Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
SỰ KHỐN KHỔ, NHỤC NHÃ VÀ KHẠC NHỔTHE SCOURGING, SHAME AND SPITTING bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr. Bài giảng được giảng tại Hội thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles “Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta, và đưa má cho kẻ nhổ râu ta; ai mắng hoặc giổ trên ta, ta chẳng hề che mặt” (Ê-sai 50:6). |
Với người hoạn quan Ê-thi-ô-pi chúng ta có thể hỏi, “Đấng tiên tri đã nói điều đó về ai? Có phải nói về chính mình người chăng, hay là về người nào khác?” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:34). Như với chương 53 nầy, không thể nghi ngờ gì những lời Ê-sai nói ở đây đều chỉ về Chúa Jê-sus Christ. Chắc chắn đây là một trong những lời tiên tri ám chỉ về Chúa Jê-sus khi Ngài nói với các Môn-đồ trên đường về Giê-ru-sa-lem,
“Kế đó, Đức Chúa Jê-sus đem mười hai sứ đồ riêng ra mà phán rằng: Nầy, chúng ta lên thành Giê-ru-sa-lem, mọi điều mà các đấng tiên tri đã chép về Con người sẽ ứng nghiệm. Vì Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại; họ sẽ nhạo báng Ngài, mắng nhiếc Ngài, nhổ trên Ngài, sau khi đánh đòn rồi, thì giết Ngài đi; đến ngày thứ ba, Ngài sẽ sống lại” (Lu-ca 18:31-33).
Chúa Jê-sus nói với họ rằng Dân Ngoại sẽ nhạo báng Ngài, sĩ nhục Ngài, làm khốn khổ Ngài, và giết Ngài. Và Ngài nói rằng tất cả điều nầy đã được nói trước “bởi những tiên tri.” Vì thế đoạn văn của chúng ta phải là một trong những câu nói mà Ngài ám chỉ đến,
“Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta, và đưa má cho kẻ nhổ râu ta; ai mắng hoặc giổ trên ta, ta chẳng hề che mặt” (Ê-sai 50:6).
Rồi sẽ thấy lời nói tiên tri đó được ứng nghiệm thế nào. Bôn-xơ Phi-lát, quan Tổng Đốc La-mã, đã làm khó Ngài. Rồi những người lính La-mã
“… đội trên đầu Ngài một cái mão bằng gai họ đã đương, rồi chào Ngài rằng: Kính lạy Vua dân Giu-đa! Lại lấy cây sậy đánh đầu Ngài, nhổ trên Ngài ….” (Mác 15:17-19).
Bởi vậy tôi nhận thấy rằng đó là Chúa Jê-sus ở Na-xa-rét, Đấng Cứu Chuộc của chúng ta, là Đấng được ứng nghiệm trong những lời tiên tri đó,
“Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta, và đưa má cho kẻ nhổ râu ta; ai mắng hoặc giổ trên ta, ta chẳng hề che mặt” (Ê-sai 50:6).
Hãy xem Joseph Hart diển tả cảnh tượng nầy,
Nhìn xem Chúa Jêsus Ngài chịu đựng thế nào,
Bao lời sĩ nhục trong chổ khủng khiếp nầy!
Bao tội nhân tiết chế vòng tay Thượng Đế,
Và nhổ trên mặt Đấng Sáng Tạo họ.
Với mảo gai trên đầu Ngài máu và vết rách,
Dòng huyết tuôn ra từ mọi chổ;
Lưng Ngài với những lằn đòn trút mạnh xuống,
Nhưng người áp bức xé rách lòng Ngài.
(“Sự Thống Khổ Ngài ‘His Passion’” bởi Joseph Hart, 1712-1768;
được sửa lại bởi Mục sư)
“Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta, và đưa má cho kẻ nhổ râu ta; ai mắng hoặc giổ trên ta, ta chẳng hề che mặt” (Ê-sai 50:6)
.Tôi đem đến cho bạn về sự đau khổ của Đấng Cứu Chuộc tối nay. Và tôi nói về Phi-lát, “Chú ý đến người nầy.” Lắng lòng xuống và nhìn lên Ngài trông sự khổ nạn Ngài. Xem Ngài là ai, Ngài để lại tấm gương gì, và Ngài đã làm gì để cứu tội nhân ra khỏi lữa đời đời.
