Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
HÃY TỰ XÉT MÌNH NGAY BÂY GIỜ!EXAMINE YOURSELVES NOW! bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles “Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình; Anh em há không nhận biết rằng có Đức Chúa Jê-sus Christ ở trong anh em sao? Miễn là anh em không đáng bị bỏ.” (II Cô-rinh-tô 13:5). |
Một nhóm người trong Hội thánh Cô-rinh-tô phát động cuộc công kích chống lại Sứ-đồ Phao-lô. Họ vốn là nhóm người chưa tin Chúa mà Sứ-đồ Phao-lô có nói trước đây. Họ cho rằng Sứ-đồ Phao-lô yếu đuối nhu nhược và không phải là Sứ-đồ thực thụ. Họ giống như một số người trong Hội thánh chúng ta – nhóm người từng công kích tôi trong khoảng thời gian Hội thánh bị chia rẽ. Chúng tôi phải chống lại thế lực Ma Quỷ hầu vẫn giữ vững hội thánh Chúa tốt đẹp này trong khu vực trung tâm Los Angeles. Một số trong bọn họ còn cho rằng Sứ-đồ Phao-lô không phải là Sứ-đồ thực sự. Vì thế Phao-lô bảo họ “tự xét để xem mình có đức tin chăng.” Điều này có thể được hiểu như thế này, “Hãy kiểm nghiệm xem thử mình có đức tin chăng.” Sứ-đồ Phao-lô bảo họ hãy nhìn thẳng vào chính tấm lòng và đời sống mình để xem thử họ có thật sự được cứu hay không. Người “có đức tin” nghĩa là người Cơ-đốc Nhân thật. Nhóm người đó công kích Sứ-đồ Phao-lô, cũng như nhóm người đã rời bỏ Hội thánh cũng đã công kích tôi. Giờ đây, hầu hết bọn họ không còn đi nhà thờ nữa. Số còn lại thì chạy qua Hội thánh khác, yếu đuối hơn. Cá nhân tôi thiển nghĩa chỉ có một số rất ít là người Cơ-đốc Nhân thực thụ.
“Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng. Hãy tự thử [kiểm tra] mình.”
Sứ-đồ Phao-lô khuyên chúng ta hãy tự xét lấy mình. Ông khuyên hãy kiểm nghiệm chính mình xem thử chúng ta có đức tin trong Đấng Christ hay không. Nếu bạn không tự xét lấy mình bây giờ, thì Đức Chúa Trời sẽ xét đoán bạn trong ngày Phán Xét Cuối Cùng. Đức Chúa Trời thấy rõ mọi tội lỗi bạn đã phạm. Ngài đã ghi lại mỗi tội còn ẩn chứa trong lòng và mỗi tội lỗi bạn đã phạm. Ngài sẽ đọc lên từ trong Sách Ngài. Khi chết, linh hồn bạn sẽ đối diện Đức Chúa Trời và bị phán xét. Bạn cần kiểm nghiệm lại tội lỗi mình, bằng không Đức Chúa Trời sẽ kiểm chúng và phán xét bạn vì chúng, và bạn sẽ “bị ném xuống hồ lửa” (Khải Huyền 20:15). Bạn cần phải xét tư tưởng của mình, và lời nói và những tội lỗi bên ngoài bây giờ, trước khi bạn qua đời. Vì sẽ quá trễ để được cứu khỏi Hỏa ngục khi bạn qua đời. Nếu bạn không ăn năn tội và đặt lòng tin cậy Đấng Christ ngay hôm nay, bạn “sẽ chịu đau đớn trong lửa và diêm…khói của sự đau đớn chúng nó bay lên đời đời: và cả ngày lẫn đêm không lúc nào được yên nghỉ” (Khải Huyền 14:10, 11). Đó là lý do tại sao bạn cần phải xét lấy mình ngay bây giờ – vì sẽ quá trễ để được cứu khi bạn qua đời.
