Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




“DẦU CHẲNG VẬY” - NGƯỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TẠI BA-BY-LÔN

“BUT IF NOT” – GOD’S MEN IN BABYLON
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
tối Chúa Nhật ngày 3 tháng 12 năm 2017
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, December 3, 2017

“Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô tâu lại cùng vua rằng: Hỡi Nê-bu-cát-nết-sa, về sự nầy, không cần chi chúng tôi tâu lại cho vua. Nầy, hỡi vua! Đức Chúa Trời mà chúng tôi hầu việc, có thể cứu chúng tôi thoát khỏi lò lửa hực, và chắc cứu chúng tôi khỏi tay vua. Dầu chẳng vậy, hỡi vua, xin biết rằng chúng tôi không hầu việc các thần của vua, và không thờ phượng pho tượng vàng mà vua đã dựng” (Đa-ni-ên 3:16-18).


Họ ở xa nhà khoảng 1,500 dặm. Và họ chỉ là những thiếu niên. Thành phố tràn đầy những tà giáo, rượu chè và tội lỗi. Họ có thể làm bất cứ chuyện gì mà ngay cả cha mẹ họ cũng không biết được! Nhưng họ biết rằng Đức Chúa Trời đang nhìn xem họ.

Họ bị bắt đi khỏi nhà khi vua Nê-bu-cát-nết-sa xâm chiếm Giê-ru-sa-lem. Có bốn người trong bọn họ. Họ không giống như những chàng trai khác. Họ có thân hình lực lưởng và khôn ngoan hơn người. Họ có phần tinh túy nổi bật – tốt nhất của cái tốt nhất. Họ là những vận động thể thao điền kinh. Nhưng họ cũng là những học sinh ưu tú hạng “A”. Vua chọn lựa họ để được huấn luyện như những người đàn ông thông minh. Khi họ được huấn luyện xong họ sẽ là những người cố vấn đặc biệt cho nhà vua

.

Họ hãy còn rất trẻ. Những nhà thần học phỏng đoán cả bốn người nầy đều còn ở độ tuổi niên thiếu – mỗi người độ khoảng 17 hoặc 18 tuổi. Nơi đây họ được ở trong trường đại học của nhà vua, trong đất của đa thần giáo, cách nhà 1,500 dặm.

Ngày nay những người trẻ ở trong vị trí đó sẽ sống phóng khoáng hơn! Họ sẽ say sưa. Họ sẽ tham dự những buổi tiệc bừa bãi liêu lỏng. Họ sẽ lấy những kiến thức mà họ học được trong trường đại học đó dùng làm cớ để từ bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Họ có thể trở thành những người phóng túng giống như những con người trong thời của Lót. Họ có thể loại bỏ Đức Chúa Trời ra ngoài cuộc sống của họ, giống như chính Lót đã làm khi ông hòa nhập vào cuộc sống tại Sô-đôm, – Họ có thể bỏ cách sống của họ vào trong “lối sống bừa bãi phóng đảng” giống như người con trai hoang đàng đã sống. Họ có thể làm bạn với những người hư mất và bị nhiểm trong cách sống vật chất và đường lối sai lầm của họ, như Áp-ra-ham đã làm tại U-rơ, xứ Canh-đê. Họ có thể trở lui và lạc mất linh hồn của họ, giống như bạn của Phao-lô là Đê-ma đã làm, “Đê-ma đã lìa bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy” (2 Ti-mô-thê 4:10).

Nhưng những chàng trai Do-thái nầy, ở xa nhà, trong trường đại học tại Ba-by-lôn, không bao giờ bị dao động hay thất bại! Họ tuân giữ theo giao ước của luật pháp Môi-se trong chế độ ăn kiêng. Họ không làm mất tính chất thiêng liêng với rượu hoặc thức ăn của vua. Họ giữ sự trung thành với Đức Chúa Trời và sự dạy dổ của tôn giáo mà họ đã được học tại quê nhà. Họ giống như FOBs, những đứa trẻ từ Trung Hoa nhảy ra khỏi tàu, là những đứa mà cha mẹ họ gởi họ đi xa, ra khỏi nhà họ tại Trung Hoa. Cảm tạ Chúa một số người họ đến với hội thánh và được cứu. Rồi bạn sẽ giống như những chàng trai Do-thái nầy trong tình trạng bị câu thúc tại Ba-by-lôn

.

