Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẦU NGUYỆN VÀ HƯỚNG DẨN
MỘT BUỔI NHÓM CẦU NGUYỆN

(SỰ DẠY DỔ CỦA TIẾN SĨ TIMOTHY LIN, 1911-2009)
HOW TO PRAY AND HOW TO CONDUCT A PRAYER MEETING
(THE TEACHINGS OF DR. TIMOTHY LIN, 1911-2009)
(Vietnamese)

Bài giảng được viết bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
và được giảng bởi Ông John Samuel Cagan
tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
tối Chúa Nhật ngày 15 tháng 10 năm 2017

A sermon written by Dr. R. L. Hymers, Jr.
and preached by Mr. John Samuel Cagan
at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, October 15, 2017

“Song khi Con người đến, há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng?” (Lu-ca 18:8).


Tiến sĩ Timothy Lin (1911-2009) là mục sư lâu năm của Tiến sĩ Hymers, là một người hiểu biết Kinh Thánh sâu rộng. Ông có bằng tiến sĩ (Ph.D.) trong tiếng Hê-bơ-rơ và Ngôn Ngữ Cùng Nguồn. Vào những năm 1950, trong trường Đại Học Bob Jones, ông đã dạy về Hệ Thống Thần Học, Thần Học Kinh Thánh, Cựu Ước Hê-bơ-rơ, Kinh Thánh tiếng Sy-ri, Cổ Ngữ Ả-rạp, và Sy-ri Đơn Giản (Peshitta Syriac). Sau nầy ông làm giám đốc Chủng Viện Truyền Giảng Trung Hoa (China Evangelical Seminary), kế nghiệp Tiến Sĩ James Hudson Taylor III. Ông cũng là một trong những dịch thuật Kinh Thánh Cựu Ước trong bản New American Standard Bible (NASB). Tiến sĩ Lin là mục sư của Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. cho hai mươi bốn năm. Tiến sĩ Hymers không cần phải suy nghĩ mà nói rằng Tiến sĩ Lin là một mục sư có sức ảnh hưởng lớn mà ông được biết đến. Khi ông còn là thành viên của hội thánh Tiến sĩ Hymers thấy Đức Chúa Trời đã đem đến cơn phục hưng mà có hàng trăm người được cứu bước vào hội thánh.

“Song khi Con Người đến, há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng?” Lu-ca 18:8).

Hầu hết những lời bình giải không xử lý câu nầy cách đúng lấm. Thí dụ, một câu bình giải nổi tiếng nói rằng, “Tình trạng chung chung qua suốt thế gian là điều không tin.” Nhưng Chúa Jê-sus không phải nói về điều nầy trong phân đoạn nầy. Ngài không có nói về sự bội đạo chung chung về thời kỳ cuối ở đây, Chúa Jê-sus cũng không nghi ngờ là có Cơ Đốc Nhân chân chính hay không khi Ngài trở lại. Trong thật tế, Chúa Jê-sus nói ngược lại với Phi-e-rơ,

“Ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó” (Ma-thi-ơ 16:18).

Ma-thi-ơ 16:18 cho chúng ta thấy rằng, cho dù sự Bội Đạo Vĩ Đại khó lường và kinh khiếp đến đâu, vẫn còn nhiều Cơ Đốc Nhân bởi đức tin cứu rỗi khi Đấng Christ trở lại. Nhiều Cơ Đốc Nhân thực sự sẽ bị say mê, đặc biệt là ở Trung Quốc và những phần khác trong Thế Giới Thứ Ba, nơi mà có phục hưng thật sự ngày nay.

“Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17).

Ngay cả trong chính cơn Đại Nạn nhiều vô số người sẽ được cứu

“thấy vô số người, không ai đếm được, bởi mọi nước, mọi chi phái, mọi dân tộc” (Khải-Huyền 7:9).

Đó là những kẻ ra khỏi cơn đại nạn, đã giặt và phiếu trắng áo mình trong huyết Chiên Con” (Khải-Huyền 7:14).

Vì thế, Chúa Jê-sus không phải nói về sự thiếu đức tin cứu rỗi tại lúc Ngài đến, khi Ngài phán,

“Song khi Con Người đến, há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng?” (Lu-ca 18:8).