I. Thứ nhất, nhìn xem Ngài như là Đức Chúa Trời bằng xương bằng thịt.
Đức Chúa Trời nhập thể trong thân xác của con người và sống giữa chúng ta. Ngài được nói đến trong Ê-sai 50:2, “Ta đến.” Đức Chúa Trời là Con “đã đến” từ Thiên Đàng và sống giữa chúng ta.
“và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời… Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha” (Giăng 1:1, 14).
“Đấng đã được tỏ ra trong xác thịt” (1 Ti-mô-thê 3:16).
Những Cơ Đốc Nhân xưa đã gọi đúng với cái tên Jê-sus là “Chúa của Chúa, sự sáng của sự sáng, Đức Chúa Trời Chân Thật của Đức Chúa Trời Chân Thật, không ai dựng nên.”
Suy nghĩ về điều nầy thì bạn sẽ thấy rằng nó là thần học Kinh Thánh rất đặc biệt chưa bao giờ đi vào trong tâm trí con người. Spurgeon nói,
Nếu như không được chứng thực chính đáng, nó sẽ là tuyệt đối lạ thường rằng Đức Chúa Trời vô bờ bến thực hiện tất cả, Đấng đã và là, và sẽ đến, Đấng Toàn Năng, toàn trí, và toàn tại, thực sự hạ mình để phủ chính mình trong vỏ ngoài của đất sẽ thấp kém của chúng ta. Ngài dựng nên mọi sự, và tuy vậy Ngài đoái đến để lấy thân xác loài vật vào hoà hợp với chính Ngài…Nhân tính của Chúa chúng ta không phải là ảo tưởng…không phải chỉ là diện mạo trong hình thù con người: trên hết mọi nghi ngờ “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữ chúng ta.” “Hãy chạm ta và xem,” người nói, “thần linh không có thịt và xương như ngươi thấy ta có” (C. H. Spurgeon, “Huyền Bí Vĩ Đại về Ngoan Đạo ‘The Great Mystery of Godliness,’” Bục Giảng Đền Thờ Thủ Đô ‘The Metropolitan Tabernacle Pulpit,’ Nhà Xuất Bản Pilgrim, tái bản 1979, quyển 28, tr. 698).
Chúa Jê-sus là Đức Chúa Trời trong xác thịt con người, bởi sự hợp nhất tính chất thần nhân. Ngài là Đức Chúa Trời bằng xương bằng thịt, là Ngôi hai trong Ba Ngôi, là Ngôi Lời đã trở nên xác thịt!
Sự bày tỏ đó qua đoạn văn chúng ta không thể nào hiểu thấu được trong tâm trí của con người! Đây là Đức Chúa Trời trong thân xác con người cho phép chính Ngài để bị giảm giá trị và bị thống khổ! Vượt hơn sự suy nghĩ của con người rằng Đức Chúa Trời bằng xương bằng thịt nên có thể nói,
“Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta, và đưa má cho kẻ nhổ râu ta; ai mắng hoặc giổ trên ta, ta chẳng hề che mặt” (Ê-sai 50:6).
Đây là Đấng Tạo Hóa của vũ trụ, và tất cả đều nằm ở trong đó, chấp nhận con người tội lỗi để đánh vào lưng Ngài và bức râu Ngài! Đây Đức Chúa Trời của tôi đã đề cho những tội nhân hèn hạ nhổ vào mặt thánh của Ngài! Họ nhổ vào mặt của Đức Chúa Trời!
Nhìn xem Chúa Jêsus Ngài chịu đựng thế nào,
Bao lời sĩ nhục trong chổ khủng khiếp nầy!
