Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
SỰ THỐNG KHỔ CỦA ĐẤNG CHRIST
|
Thỉnh thoảng trước đây tôi giảng về “Nước Mắt của Chúa Jê-sus ‘The Tears of Jesus.’” Nhấn vào đây để đọc. Điểm sau cùng của bài giảng đó là, “Chúa Jê-sus đã khóc trong Vườn Ghết-sê-ma-nê.” Tôi nói, “Trong vườn Ghết-sê-ma-nê, đêm trước khi Ngài bị đóng đinh trên Cây Thập Tự, Chúa Jê-sus đau khổ và cầu nguyện một mình. Trong đêm dày đặc của Vườn Ghết-sê-ma-nê Chúa Cứu Thế Jê-sus trút hết linh hồn mình ra trong sự cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Theo như trong thư Hê-bơ-rơ 5:7 chép Ngài cầu nguyện ‘kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân đức Ngài, nên được nhậm lời’ (Hê-bơ-rơ 5:7). Ngài sợ điều gì? Chúa Jê-sus sợ rằng Ngài sẽ phải chịu chết trong khu Vườn đó, trước khi Ngài có thể đến Thập tự Giá để chuộc tội cho chúng ta.”
Tiến sĩ John R. Rice nói, “Chúa Jê-sus cầu nguyện để chén của sự chết nầy qua khỏi Ngài trong đêm đó để Ngài có thể sống và chết trên thập tự giá trong ngày hôm sau.” Nhà thần học Tiến sĩ J. Oliver Buswell cũng nói rằng Chúa Jê-sus “cầu nguyện cho thoát khỏi sự chết trong vườn, để rồi Ngài có thể hoàn thành mục đích của Ngài trên thập tự giá.” Tiến sĩ J. Vernon McGee cũng nói giống như vậy: “Bạn của tôi, Ngài đã được nghe; Ngài không chết trong Vườn Ghết-sê-ma-nê.” Chúa Jê-sus trong sự thống khổ tột cùng vì Đức Chúa Trời chất tội lỗi chúng ta trên Ngài.
Một người đọc bài giảng đó hỏi tôi rằng tại sao Chúa Jê-sus cần phải đi đến Thập Tự Giá. Tại sao Ngài không thể chết cho chúng ta trong vườn Ghết-sê-ma-nê đó? Tôi trả lời ông ta rằng điều nầy không có thể. Vì Kinh Thánh chép,
“Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh;” (1 Cô-rinh-tô 15:3).
Đấng Christ phải chết “theo lời Kinh Thánh” – kata tas graphas. Nếu như Ngài phải chết trong vườn Ghết-sê-ma-nê thì Ngài không phải là Đấng Cứu Chuộc theo như lời tiên tri trong Cứu Ước. Ngài sẽ trở thành kẻ lừa đảo, chứ không phải là Đấng Cứu Chuộc mà đã được tiên đoán! Ngài phải chịu chết kata tas graphas, “theo lời Kinh Thánh.” “Kinh Thánh” là nói đến Cựu Ước, vì lúc đó Tân Ước chưa được viết ra. Trước khi Chúa Jê-sus vào vườn Ghết-sê-ma-nê, Ngài phán, “Lời ấy phải ứng nghiệm về chính mình ta. Thật vậy, sự đã chỉ về ta hầu được trọn” (Lu-ca 22:37). Ngài trích dẩn trong Ê-sai 53:12, ứng nghiệm rằng Ngài phải bị đóng đinh giữa hai tên trộm cướp hầu ứng nghiệm câu đó. Nếu Ngài phải chịu chết trong vườn Ghết-sê-ma-nê thì Ngài không được ứng nghiệm theo lời Ê-sai 53:12; Ngài không thể chết kata tas graphas, “theo lời Kinh Thánh,” Ngài sẽ không phải là Đấng Cứu Chuộc mà tiên tri Ê-sai đã tiên đoán!