I. Thứ nhất, tầm quan trọng về sự kiên trì cầu nguyện.

Đa số lời bình giải là sai, nhưng Tiến sĩ Lin đưa ra một sự giải thích thật sự của phân đoạn của chúng ta. Tiến sĩ Lin nói,

Chữ “đức tin” đã được dùng cách rộng rãi trong Kinh Thánh. Ý nghĩa chính xác chỉ có thể được định nghĩa sau khi được xem xét cẩn thận về mạch văn của nó. Phân đoạn trước câu nầy là ẩn dụ, chỉ rằng chúng ta phải cầu nguyện luôn luôn và đừng ngã lòng [Lu-ca 18:1-8a], trong khi phân đoạn tiếp theo [Lu-ca 18:9-14] là ẩn dụ của sự cầu nguyện về Người Pha-ri-si và người thâu thuế. Vậy thì, mạch văn của câu nầy [Lu-ca 18:8] rõ ràng ngụ ý rằng chữ “đức tin” ở đây ám chỉ đến đức tin trong sự cầu nguyện. Và câu nói của Chúa chúng ta là sự than khóc rằng Hội Thánh Ngài sẽ mất đức tin trong sự cầu nguyện vào đêm trước khi Ngài đến lần thứ hai (Timothy Lin, Ph.D., Bí Quyết về Sự Tăng Trưởng Hội Thánh ‘The Secret of Church Growth’, Hội Thánh Báp-tít Trung Hoa Đầu Tiên ở Los Angeles, 1992, tr. 94-95).

Tiến sĩ Lin nói rằng cái điểm của ẩn dụ trong Lu-ca 18:1-8 là Cơ Đốc Nhân nên tiếp tục cầu nguyện và không nản lòng. Câu tám cho thấy rằng Cơ Đốc Nhân sẽ không có đức tin bền trí trong sự cầu nguyện trong những ngày sau cùng, những ngày mà chúng ta đang ở. Vì thế, chúng ta không thể dẫn giải trên phân đoạn nầy bằng cách nói rằng,

“Song khi Con Người đến, há sẽ thấy đức tin [kiên nhẩn cầu nguyện] trên mặt đất chăng?” (Lu-ca 18:1, 8).

Tiến sĩ Lin đã tiếp tục nói,

Những buổi nhóm cầu nguyện của nhiều hội thánh ngày nay thực sự vắng vẻ [hoặc trở thành giờ học Kinh Thánh giữa tuần, với chỉ một hay vài lời cầu nguyện]. Gặp phải trạng thái buồn bã, hầu như nhiều hội thánh hoàn toàn bỏ qua lời cảnh báo quan trọng nầy và trong ham mê cho chính dục vọng của họ, [thường] bỏ qua sự nhóm lại cầu nguyện hoàn toàn. Nó thật sự là [một] dấu hiệu cho sự đến lần thứ hai của Chúa Jê-su Christ đã gần kề! Ngày nay, nhiều [tín hữu trong hội thánh] thờ phượng ti-vi hơn là Chúa của họ…Điều nầy quả thật đáng buồn!... nhiều hội thánh ngày sau cùng phô bày…sự hờ hửng tột cùng [thiếu sự hứng thú] đến những buổi nhóm cầu nguyện (Timothy Lin, Ph.D., như đã trích, tr. 95).

Vì thế mà Lu-ca 18:8 cho thấy dấu hiệu của sự thiếu cầu nguyện trong hội thánh trước khi Chúa Jê-sus Christ Trở Lại lần Thứ Nhì, dấu hiệu của thời đại mà chúng ta đang sống, dấu hiệu của sự thiếu cầu nguyện, không phải là thiếu hoàn toàn đức tin cứu rổi. Thiếu sự cầu nguyện trong hội thánh là một trong những dấu hiệu cho chúng ta là những người đang sống trong những ngày sau cùng, trước khi Chúa của chúng ta Trở Lại lần Thứ Nhì.

“Song khi Con Người đến, há sẽ thấy đức tin [kiên nhẩn cầu nguyện] trên mặt đất chăng?” (Lu-ca 18:8).