Đa-ni-ên là người dẩn đầu những chàng trẻ nầy. Ông có thể nhỏ tuổi hơn ba người nầy một chút. Nhưng ông lại là người lãnh tụ bẩm sinh. Ông chỉ huy ba người kia. Ông có khả năng lãnh đạo giống như John Cagan. Đó là lý do tại sao tôi cảm nhận John có thể trở thành mục sư quản nhiệm. Những người khác là những người lớn hơn John sẽ theo John vì John là người lãnh đạo. Đa-ni-ên là một người cầu nguyện. Đa-ni-ên là một người trẻ với chủ tâm và đức tin nơi Đức Chúa Trời. Đa-ni-ên là một tiên tri. Ông giảng cho Vua Nê-bu-cát-nết-sa và ông chứng thực tất cả những điều đó trong các quần thần của vua. Nhà vua rất tự tin vào Đa-ni-ên. Ông đưa Đa-ni-ên lên bậc hàng tôn trọng khi ông chỉ khoảng độ hai mươi tuổi. Nhưng Đa-ni-ên không quên ba bạn của ông. Họ là Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô. Đa-ni-ên cầu xin cho ba bạn Hê-bơ-rơ của ông cũng được vào những chức vị cao trọng trong bộ chính phủ tại Ba-by-lôn.

Ba chàng trai trẻ nầy đã trải qua tất cả những cuộc thử nghiệm của sự trung thành với Đức Chúa Trời. Và bây giờ họ được nâng cao trong những chức vị cao trọng vì sự trung thành của họ. Khi Đức Chúa Trời biết bạn đặt Ngài trước tiên, rồi sau đó Đức Chúa Trời ban cho bạn việc quan trọng hơn để làm. Họ nhắc tôi nhớ đến Noah, Jack và Aaron. Họ hãy còn rất trẻ, nhưng họ đã được phong chức để làm chấp sự vì chúng tôi biết rằng họ có thể xử lý được trong công việc Chúa. Và Đức Chúa Trời biết rằng Ngài có thể tin cậy họ để bước qua những trải nghiệm khó khăn.

Vua Nê-bu-cát-nết-sa trở nên hùng mạnh hơn và tự tôn tự đại. Trong sự kiêu ngạo của ông nhà vua đã cho dựng nên một bức tượng cao lớn của mình. Nó cao khoảng chin chục feet, và được đút bằng vàng hay che phủ bằng vàng. Nê-bu-cát-nết-sa dựng nên bức tượng khổng lồ nầy trong “đồng bằng Du-ra” (Đa-ni-ên 3:1). Bây giờ hãy nghe Đa-ni-ên 3:4-6.

“Bấy giờ sứ giả rao lớn tiếng lên rằng: Các dân, các nước, các thứ tiếng, đây nầy, lịnh truyền cho các ngươi. Khi nào các ngươi nghe tiếng còi, kèn, đàn cầm, đàn sắt, quyển, sáo và các thứ nhạc khí, thì khá sấp mình xuống để thờ lạy tượng vàng mà vua Nê-bu-cát-nết-sa đã dựng. Kẻ nào không sấp mình xuống và không thờ lạy, tức thì sẽ phải quăng vào giữa lò lửa hực” (Đa-ni-ên 3:4-6).

Sự giải thích chính yếu của sự từng trãi nầy là Đức Chúa Trời muốn chăm sóc cho dân Y-sơ-ra-ên là dân giao ước của Ngài giữa cảnh lưu đày tại Ba-by-lôn. Đó là sự giải thích và ứng dụng chính. Nhưng có một ứng dụng khác cũng không kém. 2 Ti-mô-thê 3:16-17 nói cho chúng ta biết “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẩn, và có ích” cho Cơ Đốc Nhân ngày nay. Những gì trong đoạn nầy về Đa-ni-ên nói cho chúng ta là Cơ-đốc Nhân là bằng ứng dụng. Ba chàng trai trẻ Hê-bơ-rơ cũng được lệnh truyền là phải thờ lạy pho tượng vàng cùng với mọi người khác tại Ba-by-lôn. Họ bị áp lực là phải tuân theo chỉ thị, cùng với đám đông, để “sấp mình xuống để thờ lạy tượng vàng [đó] mà vua đã dựng” (Đa-ni-ên 3:5).