Ê-sai chương 53 là lời tiên tri đầy đủ nhất trong Cựu Ước nói về sự đóng đinh Chúa Jê-sus Christ. Thật ra phân đoạn đó bắt đầu từ Ê-sai 52:13 và tiếp tục tới 15 câu trong Kinh Thánh bàn Anh Ngữ. Nó đưa ra lời tiên tri tiếp nối về việc đóng đinh của Chúa Jê-sus Christ. Rất ít lời tiên tri về sự đóng đinh của Ngài để cho thấy được sự ứng nghiệm nếu như Chúa Jê-sus phải chịu chết trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Ê-sai 50:6, nói về sự khổ nạn của Ngài, sự xấu hổ và khạc nhổ, sẽ không có được ứng nghiệm. Thi-Thiên 22:16, lời tiên tri nói về sự đâm thủng tay chân Ngài, cũng không được ứng nghiệm, hoặc trong Xa-cha-ri 12:10, “Chúng nó sẽ nhìn xem ta là Đấng chúng nó đã đâm.” Thi-Thiên 22 cũng đưa ra lời tiên tri kế tiếp cũng không ứng nghiệm nếu như Chúa Jê-sus phải chịu chết trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Và nhiều câu Kinh Thánh khác trong Cựu ước được đưa ra cũng không có ứng nghiệm được nếu như Chúa Jê-sus chịu chết trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Không có lạ lùng gì khi Chúa Jê-sus cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-nê, “kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện, nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết” (Hê-bơ-rơ 5:7). Ngài sợ là Ngài phải bị chết trong khu vườn đó, không thể tiếp tục bước tới Thập Tự Giá trong ngày hôm sau. Ngài phải chịu chết kata tas graphas, “theo lời Kinh Thánh.” Đấng Christ đã được ứng nghiệm trên từng chi tiết của những lời tiên tri trong Cựu Ước khi Ngài bị đóng đinh. Nếu như Ngài chết trong vườn Ghết-sê-ma-nê thì những lời tiên tri nầy đã không được ứng nghiệm – và Chúa Jê-sus Christ chỉ là một kẻ lừa bịp không phải là Đấng Cứu Chuộc cho nhân loại mà Kinh Thánh đã nói đến. Chúa Jê-sus Christ không phải “chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:3). Không lạ lùng gì khi Ngài cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-nê, “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi” (Lu-ca 22:42).
“Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).
Trong tiếng Hy-lạp dịch chữ “agony” (thống khổ) là “agonia.” Nó nói lên “trạng thái của sự xúc cảm và đau đớn một cách mãnh liệt” (Vine). Chúa Jê-sus kinh nghiệm tột cùng trong sự đau đớn, dày dò và quằn quại trong bóng đêm dày đặc đó. Chúng ta hãy suy nghĩ về sự thống khổ Ngài chịu trong vườn Ghết-sê-ma-nê trong ít phút tối nay.
I. Thứ nhất, sự thống khổ của Ngài được mô tả.
Chúa Jê-sus ăn Lễ Vượt Qua với các Môn-đồ Ngài. Nơi đó, Ngài cử hành Thánh Lễ Tiệc Thánh với họ. Giu-đa đã rời khỏi nhóm mình để đi đến những thầy tế lễ cả để nộp Ngài. Những người còn lại đó hát thánh ca và rồi họ đi ngang qua suối Xết-rôn, đối diện Núi Ô-li-ve, trong bóng tối dày đặc của Vườn Ghết-sê-ma-nê. Chúa Jê-sus để tám Môn-đồ tại đầu khu Vườn và nói với họ, “Các ngươi hãy ngồi đây, đợi ta cầu nguyện” (Mác 14:32). Rồi Ngài dẩn Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng vào sâu hơn bên trong Vườn là nơi Ngài “kinh hãi và sầu nảo, Ngài phán cùng ba người rằng: Linh hồn ta buồn rầu lắm cho đến chết; các ngươi hãy ở đây và tỉnh thức” (Mác 14:33-34). Joseph Hart nói,
Ngài cam chịu nhiều nỗi đau đớn,
Gặp nhiều sự cám dỗ mãnh liệt,
Bền chí, và làm quen đau đớn:
Nhưng thử thách đau đớn nhất hãy còn:
Là để chịu đựng trong Ngài,
Ghết-sê-ma-nê tối tăm, u buồn!