Bạn không thể bước vào hội thánh chúng tôi mà không có một cảm giác tức thời rằng chúng tôi đang theo bước thời xa xưa. Thoạt đầu, bạn sẽ thấy một chuỗi các bức tranh. Tất cả đều là chân dung của các vị Mục sư đã quá cố – Jonathan Edwards, John Bunyan, George Whitefield, John Wesley, Martin Luther, Spurgeon, James Hudson Taylor, Tiến sĩ John Sung, và nhiều người khác nữa trong quá khứ. Kế tiếp, bạn sẽ nhận thấy mỗi người nam trong hội thánh chúng tôi đều mặc com-lê (vest) và đeo cà-vạt. Đây là điều bắt buộc. Nếu họ không có cà-vạt và cái áo sơ-mi trắng thì chúng tôi sẽ cho mượn. Nếu họ từ chối không chịu, họ sẽ không được vào. Quá khắt khe phải không? Có lẽ vậy, nhưng đây là cách cũ, truyền thống và chúng tôi sẽ không thay đổi đâu. Quý bà thì cần ăn mặc đàng hoàng. Đó là cách xưa, và đó là cách đúng đắn. Như Mục sư Tozer có nói, “Phương cácg cũ là phương cách thực thụ.” Khi bạn bước vào phòng nhóm, đàn dương cầm và đàn đại phong cầm đang chơi những bài thánh ca xưa. Không có tiếng đàn guitar hoặc trống suốt trong giờ thờ phượng. Tất cả những bài thánh ca chúng tôi hát là những bài thánh ca xưa. Không có những bài đồng ca hiện đại. Chỉ có một loại “nhạc đặc biệt” là hát đơn ca, và luôn được một vị chấp sự thâm niên hát, người đàn ông trong độ tuổi sáu mươi – ông hát những bài thánh ca xưa trước giờ giảng. Và chúng tôi luôn sử dụng bản Kinh Thánh King James để giảng.
Có ai đó sẽ cho rằng, “Hội thánh ông chỉ toàn là những người già cả!” Không, không phải vậy đâu! Đa số tín hữu hội thánh chúng tôi là thanh niên, dưới độ tuổi ba mươi! Hai mươi lăm phần trăm số đó là thanh niên trung học và đại học. Có một số rất ít được sanh trưởng trong các nhà thờ. Hầu hết bọn họ được mời đến qua các chương trình truyền giáo mạnh mẽ của các trường đại học và trung học lân cận.
Mọi việc chúng tôi làm, chúng tôi tin sẽ thách thức các hội thánh hiện đại.
Chúng tôi tin vào sự suy nghĩ khác biệt.
Chúng tôi thách thức các hội thánh đó bằng cách đào tạo nên
Cơ-đốc Nhân tốt hơn.
Thật chúng tôi có đào tạo Cơ-đốc Nhân tốt hơn họ!
Bạn có muốn làm Cơ-đốc Nhân không?
(Diễn đạt ý lại từ sách Bắt Đầu Từ Lý Do Tại Sao ‘Start With Why’,
bởi Simon Sinek, tr. 41).
Hãy đến với chúng tôi một vài tháng đi, và kinh nghiệm được sự biến cải thực thụ, và bạn sẽ trở thành Cơ-đốc Nhân tốt hơn chỗ các “hội thánh hiện đại” đào tạo! Bạn sẽ trở thành Cơ-đốc Nhân tốt nhất người ta có thể nhận biết!