Bao tội nhân tiết chế vòng tay Thượng Đế,
Và nhổ trên mặt Đấng Sáng Tạo họ.
(“Sự Thống Khổ Ngài ‘His Passion’” bởi Joseph Hart).
II. Thứ hai, nhìn xem Ngài là tấm gương của chúng ta.
“Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta, và đưa má cho kẻ nhổ râu ta; ai mắng hoặc giổ trên ta, ta chẳng hề che mặt” (Ê-sai 50:6).
Là tôi tớ của Đức Chúa Trời, Chúa Jê-sus chấp nhận tội nhân để đánh lưng Ngài, bức râu của Ngài, và nhổ vào mặt Ngài. Ngài có thể mở miệng đất ra để nuốt họ như đã làm cho Cô-rê, hay lửa để thiêu đốt họ, như Ê-li đã làm. Nhưng Ngài trở nên “như chiên con bị dắt tới hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt long, người chẳng từng mở miệng” (Ê-sai 53:7). Và Sứ-đồ Phi-e-rơ nói,
“Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài; Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài không thấy có chút chi dối trá; Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề hăm dọa, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử đoán công bình” (1 Phi-e-rơ 2:21-23).
Chúng ta có thể bằng lòng phó thác đời sống chúng ta và tiền bạc cho Đức Chúa Trời, nhưng khi chúng ta bị ngược đãi và bị phỉ báng chúng ta cảm thấy như bị chùn bước lại. Nhưng Chúa Jê-sus bằng lòng chấp nhận sự phỉ báng thậm chí bị gọi như là một kẻ lừa đảo bởi những người tội lỗi xấu xa nhất mà không một lời biện hộ cho chính Ngài. Chúng ta làm gì khi những người bạn và những người bà con thân thuộc gọi chúng ta là đạo đức giả, và lời nói ác độc với chúng ta là những Cơ Đốc Nhân? Chúng ta phải nhớ rằng Chúa Jê-sus “giữ vững sự bình an,” không nói lời gì khi Ngài bị những nhân chứng giả cáo buộc trong đêm trước ngày Ngài bị đóng đinh (Ma-thi-ơ 26:63). Khi Phi-lát nói với Ngài, “Họ có nhiều điều làm chứng kiện ngươi, ngươi há không nghe đến sao? Chúa Jê-sus “không đáp lại một lời gì; đến nổi làm cho quan tổng đốc lấy làm lạ lắm” (Ma-thi-ơ 27:13-14).
Tôi học được bài học nầy với một sự khó khăn rất lớn khi tôi bảo vệ danh Chúa Jê-sus trong lúc sự thể hiện của chúng ta chống lại một cuốn phim báng bổ “Sự Cám Dổ Sau Cùng của Đấng Christ ‘The Last Temptation of Christ’.” Những kẻ làm chứng dối đã đi ra tố cáo tôi về sự chống lại phong cách Xê-mít và có hành động lừa lộc. Đây là hoàn toàn sai lầm. Tôi yêu thích người Do Thái và đất nước Y-sơ-ra-ên với tất cả tâm hồn của tôi, và tôi luôn luôn là như vậy. Nhưng tôi học được sự khổ về sự ngược đãi đó một cách thầm lặng khi những người bạn trong lâu đời đã trở mặt chống lại tôi về việc bảo vệ danh Chúa Jê-sus. Đã hai mươi năm tôi nói rất ít trong sự biện minh cho cá nhân tôi. Chỉ mới gần đây tôi có trình bày để bảo vệ cho những nhân chứng hội thánh chúng tôi để chống lại những người tố cáo sai lầm nầy. Chúa Jê-sus phán,
“Phước cho các ngươi khi vì cớ Con người, thiên hạ sẽ ghét, đuổi, mắng nhiếc các ngươi, bỏ tên các ngươi như đồ ô uế! Ngày đó, hãy vui vẻ, nhảy nhót và mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi trên trời sẽ lớn lắm; bởi tổ phụ họ cũng đối đãi các đấng tiên tri dường ấy” (Lu-ca 6:22-23).