Là để chịu đựng trong Ngài,
Ghế-sê-ma-nê tối tăm, u buồn!
(“Nhiều Nỗi Đau Đớn Ngài Cam Chịu ‘Many Woes He Had Endured’” bởi Joseph Hart, 1712-1768;
theo điệu nhạc “Hãy Đến, Hởi Tội Nhân ‘Come, Ye Sinners’”).
Ma-thi-ơ nói rằng Ngài “buồn bực và sầu não lắm” (Ma-thi-ơ 26:37). Về chữ đó trong tiếng Hy-Lạp được dịch là “nặng nề lắm,” Goodwin nói rằng có một sự lo âu hoặc một sự bối rối nào đó trong sự thống khổ của Chúa Jê-sus, khi chữ đó mang ý nghĩa của “sự phân ly từ con người – con người trong sự bối rối, bị loại ra khỏi nhân loại.” Là một ý mạnh! Chúa Jê-sus đi đến bờ vực của sự bối rối, gần như trở thành ngất trí, bởi sự xúc cảm mãnh liệt của sự thống khổ Ngài. Ma-thi-ơ dẩn giải Đấng Cứu Chuộc nói, “Linh hồn ta buồn bực cho đến chết” (Ma-thi-ơ 26:38). Trong tiếng Hy-Lạp dịch chữ “buồn bực” như là “đau buồn mọi thứ, buồn bực dữ dội” (Strong), bị áp đảo với nổi đau buồn. Goodwin nói, “Ngài đã lao đầu và tai trong nổi đau buồn và không có hố để thở.” Rienecker nói rằng Ngài “đã bị bao quanh bởi sự buồn rầu, bị áp đảo bởi tình trạng kiệt sức.” Chúa Jê-sus dìm xuống trong buồn bực nặng nề và sầu não. Mác cho chúng ta biết rằng Ngài “khởi sự kinh hãi và sầu não” (Mác 14:33). Chữ Hy-Lạp dịch “kinh hãi” có nghĩa là “hoàn toàn ngạc nhiên” (Strong), “ở trong sự kìm kẹp của trạng thái buồn nản khủng khiếp, rùng mình” (Rienecker), “sầu não lắm, bị quăng vào…kinh hãi, hoảng hốt hết mực, khiếp sợ, bị tấn công bởi kinh khủng” (Wuest). Joseph Hart nói,
Hãy đến, hết thảy thánh được Chúa chọn,
Người ao ước cám giác huyết thanh tẩy,
Trong sự ngẫm nghĩ này hợp cùng tôi,
Để hát về Ghết-sê-ma-nê u buồn.
Nơi đó Chúa sự sống đã hiện diện,
Thở dài, rên rỉ, cầu xin và sợ hãi,
Mang hết thảy Chúa bằng thịt thể chịu,
Bằng đủ sức, và không còn thừa.
(“Ghết-sê-ma-nê, Thuật-in Ô-li-ve! ‘Gethsemane, The Olive-Press!’” bởi Joseph Hart, 1712-1768;
theo điệu nhạc “Đã Khuya, và Trên Trán của Ô-li-ve ‘Tis Midnight, and on Olive’s Brow’”).
“Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).