Có rất ít các hội thánh ngày nay bước đi theo cách xưa. Họ không đi theo phương cách xưa được Đấng Christ và các Sứ-đồ hướng dẫn dạy dỗ. Họ không giảng dạy theo phương cách thời Cải Cách, hoặc thời Thanh Giáo, hoặc cách quý Mục sư rao giảng vào thế kỷ 18 và tiền thế kỷ 19. Họ chọn hướng đi mới, hướng đi sai lầm bắt đầu từ thời Charles Finney dị giáo – theo phương cách đã sản sinh ra dòng dõi của chủ nghĩa định đoạt kỳ dị, bao gồm các nhà truyền giáo tân thời, hùng hồn lôi cuốn, sinh viên Kinh Thánh trường phái Phúc âm nửa vời và tân phái Calvin (người rao giảng tín lý Calvin, nhưng lại không tìm kiếm tấm lòng thính giả như Jonathan Edwards, George Whitefield, Spurgeon và Tiến sĩ Lloyd-Jones đã làm). Tôi sẽ không phí thì giờ giải thích sản phẩm của Charles Finney. Tôi chỉ đơn giản gom họ lại thành một nhóm gọi là “truyền giáo tân thời”. Họ tự cho mình là “truyền giáo tân thời”! Họ nói đúng, vì điều họ truyền dạy là mới mẻ. Tôi không tin rằng mọi tín hữu trong hội thánh họ bị lạc mất. Nhưng số người được cứu chỉ là tàn dư của thời đại chúng ta. Nếu bạn muốn được biết về “cách truyền giáo xưa”, hãy mua quyển sách tựa đề “Phương Cách Truyền Giáo Cổ Đại ‘The Old Evangelicalism’” của Iain H. Murray. Bạn cũng có thể mua nó trong tiệm sách chúng tôi hoặc mua nó trên mạng Amazon.com. Phía sau lưng sách là lời trích của Mục sư A. W. Tozer, “Phương cách xưa là phương cách thực thụ, không có phương cách mới” – không có phương cách mới làm cho bạn trở thành Cơ-đốc Nhân thực thụ. Như tiên tri Giê-rê-mi có nói,
“Hãy đứng trên đường cái và nhìn xem; tra xét những đường lối cũ, xem thử đường tốt ở đâu: hãy đi đường ấy, thì các người sẽ được sự an nghỉ cho linh hồn mình” (Giê-rê-mi 6:16).
Giờ đây tôi sẽ đối chiếu phương cách cũ dẫn bạn đến với sự cứu rỗi – và với trào lưu mới dẫn đến hình phạt đời đời.
1. Trước hết, phương cách xưa bắt đầu với Đức Chúa Trời và vinh quang của Ngài; trào lưu mới bắt đầu với con người, nhu cầu và cảm tính của con người.
Ồ, trong “trào lưu mới” họ có nhắc đến Đức Chúa Trời. Nhưng lại không phải là Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Đấng đó không phải là Đức Chúa Trời Tối cao của Kinh Thánh. Ngài không phải là Đức Chúa Trời chọn người Ngài cứu và người Ngài bỏ lại ngụp lặn trong tội lỗi mình. Đức Chúa Trời của “phương cách mới” không phải là Đức Chúa Trời của Kinh Thánh, như Sứ-đồ Phao-lô có chép,
“Như vậy, Ngài muốn thương xót ai thì thương xót và muốn làm cứng lòng ai thì làm” (Rô-ma 9:18).
Trào lưu mới không bao giờ nói về sự thật rằng Đức Chúa Trời chọn người Ngài cứu, và để người khác vào Địa ngục. Lần cuối cùng bạn nghe Mục sư giảng như vậy là khi nào? Bạn có lẽ chưa từng được nghe biết về Đức Chúa Trời thật trong Kinh Thánh. Kinh Thánh gọi Ngài là “Đức Chúa Trời rất lớn và đáng sợ” (Phục Truyền 7:21). Kinh Thánh gọi Ngài là “Đức Chúa Trời cực đại và đáng kinh” (Nê-hê-mi 1:5), và một lần nữa Ngài được gọi là “Đức Chúa Trời rất lớn, rất quyền năng và đáng sợ” (Nê-hê-mi 9:32). Và chúng ta cũng được cảnh cáo, “Sa vào tay Đức Chúa Trời hằng sống là sự đáng kinh khiếp thay!” (Hê-bơ-rơ 10:31). “Vì Đức Chúa Trời chúng ta là đám lửa hay thiêu đốt” (Hê-bơ-rơ 12:29).
