Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ ĂN NĂN LẦM LẠC CỦA GIU-ĐA

THE FALSE REPENTANCE OF JUDAS
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít ở Los Angeles
Chiều Chúa Nhật ngày 2 tháng 4 năm 2017
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, April 2, 2017

“Khi ấy, Giu-đa là kẻ đã phản Ngài, thấy Ngài bị án, thì ăn năn, bèn đem ba chục miếng bạc trả cho các thầy tế lễ cả và các trưởng lão mà nói rằng: Tôi đã phạm tội vì nộp huyết vô tội! Song họ đáp rằng: sự đó can gì đến chúng ta? Mặc kệ ngươi. Giu-đa bèn ném bạc vào nhà thờ, liền trở ra, đi thắt cổ” (Ma-thi-ơ 27:3-5)


Sách Ma-thi-ơ chương 27 bắt đầu vào một buổi sáng tinh mơ, sau khi Chúa Jê-sus bị bắt trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, sau khi Ngài bị giải đến trước thầy tế lễ cả và các trưởng lão Sanhedrin, sau khi bị các lời chứng dối nghịch lại với Ngài, sau khi bị đánh vào mặt và nhạo báng, và sau khi bị Sứ-đồ Phi-e-rơ chối Ngài.

“Đến sáng mai, các thầy tế lễ cả và các trưởng lão trong dân hội nghị nghịch cùng Đức Chúa Jê-sus để giết Ngài. Khi đã trói Ngài rồi, họ đem nộp cho Phi-lát, là quan tổng đốc” (Ma-thi-ơ 27:1-2)

Họ giải Chúa Jê-sus qua cung điện thầy tế lễ cả. Giu-đa đến và đứng cạnh Chúa Jê-sus. Nhưng Giu-đa đã không quay đến Chúa Jê-sus và cầu xin sự tha thứ. Nếu ông đến với Chúa Jê-sus, ngay cả vào giờ phút cuối, chắc hẳn ông cũng đã được cứu. Tên trộm cướp bên cạnh Chúa Jê-sus đã được cứu ngay trước khi ông chết. Tại sao Giu-đa lại đến với các thầy tế lễ thay vì Chúa Jê-sus để được tha thứ? Tôi cho rằng có hai nguyên nhân:

I. Trước hết, Giu-đa đã phạm một tội không thể tha thứ.

Chúa Jê-sus phán:

“Ấy vậy, ta phán cùng các ngươi, các tội lỗi và lời phạm thượng của người ta đều sẽ được tha; song lời phạm thượng đến Đức Thánh Linh thì sẽ chẳng được tha đâu. Nếu ai nói phạm đến Con Người, thì sẽ được tha; song nếu ai nói phạm đến Đức Thánh Linh, thì dầu đời này hay đời sau, cũng sẽ chẳng được tha” (Ma-thi-ơ 12:31-32).

Tiến sĩ John R. Rice cho rằng Giu-đa dường như “đã phạm tội không thể tha thứ,” nghĩa là ông ta đã vượt quá sự khiển trách. Tiến sĩ John R. Rice nói,

Tội không được tha thứ là lời chối từ toàn vẹn và cuối cùng của Đấng Christ…là sự xúc phạm và đẩy xa Đức Thánh Linh đời đời. Khi đó [Đức Thánh Linh] không còn động chạm đến tấm lòng, đem sự cáo trách đến hoặc dậy lên khát vọng được cứu rỗi nữa...Con người [đã phạm tội không thể tha thứ] không còn được quan tâm vì Đức Thánh Linh đã ra khỏi người ấy. Mọi chân lý hướng về với Đức Chúa Trời cần được Đức Thánh Linh hành động trong tấm lòng. Thế nên nếu [Đức Thánh Linh] ra khỏi tấm lòng, Đức Chúa Trời sẽ không còn ai đại diện để giúp cáo trách và cứu chuộc tội nhân (John R. Rice, D.D., Giải Nghĩa Thánh Kinh Từng Câu Về Phúc Âm Theo Như Ma-thi-ơ ‘A Verse-by-Verse Commentary on the Gospel According to Matthew,’ Nhà Xuất Bản Sword of the Lord, bản 1980, tr. 183, chú giải sách Ma-thi-ơ đoạn 12:31-32).