II. Thứ hai, nguyên nhân sự thống khổ của Ngài
Điều gì đã làm cho Đấng Christ sầu khổ trong Vườn? Tôi từng nghĩ rằng sự thống khổ của Ngài đến từ sự tấn công của Sa-tan. Nhưng nay tôi không còn tin như vậy nữa. Ma-quỉ không có được nhắc đến trong những tường thuật về sự thống khổ của Ngài trong Ghết-sê-ma-nê. Tại lúc ban đầu chức vụ của Ngài, Ngài đã bị cám dỗ ác liệt bởi Ma-quỉ. Ba lần trong đồng vắng “quỉ cám dỗ đến gần Ngài” (Ma-thi-ơ 4:3). Nhưng chúng ta chưa từng đọc rằng Chúa Jê-sus “buồn bực và sầu não lắm” trong thời gian bị cám dỗ. Không nhắc đến sự gì như mồ hôi máu trong Ghết-sê-ma-nê. Trong khi Ngài bị cám dỗ trong đồng vắng, Chúa Jê-sus chiến thắng Ma-quỉ với tương đối dễ dàng bằng trích Lời Đức Chúa Trời. Nhưng trong Ghết-sê-ma-nê sự thống khổ của Ngài quá lớn đến nổi nó đem Ngài đến bờ sự chết. Tiến sĩ McGee nói, “Khi Ngài cầu nguyện trong Vườn, ‘xin cất chén nầy khỏi tôi’ (Lu-ca 22:42), ‘chén’ là sự chết. Ngài không muốn chết trong Vườn Ghết-sê-ma-nê” (J. Vernon McGee, Th.D., Xuyên Qua Kinh Thánh ‘Thru the Bible,’ Nhà Xuất Bản Thomas Nelson, quyển V, tr. 540; ghi chú dựa trên Hê-bơ-rơ 5:7).
Sự thống khổ cay đắng trong Ghết-sê-ma-nê đến từ Đức Chúa Trời là Cha. Tôi tin rằng, trong Vườn,
“… Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Ê-sai 53:6).
Spurgeon nói, trong Ghết-sê-ma-nê, Đức Chúa Trời là Cha “làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta” (2 Cô-rinh-tô 5:21). “Ngài bây giờ…phải mang sự nguyền rủa mà xứng đáng cho tội nhân, nhưng vì Ngài đứng trong chổ của tội nhân và phải chịu khổ thay cho tội nhân…bây giờ Ngài nhận thức được, có thể là lần đầu tiên, là người gánh tội lỗi thay cho là như thế nào…vì hết thảy điều chồng chất trên Ngài” (C. H. Spurgeon, “Sự Thống Khổ trong Ghết-sê-ma-nê ‘The Agony in Gethsemane,’” Trung Tâm Bục Giảng Đền Thờ ‘The Metropolitan Tabernacle Pulpit,’ Nhà Xuất Bản Pilgrim, 1971, quyển XX, tr. 593).
Có hai con dê dùng bởi A-rôn trong Ngày Chuộc Tội. Đấng Christ trong Vườn được hình dung bởi con dê thứ hai. Con dê thứ hai kinh nghiệm đau đớn rất lớn khi nó được dùng để làm sinh lễ chuộc tội. Sự sợ hãi và đau đớn mà con thú nầy cảm giác chỉ là một hình ảnh hay loại đau thương nhỏ nhen của Đấng Christ. Sự đau đớn của Chúa Jê-sus trong Vườn là vật được tượng trưng, là sự hoàn thành.
“Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).
Tiên tri Ê-sai nói,
“Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội, ….” (Ê-sai 53:10).
Chắc chắn rằng nó bắt đầu trong Vườn Ghết-sê-ma-nê!
Đêm đã khuya; và vì tội kẻ khác,
Người Sầu Não khóc dầm trong máu;
Dù Ngài đã quỳ trong nỗi thống khổ
Không bị bỏ rơi bởi Chúa Ngài.
(“Đêm Đã Khuya, và trên Trán của Ô-li-ve ‘Tis Midnight, and on Olive’s Brow’”
bởi William B. Tappan, 1794-1849).