Vua Nê-bu-cát-nết-sa là một loại hay là hình ảnh của Sa-tan ở đây. Tân Ước gọi Sa-tan là “Chúa của đời nầy” (2 Cô-rinh-tô 4:4). Sa-tan kêu gọi chúng ta sấp mình xuống thờ lạy hắn. Nhưng Chúa kêu gọi chúng ta trong cách khác. Đấng Christ phán,

“Chẳng ai được làm tôi hai chủ; … Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn nữa” (Ma-thi-ơ 6:24).

Bạn phải lựa chọn. Sa-tan kêu gọi bạn thờ lạy vật chất. Đức Chúa Trời kêu gọi bạn chỉ thờ lạy một mình Ngài. Đức Chúa Trời phán, “Trước mặt ta ngươi chớ có các thần khác” (Xuất-Ê-Díp-Tô-Ký 20:3). Đó là một trong mười điều răn.

Ba chàng trai trẻ Hê-bơ-rơ nầy là Sa-đơ-rác, Mê-sác và A-bết-nê-gô, phải lựa chọn. Có phải là họ phải sấp mình xuống thờ lạy tượng vàng? Hoặc là họ phải từ chối không sấp mình xuống thờ lạy tượng vàng? Những chàng trai trẻ nầy có vài sự lựa chọn. Họ có thể nói, “Nó là bổn phận của chúng ta là một công dân phải vâng lời vua mà sấp mình xuống.” Hoặc họ cũng có thể nói, “Nó chỉ là hình thức mà thôi. Đức Chúa Trời biết lòng chúng ta yêu mến Ngài, cho dù chúng ta sấp mình xuống thờ lạy tượng vàng.” Họ có thể cúi xuống mà không bị vấn đề gì. Kinh Thánh nói, “Ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự” (Giô-suê 24:15).

Như chúng ta tiến tới cái mà thế gian gọi là “những ngày lễ,” mỗi người chúng ta sẽ phải chọn lựa điều đó. Bạn sẽ sấp mình xuống trước Sa-tan, hay là bạn sẽ chân thật cùng Chúa? Bạn sẽ có mặt trong nhà thờ ngày Giáng Sinh, hay là bạn chạy sang Las Vegas? Bạn sẽ có mặt trong nhà thờ đêm Giao Thừa, hay bạn đi đến buổi tiệc? Bạn sẽ sấp mình xuống trước tượng vàng vật chất của người Mỹ, hay là bạn sẽ có mặt trong nhà thờ với dân sự của Đức Chúa Trời? Tôi bị chỉ trích nghiêm khắc bởi những người mới theo đạo khi nói những điều như vậy. Họ nói tôi quá nghiêm khắc. Họ nói nó là điều hợp pháp để bạn chọn lựa giữa Đức Chúa Trời và Ma-môn. Nhưng họ quên rằng tôi không phải là người đặc ra sự phân chia. Tôi không có gây nên sự chia rẽ đó. Chúa Jê-sus Christ đã làm điều đó! Là Đấng đã phán rằng, “Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời, lại làm tôi ma-môn nữa” (Ma-thi-ơ 6:24). Chúa Jê-sus Christ, là Đấng phán với chúng ta,

“Trước hết hãy tìm kiếm Đức Chúa Trời, và sự công bình của Ngài” (Ma-thi-ơ 6:33).

Bài học Kinh Thánh Cải Cách nói Ma-thi-ơ 6:33, “Chúng ta là phải làm luật tối cao của Đức Chúa Trời và mối liên hệ đúng với Ngài là ưu tiên cao nhất trong cuộc sống…Đức Chúa Trời sẽ đáp ứng hết nhu cầu cho những ai liều mình vì Ngài” (ghi chú dựa trên Ma-thi-ơ 6:33).

