Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ PHỤC HƯNG CHỮA LÀNH SỰ TỪ CHỐI

REVIVAL CURES REJECTION
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
tối thứ Tư ngày 9 tháng 8 Năm 2017
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Wednesday Evening, August 9, 2017

“Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi; vì sự sợ hãi có hình phạt, và kẻ đã sợ hãi thì không được trọn vẹn trong sự yêu thương” (1 Giăng 4:18).


Một nhà tâm lý học nổi bật đã viết một quyển sách kê ra 288 điều sợ hãi, những sự sợ hãi mà con người kinh nghiệm trong cuộc sống – 288 điều! Hầu như sáu điều sợ hãi chung đó là sợ bị chối bỏ, sợ chết, sợ già, sợ nghèo, sợ bệnh hoạn, và sợ lời phê phán. Nhà tâm lý đó lại nói, “Sợ chối bỏ là cái sợ lớn nhất trong tất cả cái sợ. Sợ chối bỏ còn mạnh hơn cả sợ chết!” Hãy nghĩ về điều đó! Con người thà chết hơn là bị chối bỏ!

Tiến sĩ Christopher Cagan có thể biết rõ tôi hơn là bất cứ một người nào khác. Ông nói, “Tiến sĩ Hymers không lớn lên trong một gia đình bình thường. Nếu như ông ta đã và đang thì ông ta hoạt bác và giao tiếp ngoài xã hội rộng hơn. Nhưng tất cả sự thay đổi và sự từ chối đã làm cho ông ta thu hẹp minh lại hơn – một người nội tâm. Bạn có thể không nghĩ rằng ông ta là một người nội tâm vì ông ta giảng rất mạnh mẽ. Nhưng trong thâm tâm ông là một người nhạy cảm, nhận thấy được sự yếu đuối của chính mình.” Tiến sĩ Cagan nói đúng. Tôi có thể trong đám đông người vui vẽ, hòa nhập với họ, khi thình lình tâm trạng tôi thay đổi và tôi cảm thấy mối lo âu tồn tại và đau đớn của sự cô độc, và sự từ chối và chán nản. Chỉ có khi nào tôi không cảm giác bị từ chối là khi tôi một mình hoặc khi tôi cảm nhận được sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

Thời gian mà tôi cảm thấy thật sự hội thánh như là nhà là những thời gian của sự phục hưng – khi cảm nhận Đức Chúa Trời thật sự đến nổi làm chật ních cảm xúc của sự từ chối và cô độc của tôi.

Đó là lý do tại sao tôi thấu hiểu được cảm xúc của giới trẻ khi họ đến với hội thánh. Chúng ta nghênh họ sự thừa nhận và yêu thương. Nhưng sau khi họ đến vài lần chúng ta nghĩ họ đã “gia nhập rồi.” Chúng ta nghĩ bây giờ họ đã được rồi. Nhưng họ sớm cảm thấy như là ở bên lề và bị từ chối như lúc họ mới đến trước kia. Chỉ những người nào không cảm thấy như vậy mới ở lại. Họ giống như tôi trước kia. Ngay cả khi tôi cảm thấy bị từ bỏ, tôi ở lại trong hội thánh vì không có chổ nào khác cho tôi đi. Tôi thui thủi một mình, nhưng ít ra còn có đông người trong hội thánh. Vì thế tôi giả đò để cảm thấy được sự chấp nhận mặc dù bên trong đau nhói và cảm thấy bị từ bỏ. Vào một buổi tối Chúa Nhật, khi tôi đi về nhà, sự cảm nhận bị từ bỏ lên đến cực độ. Những lời của bài hát rất phổ biến đi qua tâm trí của tôi trong lúc tôi lái về nhà, “Lần Nữa Một Mình, Tự Nhiên ‘Alone again, naturally’.”

Một người trẻ tuổi trong hội thánh tìm kiếm sự chấp nhận và tình thương, nhưng họ chỉ tìm được sự lạnh lùng và từ chối. Hầu hết những người trẻ là những người rời bỏ hội thánh vì hội thánh đã thiếu sự cung cấp với những gì đã hứa. Chúng ta hát,

Về nhà với hội thánh và ăn,
Cùng thông công trong sự ngọt ngào,
Nó khá là thú vị
Khi chúng ta ngồi xuống ăn.