Bạn đã có bao giờ nghe Mục sư hoặc Linh mục giảng về Đức Chúa Trời đó – Đấng mà Kinh Thánh gọi là “Chúa Hằng Sống” chưa? (Hê-bơ-rơ 10:31). Có bao giờ bạn nghe giảng là Đức Chúa Trời chọn một số người để cứu và để những người khác trên thế giới vào Địa Ngục không? Đấng Christ phán, “Nhiều người được gọi, nhưng ít người được chọn” (Ma-thi-ơ 22:14). Hay là bạn đã nghe họ giảng về một Đức Chúa Trời nhỏ bé, không quan trọng sẽ cứu tất cả mọi người – một Đức Chúa Trời phục vụ bạn và nhu cầu mình – thay vì một Đức Chúa Trời đáng kinh, là “Đấng Hằng sống”? Bạn sẽ nói, “Tôi không muốn nghe về Đức Chúa Trời đáng kinh! Tôi sẽ không trở lại nhà thờ nữa đâu!” Cũng được thôi, đừng quay trở lại! Hãy tiếp tục đi và tin vào “Đức Chúa Trời của riêng bạn” đi. Nhưng hãy nhớ rằng, Đức Chúa Trời của bạn không phải là Đức Chúa Trời thật. Và bạn sẽ không bao giờ được cứu và trở thành Cơ-đốc Nhân thật sự cho đến khi nào bạn tin vào “Đức Chúa Trời hằng sống” của Kinh Thánh.
2. Thứ nhì, phương cách xưa khiến bạn chiêm nghiệm về tội lỗi mình, mà Đức Chúa Trời thật sẽ trừng phạt trong Địa ngục; trong khi trào lưu mới lại khiến bạn đặt trọng tâm về nhu cầu và cảm tính.
Đã có bao giờ bạn nghe Mục sư hay Linh mục bảo bạn tội lỗi sâu đậm không? Đến nỗi lòng bạn đã se thắt và dơ bẩn? Rằng lòng bạn “là dối trá…và xấu xa” không? (Giê-rê-mi 17:9). Rằng ngoại trừ bạn thật sự hoán cải, bằng không sẽ “vào hình phạt đời đời” không? (Ma-thi-ơ 25:46). Hay là bạn nghe Mục sư như Rob Bell ở Thần Học Viện Fuller giảng rằng mọi người đều lên Thiên Đàng, ngay cả Hít-le. Đúng vậy, đó là điều ông ta nói! (Tình Yêu Chiến Thắng ‘Love Wins’)? Nếu Viện Thần Học Fuller còn đi đúng, họ sẽ hủy bỏ bằng cấp của ông ta, và trả lại tiền học cho ông.
Bạn sẽ nói, “Tôi muốn nhu cầu mình được đáp ứng qua một vị Mục sư hiền lành, mềm mại. Tôi không muốn quay trở về nhà thờ cổ xưa này nơi vị Mục sư cứ giảng chống nghịch tội lỗi của tôi và bảo tôi đi Địa Ngục nữa! Được thôi, xin cứ mạnh dạn rời khỏi đây. Hãy đi và tin vào lời “cầu nguyện xưng tội” nhẹ nhàng của Joel Osteen – khi ông nói trên chương trình truyền hình của mình, “Chúng tôi tin rằng nếu bạn đọc lời cầu nguyện đó, bạn sẽ được tái sinh.” Hãy mạnh dạn tin ông ta đi. Nhưng tôi lại gọi những người giảng đạo như ông ta là tiên tri giả, dối trá và chính họ sẽ đi vào Địa Ngục! Hãy cho họ biết là tôi đã nói như vậy, và để nó trên bài giảng cũng như trên vi-đi-ô!
3. Thứ ba, phương cách xưa khiến bạn suy nghiệm về tội lỗi, đặc biệt là tội lỗi kín giấu và tội lỗi của lương tâm; trong khi trào lưu mới lại khiến cho bạn cảm thấy hài lòng với chính mình.
