Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
CÔNG VIỆC KHÔ HÉO THÁNH LINH
|
Trong chủng viện thần học tự do họ dạy chúng tôi rằng có hai tiên tri Ê-sai. Nhưng họ đã sai. 39 chương đầu nói về tội lỗi và tình trạng bị câu lưu hầu đến của họ. Nhưng từ chương 40 cho đến hết, tiên tri nói về sự chuộc họ lại. Phần thứ nhì nói về sự cứu rổi qua sự hi sinh của Chúa Jê-sus Christ.
“Có tiếng kẻ rằng: Hãy kêu! Và có đáp rằng: Tôi sẽ kêu thế nào? Mọi xác thịt giống như cỏ, nhan sắc [vẽ đẹp, NASV; vinh hiển của họ, NIV] nó như hoa ngoài đồng. Cỏ khô, hoa rụng, vì hơi Đức Giê-hô-va thổi qua. Phải, dân nầy khác nào cỏ ấy: cỏ khô, hoa rụng; nhưng lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời!” (Ê-sai 40:6-8).
“Có tiếng kẻ rằng, hãy kêu.” Tiếng kêu gì cho người tiên tri? Nó là “tiếng kêu của Chúa,” nói đến trong câu năm. Trong tiếng Hê-bơ-rơ chữ “kêu” là qârâ. Nó có nghĩa là “kêu lên – [đối chất] với người mình gặp” (Strong # 7121). Nó cùng là tiếng Hê-bơ-rơ được dùng trong Ê-sai 58:1,
“Hãy kêu to lên, đừng dứt; hãy cất tiếng lên như cái loa; rao bảo tội lỗi dân ta cho nó, và rao bảo sự gian ác nhà Gia-cốp cho nhà ấy” (Ê-sai 58:1).
Đó là cách mà Giăng Báp-tít đã giảng. Giăng Báp-tít nói đến Ê-sai 40:3. Ông nói, “Ta là tiếng của người kêu trong đồng vắng rằng: Hãy ban đường của Chúa cho bằng, như đấng tiên tri Ê-sai đã nói” (Giăng 1:23; Ê-sai 40:3). Chữ Hy-lạp được dịch cho “kêu” trong Giăng 1:23 là bǒaō. Nó có nghĩa là “để la hét…thét lên” (Strong). (Chữ Hê-bơ-rơ và chữ Hy-lạp nói nó là “kêu to lên” (Ê-sai 58:1). Nó có nghĩa rằng mục sư phải giảng lớn tiếng như là cái ống loa của Đức Chúa Trời… “La lên và kêu lên” đến những ai đang lạc mất và bối rối! Những người giảng dạy nên kêu lên đến những người nghe Lời Đức Chúa Trời. Buồn thay, đây không phải là lối giảng phổ biến ngày nay. Có một sự không vâng lời cơ bản đối với Kinh Thánh trong sự giảng dạy ngày nay. Những mục sư hiện đại đã “nghỉ giảng và đi dạy,” như thời xưa đã nói. Những mục sư hiện đại nầy không có vâng phục Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán cùng Ê-sai, “Hãy kêu to lên, đừng dứt.” Lối giảng dạy hiện đại không có theo gương của Chúa Jê-sus. Chúa Jê-sus, “kêu lên…trong đền thờ” (Giăng 7:28), mà cũng không như Chúa Jê-sus khi Ngài “đứng kêu lên” trong Giăng 7:37. Mà cũng không giống như Phi-e-rơ trong Ngày Ngủ Tuần. Ông “cất tiếng của ông” và nói những lời Đức Chúa Trời đã cho ông (Công Vụ Các Sứ-Đồ 2:14). Tiến sĩ John Gill nói, “Cất tiếng nói, đặng toàn dân chúng có thể nghe…cũng như để bày tỏ sự nhiệt tâm và hăng hái của ông, ông là người can đảm” (Bài Bình Luận về Tân Ước ‘An Exposition of the New Testament’; ghi chú dựa trên Công Vụ Các Sứ-Đồ 2:14). Như vậy, tôi phải lập lại, có một sự không vâng lời cơ bản cùng Đức Chúa Trời trong toà giảng chúng ta ngày nay, một sự không vâng lời ghê gớm trong chính thái độ và lối giảng dạy. Sứ-đồ Phao-lô đưa ra điều nầy như là một dấu hiệu bội đạo trong ngày sau cùng. Ông nói, “Hãy giảng đạo…Vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo lành; nhưng vì họ ham nghe (muốn tai họ được