Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
“GIÁ TRỊ VỀ THẦN HỌC” CỦA SPURGEONSPURGEON’S “SUBSTANCE OF ALL THEOLOGY” Được giảng bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. |
Spurgeon chỉ mới có 27 tuổi. Nhưng hầu như ông đã là một mục sư nổi tiếng ở Luân Đôn. Ông giảng cho 30,000 người mỗi sáng Chúa Nhật. Vào thứ Ba ngày 25 tháng Sáu năm 1861, mục sư trẻ lừng danh đã đi thăm viếng một tỉnh lỵ ở Swansea. Ngày hôm đó trời đổ mưa. Vì thế người ta được cho biết ông sẽ giảng trong hai chổ. Mưa dứt trong ngày. Buổi tối đêm đó mục sư trứ danh nầy đã giảng cho một số đông đảo người ta ở bên ngoài. Nó là bài giảng mà tôi sẽ giảng tối nay với vài điều thêm vào. Xin vui lòng mở ra đoạn kinh văn Giăng 6:37.
“Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu” (Giăng 6:37).
Đoạn kinh văn trên đây có thể giảng ra hàng ngàn bài giảng. Chúng ta có thể lấy ra hai điểm nầy của câu như là một đề mục suốt đời – và không bao giờ nghiên cứu hết được lẽ thật trong đó
Ngày hôm nay có rất nhiều mục sư theo thuyết Calvin là những người có thể giảng mạnh mẽ trong phần đầu, “Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta …”
Mặt khác có rất nhiều mục sư theo thuyết Armino là những người giảng mạnh mẽ trong phần sau của đoạn kinh văn, “kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu.” Nhưng họ không thể nói một cách sinh động trong phần đầu, “Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta …”
Có những mục sư của cả hai nhóm đó không thể thấy được hai khía cạnh. Họ nhìn đoạn kinh văn đó với một mắt. Họ sẽ không thể nào thấy được hết cho dù họ mở cả ra hai con mắt
.Bây giờ tối nay tôi sẽ hết sức cố gắng để nói đến cả hai khía cạnh của đoạn kinh văn – và vì thế tôi tuyên bố hết những gì Chúa Jê-sus muốn chúng ta phải nghe.
I. Thứ nhất, nền tảng của sự cứu rổi.
“Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta.”
Sự cứu rổi của chúng ta không phải dựa trên việc chúng ta làm. Mà dựa trên công việc làm của Đức Chúa Trời là Cha. Đức Chúa Trời là Cha ban con người cho Con của Ngài, là Chúa Jê-sus Christ. Và Chúa Jê-sus phán, “Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta.” Điều nầy có nghĩa là mọi người đã đến với Chúa Jê-sus Christ đều là những kẻ mà Cha ban cho Chúa Jê-sus Christ. Và lý do mà họ đến là vì Cha đã đặt trong tấm lòng họ để đến. Lý do tại sao một người đã được cứu, còn người kia thì bị hư mất, được tìm thấy trong Đức Chúa Trời – không phải trong bất cứ điều gì người được cứu đã làm, hoặc không làm. Không phải trong bất cứ điều gì mà người được cứu cảm nhận hay không cảm nhận. Nhưng trong một điều gì ở ngoài người đó – ngay cả trong ân điển tối cao của Đức Chúa Trời. Trong ngày quyền thế Đức Chúa Trời, người được cứu được làm để đến với Chúa Jê-sus. Kinh Thánh phải giải thích điểm nầy. Kinh Thánh chép,
“Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy.” (Giăng 1:12, 13).
Lần nữa, Kinh Thánh chép.
“Vậy điều đó chẳng phải bởi người nào ao ước hay người nào bôn ba mà được, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót” (Rô-ma 9:16).
Mỗi một người ở trong Thiên Đàng, ở đó là vì Đức Chúa Trời kéo người đó đến với Chúa Jê-sus Christ. Và mỗi ai là người đang trên đường đến Thiên Đàng ngay bây giờ là vì chính Đức Chúa Trời làm cho người đó “khác với người kia” (1 Cô-rinh-tô 4:7).