Những lời đó của Đấng Cứu Chuộc đả an ủi khích lệ tôi rất nhiều trong thời gian bị thử thách. Tôi không nghĩ là chúng ta nên quá mau mắn biện minh cho chúng ta khi thế giới buộc tội chúng ta vì danh Chúa. Trong lúc “Sự Cám Dỗ Cuối Cùng ‘The Last Temptation’” thể hiện một người đàn ông đúng là nhổ trên mặt của tôi. Tôi đứng đó trước ống kính của máy thu hình tin tức mà nước bọt chảy xuống mặt tôi. Tôi học từ nơi Chúa Jê-sus là không trả đủa, vì Ngài không giấu “mặt khỏi sự sĩ nhục và khạc nhổ.” Tôi cố gắng hết sức để tử tế với người đàn ông nầy sau đó. Rất tiếc! Sau nầy người đàn ông đó bị giết. Đức Chúa Trời biết được tấm lòng đau buồn và nước mắt tôi đã đổ ra cho ông và gia đình ông ta.
Trong bài giảng về đoạn văn của chúng ta Spurgeon nói, “Bạn phải hạ mình xuống, và hạ xuống, ngay cả khi bạn bị người ta xem thường và từ bỏ, vì đây là con đường đi đến sự vinh hiển đời đời” (“Sự Sĩ Nhục và Khạc Nhổ ‘The Shame and Spitting’,” Bục Giảng Đền Thờ Thủ Đô ‘The Metropolitan Tabernacle Pulpit,’ Nhà Xuất Bản Pilgrim, tái bản 1972, quyển 25, trang 431).
Để mỗi người chúng ta nhớ đến gương của Chúa Jê-sus khi bị người ta bắt bớ, mắng nhiếc chúng ta vì chúng ta đã bước đi theo Ngài trong những ngày xấu xa nầy. Spurgeon nói,
Bạn có đầy sự đau đớn và nhức nhói không…? Chúa Jê-sus biết tất cả mọi sự, vì Ngài “đã đưa lưng cho kẻ đánh Ngài.” Bạn có đau đớn… từ sự bị vu khống không? “Ngài không che giấu mặt Ngài khỏi sự sỉ nhục và khạc nhổ.” Bạn từng bị chế nhạo chưa…? Bạn đã từng bị đùa cợt bở người bất nhã vì lòng ngoan đạo của bạn chưa? Chúa Jê-sus có thể thông cảm với bạn, vì bạn biết sự đùa giởn hèn hạ mà họ đã làm cho Ngài. Trong mỗi sự đau đớn đã xé nát lòng của bạn thì lòng của Chúa đã mang phần chia xẻ của Ngài… (Spurgeon, như đã trích).
Nhìn xem Chúa Jêsus Ngài chịu đựng thế nào,
Bao lời sĩ nhục trong chổ khủng khiếp nầy!
Bao tội nhân tiết chế vòng tay Thượng Đế,
Và nhổ trên mặt Đấng Sáng Tạo họ.
III. Thứ ba, nhìn xem Ngài như là người thế thân cho tội nhân.
“Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta, và đưa má cho kẻ nhổ râu ta; ai mắng hoặc giổ trên ta, ta chẳng hề che mặt” (Ê-sai 50:6).
Nhớ rằng Chúa Jê-sus không phải chịu sự đau khổ nầy cho chính tội lỗi Ngài, vì Ngài là Đấng vô tội.
“Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh” (Ê-sai 53:5).