cù, NASV)…theo tư dục mà nhóm họp các giáo sư xung quanh mình” (2 Ti-mô-thê 4:2, 3). Có “sự dạy dổ” không dứt trong thời chúng ta, nhưng sự giảng đạo đã bị bỏ quên. Chúng ta chỉ nghe là dạy dổ – “dạy dổ” nhưng không có sự cấp bách và lửa! Họ chỉ học bao nhiêu đó trong những chủng viện của ngày nay! Khô-như-bụi, dạy từng câu-nầy-đến-câu-kia! Không ai đối chất với Phúc Âm và không ai bị quấy rầy khỏi giấc ngủ thuộc linh của họ bởi “sự dạy dổ.” Bạn không thể nào “dạy” con dê đến cho con cừu! Họ phải được giảng từ tội lỗi và sự lười biếng của họ! “Có tiếng kẻ rằng: Hãy kêu” (Ê-sai 40:6). Đó là lối của sự giảng Phúc Âm thật! Không có gì ngoài sự giảng sẽ được dùng bởi Đức Chúa Trời để cảm động những tấm lòng chết và tâm trí lười biếng! Không điều gì khác ngoài sự giảng chuyển động-tâm hồn! Brian H. Edwards nói, “Giảng phục hưng có năng lực và thẩm quyền để đem Lời của Đức Chúa Trời như cây búa đến tấm lòng và lương tâm. Đây chính xác là điều đã vắng khỏi trong sự giảng dạy của chúng ta ngày nay. Những người giảng trong phục hưng là luôn luôn không sợ và khẩn cấp” (Phục Hưng! Một Dân Dầm Thắm Với Đức Chúa Trời ‘Revival! A People Saturated with God’, Nhà Xuất Bản Evangelical, xuất bản 1997, tr. 103). Tiến sĩ Lloyd-Jones là một trong những vị mục sư lổi lạc của thế kỷ hai mươi. Ông nói, “Giảng dạy là gì? Lý lẻ nóng bỏng!...Là thần học nóng bỏng. Và là một thần học mà không có lửa là một thần học khiếm khuyết…giảng dạy là thần học qua một người năng động…tôi nói rằng một người mà có thể nói những điều nầy mà không có sự say mê thì không có một quyền gì để đứng trên toà giảng; và không bao giờ nên được cho phép để đi vào” (Giảng Dạy và Người Giảng ‘Preaching and Preachers, tr. 97).
Rồi Ê-sai đáp, “Tôi sẽ kêu thế nào?” (Ê-sai 40:6). Một người nam trẻ đã nói cho tôi biết một giáo sư chủng viện đã nói gì. Ông nói rằng những bài giảng dự định cho sáu tháng cần phải chuẩn bị trước. Tôi hoàn toàn ghét cay ghét đắng một người làm điều như vậy! Một người mà làm như vậy thì không thể nào có những bài giảng thật do Đức Chúa Trời ban! Nó không thể nào có được! Spurgeon là mục sư lổi lạc xưa nay. Ông đâu có bao giờ làm điều đó. Một mục sư thật sự phải kêu cầu với Đức Chúa Trời cho những bài giảng của mình, và chờ đợi để Ngài ban chúng cho mình. “Tôi sẽ kêu như thế nào?” Tôi phải kêu lên sứ điệp mà Đức Chúa Trời ban cho tôi để giảng. Có ai đó nói tôi giảng như Hít-le. Trong góc độ nào đó ông ta đúng. Hít-le nói những lời dối trá với sự say mê lớn. Chúng ta nên nói lẻ thật bằng sự say mê lớn! Chỉ có sự giảng dạy cách say mê mới chuyển động những người đàn ông hành động. Giải thích Kinh Thánh chỉ đưa họ vào giấc ngủ! Tiến sĩ Lloyd-Jones nói, “Sự giảng dạy hiện nay không cứu người. Nó cũng không làm họ bực mình, nhưng lại để họ chính xác ở tại chổ mà không có chút nào náo động.” Điều nầy sai! Họ cần phải bị náo động!
“Có tiếng kẻ rằng: Hãy kêu! Và có đáp rằng: Tôi sẽ kêu thế nào? Mọi xác thịt giống như cỏ, nhan sắc [vẽ đẹp] nó như hoa ngoài đồng...cỏ khô, hoa rụng; nhưng lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời!” (Ê-sai 40:6, 8).