Tất cả mọi người, bởi xác thịt, phủ nhận lời mời đến với Chúa Jê-sus. “Thảy đều phục dưới quyền tội lỗi…chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả” (Rô-ma 3:9, 11, 12). Con người viện dẩn nhiều lý do cho việc không đến với Chúa Jê-sus. “Song họ đồng tình xin kiếu hết” (Lu-ca 14:18). Một số người nói họ không đến với Chúa Jê-sus vì họ không thấy Ngài. Số khác nói họ không thể đến với Chúa Jê-sus vì họ không cảm nhận được có Ngài. Còn số khác thì cố gắng đến với Chúa Jê-sus bởi việc bắt chước nói những gì mà họ nghe người khác nói. Tất cả họ đều việc dẩn nhiều lý do để từ chối đến với Chúa Jê-sus. Nhưng Đức Chúa Trời, trong ân điển tối thượng, đã thay đổi một số người. Đức Chúa Trời kéo một số đàn ông và đàn bà để chấp nhận chạy đến với Chúa Jê-sus. “Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta.” Họ sẽ, “tình nguyện đến trong ngày quyền thế Chúa” (Thi-Thiên 110:3). Đức Chúa Trời, bởi quyền năng Đức Thánh Linh Ngài, kéo một số người đến với Chúa Jê-sus Christ. “Chúng ta yêu vì Chúa đã yêu chúng ta trước” (1 Giăng 4:19). Đo, bạn của tôi, là sự lựa chọn.
Tôi không tin điều nầy trong một thời gian dài. Tuy nhiên tôi luôn thắc mắc làm thế nào mà tôi được cứu. Tôi tham dự vào lớp Trường Chúa Nhật tại Hội Thánh First Baptist của Huntington Park. Theo sự hiểu biết của tôi thì số đông trong lớp bây giờ chỉ còn một mình tôi là vẫn còn ở trong hội thánh. Như tôi được biết, tôi là người duy nhất được biến đổi. Làm sao có thể được? Tôi xuất thân từ một bối cảnh tồi tệ. Tôi đã bị chế giểu và trêu chọc bởi sự hiện diện ở hội thánh. Tôi không được bất cứ sự khích lệ an ủi nào. Và hơn nữa tôi biết trong lòng tôi không có hi vọng gì ngoại trừ nơi Chúa Jê-sus. Làm thế nào tôi biết được điều đó? Đọc tập hồi ký của tôi, Chống Lại Tất Cả Sự Sợ Hãi ‘Against All Fears’. Không có một tia hi vọng nào cho tôi. Và rồi tôi đây, sáu mươi năm sau đó, vẫn còn rao giảng về sự cứu rổi! Tôi biết rằng không có một người nào trong lớp của tôi còn là Cơ Đốc Nhân, và chắc chắn không có người nào để sáu mươi năm ra để giảng dạy Phúc Âm. Làm sao có thể như vậy?
Hãy nhìn Tiến sĩ Cagan. Ông lớn lên là một người vô thần. Không ai giúp đỡ ông. Không ai chăm sóc cho ông. Bây giờ ông là một trong những Cơ Đốc Nhân ưu tú mà tôi đã từng gặp. Làm sao có được điều đó?
Hãy nhìn bà Salazar. Chồng bà ta đánh đập vì bà đi đến nhà thờ. Con cái bà ta rời khỏi hội thánh và trở thành những người vô dụng cho Đức Chúa Trời. Dầu vậy bà Salazar lê bước một mình. Và hơn thế nữa bà còn là một người đàn bà vui vẽ. Bà phó thác đời sống bà cho việc giúp đỡ các bạn trẻ trong hội thánh. Làm sao có được điều đó?