Họ nghe chúng ta hát bài đó và họ cảm thấy hoài nghi. Họ bộc lộ ra thái độ chế giểu tới hội thánh. Trên gương mặt họ nở nụ cười giểu cợt vì họ biết chúng ta nói dối về “bửa tiệc ngọt ngào.” Họ không cảm nhận được “bửa tiệc thân mật khi chúng ta ngồi xuống ăn.” Họ nghĩ, “những người nầy nói về ‘bửa tiệc thân mật’ nhưng họ không cảm thấy được. Ngay cả Tiến sĩ Hymers cũng không cảm nhận được điều đó.” Vì thế, họ đã đi vào trong thế gian. Họ trở lại với thế gian vì cảm thấy không có điều gì xấu hơn hội thánh. Và ít nhất thế gian không nói dối về “bữa tiệc thân mật.” Ít nhất trong thế gian bạn có thể tìm được người bạn chấp nhận bạn. Một việc mà bạn không bao giờ tìm được trong hội thánh. Đây hầu hết bạn tìm thấy là đạo đức giả, sự lạnh lùng, và sự từ chối.

Điều gì đã giữ chúng ta không có tình yêu Cơ Đốc trong hội thánh? Nó là sự lo sợ đã cướp chúng ta khỏi tình yêu Cơ Đốc thật sự. Họ sẽ nghĩ gì về tôi? Họ sẽ nói gì về tôi? Nếu như họ thật sự biết tôi? Nếu như họ thật sự biết tôi suy nghĩ hay tôi cảm nhận như thế nào? Họ sẽ từ chối tôi – đó là điều gì họ sẽ làm! Và sự sợ hãi bị từ bỏ là lớn nhất trong tất cả sự sợ hãi – lớn hơn cả sự sợ chết! Lớn hơn cả sự sợ bị đau yếu. Lớn hơn bất cứ sự sợ hãi nào khác trong thế giới rông lớn!

Nhà thơ Robert Frost diển tả điều đó cách hoàn hảo. Bài thơ của ông gọi là “Sự Khải Thị ‘Revalation’.”

Chúng ta tạo chính chúng ta thành chổ riêng biệt
Sau lời nhẹ nhàng trêu chọc và miệt thị,
Nhưng ôi, tấm lòng khích động
Đến khi người nào đó thật sự khám phá chúng ta.

‘điều đáng tiếc nếu như tình trạng bắt buộc
(hoặc vì chúng ta nói) rồi cuối cùng
Chúng ta nói lời văn hoa để truyền cảm
sự hiểu được của người bạn.

Nhưng với tất cả, từ ấu nhi chơi đùa
Trốn và tìm với Đức Chúa Trời từ xa,
Vì tất cả những ai trốn khá quá xa
Phải lên tiếng và cho chúng tôi biết họ ở đâu.
(“Khải Thị ‘Revelation’” bởi Robert Frost, 1874-1963).

Và điều đó đem chúng ta đến đoạn văn.

“Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi; vì sự sợ hãi có hình phạt, và kẻ đã sợ hãi thì không được trọn vẹn trong sự yêu thương.” (1 Giăng 4:18).

Làm sao chúng ta khắc phục được sự sợ hãi bị từ bỏ? Bằng tình yêu trọn vẹn! Nhưng làm thế nào chúng ta nhận được tình yêu “trọn vẹn”? Không phải bởi lời nói “Tôi yêu bạn! Tôi yêu bạn!” Xem 1 Giăng 3:18, “Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưởi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật.” Làm sao chúng ta làm được điều đó? Nó không phải dễ. Chúng ta sợ làm điều đó. Chúng ta có thể bị từ chối!!! Nhưng chúng ta phải làm điều đó nếu chúng ta thật sự và thật muốn được phục hưng. Chúng ta phải ép buộc chính chúng ta để làm điều đó. “Chúng ta nói lời văn hoa để truyền cảm sự hiểu biết của một người bạn.” “Vì tất cả những ai trốn khá [chính họ] phải lên tiếng và nói cho chúng tôi họ ở đâu.” Đó là sự mặc khải mà chúng ta phải có nếu chúng ta thật sự muốn được phục hung! Vui lòng đọc 1 Giăng 1:9 và 10. Đứng lên trong khi tôi đọc.

“Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác. Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta” (1 Giăng 1:9, 10).