I. Thứ nhất, tôi phải kêu gào lên về đời sống ngắn ngủi.
“Có tiếng kẻ rằng: Hãy kêu! Và có đáp rằng: Tôi sẽ kêu thế nào? Mọi xác thịt giống như cỏ, nhan sắc nó như hoa ngoài đồng.… cỏ khô, hoa rụng; nhưng lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời!” (Ê-sai 40:6, 8).
Đời sống chóng qua. Điều đó xảy ra rất sớm. Nó xem giống như tuổi trẻ của bạn sẽ còn mãi mãi – nhưng nó trôi qua rất nhanh. Tôi đang viết về cuộc đời của tôi. Con trai tôi là Robert yêu cầu tôi làm điều đó. Vài tuần tới đây tôi sẽ được bảy mươi sáu tuổi. Xem dường như tôi còn rất trẻ trung chỉ trong mấy tháng trước đây! Và điều đó cũng sẽ trải qua trên bạn! Mặt trời mùa hè mọc lên. Cỏ đổi màu nâu. Hoa tàn và chết đi. Đời sống nhất thời, phù du, tạm bợ, chóng qua và ngắn ngủi. Sứ-đồ Gia-cơ nói về điều nầy. Ông nói
“Kẻ giàu cũng hãy khoe mình về phần đê hèn, vì người sẽ qua đi như hoa cỏ. Mặt trời mọc lên, nắng xẳng, cỏ khô, hoa rụng, sắc đẹp tồi tàn: kẻ giàu cũng sẽ khô héo như vậy trong những việc mình làm” (Gia-cơ 1:10-11).
Rất ít người thấy điều đó. Họ làm việc và cố gắng ôm chặc sự thăng tiến trong đời nầy mà không nhận thức rỏ rằng – nó sẽ kết thúc sớm hơn là họ nghĩ! C. T. Studd (1860-1931) là một trong số người giàu có đã thấy điều đó. Ông may mắn được thừa hưởng một gia tài to lớn, nhưng ông phân phát ra hết và dâng mình đi truyền giáo bên Trung Hoa – sau đó ông đến ngay trung tâm Phi Châu khi nó rất nguy hiểm. Và C.T. Studd là người đã nói lên,
Chỉ có một cuộc đời,
‘rồi sẽ chóng qua;
Chỉ có việc làm cho Đấng Christ
sẽ còn tồn tại.
Tôi mong rằng mỗi bạn trẻ sẽ đọc về C. T. Studd, và xem ông như là một trong những người anh hùng của bạn! Nếu như bạn có thể thấy được triết lý của văn chương ông!
Chỉ có một cuộc đời,
‘rồi sẽ chóng qua;
Chỉ có việc làm cho Đấng Christ
sẽ còn tồn tại.
Chúa Jê-sus phán,
“Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Hay là có người nào lấy chi mà đổi linh hồn mình ư?” (Mác 8:36, 37).
“Có tiếng kẻ rằng: Hãy kêu! Và có đáp rằng: Tôi sẽ kêu thế nào? Mọi xác thịt giống như cỏ, nhan sắc nó như hoa ngoài đồng… cỏ khô, hoa rụng; nhưng lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời!” (Ê-sai 40:6, 8).
Vì thế tôi phải giảng thường hơn về sự ngắn ngủi của đời sống! Và bạn cũng nên suy nghĩ về sự ngắn ngủi của đời sống bạn. Kinh Thánh chép, “Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi, hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan” (Thi-Thiên 90:12).
II. Thứ hai, tôi phải kêu gào lên về công việc làm khô héo của Thánh Linh.
Chữ “khô héo” có nghĩa là bị co lại, khô dần, và không còn tươi nữa. Ê-sai 40:7 chép,
“Cỏ khô, hoa rụng, vì hơi Đức Giê-hô-va thổi qua. Phải, dân nầy khác nào cỏ ấy” (Ê-sai 40:7).