Câu nầy trong Ê-sai chương 53 nói cho chúng ta rỏ ràng về sự thương tổn và lằn roi Ngài chịu, cũng như là sự chết của Ngài là điều cần thiết để cứu tội nhân. Chúa Jê-sus mang lấy tội lỗi chúng ta chất trên Ngài. Và Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời “đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta; hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời” (2 Cô-rinh-tô 5:21). Khi Chúa Jê-sus chịu khổ, là Ngài chịu khổ cho tội lỗi chúng ta, làm giá chuộc cho chúng ta, vì vậy mà chúng ta được cứu. Tội lỗi là điều xấu nhất. Tội lỗi xứng đáng bị trừng phạt. Tội lỗi xứng đáng nhận sự khạc nhổ. Tội lỗi xứng đáng để bị đóng đinh. Và bởi vì Chúa Jêsus mang lấy tội lổi của hết thảy chúng ta trên than Ngài, Ngài phải chịu sự trừng phạt đó. Ngài phải bị khạc nhổ. Ngài phải bị sự sĩ nhục. Nếu bạn muốn biết Đức Chúa Trời nghĩ gì về tội lỗi, hãy nhìn xem Con của Ngài, bị những lằn đòn trên lưng, bức tóc Ngài, vả vào má Ngài, mặt Ngài bị khạc nhổ bởi những tên lính khi Ngài làm con sinh tế chuộc tội cho bạn và tôi. Nếu bạn và tôi bị trừng phạt, bị vả, bị nhổ vì tội lỗi chúng ta thì không có gì ngạc nhiên cả. Nhưng Đấng mang lấy tội lỗi chúng ta là Đức Chúa Con. Chúa Jê-sus đã thế chổ cho chúng ta, và “Đức-Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội” (Ê-sai 53:10). Dù cho tội lỗi chúng ta chỉ chất trên Ngài bởi sự đổ thừa, nó cũng đã làm cho Ngài đau nhói và nhục nhã trước khi nó phải được trả trên Thập Tự Giá.
Chú ý đến đoạn văn của chúng ta nói thế nầy, “Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta.” Chúa Jê-sus tự nguyện phó chính Ngài cho kẻ đánh Ngài, cho những ai bức râu Ngài, và nhổ vào mặt Ngài. Ngài phó chính Ngài để chịu chết trên cây Thập Tự. Không ai biểu Ngài phải chịu đau khổ vì tội lỗi chúng ta. Ngài đã can đảm tự nguyện để làm điều đó. Con Đức Chúa Trời sẳn sàng để trở thành kẻ bị nguyền rủa vì chúng ta, như một người thay thế cho chúng ta, để trả giá chuộc tội cho chúng ta – vì thế chúng ta có thể được sự tha thứ từ Đức Chúa Trời và được xưng công chính trước mặt Ngài.
Bạn có thể nghe về điều nầy mà không chút ngạc nhiên không? Bạn có thể nhớ rằng Con của Đức Chúa Trời đã bị đánh, bị vả, bị đập, mà không chút kinh ngạc, sợ hãi, và ca ngợi không? Ngài là Đấng che phủ bầu trời với những đám mây mà không che đậy mặt Ngài khỏi sự sĩ nhục và khạc nhổ. Ngài là Đấng dựng nên những sườn núi, mà không giữ lưng Ngài khỏi những trận đòn chí tử. Ngài là Đấng buộc vũ trụ bằng vòng đai cầm giữ nó lại bị bó trong xiềng xích và bị bịt mắt bởi những người mà chính Ngài tạo nên. Khi thiên sứ trên Thiên Đàng tôn vinh những làn song nhạc trong sự ngợi Ngài, nó xem như có thể nào Ngài bị đóng đinh vào thập tự? Tôi thiết nghĩ đó là tại sao những dấu đinh sẽ mãi mãi in trên tay và chân Ngài, đặng chúng ta sẽ không bao giờ quên những gì Ngài đã làm cho chúng ta khi chúng ta gặp Ngài trên Thiên Đàng. Làm sao tôi có thể nhìn vào gương mặt thân yêu Ngài trong vinh hiển mà không nhớ rằng tội nhân bức ra chum râu của Ngài trong khi nước miếng chảy xuống má thánh của Ngài!
Nhìn xem Chúa Jêsus Ngài chịu đựng thế nào,
Bao lời sĩ nhục trong chổ khủng khiếp nầy!