Hãy nhìn đến Aaron Yancy! Không có một người nào trong gia đình ông là một Cơ Đốc Nhân tốt. Và rồi bây giờ Aaron là một trong những Cơ Đốc Nhân chân chính nhất mà tôi đã từng biết. Làm sao có được điều đó?
Hãy nhìn đến bà Winnie Chan. Bà luôn làm việc một cách thầm lặng ở phía sau cho Chúa Jê-sus. Bà làm chứng đem nhiều người đến hơn bất cứ người con gái nào khác trong hội thánh. Điều gì làm cho bà tiếp tục điều đó? Làm sao có thể có được?
Nhìn đến John Samuel Cagan. Ông đã trãi qua sự chia rẽ lớn trong hội thánh. Tất cả bạn của ông rời xa. Dầu vậy John Cagan đang giảng ở đây mỗi sáng Chúa Nhật. Hơn nữa John Cagan còn đang theo học trong chủng viện để trở thành mục sư. Làm sao có thể được?
Nhìn đến Bà Hymers. Bà đã được cứu một cách kỳ lạ trong cái lần đầu tiên bà được nghe tôi giảng Phúc Âm. Tất cả bạn của bà rời bỏ hội thánh cho một đời sống ích kỷ và tội lỗi. Nhưng bà Hymers có thể nói như là một người đàn bà mạnh mẽ của Đức Chúa Trời! Làm sao có thể được? Tôi không biết có cách nào khác để giải thích về sự biến đổi của những người nầy, và tấm lòng trung thành của họ đối với Đấng Christ và hội thánh. Sự lựa chọn là câu trả lời duy nhất! Họ có thể nói giống như tộc trưởng Gióp,
“Dẫu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài” (Gióp 13:15).
Một Cơ Đốc Nhân lổi lạc mà tôi được biết đến là Mục sư Richard Wurmbrand. Đọc câu chuyện của ông, Chịu Khổ Vì Đấng Christ ‘Tortured for Christ’. Bạn sẽ đồng ý với tôi, khi bạn đọc nó, trong cái nhìn của Đức Chúa Trời ông vĩ đại hơn Billy Graham, Pope John Paul II, hay bất cứ một tu sĩ nào khác của thế kỷ 20. Ông chịu khổ hầu như gần chết trong 14 năm tù Cộng Sản, bị đánh gần chết, bị bỏ đói gần như bị mất trí. Ông cũng có thể nói giống như tộc trưởng Gióp,
“Dẫu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài” (Gióp 13:15).
Làm thế nào có được nếu như không có ân điển lớn lao của Đức Chúa Trời đã chọn người đó và kéo người đó đến với Chúa Jê-sus Christ? Làm sao có được nếu lời của Chúa Jê-sus không phải là chân lý? Chính Chúa Jê-sus đã phán,
“Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn ta, bèn là ta đã chọn và lập các ngươi” (Giăng 15:16).
“Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta.”
II. Thứ hai, sự cứu rổi đời đời cho tất cả những người đến cùng Chúa Jê-sus.
“Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta.”
Đây là sự ổn định đời đời, và vì sự ổn định đó nó không thể sửa đổi bởi con người hay Ma-quỉ. Ngay cả chính AntiChrist cũng không có thể cản ngăn được một người nào đó đến với Chúa Jê-sus, là những người đã được biên tên “trong sách sự sống của Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế” (Khải-Huyền 13:8). Mỗi người cuối cùng trong bọn họ trong thời điểm sẽ được kéo đến bởi Đức Thánh Linh, và đến với Chúa Jê-sus, và được an toàn trong Đức Chúa Trời qua Huyết Báu của Chúa Jê-sus Christ, và được cất lên Thiên Đàng cùng chiên của Ngài, của sự vinh hiển trên cao!