Gia đình và những người bạn lạc mất của bạn sẽ dùng mọi cách để cố gắng lôi kéo bạn ra khỏi nhà thờ vào ngày Giáng Sinh và Năm Mới. Họ sẽ gọi bạn là người “kỳ quặc” hay là một người “cuồng tín” nếu như bạn có mặt trong nhà thờ trong những ngày đó, thay vì bạn chạy sang Las Vegas, San Francisco, hay một nơi nào khác! Bạn sẽ phải quyết định có nên cúi mình xuống trước các thần tượng của họ – hoặc là bạn phục vụ Chúa tại đây trong nhà thờ! Bạn sẽ phải quyết định!

Cha ruột của tôi giận và la tôi khi tôi luôn luôn chọn để dành thời gian vào Giao Thừa cùng anh chị em tại hội thánh Trung Hoa. Ông la rầy, “Tại sao mầy muốn bỏ thì giờ vào Giao Thừa cùng những người Trung Hoa thay vì cùng gia đình của mầy?” Tôi không cải lý với ông. Tôi tiếp tục ở nhà thờ vào Giáng Sinh và Giao Thừa. Tôi mời ông ta đến nhà thờ cùng tôi. Khi ông từ chối làm điều đó tôi tự nói với chính mình, “Ông chính là người chia rẽ gia đình! Ông là người đã từ chối để đi cùng tôi đến nhà thờ!”

Bạn thấy đó, chính là thái độ đó đã làm sự khác biệt giữa Cơ-đốc Nhân vô thực và Cơ-đốc Nhân thật! Nếu bạn có tiếp xúc với những người phái Phúc Âm-mới ôn hoà, nó phải có sự vận hành của Đức Chúa Trời trong đời sống của bạn để thấy rằng tôn giáo của họ là một sự thoả hiệp – một sự thoả hiệp cùng Ma-quỉ! Thật sự nó làm không thể nào cho bạn có thể cưới được một trong những người trẻ Cơ-đốc nghiêm túc. Họ một là phải thoả hiệp và hi sinh sự nghiêm túc của họ – hoặc bạn phải bỏ sự thoả hiệp và trở nên người Cơ-đốc Nhân thật sự – thay vì là người Phúc Âm vô thực (chỉ có tên)! Chúng ta sẽ không thoả hiệp! Cho nên, bạn cần phải làm quen nó – hoặc đó, hay đi nhà thờ khác! C. S. Lewis nói khá thế nầy, “Tôi từng là người tà giáo đã được biến đổi, sống giữa vòng người bội Thanh Giáo.” Như Kipling nói, “Phía đông là phía đông và phía tây là phía tây, và không bao giờ cả hai gặp được.” Truyên bá Phúc Âm là truyền bá Phúc Âm, và Chính Thống là Chính Thống, và cả hai cũng không gặp nhau. Hãy đến cùng chúng tôi và trở nên Cơ-đốc Nhân thật sự! Từ bỏ tôn giáo không giá trị và chết của truyền bá Phúc Âm-mới! Từ bỏ nó! Đến với chúng tôi và trở nên Cơ-đốc Nhân thật sự.

Bạn biết, không cần sự tiếp xúc nhiều với truyền bá Phúc Âm-mới để hủy hoại một người. Đi với họ vài tháng – đến trường học của họ hay hội thánh của họ – sẽ cần phép lạ của Đức Chúa Trời cho bạn để đến với chúng tôi! Nó phải cần phép lạ của sự biến đổi thì bạn mới suy nghĩ như chúng tôi! George Bernard Shaw nói rằng những người đã được tiêm nhiễm với một liều lượng nhỏ Cơ-đốc Giáo lúc còn nhỏ ít khi được điều thật. Tiến sĩ Curtis Hutson viết quyển sách nhỏ gọi là, “Truyền Bá Phúc Âm-Mới, là Kẻ Thù của Chính Thống ‘New Evangelicalism, the Enemy of Fundamentalism’.” Ông đã nói đúng. Chúng là kẻ thù của chúng ta. Chúng ta có thể hết sức đối xử tốt với họ – nhưng họ lúc nào cùng công kích chúng ta! Tại sao? Bởi vì họ không thích Cơ-đốc Giáo nghiêm túc, đó chính là tại sao! Tôi đã từng là người tà giáo được biến đổi, sống giữa vòng người phái Phúc Âm-mới bội giáo! Tôi đã học được, qua nhiều năm, ngóng chờ họ để không thích đức tin của tôi và để nói nghịch cùng tôi! Bạn cũng cần phải học điều đó – nếu bạn muốn để kinh nghiệm sự biến đổi thật sự, và trở nên một Cơ-đốc Nhân thật!