Spurgeon nói, “Thánh Linh của Đức Chúa Trời, giống như gió, phải được thổi qua trên cánh đồng của linh hồn bạn, và làm cho cái đẹp đẽ [của bạn] giống như hoa bị héo. Ngài phải làm cho [bạn] nhận thức được tội lỗi… để [bạn có thể] thấy được con người xác thịt sa ngã [của bạn] là chính nó mục nát, và rồi ‘ai trong xác thịt không thể làm vui lòng Đức Chúa Trời.’ [Từ đó chúng ta có thể cảm nhận được] hình phạt của sự chết trên nhục dục của đời sống chúng ta… chỉ có người bệnh mới cần đến bác sĩ…Tội nhân thức tỉnh, khi tội nhân cầu xin lòng khoan dung của Đức Chúa Trời, ngạc nhiên thấy điều đó, thay vì sự bình an nhanh lẹ, linh hồn người đó phủ phục xuống trước sự phán xét của Đức Chúa Trời…vì bạn sẽ không bao giờ biết quí [Huyết của Đấng Christ] rửa sạch tội lỗi chúng ta nếu như trước tiên bạn không than khóc rằng bạn là người không trong sạch” (“Việc Làm Khô Héo của Thánh Linh ‘The Withering Work of the Spirit’,” tr. 375, 376).
Đó là công việc làm khô héo của Thánh Linh. Việc làm của Thánh Linh là làm khô hy vọng sai lầm của bạn, chỉ cho bạn thấy tấm lòng chết của bạn, làm khô héo đi tất cả hy vọng từ tâm trí của bạn, làm cho bạn thấy rằng hy vọng thật sự duy nhất của bạn là ở trong Đấng Christ, là Đấng đã chết thay chổ cho bạn để cứu bạn khỏi tội lỗi. Khi Đức Thánh Linh “làm khô héo” linh hồn của bạn, rồi bạn sẽ thấy cái gọi là “tốt lành” của bạn không là gì cả mà là giẻ rách bẩn thỉu, rằng không có gì mà bạn đã làm tới bây giờ có thể làm hài lòng Đức Chúa Trời; rằng tất cả điều bạn đã làm không thể cứu bạn khỏi sự phán xét và Địa Ngục.
Đó là tại vì sao Đức Chúa Trời để cho bạn có sự biến đổi sai lầm. Ngài có thể để cho bạn có nhiều sự biến đổi trước khi Ngài ban cho bạn sự bình an. Nó không có nghĩa rằng Đức Chúa Trời bỏ rơi bạn. Không có chút nào! Đức Chúa Trời đang sử dụng những sự biến đổi sai lầm nầy. Ngài đang sử dụng chúng để làm cho bạn kêu lên, “Hết thảy xác thịt là đồng cỏ, và tất sự tốt lành ấy như hoa ngoài đồng.” Đức Chúa Trời đang làm khô héo, đang làm khô đi hy vọng sai lầm về việc làm hay nói điều gì để cứu chính bạn. John Newton nói,
Tôi ước rằng trong giờ thuận ý nào,
Một lúc Ngài nhậm lời yêu cầu tôi,
Và bởi quyền năng ép buộc của tình yêu Ngài
Chinh phục tội lỗi tôi và cho tôi nghỉ ngơi.
Thay vào điều nầy, Ngài làm tôi cảm thấy
Những điều ác giấu kín của tâm tôi;
Và để quyền lực hung dữ của địa ngục
Công kích hồn tôi trong mọi phía.
Hãy hỏi Ayako! Hãy hỏi Danny! Hãy hỏi John Cagan! Hãy hỏi tôi! Hết thảy chúng tôi điều kêu lên để Đức Chúa Trời ban cho chúng tôi sự nghỉ ngơi – và thay đó Ngài làm cho chúng tôi cảm giác như Sheila Ngann. Cô ta nói, “Tôi cảm thấy quá ghê tởm với chính mình.” Một cô gái khác nói, “Tôi quá bất mãn với chính tôi.” Tiến sĩ Cagan và tôi cho cô biết là cô ta phải cảm giác hơn là “bất mãn.” Như Sheila, cô ta phải cảm thấy “ghê tởm.” Cho đến khi bạn cảm giác rằng bạn hoàn toàn “ghê tởm” với chính bản thân, bạn sẽ không kinh nghiệm sự khô héo, sự mất mát bên trong là bình thường ở giữa những ai thật sự được biến đổi.
Từ “khô héo” rất là quan trọng. Bạn phải biết nó có nghĩa như thế nào để nhận biết điều gì đã xảy ra cho bạn. Từ “héo mòn” có nghĩa “bị hổ thẹn…để bốc hơi (như nước)…bị hổ thẹn, làm bị hỏng, và khô héo đi” (Strong #300).
“Cỏ khô, hoa rụng, vì hơi Đức Giê-hô-va thổi qua. Phải, dân nầy khác nào cỏ ấy” (Ê-sai 40:7).