Jonathan Edwards (1703-1758) từng nói, “Lẽ tự nhiên, con người chỉ có tình yêu bản thân thôi” (“Loài Người Là Loài Độc Ác và Gây Tổn Thương ‘Man is a Very Evil and Hurtful Creature’”). Chỉ yêu bản thân, không có tình yêu cho Đức Chúa Trời. Không dành tình yêu cho bất cứ một ai ngoài bản thân – chi vì bạn là “loài độc ác và thích gây tổn thương,” theo như Jonathan Edwards. Tại sao bạn lại như vậy? Bởi vì bạn thừa hưởng bản chất tội lỗi (nguyên tội) từ A-đam, cha của loài người! Đó là lý do tại sao bạn chỉ yêu bản thân mình thôi. “Không, không đâu!” ai đó phản đối, “Tôi yêu thương chồng tôi.” Có thật vậy không? Nếu vậy thì tại sao bạn lại dấy loạn với chồng, và phàn nàn về người chồng suốt ngày, suốt đêm vậy? Sự thật là bạn chỉ yêu bản thân mình thôi!
Không nhầm lẫn tí nào, bạn không kính yêu Đức Chúa Trời đâu. Bạn chỉ đến nhà thờ để gặp gỡ bạn bè. Nếu một trong những người bạn bỏ nhà thờ, có lẽ bạn cũng bỏ theo luôn. Điều này chứng tỏ bạn thật là người giả hình! Điều này minh chứng rằng cho dù bạn có nói gì chăng nữa về tấm lòng yêu kính Đấng Christ và tin cậy Ngài, bạn cũng đang lừa dối chính mình. Bấy lâu nay, bạn là một Cơ-đốc Nhân giả hiệu. Bạn hóa thân làm Cơ-đốc Nhân. Đặt lên khuôn mặt mình nụ cười giả tạo, bề ngoài thân thiện nhưng bạn lại không phải là Cơ-đốc Nhân. Bạn chỉ trá hình làm Cơ-đốc Nhân, cũng như nhiều người hóa trang trong ngày Halloween vậy! Không đâu, sự thật là bạn không hề yêu quý Đấng Christ. Bạn chỉ yêu bản thân thôi. Chỉ bản thân thôi! Chỉ bản thân thôi! Chỉ bản thân thôi! Kinh Thánh chép, “Trong ngày sau rốt…người ta đều tư kỷ” (II Ti-mô-thê 3:1, 2). Chính vì thế bạn không có thời gian để đọc Kinh Thánh. Không có giờ để cầu nguyện. Không có giờ để đi chứng đạo – nhưng lại có rất nhiều giờ, hàng giờ đồng hồ, để chơi máy điện tử, xem ti-vi và tranh ảnh khiêu dâm. Không có giờ để đi nhà thờ tối thứ Bảy và tối Chúa Nhật – nhưng lại có nhiều thì giờ để đi xem phim! Tại sao bạn lại như vậy? Chỉ vì bạn yêu bản thân mình thôi! Không kính yêu Đức Chúa Trời. Không kính yêu Đức Chúa Jê-sus. Chỉ yêu có chính thân mình thôi. Hãy thừa nhận đi! Thừa nhận ngay bây giờ – nếu không bạn sẽ không bao giờ ăn năn và trở thành Cơ-đốc Nhân thực thụ tin nhận Đấng Christ..