Bạn thấy đó, truyền bá Phúc Âm-mới không thật sự tin Kinh Thánh. Họ thật sự không tin rằng tấm lòng của họ “dối trá và rất là xấu xa” – có nghĩa là họ không tin Giê-rê-mi 17:9. Họ cho rằng họ không xấu xa như những người khác, cho nên họ sẽ vào Thiên Đàng bởi vì họ không có xấu xa bằng người khác. Đây có nghĩa là họ không tin Kinh Thánh, “vì ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống” (Lu-ca 18:14); “Đức Chúa Trời ơi, xin hãy tra xét tôi, và biết lòng tôi; Hãy thử thách tôi, và biết tư tưởng tôi; Xin xem thử tôi có lối ác nào chăng” (Thi-Thiên 139:23, 24). Những người phái Phúc Âm-mới không có dưới sự kết án của tội lỗi, bởi vì họ không xem Kinh Thánh cách nghiêm túc. Họ tự bào chữa chính mình, vì thế họ không được biến đổi. Họ chỉ có thể là người bội Thanh Giáo. Tiến sĩ A. W. Tozer nói, “Quyển sách thực tế nhất trong thế gian là Kinh Thánh. Đức Chúa Trời là thật, và tội lỗi cũng là thật và sự chết và địa ngục cũng vậy, phía mà tội lỗi không thể nào tránh được mà phải dẫn đến” (Sanh Sau Nửa Đêm ‘Born After Midnight’).

Những người nam trẻ nầy không phải là những người phái Phúc Âm-mới. Họ không có bị độc bởi ý thức không thật, sai lầm về Đức Chúa Trời và sự phán xét tội lỗi. Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-nê-gô là nòng cốt rắn chắc, những người chính thống tin Kinh Thánh. Họ rung sợ Đức Chúa Trời. Họ kính sợ Đức Chúa Trời đến nổi họ sẵn sàng chịu thiêu sống hơn là không vâng phục Đức Chúa Trời và cuối xuống trước thần tượng của vua. Kinh Thánh chép, “Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu sự tri thức” (Châm-Ngôn 1:7). Nhưng những người phái Phúc Âm-mới không kính sợ Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép, “Chẳng có sự kính sợ Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng nó” (Rô-ma 3:18). Cho các bạn một sự thử nghiệm. Bạn có sự kính sợ Đức Chúa Trời như những người trai trẻ nầy không? Hay là “không có sự kính sợ Đức Chúa Trời ở trước mặt bạn”? Nếu không có sự kính sợ Đức Chúa Trời, thì bạn là người Phúc Âm-mới. Bạn phải nên kính sợ Đức Chúa Trời! Bạn đã được cho biết từ Kinh Thánh rằng bạn là người lạc mất! Điều đó có làm cho bạn khó chịu không? Điều đó có làm cho bạn thức giấc vào đêm, sợ hải Địa Ngục? Nếu như nó không có thì bạn đã bị độc bởi Phúc Âm-mới mà bạn đã được bộc lộ. Nó là độc! Nó là độc! Nó là độc! Bạn phải nên sợ về cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời!

Vua nói với họ, “…nếu các ngươi không quì lạy pho tượng mà ta đã làm nên, thì chính giờ đó các ngươi sẽ phải quăng vào giữa lò lửa hực – rồi thần nào có thể giải cứu các ngươi khỏi tay ta?” (Đa-ni-ên 3:15).

Ba người trai trẻ nầy đã được biến đổi. Họ kính sợ Chúa. Họ tin cậy Chúa. Họ đã được học nhiều năm trước để không làm theo tội lỗi của dân Ba-by-lôn. Họ đã học để đứng một mình trước Đức Chúa Trời!