Lắng nghe! “Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta.” Không một người nào Cha đã ban cho Chúa Jê-sus sẽ bị diệt vong. Nếu như ngay cả một người lạc mất, thì phân đoạn phải nói “hầu hết” hoặc “hết thảy ngoài một.” Nhưng nó nói, “phàm những” không có ngoại trừ. Nếu như một châu báo mà mất khỏi vương miện của Đấng Christ, thì vương miện của Đấng Christ sẽ không được vinh quang cho lắm. Nếu một thuộc viên trong thân của Đấng Christ bị hỏng đi, thân của Đấng Christ sẽ không trọn vẹn.
“Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta.” “Nhưng giả sử họ sẽ không đến.” Tôi không thể giả sử điều như vậy. Vì Đấng Christ phán họ “sẽ đến.” Họ sẽ được làm cho sẵn sàng trong ngày quyền thế của Đức Chúa Trời. Dẫu cho con người là tác nhân tự do, nhưng Đức Chúa Trời có thể khiến người, tự nguyện, để đến cùng Chúa Jê-sus. Ai tạo nên con người? Là Đức Chúa Trời! Ai tạo nên Đức Chúa Trời? Chúng ta có thể nào năng con người lên ngai tối cao của Đức Chúa Trời chăng? Ai sẽ là chủ, và theo đường người đó được? Đức Chúa Trời hay con người? Ý chỉ của Đức Chúa Trời, mà nói họ rằng “sẽ đến” biết làm cho họ đến như thế nào.
Ngày nay chúng ta đọc về hàng ngàn người Hồi Giáo cứng lòng đến với Chúa Jê-sus. Nhiều người Hồi Giáo đến với Chúa Jê-sus lúc nầy hơn ở bất cứ thời kỳ nào từ lúc tôn giáo Quỉ-xúi giục làm mù mắt hậu tự của Ê-sau. “Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta.” Có rất nhiều phương cách mà Đức Chúa Trời sử dụng, ngay cả ở tại I-răn, ngay cả ở Trung Hoa, ngay cả ở những hòn đảo của biển, ngay tại trong ngục tù ở dưới ách của Sa-tăn. Ngay cả những học thuyết sai lạc của Finney cũng không thể áp đảo ân điển tối cao của Đức Chúa Trời Toàn Năng! Đây là học thuyết Kinh Thánh! Đây là học thuyết của Đức Chúa Trời! Đây là học thuyết mà Đức Chúa Trời đã dùng lần nầy qua lần khác trong sự phục hưng. Những thuốc kích thích và tình dục miễn phí của Hippie cũng không ngăn chặn Phong Trào Chúa Jê-sus khỏi quét hàng chục ngàn con cái của Sa-tăn vào trong Vương Quốc Đức Chúa Trời! Và Ngài có thể làm lại nữa! “Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta.”
Nhưng giả sử rằng có một người trong lựa chọn của Đức Chúa Trời mà trở nên quá cứng lòng đến nổi không có hi vọng gì cho người đó? Vậy sẽ ra sao? Nếu người đó đã được chọn thì sẽ bị bắt giữ bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Nước mắt sẽ tuôn xuống trên má người đó, và người đó sẽ được làm cho tự nguyện để đến cùng Chúa Jê-sus và được cứu rổi. Tôi đã lạc mất trong sự cứu chuộc bởi việc làm trong 8 năm. Nếu Đức Chúa Trời có thể uốn công ý chỉ của tôi, và đem tôi đến với Chúa Jê-sus, thì Ngài có thể đem bất cứ ai! Không có một linh hồn được chọn nào vượt quá tầm với của hi vọng, không có người được chọn nào mà Đức Chúa Trời không thể kéo đến cùng Chúa Jê-sus, ngay cả từ những cổng Địa Ngục! Đức Chúa Trời có thể để lộ tay Ngài, đưa ra tay Ngài, và bức nhãn hiệu “kéo ra từ lửa” (Xa-cha-ri 3:2).
III. Thứ ba, hãy nghe đến phần thứ hai của đoạn kinh văn.
“Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu” (Giăng 6:37).