“Đêm đã khuya; và vì tội kẻ khác, Con Người Sầu Não khóc dầm trong máu.” Tiến sĩ John Gill nói, “Lúc nầy Ngài bị thâm tím, và bỏ cho sầu khổ bởi Cha Ngài; sự đau đớn của Ngài bắt đầu, bởi vì chúng không ngưng tại đó, nhưng tại trên thập giá…Ngài bắt đầu ‘sầu não lắm’ bởi gánh năng tội lỗi của dân Ngài, và cảm giác cơn thạnh nộ thánh, mà Ngài đã bị ép và bị áp đảo đến nổi…Ngài đã sẳn sàng ngất đi, chìm và chết…Ngài đã được đem đến bụi đất của sự chết; sự đau đớn của Ngài cũng không lìa Ngài…cho đến khi linh hồn và thân thể Ngài được phân ra khỏi nhau” trên Thập Tự Giá (John Gill, D.D., Sự Trình Bày của Tân Ước ‘An Exposition of the New Testament,’ The Baptist Standard Bearer, 1989 tái bản, quyển I, tr. 334).
Đó là tại trong Ghết-sê-ma-nê rằng, “…Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Ê-sai 53:6). Joseph Hart nói,
[Con Đức Chúa Trời] gánh hết tội tôi,
Qua ân điển có thể tin;
Nhưng kinh hoàng mà Ngài cảm nhận
Thật quá rộng lớn để tưởng tượng.
Không gì thấm nhuần qua ngươi,
Ghết-sê-ma-nê tâm tối, u buồn!
Không gì thấm nhuần qua người,
Ghết-sê-ma-nê tâm tối, u buồn!
(“Nhiều Nỗi Đau Ngài Phải Chịu ‘Many Woes He Had Endured’” bởi Joseph Hart, 1712-1768;
theo điệu nhạc “Hãy Đến, Hởi Tội Nhân ‘Come, Ye Sinners’”).
“Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).
Nhìn xem Con Đức Chúa Trời đau khổ,
Thở hổn hển, rên rỉ, mồ hôi pha huyết!
[Ân điển] thánh bao la sâu thẩm,
Jê-sus, tình yêu Ngài quá lớn!
(“Sự Thống Khổ Không Biết của Ngài ‘Thine Unknown Sufferings’” bởi Joseph Hart, 1712-1768;
theo điệu nhạc “Đêm Đã Khuya, và trên Trán của Ô-li-ve ‘Tis Midnight, and on Olive’s Brow’”).
“Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Ê-sai 53:6).
Đấng Christ lấy tội lỗi của chúng ta chất trên chính mình Ngài trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, và Ngài gánh tội lỗi của chúng ta “trong chính thân thể Ngài” đến Thập Tự Giá, nơi mà Ngài chết ngày hôm sau. Tội lỗi chúng ta là nguyên cớ đã làm nát Ngài cho đến khi Ngài đổ mồ hôi trở nên giọt máu!
“Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).
Vâng, Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên Thập Tự Giá.
“Ngài gánh tội lỗi chúng ta trên thân thể Ngài trên cây gổ [trên Thập Tự Giá]” (1 Phi-e-rơ 2:23).
Đi đến Vườn Ghết-sê-ma-nê và xem Chúa Jê-sus đã làm những gì cho bạn và tôi. Bạn phải nên đi vào Địa Ngục vì tội lỗi của bạn. Nhưng Chúa Jê-sus đã lấy những tội lỗi đó chất trên chính Ngài, và đã đi qua địa ngục sống trong Vườn và trên Thập Tự Giá, để trả hoàn toàn hình phạt cho những tội lỗi của bạn.