Dám làm người Đa-ni-ên,
   Dám để đứng một mình!
Dám để có mục đích vững chắc!
   Dám để nó được biết!
(“Dám Làm Đa-ni-ên ‘Dare to be a Daniel’” bởi Philip P. Bliss, 1838-1876).

Hãy đứng lên và hát!

Dám làm người Đa-ni-ên,
   Dám để đứng một mình!
Dám để có mục đích vững chắc!
   Dám để nó được biết!

Tôi chỉ là một người trẻ. Tôi chỉ có một mình! Tôi không có tiền! Tôi không có ai yểm trợ tôi! Tiến sĩ Green nhìn tôi và nói, “Nếu như ngươi không ngừng trả lời những giáo sư chối bỏ-Kinh Thánh, ngươi sẽ không bao giờ được quản nhiệm một hội thánh Báp-tít Nam Phương!” Tôi đã tự học đứng một mình cho Đức Chúa Trời. Tôi đã tự hết sức mình học xong đại học. Tôi đã làm 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày, bảy ngày trong tuần – để trả chi phí học đại học và chủng viện. Tôi đã học để kính sợ Đức Chúa Trời, hơn là loài người. Tiến sĩ Green nói, “Nếu ngươi không ngừng trả lời những giáo sư thì ngươi sẽ không bao giờ được quản nhiệm một hội thánh Báp-tít Nam Phương.”

Tôi nhìn thẳng vào mắt ông và nói, “Nếu như đó là cái giá phải trả thì tôi không thèm!” Tôi không thèm nếu đó là giá phải trả! Tôi không thèm!

Dám làm người Đa-ni-ên,
   Dám để đứng một mình!
Dám để có mục đích vững chắc!
   Dám để nó được biết!

Tôi không có một lưới an toàn nào! Tôi tưởng rằng đó là kết thúc của sự nghiệp của tôi. Tôi tưởng rằng tôi đã phí bốn năm đại học và ba năm chủng viện. Nhưng tôi không còn quan tâm điều đó nữa. Tôi phải bênh vực Kinh Thánh! Tôi phải cho dù nó có nghĩa là tôi sẽ không bao giờ có hội thánh để quản nhiệm! Cho dù họ quăng tôi vào lò lửa bừng cháy! Cho dù tôi sẽ không bao giờ có hội thánh!

Nếu đó giá phải trảtôi không thèm! Tôi có sợ không? Dỉ nhiên là tôi có! Nhưng tôi đã viết xong câu chuyện về cuộc đời của tôi vào tuần rồi. Đây là chủ để của quyển sách của tôi – Chống Lại Hết Thảy Sự Sợ Hải!

Nhiều mục sư nổi tiếng và lổi lạc ghi đằng sau sách của tôi. Những câu phát biểu của họ ở trên bìa! Tiến sĩ Bill Monroe, chủ tịch trước kía của Hội Thông Công Kinh Thánh Báp-tít, có nói, “Hymers là Đa-ni-ên hiện đại trong Ba-by-lôn ngày nay – trung tâm Los Angeles. Hãy đọc câu chuyện của ông và được phước, như tôi đã được!”

Tiến sĩ Neal Weaver, chủ tịch của Trường Đại Học Báp-tít Louisiana, viết – Hymers “không sợ để đánh cho những sự kết án nghịch cùng hết thảy sự lẻ thường. Ông đó là bạn tốt của tôi, Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.”

Tiến sĩ M. Rawlings, con trai của Tiến sĩ John Rawlings, và CEO (giám đốc điều hành) của Tổ Chức Rawlings, nói Ông Hymers là “Người Mỹ gốc! Một người khải tượng! Đời sống của ông cho thấy sự say mê của ông để thúc đẩy những người khác vì mục đích cho Đấng Christ.”

Tiến sĩ Dan Davidson, mục sư ở Santa Ana, California, nói “những chướng ngại…trải trên đường của Tiến sĩ Hymers sẽ cầm giữ đa số người khỏi mục vụ – nhưng Tiến sĩ Hymers vượt qua hết chúng!”