Bài hát do Tiến sĩ Rice sáng tác, “Nếu Bạn Trì Hoãn Quá Lâu ‘If You Linger Too Long’”, mô tả Giu-đa như sau!

Bạn đã đợi chờ và trì hoãn nhưng vẫn còn chối từ Đấng Cứu Chuộc,
   Quá kiên trì mọi lời Ngài cảnh báo, quá nhân từ mọi lời Ngài cầu xin,
Vậy mà bạn lại ăn trái cấm, bạn tin lời hứa của Sa-tăng,
   Ấy thế lòng bạn nên chai đá; tội lỗi thắm đen tâm trí.
Rồi khi đối diện với sự phán xét, bạn hồi tưởng với lòng không thành tâm,
   Bạn ngần ngừ và trì hoãn cho đến khi Thánh Linh rời xa;
Quả là điều xấu hổ và tiếc thương, khi sự chết thấy bạn vô vọng,
   Bạn đã ngần ngừ, trì hoãn và chờ đợi quá lâu!
(“Nếu Bạn Trì Hoãn Quá Lâu ‘If You Linger Too Long’”,
      bởi Tiến sĩ John R. Rice, 1895-1980).

Giu-đa “đã trì hoãn cho đến khi Thánh Linh đi xa.” Ông đã phạm tội không thể tha thứ. Ông cũng đã không đến với Chúa Jê-sus sáng hôm đó. Đã quá trễ để ông có thể được cứu. Quá trễ! Quá trễ! Đời đời quá trễ!

Chối từ Chúa vạch nên làn ranh,
   Nơi tiếng gọi của Đức Thánh Linh trở nên mất;
Bạn hối hả chạy theo sự cuồng dại của niềm vui xác thịt –
   Đã bao giờ, đã bao giờ bạn nghĩ đến giá phải trả?
Đã bao giờ bạn nghĩ đến giá phải trả, khi linh hồn bị mất đi?
   Dù mình đoạt được cả thế gian cho riêng mình?
Ngay cả vậy, đó là làn ranh bạn vượt,
   Đã nghĩ đến, đã nghỉ đến giá phải trả chưa?
(“Đã tính đến giá phải trả chưa? ‘Have You Counted the Cost?’
      bởi A.J. Hodge, năm 1923).

Tôi khẩn xin bạn, xin đừng chờ lúc Đức Thánh Linh rời khỏi bạn vĩnh viễn! Khi Ngài cáo trách bạn về tội lỗi – hãy đến với Đấng Christ. Có thể bạn sẽ không có một cơ hội khác đâu! Tôi van nài các bạn, hãy đến với Đấng Christ trước khi quá trễ!

II. Thứ nhì, “sự hối hận” của Giu-đa chỉ đơn thuần là “sự hối tiếc của thế gian” mà thôi.

Kinh Thánh chép,

“Khi ấy, Giu-đa là kẻ đã phản Ngài, thấy Ngài bị án, thì ăn năn…” (Ma-thi-ơ 27:3)

Từ “ăn năn” ở đây được dịch ra từ một thể trong tiếng Hy-lạp “metamelomai” nghĩa là “hối tiếc” (Strong), “cảm thấy hối hận về một điều gì đó” (George Ricker Berry). Nhưng “metamelomai” không dẫn đến sự cứu rỗi. Nó chỉ là “hối tiếc,” “không phải là sự cáo trách tội lỗi bởi Đức Thánh Linh. Nó chỉ là nỗi buồn vì bị bắt quả tang phạm tội. Loại cảm giác buồn và hối tiếc này chỉ dẫn đến sự phiền muộn, tự thương hại, và vô vọng. Sứ- đồ Phao-lô nói,

“Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự cứu rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn năn, còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết” (II Cô-rinh-tô 7:10).

Sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải thật sự, dẫn tới sự cứu rỗi trong Đấng Christ. Chữ “ăn năn” được dịch ra trong sách II Cô-rinh-tô 7:10 khác với chữ ăn năn trong sách Ma-thi-ơ 27:3, mà Giu-đa “tự ăn năn tội mình.” Theo tiếng Hy-lạp, từ ăn năn trong sách II Cô-rinh-tô 7:10 là một dạng của chữ “metanoia” – có nghĩa là “thay đổi tâm trí” (Vine). Vị mục sư người Trung hoa của tôi, Tiến sĩ Ti-mô-thê Lin (1911-2009) là một học giả ngôn ngữ Hê-bơ-rơ và Hy-lạp. Tiến sĩ Lin cho biết, “Đó là tình trạng ‘một người mới,’ ‘một tâm trí mới.” Đó là một sự biến đổi tâm tính toàn vẹn mà chỉ Đức Chúa Trời mới có thể làm được. Tiến sĩ George Ricker Berry (1865-1945) cho biết “metanoia” là một từ “cao nhã hơn [từ metamelomai], một diễn đạt thông thường của sự ăn năn trọn vẹn (Kinh Thánh Tân Ước Tiếng Hy-lạp – Anh Từ Điển ‘Greek-English New Testament Lexicon’). Nhà văn phái Thanh Giáo, Richard Baxter (1615-1691) gọi đó là “sự thay đổi về cảm xúc” – một sự thay đổi tâm trí về Đức Chúa Trời và tội lỗi, một sự thay đổi điều mình thương và điều mình căm ghét.

“Vì sự buồn rầu theo Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự cứu rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn năn, còn sự buồn rầu theo thế gian, sanh ra sự chết” (II Côrinh-tô 7:10).

Sư buồn rầu theo Đức Chúa Trời sanh ra bởi Đức Thánh Linh. Tiếp sau đó là Thánh Linh tạo sự ăn năn, một tâm trí mới, dẫn đến sự cứu rỗi trong Đấng Christ.

Giu-đa chỉ kinh nghiệm được sự ăn năn giả tạo qua cảm giác hối tiếc vì đã bị bắt quả tang làm sai. “Giu-đa thấy mình bị án, thì [ông] tự ăn năn.” Bản Kinh Thánh King James cho thấy điều ấy. Ông ta “tự ăn năn.” Đức Chúa Trời không làm điều đó cho ông. Đó chỉ là sự hối hận của con người. Đó không phải là “sự buồn rầu theo Đức Chúa Trời [mà] sanh ra sự hối cải.” Đó không phải là “sự buồn rầu theo Đức Chúa Trời” mà sanh ra sự thay đổi thật sự của tâm trí. Đó chỉ là sự tội nghiệp! Chỉ “sự hối hận đời này [mà sanh ra] sự chết.” Thế nên, Giu-đa “liền trở ra, đi thắt cổ” (Ma-thi-ơ 27:5).

