đa số người mà đã đáp lại sự giảng dạy của ông. “Cơ-đốc Nhân ngày nay tại Trung Quốc và Đài Loan là nhờ mục vụ của Sung; ông là một trong những món quà của Chúa ban cho Phương Đông vào thế kỷ hai mươi” (T. Farak, trong J. D. Douglas, Ph.D., Ai là Ai trong Lịch Sử Cơ Đốc ‘Who’s Who in Christian History,’ Tydale House, 1992, tr. 650). Tiểu sử ngắn về Tiến sĩ Sung hay nhất là bởi Mục sư William E. Schubert, có tựa đề “Tôi Nhờ John Sung ‘I Remember John Sung’,” có tại www.strategicpress.org. Bấm vào đây để mua tiểu sử của Schubert. Bấm vào đây để mua tiểu sử của Tiến sĩ John Sung bởi Leslie Lyall (không hay bằng của Schubert nhưng lý thú và hơi phê phán). Bấm vào đây để mua nhật ký của Tiến sĩ John Sung, tựa đề “Nhật Ký Một Thời Đã Mất ‘The Journal Once Lost.’” Bấm vào đây để đọc bài Wikipedia về Tiến sĩ Sung.
Ông qua đời vì ung thư vào năm 1944, lúc bốn mươi hai tuổi.
“Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì?” (Mác 8:36).
Lời cầu nguyện của tôi là bạn sẽ kinh nghiệm một sự biến đổi thật, như Tiến sĩ Sung đã có. Tôi cầu xin rằng Chúa sẽ chỉ cho bạn thấy sự trống rỗng trong đời sống nầy; và rằng Chúa sẽ đem bạn dưới sự nhận thức tội lỗi sâu đậm; và Chúa sẽ kéo bạn đến cùng Chúa Jê-sus để được rửa sạch khỏi tội lỗi qua Huyết Cứu Chuộc của Ngài. Khi bạn tin nhận Đấng Christ bạn sẽ được tái sanh, và có một đời sống mới tuyệt vời trong Ngài. Và tôi cầu nguyện rằng bạn sẽ trở lại tối nay vào lúc 6:15 P.M. để nghe một bài giảng khác tựa đề, “Cùng với Tiến sĩ John Sung tại Chủng Viện Tự Do ‘With Dr. John Sung at a Liberal Seminary’” (bấm vào đây để đọc). A-men. Xin vui lòng đứng lên và hát thánh ca số một trên tờ nhạc của bạn, “Jê-sus Trả Xong Hết Thảy ‘Jesus Paid It All.’”
Tôi nghe tiếng Christ đang truyền, “Lực con trăm phần ương yếu,
Thì nên thức canh tâm nguyền, tìm trong chính ta mọi điều.”
Christ trả xong tội lổi, nay chính tôi nợ Ngài;
Christ tẩy tâm dường tuyết chẳng sai, dẩu tội đỏ như son mài.
Chúa ơi, giờ con đã thấy quyền năng Ngài, và chỉ trong Ngài,
Có thể chữa bệnh phung, và làm tan lòng sỏi đá.
Jê-sus đã trả hết rồi, Hết thảy tôi nợ Ngài;
Tội lỗi để vết đỏ thắm, Ngài tẩy trắng như tuyết.
(“Jê-sus Trả Xong Hết Thảy ‘Jesus Paid It All’”
bởi Elvina M. Hall, 1820-1889).
KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC.
Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào.
Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây).
Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông,
đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Hết Thảy Cho Jê-sus ‘All For Jesus’” (bởi Mary D. James, 1810-1883).