Bạn có thể ngồi xuống. Xưng tội của chúng ta là chìa khóa để phục hưng. Nếu chúng ta có tội chống nghịch lại Thượng Đế thì cũng đủ để xưng tội chúng ta với Ngài trong nước mắt. Không phải chỉ bằng lời nói suông, nhưng bằng cả nước mắt, như họ đã làm tại Trung Hoa, như họ đã làm trong tất cả những cơn phục hưng thật sự. Brian Edwards nói rất chính xác, “Không có điều gọi là phục hưng mà không có nước mắt của sự nhận thức tội lỗi” (Phục Hưng ‘Revival’, tr. 115). Lần nữa, ông nói, “Không có sự phực hưng nào mà không đắm mình vào một sự khó chịu, và hạ mình xưng nhận tội lỗi” (tr. 116). “Suy luận cho sự nhận thức tội lỗi sâu sắc là để con người đó sẽ cảm nhận được tội lỗi của họ và ghét bỏ nó” (tr. 122). Sự nhận thức tội lỗi là chìa khóa của sự phục hưng! Nếu chúng ta có tội chống nghịch Thượng Đế, chúng ta có thể xưng nhận với Đức Chúa Trời trong nước mắt, và Ngài sẽ “rửa sạch tội lỗi chúng ta trong sự công bình Ngài." Đứng lên và hát, “Đức Chúa Trời Ôi, Xin Hãy Tra Xét Tôi ‘Search Me, O God’.”

“Chúa ơi, hãy tra xét, và biết lòng tôi;
Thử tôi, biết tư tưởng tôi;
Và biết lòng tôi;
Xin xem xét trong tôi có đường lối ác nào chăng,
Xin dắt tôi vào con đường đời đời.”
   (Thi-Thiên 139:23, 24).

Bạn có thể ngồi xuống. Chúng ta chưa bao giờ được phục hưng hoàn toàn vì chúng ta luôn luôn giữ “chúng ta ở về một chổ đằng sau lời êm nhẹ trêu ghẹo và nhạo bang (chế giểu, chế nhạo, giả tạo, nói đùa).

Nhưng, kế tiếp, chúng ta phải đào sâu hơn. Mở ra Gia-cơ 5:16. Vui lòng đứng lên đọc

.

“Vậy, hãy xưng tội cùng nhau, và cầu nguyện cho nhau, hầu cho anh em được lành bịnh: người công bình lấy lòng sốt sắng cầu nguyện, thật có linh nghiệm nhiều” (Gia-cơ 5:16).

Bạn có thể ngồi xuống. Matthew Henry nói,

Sự xưng nhận ở đây đòi hỏi người Cơ Đốc Nhân đến với một nhau… Sự xưng nhận cần thiết cho sự hòa giải mối bất hòa của chúng ta với người khác hầu có thể giúp mỗi người có thể cầu nguyện để nhận được sự tha thứ tội lỗi và có năng quyền chống lại nó. Những ai xưng nhận lỗi lầm của mình đến với nhau nên cầu nguyện cùng và với nhau.

Ứng dụng lời dẩn giải trong Tân Ước cho ra ý niệm nầy trên Gia-cơ 5:16,

Để có sự thông công thật sự theo nghĩa là chúng ta xưng tội mình với nhau. Khi chúng ta làm điều nầy chúng ta sẽ nhận được sự chữa lành tâm linh. Chúng ta đừng giấu điều gì với nhau.

Mỗi Cơ Đốc Nhân đều có sự lầm lỗi với người khác. Vì chúng ta vốn là ích kỷ chúng ta tất cả dần dần tái phạm trong tình yêu của chúng ta dành cho người khác. Một người nào dó trong hội thánh nói lời thiếu tế nhị đến bạn, hoặc về bạn. Một người nào đó dường như không quan tâm đến bạn. Một người nào đó không cảm kích công việc mà bạn làm cho Chúa. Một người nào đó đã làm việc gì đó cho bạn bực mình. Một người nào đó làm tổn thương đến cảm giác của bạn. Chúng ta đừng giấu lỗi lầm của chúng ta cùng nhau. Có được sự hiện diện của Đức Chúa Trời là việc rất quý báu. Giữ sự thương tổn và phàn nàn của chúng ta làm ngăn chặn chúng ta khỏi sự yêu thương lẫn nhau. “Thường thường sự xưng tội sâu sắc nầy là dẫn đến sự xưng tội trước công chúng…nơi mà mối quan hệ sai trái [được] đặt đúng chổ…trước sự vinh hiển và vui mừng, có sự xưng tội, và điều đó bắt đầu với người của Đức Chúa Trời. Có nước mắt và sầu khổ. Có những sự sai trật làm lại cho đúng, những việc bí mật, xa hơn từ cái nhìn của con người, bị ném ra ngoài, và mối quan hệ xấu được mở ra để hàn gắn. Nếu như chúng ta không chuẩn bị [để làm] việc nầy, tốt hơn hết là chúng ta đừng cầu nguyện cho sự phục hưng. Phục hưng không phải là dụng ý cho sự vui mừng của hội thánh, mà là sự rửa sạch. Chúng ta có một hội thánh xấu xa ngày nay là vì Cơ Đốc Nhân không cảm nhận được tội lỗi và [thật lòng xưng nó ra với nhau]” (Edwards, Phục Hưng ‘Revival’, tr. 119, 120).