Không có sự lầm lẩn ở đây. Không đúng người thì sẽ không thể nào đến. Nếu bất cứ tội nhân lạc mất nào đến với Chúa Jê-sus, thì đó chắc chắn là đúng người. Có người nói, “Giả sử như tôi đi đến bằng sai đường.” Bạn không thể nào đến với Chúa Jê-sus bằng con đường sai được. Chúa Jê-sus phán, “…nếu Cha chẳng ban cho, thì chẳng ai tới cùng ta được” (Giăng 6:44, 65). Nếu bạn có đến với Chúa Jê-sus một chút nào, quyền năng cho bạn đến là phải được ban cho bạn bởi Cha. Nếu bạn đến với Chúa Jê-sus, Ngài không có cách nào quăng bạn ra. Không thể có lý do nào để Chúa Jê-sus quăng bỏ bất cứ tội nhân nào mà đã đến với Ngài. Chúa Jê-sus phán,
“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Ma-thi-ơ 11:28).
Đó là lời mời và cũng là lời hứa của Ngài.
Spurgeon chỉ mới 27 tuổi. Một mục sư trẻ kết thúc bài giảng của ông với những lời như sau:
Đây là những gì mà Chúa Jê-sus Christ nói đến mỗi bạn – đây là sự kêu gọi Phúc Âm: “Hãy đến, hãy đến, đến với Chúa Jê-sus, với con người của bạn.” Bạn nói, “Nhưng tôi cần có thêm sự cảm xúc.” “Không, bạn hãy đến với Chúa Jê-sus ngay.” “Nhưng hãy để tôi về nhà và cầu nguyện.” “Không, không, bạn hãy đến với Chúa Jê-sus với chính con người bạn.” Nếu bạn tin vào chính Chúa Jê-sus, Ngài sẽ cứu bạn. Ô, tôi cầu nguyện rằng bạn sẽ dám tin nhận Ngài. Nếu có ai phản đối, “Bạn chẳng qua là một tội nhân ô uế,” hãy đáp lại, “Vâng, thật sự tôi là như vậy; nhưng Chúa Jê-sus, chính Ngài đã kêu tôi đến.”
Người tội, nên đến, hèn và khốn cùng,
Yếu và bi thương, bệnh và đau đớn;
Je-sus sẳn sàng đứng cứu bạn,
Đầy thương xót với năng quyền;
Ngài có năng quyền,
Ngài sẳn lòng, Ngài sẳn lòng,
đừng nghi ngờ nữa.
(“Đến, Tội Nhân Ơi ‘Come, Ye Sinners’” bởi Joseph Hart, 1712-1768).
Hỡi tội nhân, hãy tin nhận Chúa Jê-sus, và nếu bạn bị diệt vong vì tin Chúa Jê-sus, tôi cũng sẽ bị diệt vong với bạn. Nhưng điều đó không thể nào có được, ai tin nhận Chúa Jê-sus sẽ không bị diệt vong. Hãy đến với Chúa Jê-sus, và Ngài sẽ không bỏ bạn ra ngoài đâu. Đừng cố tìm hiểu nó. Chỉ tin cậy Ngài, và bạn sẽ không bao giờ bị diệt vông, bởi vì Ngài yêu bạn.
KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC.
Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào.
Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây).
Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông,
đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.
Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng: Giăng 6:35-39.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chạy Đến, Hỡi Tội Nhân ‘Come, Ye Sinners’”
(bởi Joseph Hart, 1712-1768)
DÀN BÀI CỦA “GIÁ TRỊ VỀ THẦN HỌC” CỦA SPURGEON SPURGEON’S “SUBSTANCE OF ALL THEOLOGY” được giảng bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr. “Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta; kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu” (Giăng 6:37).
I. Thứ nhất, nền tảng sự cứu rổi dựa trên, Giăng 6:37a; Giăng 1:12, 13;
II. Thứ hai, sự cứu rổi đời đời cho những ai đến cùng Chúa Jê-sus,
III. Thứ ba, phần thứ hai của đoạn Kinh văn, Giăng 6:37b; Ma-thi-ơ 11:28. |