II. Thứ hai, tầm quan trọng của buổi nhóm cầu nguyện.

Tiến sỉ Lin cũng chỉ ra rằng sự cầu nguyện cá nhân đơn độc một mình thì không có năng quyền giống như là năng quyền của sự hiệp nhất cầu nguyện trong những buổi nhóm cầu nguyện. Ông nói,

Người ta thường nói rằng không có gì khác biệt giữa sự cầu nguyện cá nhân hay cầu nguyện với một nhóm, hoặc là cầu nguyện một mình tại nhà hay cầu nguyện với anh chị em trong hội thánh cũng không khác gì. Nói như vậy là một sự bào chữa cho cái làm biếng của mình, hay là một lý lẽ để giải thích sự không biết gì của một người về quyền năng của sự cầu nguyện! Hãy xem những gì mà Chúa chúng ta đã nói về khía cạnh của sự cầu nguyện nầy:

“Quả thật, ta lại nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi [hội thánh] thuận nhau ở dưới đất mà cầu xin không cứ việc chi, thì Cha ta ở trên trời sẽ cho họ. Vì nơi nào có hai ba người nhân danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ” (Ma-thi-ơ 18:19-20).

     Chúa của chúng ta mạnh mẽ nhắc nhở chúng ta rằng việc sử dụng quyền năng thánh nầy không thể nào đạt được bởi sự cố gắng của một cá nhân, nhưng chỉ có thể qua đoàn thể [bở] sự cố gắng của cả hội thánh. Nói một cách khác, chỉ khi nào …toàn thể hội thánh đồng lòng [cầu nguyện]…thì hội thánh đó mới có thể [nhận được] năng quyền thánh.
     Tuy vậy, hội thánh của những ngày sau cùng, không thể thấy được thực tế của chân lý nầy, hay nhớ được tiến trình để [nhận được] quyền năng của Đức Chúa Trời. Thật là sự mất mát to lớn! [Hội thánh] có năng quyền thánh từ trời, nhưng không có kiến thức để áp dụng nó, nhưng mà lại muốn làm lu mờ công việc của Sa-tan, tháo bỏ sự áp bức, và kinh nghiệm hơn trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Than ôi, nó không thể nào làm được! (Timothy Lin, Ph.D., như đã trích, tr. 92- 93).

Vì thế, Tiến sĩ Lin đã dạy về sự tuyệt đối quan trọng của đức tin cầu nguyện, và quan trọng tuyệt đối về buổi nhóm cầu nguyện của hội thánh.

III. Thứ ba, tầm quan trọng của việc “đồng một lòng” cầu nguyện.

Vui lòng mở ra trong sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 1:14 và đọc lớn lên.

Hết thảy những người đó bền lòng đồng một ý mà cầu nguyện với các người đàn bà, và Ma-ri là mẹ Đức Chúa Jêsus cùng anh em Ngài” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 1:14).

“Hết thảy những người đó bền lòng đồng một ý mà cầu nguyện …”. Tiến sĩ Lin nói,

Kinh Thánh Trung Hoa dịch “đồng một ý” như là “đồng tâm nhất trí.” Vì thế cho nên, một buổi nhóm cầu nguyện để có sự hiện diện của Đức Chúa Trời, không chỉ tất cả những người tham gia phải hiểu tầm quan trọng thực tế của sự cầu nguyện, nhưng họ cũng phải đến [những buổi nhóm cầu nguyện] với sự ao ước hết lòng để…đồng một ý dâng sự thỉnh cầu, lời cầu nguyện, và sự cầu nguyện hộ và sự tạ ơn lên cho Đức Chúa Trời. Những buổi cầu nguyện rồi sẽ được thành công và những mục vụ khác cũng sẽ được thành công (Timothy Lin, Ph.D., tr. 93-94).

Để “đồng một ý trong sự cầu nguyện” chúng ta phải đồng nói “a-men” khi người an hem hướng dẫn trong sự cầu nguyện. Khi chúng ta đồng nói “a-men” là chúng ta cầu nguyện trong “một ý.”