Trong lòng chúng ta không thể vui mừng cho đến khi chúng ta thật lòng xưng tội mình ra cùng nhau trong nước mắt. Điều nầy xảy ra nhiều lần tại Trung Hoa. Tại sao không xảy ra trong hội thánh chúng ta? Chúng ta quá kiêu ngạo để hạ mình xuống xưng những lỗi lầm của chúng ta ra. Chúng ta sợ người khác sẽ nghĩ gì về chúng ta. Ma quỉ dùng sự sợ hãi nầy ngăn trở chúng ta xưng tội. Ma quỉ biết nó có thể giữ chúng ta khỏi sự vui mừng của phục hưng bởi làm cho chúng ta lo sợ những gì người khác sẽ nói về mình. Ma quỉ biết khi nó làm cho chúng ta sợ hãi là làm cho hội thánh của chúng ta trong sự yếu kém và yếu thế. Sợ những gì người khác nghĩ sẽ ngăn trở chúng ta xưng tội và chữa lành linh hồn chúng ta. Ê-sai nói, “Ta, chính ta, là đấng yên ủi các ngươi. Ngươi là ai, mà sợ loài người hay chết…mà lại quên Đức-Giê-Hô-va, Đấng tạo ngươi” (Ê-sai 51:12, 13). Kinh Thánh chép, “Sự sợ loài người gài bẩy” (Châm-Ngôn 29:25). Xin vui lòng đứng lên và đọc Châm-Ngôn 28:13. Trong trang 692 của Bài Học Kinh Thánh bản Scofield. Mỗi người đọc lớn lên!

“Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn; Nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót.” (Châm-Ngôn 28:13).

Hãy hát “Đức Chúa Trời Ôi, Xin Hãy Tra Xét Tôi ‘Search Me, O God’.”

“Chúa ơi, hãy tra xét, và biết lòng tôi;
Thử tôi, biết tư tưởng tôi;
Và biết lòng tôi;
Xin xem xét trong tôi có đường lối ác nào chăng,
Xin dắt tôi vào con đường đời đời.”
   (Thi-Thiên 139:23, 24).

Hãy hát “Thánh Linh Hằng Sống ‘Spirit of the Living God’”!

Xin Chúa Thánh Linh hằng sống, hãy đến, ngự tâm đây.
Xin Chúa Thánh Linh hằng sống, hãy đến, ngự tâm nầy.
Làm chảy, nắng, bẻ gãy, uốn con,
Xin Chúa Thánh Linh hằng sống, hãy đến, ngự tâm nầy.
   (“Thánh Linh Hằng Sống ‘Spirit of the Livivng God” bởi
      Daniel Iverson, 1899-1977; được thay đổi bởi Mục sư).

Bạn có thể ngồi xuống.

Đấng Christ phán, “Phước cho người có lòng thương xót.” Điều đó ám chỉ đến những ai xưng nhận tội lỗi của họ và khóc vì nó. Tội lỗi là nan đề lớn đến những ai mong mỏi được phục hung. Sự phục hưng lúc nào cũng làm cho chúng ta suy nghĩ đến tội lỗi thầm kín mà thế giới không nhìn thấy. Sự phục hưng chiếu rọi ánh sáng vào tội lỗi bên trong tấm lòng của chúng ta. Khi ông cổ vũ hội thánh của ông để chuẩn bị cho sự phục hưng, Evan Roberts bảo họ rằng Đức Thánh Linh sẽ không ngự xuống cho đến khi con người đã chuẩn bị. Ông nói “Chúng ta phải giải thoát tất cả những cảm xúc xấu” – tất cả những cay đắng, tất cả sự bất đồng, tất cả sự giận dữ. Nếu bạn cảm thấy bạn không thể tha thứ cho một người nào đó, cúi xuống và cầu nguyện để có tâm thần tha thứ – có tấm lòng muốn đến với người khác và xin sự tha thứ – chỉ như thế bạn mới cảm thấy được sự hiện diện ngọt ngào của Chúa. Chỉ có Cơ Đốc Nhận được thanh tẩy mới có thể cảm nhận được tình yêu và sự hiện diện thánh của Đức Chúa Trời. Sự vui mừng phục hưng không thể đến với một hội thánh xấu xa giống như chúng ta cho đến khi chúng ta thừa nhận tội lỗi của chúng ta và xưng nhận nó ra trong nước mắt. Chỉ như vậy chúng ta mới cảm nhận được sự vui mừng của sự hiện diện Đức Chúa Trời. Chị em của chúng ta sẽ đàn bài “Hoàn Thành Khải Tượng Tôi ‘Fill All My Vision’” trong khi chúng tôi cho bạn một cơ hội để cầu nguyện xưng tội vào tối Chúa Nhật. Cầu nguyện xin Đức Thánh Linh chỉ cho bạn và những người khác những tội lỗi gì cần phải được xưng ra vào tối Chúa Nhật. Đến với nhau, hai hoặc ba người, và cầu nguyện khẩn thiết cho sự xưng tội tối Chúa Nhật. Bây giờ xin đứng lên và hát “Hoàn Thành Khải Tượng Tôi ‘Fill All My Vision’” bài số 17.