Ca-in là một điển hình (hoặc hình ảnh) của Giu-đa. Đấng Christ gọi Giu-đa “đứa con của sự hư mất” (Giăng 17:12). Giu-đa chịu trách nhiệm nhân bản về sự chết của Đấng Christ. “Ca-in xông đến A-bên là em mình, và giết đi” (Sáng Thế Ký 4:8). Lời chú giải Scotfield về Ca-in nói như sau, “Ca-in…là một loại người chính thực của thế gian…thiếu vắng cả cái cảm quan xứng hợp của tội lỗi, đang cần sự chuộc tội” (Nghiên Cứu Kinh Thánh Scotfield ‘The Scotfield Study Bible,’ chú thích về sách Sáng Thế Ký 4:1). Ca-in chưa bao giờ có “sự buồn rầu theo Đức Chúa Trời.” Ca-in chưa bao giờ có “sự ăn năn dẫn đến sự cứu rỗi.” Ông ta chỉ tự hối hận thôi. Ca-in nói “sự hình phạt tôi nặng quá mang không nổi” (Sáng Thế Ký 4:13). Đáng thương quá! Ông có thể cảm nhận được bấy nhiêu thôi. Ông chỉ cảm nhận được “sự buồn rầu của thế gian.” Chỉ là cảm nhận hối tiếc vì đã bị bắt quả tang không hơn không kém. Điều này chỉ dẫn đến sự tự thương hại, không gì hơn. Nó đã để lại cho Ca-in tình trạng vô vọng. Một số bạn ở đây cho rằng mình đang bị tội lỗi cáo trách, nhưng thật sự không phải. Bạn chỉ có cảm giác hối hận cho mình thôi, giống như Ca-in vậy. Sự tự thương hại không phải là sự cáo trách tội lỗi! Đó chỉ là “sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết.”

Ê-sau là một điển hình (hoặc hình ảnh) khác của Giu-đa. Ê-sau bán quyền trưởng nam vì một chén canh phạn đậu, giống như ba mươi miếng bạc Giu-đa đã nhận để phản bội Chúa Jê-sus Christ. Lời chú giải Scotfield viết, “Ê-sau đại diện cho mẫu người chính thực của loài người thế gian” (như đã trích, chú thích về sách Sáng Thế Ký 25:25). Khi Ê-sau nhận biết ra mình đã mất phước, ông “đã la lên một tiếng rất lớn và rất thảm thiết mà thưa cùng cha rằng: Cha ơi! Xin hãy chúc phước cho con luôn nữa!” (Sáng Thế Ký 27:34). Ê-sau, giống như Ca-in và Giu-đa, lòng đầy “sự buồn rầu theo thế gian.” Ông chưa bao giờ cảm nhận được sự “buồn rầu theo Đức Chúa Trời [mà] dẫn đến sự cứu rỗi.” Ông chỉ cảm thấy tự thương hại mình và hối hận, như Giu-đa. Và cũng giống như Giu-đa, Ê-sau nói, “Vậy, ta sẽ giết Gia-cốp” (Sáng Thế Ký 27:41). Sách Hê-bơ-rơ gọi Ê-sau là “người khinh lờn…chỉ vì một món ăn mà bán quyền con trưởng. Thật vậy, anh em biết rằng đến sau, người muốn cha mình chúc phước cho, thì lại bị bỏ; vì dẫu người khóc lóc cầu xin, cũng chẳng đổi được ý cha mình đã định rồi” (Hê-bơ-rơ 12:16-17). Ông đã chưa bao giờ tìm thấy được “sự ăn năn thật sự, dẫu người khóc lóc cầu xin.” Vâng, Ê-sau đã khóc lóc. Nhưng đó không phải là giọt lệ của tấm lòng cáo trách. Nó chỉ là nước mắt của cảm giác hối hận cho mình thôi. Nếu tất cả điều bạn làm chỉ là sự hối hận bản thân thôi, bạn sẽ không bao giờ được đến sự cáo trách tội lỗi. Bạn chỉ có “sự buồn rầu theo thế gian, sanh ra sự chết.” Và bạn sẽ không bao giờ được cứu!

Tôi hy vọng bạn không giống như Ca-in, Ê-sau và Giu-đa. Tôi hy vọng bạn sẽ đến đuợc sự cáo trách tội lỗi sâu đậm. Tôi hy vọng bạn không giống như Ca-in, “là một loại người chính thực của thế gian…thiếu vắng cả cái cảm quan xứng hợp của tội lỗi, hay cần sự chuộc tội.” Tôi hy vọng bạn không giống như Ê-sau, một người khinh lờn. Tôi hy vọng bạn không bán linh hồn mình cho vật chất của thế gian này. Tôi hy vọng bạn không giống như Giu-đa, phản bội Đấng Christ chỉ vì vài miếng bạc!