Trào lưu “mới” hoàn toàn ngược lại với phương cách xưa cũ – mà chúng ta đang tin. Trào lưu “mới” cho phép bạn đến trước tòa giảng và đọc lời cầu nguyện của tội nhân. Ngay sau đó, họ làm phép báp-têm cho bạn! Nhiều tín hữu Báp-tít không thích tôi nói điều này, nhưng tôi cần nói sự thật. Họ làm phép báp-têm cho bạn càng nhanh càng tốt, ngay sau khi bạn làm điều gọi là “quyết định.” Tại sao họ phải làm phép báp-têm cho bạn liền, thường là trong cùng một lần gặp gỡ? Họ làm điều đó không phải vì yêu quý Chúa Jê-sus đâu! Họ làm vậy không phải vì họ tin Kinh Thánh đâu! Họ làm vậy chỉ vì họ yêu bản thân họ thôi! Họ chẳng quan tâm đến bạn chút nào. Họ chỉ quan tâm đến việc có bao nhiêu lễ Báp-têm để được báo cáo. Tôi cho rằng quý vị Mục sư nào chủ ý làm điều này thì chính họ không được cứu rỗi! Hãy bảo với họ là tôi nói như vậy, và lưu giữ nó trên bài giảng cũng như vi-đi-ô.
Bạn sẽ phản đối, “Tôi không thích vậy. Tôi không thích Mục sư cho rằng tôi không kính yêu Đức Chúa Trời. Tôi không thích Mục sư bảo tôi chỉ yêu bản thân thôi. Tôi sẽ không trở lại nhà thờ này nữa đâu!” Được thôi, thế thì đừng quay trở lại. Nhưng hãy nhớ rằng, người Mục sư già nua này đang cho bạn biết sự thật, toàn bộ sự thật, không gì khác hơn là sự thật – về chính bạn! Và tôi cũng sẽ tiếp tục nói cho dù bạn có nói gì hay làm gì đi nữa. Một số các bạn trẻ cho biết, “Tôi không thể mời bạn hữu mình lại vì Mục sư giảng thẳng thắn quá.” Không phải vậy đâu, bạn trẻ ơi, đó không phải là lý do – và bạn biết rồi mà! Bạn không mời bạn mình lại là vì bạn không lo cho linh hồn bạn mình! Bạn chẳng quan tâm đến linh hồn họ chút nào – vì bạn chỉ quan tâm đến chính mình thôi! Hãy dẹp vẻ nhăn nhó khó ưa trên khuôn mặt mình đi và suy nghĩ về điều tôi đang trình bày đây! Đây chính là nơi bạn cần đem người bạn lạc mất mình đến! Tại sao? Vì đây là nơi duy nhất tôi biết để giúp người ta đến sự cứu rỗi! Đó là lý do! Nếu yêu thương bạn mình như chính mình vậy, thì bạn có thể bảo bạn mình rằng, “Hãy đến nhà thờ với tôi nha! Nhà thờ này chính gốc lắm! Theo lối xưa nhưng là nhà thờ tốt nhất vùng downtown Los Angeles này, và có nhiều thanh niên như mình nhóm ở đây lắm.” Đó là điều bạn sẽ nói với bạn mình nếu bạn là Cơ-đốc Nhân thật thụ. Thế nhưng, bạn lại không phải như vậy. Bạn chỉ giả vờ thôi! Chỉ là một con người yêu bản thân mình thôi. Chỉ là một người trẻ lạc mất thôi.
Tối thứ Tư vừa qua, một cô gái chưa được cứu đến nói với tôi rằng cô sẽ không nghe tôi giảng nữa vì tôi la hét nhiều quá. Tôi bảo cô ta, “Cô đã đến đây nhiều năm, nhưng vẫn còn bị lạc mất và phản loạn. Tôi cho rằng tôi cần phải la lớn hơn nữa!” Đúng vậy, la lớn hơn – và lớn hơn – và lớn hơn. Nếu bạn thấy người mù đang đi bộ trên đường cao tốc, bạn có la lớn không? “Xuống khỏi đường cao tốc đi, nếu không sẽ bị xe tung chết đó!” Đó là lý do tại sao tôi la lớn – vì tôi yêu linh hồn bạn. Người Mục sư nào không bao giờ la lớn, người đó không yêu bạn đâu. Họ chỉ muốn tiền bạc của bạn thôi! Và bạn sẽ không bao giờ kinh nghiệm được sự biến cải thực thụ nếu không thú nhận với Đức Chúa Trời và với chính mình về tội lỗi và sự ích kỷ. Bạn cần phải lên án tội kín giấu và tội lỗi lương tâm mình. Bạn cần được cảm nhận điều mà Đa-vít viết, “Tội lỗi tôi hằng ở trước mặt tôi” (Thi Thiên 51:3). Đó là cách xưa của sự cải đạo. Bạn cần được đến trong sự xưng nhận tội lỗi mình, bằng không bạn sẽ không bao giờ hiểu được điều Đấng Christ chết vì tội lỗi bạn, đổ Huyết Ngài trên Thập Tự Giá để tẩy sạch bạn khỏi tội lỗi.