Tôi cầu xin Đấng Cứu Chuộc hoàn thành khải tượng tôi,
   Để ngày nay tôi chỉ thấy Chúa Jê-sus;
Xuyên qua thung lủng Ngài dẩn dắt tôi,
   Vinh quang Ngài bao quanh tôi không phai.
Hoàn thành khải tượng tôi, Đấng Cứu Chuộc thánh
   Đến khi Vinh quang Ngài chiếu sáng tâm linh tôi.
Hoàn thành khải tượng tôi, để tất cả có thể thấy
   Danh thánh Ngài phản ánh trong tôi.

Hoàn thành khải tượng tôi, mọi ước muốn
   Giữ cho vinh quang Ngài; cảm hứng linh hồn tôi,
Với sự tuyệt mỹ Ngài, tình yêu thánh Ngài,
   Tràn ngập đường lối tôi với ánh sáng thiên thượng.
Hoàn thành khải tượng tôi, Đấng Cứu Chuộc thánh,
   Đến khi Vinh quang Ngài chiếu sáng tâm linh tôi.
Hoàn thành khải tượng tôi, để tất cả có thể thấy
   Danh thánh Ngài phản ánh trong tôi.

Hoàn thành khải tượng tôi, để không còn tội lổi
   Bóng và ánh sang chiếu rọi bên trong.
Để cho tôi nhìn thấy chỉ có gương mặt phước hạnh Ngài,
   Chiêu đãi linh hồn tôi trong ân điển vô tận Ngài.
Hoàn thành khải tượng tôi, Đấng Cứu Chuộc thánh
   Đến khi Vinh quang Ngài chiếu sáng tâm linh tôi.
Hoàn thành khải tượng tôi, để tất cả có thể thấy
   Danh thánh Ngài phản ánh trong tôi.
(“Hoàn Thành Khải Tượng Tôi” bởi Avis Burgeson Christiansen, 1895-1985).

Bây giờ hát bài “Loan Tin Mừng.” Số 18 trong tập nhạc.

Rừng khuya bừng lên ánh sáng, do từ một mồi lửa mong manh,
Mùa Đông dường như biến mất, lửa hồng rạng ngời xóa giá băng,
Tình yêu từ nơi Thiên Chúa đã ban, khác chi lửa lan trong rừng,
Bạn đã yêu Ngài, bạn muốn muôn người, được sống trong yêu thương trời.

Mùa Xuân đẹp tươi đã đến, cây rừng ngàn màu sắc hân hoan.
Đàn chim đùa vui trong nắng, dưới bầu trời lặng lẻ bao la.
Tình yêu từ nơi Thiên Chúa đã ban, khác chi mùa Xuân tươi đẹp,
Bạn đã yêu Ngài, bạn muốn ca mừng, bạn muốn loan cho muôn người.

Tình yêu từ nơi Thiên Chúa, đã vào cuộc đời chính tôi đây.
Cầu mong tình yêu thương ấy, cũng vào cuộc đời mỗi anh em.
Rồi đây mọi người thương mến nhau, khác chi người thân muôn đời,
Vì Chúa yêu người, Ngài muốn muôn người, được sống trong yêu thương trời.
    (“Loan Tin Mừng ‘Pass It On’” bởi Kurt Kaiser, 1969; được thay đổi bởi Mục sư).


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
     “Phục Hưng Chúng Tôi Lần Nữa” (bởi William P. Mackay, 1839-1885),