Bao tội nhân tiết chế vòng tay Thượng Đế,
Và nhổ trên mặt Đấng Sáng Tạo họ.
Mặt của Ngài! Tại sao không nhổ trên mặt các thiên sứ? Không có chổ nào cho bạn nhổ sao mà phải nhổ trên mặt thân yêu của Ngài? Mặt của Ngài! Xin Chúa giúp đỡ chúng ta! Mặt của Ngài! Họ nhổ trên mặt thánh khiết của Chúa Jê-sus! Spurgeon nói, “Tôi mong rằng con người chưa bao giờ được dựng nên, hoặc nếu đã dựng nên… thà lướt nhanh vào cỏi hư vô còn hơn sống với sự xúc phạm ghê tởm như thế” (như đã trích, tr. 428). Xin Chúa giúp đỡ chúng ta! Họ nhổ vào mặt của Đấng Cứu Chuộc chúng ta!
Nếu bạn là người lạc mất, tôi nài xin bạn tin nhận Ngài ngay bây giờ. Bạn được tha tội khi bạn tin nhận Ngài, vì Ngài đã mang tất cả tội lỗi và sự hổ nhục của bạn khi Ngài bị đóng đinh trên Thập Tự Giá. Sự trừng phạt của bạn đã được xóa đi, vì Chúa Jê-sus đã mang lấy tất cả – trên lưng Ngài, trên má Ngài, trên mặt Ngài, và những vết thương Ngài chịu trên tay và chân Ngài. Tin nhận Ngài và tất cả sự trừng phạt cho tội lỗi của bạn đã được xóa, và bạn đã được cứu, được xưng công bình cả đời nầy lẩn đời sau bởi tình yêu cứu chuộc của Ngài! Xin vui long đứng lên và hát bài thánh ca số 6, “Ô, Một Dòng Suối! ‘Oh, What a Fountain!’” bởi Tiến sĩ John R. Rice.
Chúng ta có một câu chuyện của tình yêu trong quá khứ,
Chúng ta nói thế nào về sự tha thứ cho tội nhân.
Có một sự miển thứ, vì Jêsus đã chịu khổ,
Và đã chuộc tội trên cây gổ trên đồi Gô-tha.
Ô, cái gì là dòng suối của lòng thương đang chảy,
Xuống từ sự đóng đinh Cứu Chuộc con người.
Huyết Báu đó đổ ra để cứu chuộc chúng ta,
Ân điển và sự tha thứ cho tất cả tội lổi chúng ta.
(Ô, Một Dòng Suối! ‘Oh, What a Fountain!’”
bởi Tiến sĩ John R. Rice, 1895-1980).
Tôi cầu xin cho bạn tin nhận Chúa Jê-sus tối nay. Huyết của Ngài sẽ rửa sạch tội lỗi bạn. Tin nhận Ngài ngay bây giờ và bạn sẽ được cứu, không những đời nầy mà cả đời sau nữa.
KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC.
Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào.
Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây).
Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông,
đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.
Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Bác sĩ Kreighton L. Chan: Lu-ca 18:31-33.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Dẩn Tôi đến Đồi Gô-Tha ‘Lead Me to Calvary’”
(bởi Jennie Evelyn Hussey, 1874-1958).
DÀN BÀI CỦA SỰ KHỐN KHỔ, NHỤC NHÃ VÀ KHẠC NHỔ THE SCOURGING, SHAME AND SPITTING bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr. “Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta, và đưa má cho kẻ nhổ râu ta; ai mắng hoặc giổ trên ta, ta chẳng hề che mặt” (Ê-sai 53:6). (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:34; Lu-ca 18:31-33; Mác 15:17-19) I. Thứ nhất, nhìn xem Ngài như là Đức Chúa Trời bằng xương bằng thịt, II. Thứ hai, nhìn xem Ngài là tấm gương của chúng ta, Ê-sai 53:7;
III. Thứ ba, nhìn xem Ngài như là người thế thân cho tội nhân,
|