Điều đó phải xảy ra trong tấm lòng của bạn. Đức Thánh Linh phải làm khô héo và làm bốc hơi đi lòng tự tin của bạn. Cho đến khi tấm lòng của bạn tàn héo như hoa sắp tàn – cho đến khi bạn ngượng nghịu và xấu hổ về bản chất sa đọa của chính bản thân mình. Như Sheila nói trước khi sự biến đổi của cô ta, “Tôi cảm thấy quá ghê tởm với chính mình.” Đó là điều xảy ra trong sự biến đổi thật sự.
“Cỏ khô, hoa rụng, vì hơi Đức Giê-hô-va thổi qua. Phải, dân nầy khác nào cỏ ấy” (Ê-sai 40:7).
Khi bạn ghê tởm chính mình, rồi thì chúng tôi phải kêu gọi bạn tin nhận Chúa Jê-sus. Ngài sẽ rửa bạn khỏi tội lỗi bằng Huyết Ngài, và cứu bạn khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời.
Người truyền bá Phúc Âm lổi lạc George Whitefield nói, “Đức Chúa Trời có bao giờ chỉ cho bạn thấy rằng bạn không có đức tin trong Chúa Jê-sus? Bạn có bao giờ cầu rằng, ‘Đức Chúa Trời ôi, xin giúp con bắt nắm lấy Đấng Christ’? Đức Chúa Trời có bao giờ thuyết phục bạn về sự bất lực của bạn để đến cùng Đấng Christ, và làm bạn kêu lên trong sự cầu nguyện để có đức tin trong Đấng Christ? Nếu không, bạn sẽ không có sự bình an trong tâm. Nguyện xin Chúa ban cho bạn bình an vững chắc trong Đức Chúa Jê-sus, trước khi bạn qua đời và không còn cơ hội nào hơn nữa” (“Phương Pháp Ân Điển ‘The Method of Grace’”). Bạn phải kinh nghiệm đấu tranh mãnh liệt với tội lỗi trước khi bạn có sự biến đổi thật sự. Bạn phải cảm giác chút nào đó mà Đấng Christ đã cảm giác khi tội lỗi của bạn đặt trên Ngài trong Vườn Ghết-sê-ma-nê. Bạn phải cảm giác chút nào đó mà Ngài đã cảm giác khi Ngài kêu lên, “Linh hồn ta buồn bực cho đến chết…Cha ơi! Nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con” (Ma-thi-ơ 26:38, 39).
Hãy vui lòng đứng lên và hát thánh ca số 10, “Hãy Đến, Hởi Tội Nhân ‘Come, Ye Sinners.’”
Hãy đến, tội nhân, xấu và khốn khổ, Yếu và thương tích, đau đớn;
Jê-sus đứng sẵn sàng để cứu bạn, Đầy trắc ẩn, yêu thương và năng quyền:
Ngài có thể, Ngài có thể, Ngài bằng lòng, Nghi ngờ chi nữa;
Ngài có thể, Ngài có thể, Ngài bằng lòng, Nghi ngờ chi nữa
Hãy đến, người mệt mỏi, nặng trĩu kia, Bầm và vỡ nát vì vấp ngã;
Nếu bạn đợi đến khi tốt hơn, Bạn sẽ không bao giờ đến nữa:
Không phải công bình, không phải công bình, Tội nhân Jê-sus đến kêu gọi;
Không phải công bình, không phải công bình, Tội nhân Jê-sus đến kêu gọi.
Thấy Đấng Cứu Chuộc, nay thăng thiên, nài xin nhờ giá trị huyết Ngài;
Ném chính bạn vào Ngài hoàn toàn, Đừng để niềm tin khác xâm nhập;
Không ai ngoài Jê-sus, không ai ngoài Jê-sus, Thể giúp tội nhân tuyệt vọng;
Không ai ngoài Jê-sus, không ai ngoài Jê-sus, Thể giúp tội nhân tuyệt vọng.
(“Hãy Đến, Hởi Tội Nhân ‘Come, Ye Sinners’” bởi Joseph Hart, 1712-1768;
sửa lại bởi Mục sư)
Bây giờ hãy nghe những lời của người hy vọng được biến đổi. Đây là lời làm chứng của một người trẻ tuổi.