Bạn đã nghe sự dạy dổ của Tiến sĩ Lin về tầm quan trọng của đức tin trong sự cầu nguyện, tầm quan trọng của những buổi nhóm cầu nguyện, và sự quan trọng về đồng nhất, “đồng lòng trong sự cầu nguyện.” Tuy vậy, một vài bạn ở đây tối nay không có tham gia một nhóm cầu nguyện nào. Không lạ gì khi đời sống thuộc linh của bạn quá buồn tẻ! Tối nay có ai sẽ nói, “Mục sư, từ đây về sau tôi sẽ tham gia ít nhất một buổi nhóm cầu nguyện”? Xin vui lòng nhắm mắt lại. Nếu bạn làm điều đó, xin vui lòng giơ tay lên. Mọi người hãy cầu xin Chúa giúp cho họ giữ được lời hứa đó! (hết thảy cầu nguyện).

Nếu bạn vẫn chưa được biến đổi, tôi mạnh mẽ thúc đẩy bạn để tham gia ít nhất là buổi cầu nguyện chiều Thứ Bảy. Xin vui lòng nhắm mắt lại. Ai sẽ nói, “Vâng, mục sư, tôi sẽ bất đầu để đến mỗi tối Thứ Bảy để nhóm cầu nguyện”? Xin vui lòng giơ tay lên. Mọi người hảy cầu nguyện cho họ giữ được sự hứa nguyện đó! (hết thảy cầu nguyện).

Chúa Jê-sus Christ chịu chết trên Thập Tự Giá để trả thay tội lỗi của bạn. Ngài đổ Huyết ra để rửa sạch tội lỗi bạn. Ngài đã trãi qua sự đau đớn kinh khủng, bị đóng đinh trên Thập Tự Giá, để chuộc tội cho bạn. Ngày thứ ba Ngài từ kẻ chết sống lại. Ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Hãy đến với Chúa Jê-sus Christ và bạn sẽ được cứu khỏi tội lỗi

.

Có ai trong chúng ta tối nay chưa được cứu mà muốn chúng tôi cầu nguyện cho bạn được biến đổi không? Nhắm mắt lại lần nửa. Vui lòng đưa tay lên để chúng tôi có thể cầu nguyện cho bạn được biến đổi. Xin mọi người hãy cầu nguyện để cho họ ăn năn tội lỗi của họ và chạy đến với Chúa Jê-sus Christ để được rửa sạch trong Huyết Ngài!

Bác sĩ Chan, xin thay cho chúng tôi cầu nguyện cho có một người nào đó được cứu tối nay. Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi để trở thành một Cơ Đốc Nhân thật sự, xin vui lòng bước theo Tiến sĩ Cagan, John Cagan và Noah Song vào phía sau hội trường ngay bây giờ. Họ sẽ dẩn bạn đến một chổ yên tịnh để chúng tôi có thể hướng dẩn và cầu nguyện cho bạn được biến đổi.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐỌC TIỂU SỬ CỦA TIẾN SĨ LIN TREN WIKIPEDIA.


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“‘Gời Cầu Nguyện Thật Phước Thay ‘Tis the Blessed Hour of Prayer’” (do Fanny J. Crosby, 1820-1915).


DÀN BÀI CỦA

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẦU NGUYỆN VÀ HƯỚNG DẨN
MỘT BUỔI NHÓM CẦU NGUYỆN

HOW TO PRAY AND HOW TO CONDUCT A PRAYER MEETING
(THE TEACHINGS OF DR. TIMOTHY LIN, 1911-2009)

Bài giảng được viết bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
Và được giảng bởi Ông John Samuel Cagan

“Song khi Con Người đến, há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng?” Lu-ca 18:8).

(Ma-thi-ơ 16:18; I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17; Khải-huyền 7:9, 14)

I.   Thứ nhất, tầm quan trọng của sự kiên trì cầu nguyện,
Lu-ca 18:8.

II.  Thứ hai, tầm quan trọng của buổi nhóm cầu nguyện,
Ma-thi-ơ 18:19-20.

III. Thứ ba, tầm quan trọng của sự cầu nguyện “đồng một long,”
Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 1:14.