Mục sư Roger Hoffman viết, “Tôi hết lòng đề nghị sách nầy. Dù bạn là một mục sư hay không, nó sẽ khích lệ bạn và đức tin sẽ tăng thêm.”

Tiến sĩ Robert L. Summer nói, “Tôi hâm mộ người đàn ông sẵn sàng để đứng vì chân lý, ngay cả khi hết nghịch lẻ thường tình nghịch cùng ông. Robert Leslie Hymers, Jr. là loại Cơ-đốc Nhân đó.”

Tiến sĩ Paige Patterson, chủ tịch oai phong và lổi lạc của Chủng Viện Thần Học Báp-tít Tay-nam [Nam Phương] viết, “Chống Lại Hết Thảy Sự Sợ Hải ‘Against All Fears’ là câu chuyện không chắc và thần diệu về Robert L. Hymers, Jr., vị mục sư trung tín của Phúc Âm. Hảy đọc sách nầy và bạn sẽ được phước.”

Tiến sĩ Bob Jones III, Hiệu Trưởng của Trường Đại Học Bob Jones, viết, “Tự truyện của ông bài tỏ ông là người…như tiên tri Cựu Ước…Tôi và cha tôi trước tôi, hãnh diện gọi chúng tôi là bạn của Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.”

Bác sĩ Kreighton L. Chan viết, “Hãy đọc sách nầy và những sợ hải và thất bại của bạn sẽ bay ra cửa sổ! Bạn sẽ tăng thêm sức từ đời sống của Tiến sĩ Hymers. Hãy đọc sách nầy! Nó sẽ khích lệ bạn.”

Tiến sĩ Edi Purwanto của Indonesia viết, “Khi Đức Chúa Trời ở cùng một người thì người đó không thể bị đánh bại. Tiến sĩ Hymers là anh hùng là người sống còn qua nhiều trận chiến chết người.”

Tôi có thể tiếp tục đọc thêm, nhưng đó đã đủ rồi. Tôi không cho rằng chính mình là anh hùng. Tôi chỉ là một người đàn ông, chỉ là con người như Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô. Chỉ là một người kính sợ Đức Chúa Trời đủ để không cúi xuống những tự do chối bỏ Kinh Thánh, để không cúi xuống cùng Hollywood khi chúng cống kích Chúa Jê-sus, chỉ là một người sẽ không cúi xuống trước Richard Olivas, hay Los Angeles Times, hoặc mỗi chương trình tin tức trong Hoa Kỳ trên truyền hình. Chỉ là một người như Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô!

Về sự nầy, không cần chi chúng tôi tâu lại cho vua. Nầy, hỡi vua, Đức Chúa Trời mà chúng tôi hầu việc, có thể cứu chúng tôi thoát khỏi lò lửa hực, và chắc cứu chúng tôi khỏi tay vua. Dầu chẳng vậy (ha! ha! – thì thôi!). “Dầu chẳng vậy, hỡi vua, xin biết rằng chúng tôi không hầu việc các thần của vua, và không thờ phượng pho tượng vàng mà vua đã dựng.” Ông Manuel Mencia cho tôi một tấm bản để trên bàn của tôi, ở đây tại trong vân phòng ở nhà thờ nầy. Trên tấm bản đó Ông Mencia viết những chữ đó từ những anh hùng Ba-by-lôn của chúng ta, DẦU CHẲNG VẬY! Đức Chúa Trời giải thoát chúng ta. DẦU CHẲNG VẬY – ngay cả như chúng ta bị thiêu đến chết, “chúng tôi không hầu việc các thần của vua, và không thờ phượng pho tượng vàng mà vua đã dựng.”