Tôi đang tiềm kiém cách để tự cứu chính mình. Tôi tràn đầy kiêu hãnh, ngay cả quá kiêu ngạo để thừa nhận với chính mình rằng tôi thật quá tự cao. Tôi còn vẫn nhớ tôi chiến đấu nghịch cùng Đức Chúa Trời để đừng tin vào Chúa Jê-sus như thế nào…Tôi bắt đầu đọc Kinh Thánh, “luyện tập” cầu nguyện mỗi ngày, tham gia vào những hoạt động của hội thánh. Nhưng tôi không tìm thấy sự bình an trong thâm tâm chính tôi. Sâu thẩm bên trong, tôi biết là tôi vẫn hư mất nhưng tôi quá kiêu ngạo và quá hèn nhát để đối diện nó. Tôi tự tránh né khỏi sự suy nghĩ rằng tôi là một tội nhân. Tôi làm mọi điều để bỏ sự suy nghĩ đó đi, tự làm sao lãng đi. Tôi tìm đủ mọi sự bào chữa để biện hộ đức tin của mình, để làm cho chính mình cảm giác dễ chịu hơn từ bản chất tội lỗi. Và rồi Đức Chúa Trời mở Thiên Đàng và ban sự phục hưng xuống, và một lần nữa, sự kiêu hãnh của tôi quá to lớn để thừa nhận rằng tôi cần Chúa Jê-sus để cứu tôi…Tại điểm nầy, tinh thần tôi kiệt sức. Tôi bắt đầu thấy rằng dù tôi có làm bất cứ điều gì, tôi cũng không thể tự cứu mình khỏi tội lỗi, tội không tin cậy vào Chúa Jê-sus, tội tự cho mình là công bình. Tôi thật bất lực. Tôi tự chiến đấu với nội tâm tôi cố gắng để tin cậy Chúa Jê-sus nhưng sự kiêu hãnh của tôi không để tôi...tôi bỏ hết tất cả hy vọng, tôi bỏ chính tôi. Tôi cảm thấy tội lỗi ép trên hết sự suy nghĩ của tôi, hết thảy giác quan của tôi. Tôi không muốn sống nữa. Và ngay lúc đó, bởi phép lạ, Chúa Jê-sus đến với tôi, và lần đầu tiên trong đời, tôi tin nhận Ngài. Tôi cố gắng đến cùng Chúa Jê-sus nhưng tôi không thể nào, và Chúa Jê-sus đến với tôi khi tôi tưởng tôi sẽ không bao giờ được cứu. Khi Chúa Jê-sus đến với tôi, nó rất đơn giản để tin nhận Ngài…Chúa Jê-sus chấp nhận tôi và rửa tôi bằng Huyết Ngài…Mọi điều tốt trong tôi là vì Chúa Jê-sus đã cứu tôi. Tôi không thể nào ngưng nước mắt khi tôi nghĩ về Chúa Jê-sus, nước mắt vui mừng, nước mắt tạ ơn cho những gì Ngài đã làm cho tôi. Với tất cả tình yêu Chúa Jê-sus có cho tôi, tôi không thể nào yêu Ngài đủ, tôi không thể nào cảm tạ Ngài đủ. Tất cả tôi có thể làm là trao điều tốt nhất của tôi, đời sống của tôi cho Chúa Jê-sus, Đấng Cứu Chuộc của tôi.
KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Đến, Thánh Linh, Bồ Câu Thiên Đường ‘Come, Holy Spirit, Heavenly Dove’”
(bởi Dr. Isaac Watts, 1674-1748; theo giai điệu của “Ô, Ngài Hãy
Ngự Trên Con ‘O Set Ye Open Unto Me’”).
DÀN BÀI CỦA CÔNG VIỆC KHÔ HÉO THÁNH LINH THE WITHERING WORK OF GOD’S SPIRIT bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr. “Có tiếng kẻ rằng: Hãy kêu! Và có đáp rằng: Tôi sẽ kêu thế nào? Mọi xác thịt giống như cỏ, nhan sắc nó như hoa ngoài đồng. Cỏ khô, hoa rụng, vì hơi Đức Giê-hô-va thổi qua. Phải, dân nầy khác nào cỏ ấy: cỏ khô, hoa rụng; nhưng lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời” (Ê-sai 40:6-8). (Ê-sai 40:5; 58:1; 40:3; Giăng 1:23; Giăng 7:28, 37; I. Thứ nhất, tôi phải kêu gào lên về đời sống ngắn ngủi, Ê-sai 40:6; II. Thứ hai, tôi phải kêu gào lên trong công việc khô héo Thánh Linh của Đức Chúa Trời làm, Ê-sai 40:7; Ma-thi-ơ 26:38, 39. |