Hãy đi ra khỏi thế gian này. Hãy ra khỏi tội lỗi của nó và của báu giả tạo! Hãy rời xa tội lỗi, và đến với Đấng Christ. Trong khi Thánh Linh Đức Chúa Trời đang kêu gọi bạn, và lòng mình cảm nhận được gánh nặng tội lỗi đè nặng, hãy đến với Chúa Jê-sus để được tẩy sạch bằng chính Dòng Huyết của Ngài! Hãy đến với Chúa Jê-sus ngay, trước khi mãi mãi quá trễ!

Rồi khi đối diện với sự phán xét, bạn hồi tưởng với lòng không thành tâm,
   Bạn ngần ngừ và trì hoãn cho đến khi Thánh Linh rời xa;
Quả là điều xấu hổ và tiếc thương, khi sự chết thấy bạn vô vọng,
   Bạn đã ngần ngừ, trì hoãn và chờ đợi quá lâu!
(“Nếu Bạn Trì Hoãn Quá Lâu ‘If You Linger Too Long’,”
      bởi Tiến sĩ John R. Rice, 1895-1980).

Một người nam trẻ đã có lần nói với Tiến sĩ Ca-gan, vị Mục sư phụ tá của tôi, “Với mức độ hiện tại, tôi sẽ không bao giờ trở thành Cơ Đốc Nhân được.” Anh ta nói đúng! Tất cả những điều bạn học và cầu nguyện sẽ không giúp được ngoại trừ bạn đến với sự cáo trách tội lỗi. Chỉ khi đó, bạn mới quay trở về với Chúa Jê-sus. Như một phụ nữ đã nói, “Tôi trở nên ghê tởm chính con người mình.” Đó là “sự buồn rầu theo Đức Chúa Trời [mà] dẫn đến sự cứu rỗi.” Ngay sau khi cảm thấy “ghê tởm” với tấm lòng tội lỗi, người phụ nữ đó đã được đến với Đấng Christ và được hoán cải. Cầu xin Thần Linh Đức Chúa Trời khiến lòng bạn “ghê tởm” với chính mình, đến nỗi “miệng mình phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:19). Cầu xin Thần Linh Đức Chúa Trời kéo bạn gần đến với Chúa Jê-sus cho sự cứu rỗi khỏi tội lỗi qua Dòng Huyết chuộc tội của Ngài. A-men.


KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Noah Song: Ma-thi-ơ 27:3-5.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Nếu Bạn Trì Hoãn Quá Lâu ‘If You Linger Too Long’
(bởi Tiến sĩ John R. Rice, 1895-1980).


DÀN BÀI CỦA

SỰ ĂN NĂN LẦM LẠC CỦA GIU-ĐA

THE FALSE REPENTANCE OF JUDAS

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Khi ấy, Giu-đa là kẻ đã phản Ngài, thấy Ngài bị án, thì ăn năn, bèn đem ba chục miếng bạc trả cho các thầy tế lễ cả và các trưởng lão mà nói rằng: Tôi đã phạm tội vì nộp huyết vô tội! Song họ đáp rằng: sự đó can gì đến chúng ta? Mặc kệ ngươi. Giu-đa bèn ném bạc vào nhà thờ, liền trở ra, đi thắt cổ” (Ma-thi-ơ 27:3-5)

(Ma-thi-ơ 27:1-2)

I.   Trước hết, Giu-đa đã phạm một tội không thể tha thứ,
Ma-thi-ơ 12:31-32.

II.  Thứ nhì, “sự hối hận” của Giu-đa chỉ đơn thuần là “sự hối tiếc của thế
gian” mà thôi, II Cô-rinh-tô 7:10; Ma-thi-ơ 27:5; Giăng 17:12;
Sáng Thế Ký 4:8, 13; Sáng Thế Ký 27:34, 41;
Hê-bơ-rơ 12:16-17; Rô-ma 3:19.