Bạn thân mến của tôi ơi, bạn đã nghe tôi giảng rất nhiều lần. Tôi rất tự hào về bạn! Nơi nào tôi đi tôi cũng khoe các bạn là những người đã được cứu. Nhưng một số các bạn thì chưa được cứu rổi. Bạn phải quăng bỏ những cái còng và xiềng xích của truyền bá Phúc Âm-mới! Bạn phải đến với Chúa Jê-sus. Bạn phải quăng chính mình vào Đấng Cứu Chuộc là Đấng đã chết vì bạn. Quăng chính bạn vào Chúa Jê-sus. Ngài có thể cứu bạn. Ngài có thể tha thứ tội lỗi của bạn và ban cho bạn sự sống đời đời. Bạn nói, “Ngài có thể không cứu tôi.” Tôi đáp lại bằng lời của những anh hùng trẻ Hê-bơ-rơ, “Dầu chẳng vậy, hỡi Sa-tan, hãy biết rằng chúng tôi không hầu việc các thần của ngươi, và không thờ phượng hình tượng vật chất vàng mà ngươi đã dựng lên để cám dổ chúng tôi!”

Làm sao họ có sự tin cậy như vậy? Nếu như họ tin cậy vào chính mình thì Ma-quỉ đã nhắc nhở họ là họ yêu đuối cở nào. Nhưng họ không tin cậy vào sức riêng của mình hay khả năng riêng. Họ tin cậy Đấng Christ (vì Ngài đã ở trong lò lửa hực cùng họ). “Tin cậy Đấng Christ,” bạn nói, “Tôi chỉ cần nhiêu đó thôi sao?” Vâng, bạn chỉ cần điều đó thôi. Tôi biết, vì có rất nhiều lần khi tôi không có gì để tin cậy! Tôi đã từng cảm thấy yếu đuối và tuyệt vọng. Nhưng Đấng Christ luôn luôn cứu tôi, ngay cả trong sự yếu đuối của mình. Qua mỗi một sự yếu đuối và cám dổ Đấng Christ đã gìn giữ tôi bình an. Spurgeon lổi lạc nói, “Nếu bạn tin cậy Đấng Christ và bị nguyền rủa, tôi sẽ bị nguyền rủa cùng bạn. Vì hi vọng duy nhất nằm trong Đấng Christ. Tôi tin cậy Chúa Jê-sus và Ngài là sức lực và sự cứu rỗi của tôi.” Bạn nói, “Ngài có thể không cứu tôi.” Đó là Ma-quỉ. Đừng nghe hắn! Chúa Jê-sus chưa bao giờ mất một linh hồn mà đã tin cậy vào Ngài. Không có một linh hồn nào tin cậy Chúa Jê-sus mà mất cả! Và Ngài sẽ không bao giờ.

Tin cậy Ngài có nghĩa là gì? Nó giống như là đi lên giường vào tối. Tôi tin chiếc giường có thể đỡ tôi lên. Tôi nằm xuống và nghỉ ngơi. Đó là cách để tin cậy Chúa Jê-sus. Nương dựa vào Đấng Christ. Tin cậy Ngài “trong mọi cơn gió cao và ào ạt.” Tin cậy Ngài khi “hết thảy xung quanh linh hồn bạn buông thả.” “Tôi không dám tin cậy hư cấu êm đềm, nhưng hoàn toàn nương dựa vào danh Chúa Jê-sus.” Nương vào Chúa Jê-sus. Lao chính bạn vào Ngài cũng như bạn lao chính bạn lên giường lúc tối. Cái giường sẽ không để bạn té. Chúa Jê-sus sẽ không để bạn ngã. Tin cậy Ngài cũng như bạn tin vào chiếc giường của bạn vào tối. Ngài sẽ năng đỡ bạn, ngay cả trong những lúc tồi tệ nhất. Tôi biết qua kinh nghiệm. “Dầu chẳng vậy, hỡi vua, xin biết rằng chúng tôi sẽ không hầu việc các thần của vua, và không thờ phượng pho tượng vàng mà vua đã dựng.” Tin cậy Đấng Christ! Tin cậy Đấng Christ! Ngài đã chịu khổ và chết thế trong chổ của bạn để cứu bạn. Tin cậy Ngài và Ngài sẽ năng đỡ bạn “trong mọi cơn gió mạnh và ào ạt” của cuộc đời! Trong mỗi một sự cám dổ và sợ hải. Trong mọi hoàn cảnh, ngay cả trong chính sự chết, Chúa Jê-sus sẽ không làm bạn thất vọng!


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Dám Làm Đa-ni-ên ‘Dare to be a Daniel’” (bởi Philip P. Bliss, 1838-1876).