Mỗi Cơ-đốc Nhân nên phải thường xuyên ngẫm nghĩ về Ghết-sê-ma-nê và Thập Tự Giá. Ghết-sê-ma-nê và Thập Tự Giá là không thể tách rời được. “…về phần chúng ta, là kẻ được cứu chuộc [Thập Tự Giá], thì cho là quyền phép của Đức Chúa Trời” (1 Cô-rinh-tô 1:18). Chúng ta có khả năng để sống cho Đức Chúa Trời bởi việc làm của Đấng Christ trong Ghết-sê-ma-nê và trên Thập Tự Giá! Chúng ta được ban cho cảm hứng để sống cho Đấng Christ bằng cách suy nghĩ về sự thống khổ của Ngài! Khi thử thách trong cuộc sống làm cho chúng ta sầu não, Cơ-đốc Nhân thật sự sẽ tìm thấy bình an và nhớ Chúa Jê-sus đã trả toàn bộ hình phạt cho tội lỗi chúng ta trong Ghết-sê-ma-nê và trên Thập Tự Giá! Chúng ta tìm bình an khi chúng ta nhớ rằng Chúa Jê-sus đã đắc thắng sự chết khi Ngài sống lại từ cỏi chết!
Xin Chúa giữ tôi gần thập tự
Gần hông tuôn suối huyết ra;
Lưu xuất qua chân Gô-gô-tha,
Nghìn thu công hiệu thứ tha.
Thập giá Chúa, thập giá Chúa,
Vinh hiển cho tôi muôn đời;
Khi bước qua bên kia bờ rồi
Ngày an lạc thỏa vui.
(“Gấn Thập Tự Hơn ‘Near the Cross’” bởi Fanny J. Crosby, 1820-1915).
Và đối với bạn là người chưa được cứu tôi nói, làm sao bạn có thể nghĩ về Ngài trong sự giày vò và huyết, tại đó trong Ghết-sê-ma-nê tối tâm, đau đớn vì bạn, và tuy bạn quay khỏi Ngài? Ngài đang đau đớn vì tội lỗi của bạn! Làm sao bạn có thể phủ nhận Ngài, và từ chối tình yêu như thế?
“Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).
Nhìn xem Con Đức Chúa Trời đau khổ,
Thở hổn hển, rên rỉ, mồ hôi pha huyết!
[Ân điển] thánh bao la sâu thẩm,
Jê-sus, tình yêu Ngài quá lớn!
Chúa Jê-sus đem tội lỗi của bạn chất trên chính Ngài trong Ghết-sê-ma-nê bởi vì Ngài yêu thương bạn! Ngài trả hết hình phạt cho tội lỗi của bạn trên Thập Tự Giá bởi vì Ngài yêu thương bạn!
Bạn có tin cậy Ngài tối hôm nay không? Bạn có đến với Ngài là Đấng yêu thương bạn bằng tình yêu đời đời? Tin vào Đấng Cứu Chuộc đau đớn! Hãy tin cậy Ngài ngay bây giờ! Tội lỗi của bạn sẽ được thay bởi Ngài, và bạn sẽ có đời sống đời đời! A-men.
KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC.
Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào.
Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây).
Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông,
đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.
Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Bác sĩ Kreighton L. Chan: Mác 14:32-41.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Nhiều Đau Khổ mà Ngài Phải Chịu ‘Many Woes He Had Endured’” bởi
Joseph Hart, 1712-1768; theo điệu nhạc “Hãy Đến, Hởi Tội Nhân ‘Come, Ye Sinners’”).
DÀN BÀI CỦA SỰ THỐNG KHỔ CỦA CHRIST CHRIST’S AGONY IN GETHSEMANE bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. “Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44). (Hê-bơ-rơ 5:7; 1 Cô-rinh-tô 15:3; Lu-ca 22:37; I. Thứ nhất, sự thống khổ của Ngài được mô tả, Mác 14:32, 33-34; II. Thứ hai, nguyên nhân của sự thống khổ Ngài, Ma-thi-ơ 4:3; |