4. Thứ tư, phương cách xưa là tự xét mình; trào lưu mới chỉ để đến nhà thờ chơi, rồi rời nhà thờ trở về với đời sống tội lỗi cũ thôi.
Phân đoạn chép, “Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng? Hãy tự thử mình” (II Cô-rinh-tô 13:5). Đó là cách cũ. Tự xét mình để xem thử mình có thật được cứu hay không. Joanthan Edwards nói, “Hãy xem thử là [bạn] có giả vờ lên án tội lỗi không; nhưng phải là than khóc thích đáng về tội lỗi. Và rồi, tội lỗi là sự đè nặng lên [bạn], và lòng [của bạn] trở nên mềm mại và nhạy cảm.”
Đây là điều bạn cần cảm nhận, nếu không chỉ là sự biến cải giả vờ. Một trong số bạn đây đã từng được nghe hoặc đọc về sự hoán cải của người khác. Lời chứng biến cải cá nhân bạn nghe hoặc đọc đó là được ghi nhớ lại bởi chính bạn. Tôi có thể biết được một vài lời chứng của bạn chỉ là sự gợi nhớ lại lời chứng của Sheila Ngann, hoặc nghe lời chứng hùng hồn của John. Bạn chỉ đến với sự phán quyết tội lỗi cách sơ sài, và rồi sao chép ý chính của họ! Bạn không có sự hoán cải thật sự, chỉ là nhớ lại lời chứng của người khác được biến cải thật sự thôi. Tôi sẽ đọc đa số lời chứng của John Cagan. Trong khi tôi đọc, hãy xét mình. Khi tôi đọc lời chứng của John Cagan, hãy đặt câu hỏi cho bản thân, “Có phải điều này xảy ra cho tôi không? Hay là tôi chỉ sao chép lại điều ông ta nói?” Hãy nghe kỹ từng lời và hỏi bản thân có phải điều này thật sự xảy ra với mình không. Nếu không, bạn đã không có sự biến cải thật sự. Chẳng bao lâu sau, bạn sẽ bỏ nhà thờ, cũng như nhiều người khác đã làm. Bạn phải có sự biến đổi thật sự, bằng không bạn sẽ bỏ nhà thờ khi Ma Quỷ đến đem bạn đi.
LỜI CHỨNG CỦA TÔI
Ngày 21 tháng Sáu năm 2009
bởi John Samuel Cagan
Tôi còn nhớ lại rõ ràng, thân thiết giây phút tôi biến đổi đến nỗi lời chứng của tôi trở nên quá nhỏ bé so với sự khác biệt Đấng Christ đã làm trên đời sống tôi. Trước khi tin nhận Chúa thật sự, lòng tôi ngập tràn sự thù hận và giận dữ. Tôi hãnh diện với tội lỗi mình, và còn kết hiệp mình với người căm ghét Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã bắt đầu hành động trên tôi. Những tuần lễ trước ngày tôi biến đổi, tôi cảm giác như mình đang chết vậy: tôi không ngủ, không cười được, không tìm được bất cứ hình thức nào của sự bình an. Hội thánh tôi có buổi họp về truyền giáo và tôi còn nhớ rõ mình đã nhạo báng anh em như đã hoàn toàn khinh dễ vị Mục sư và cha tôi. (John vốn ở trong tình trạng chưa được cứu đã giận tôi vì giảng lớn tiếng như cô gái mà tôi có kể cho bạn trước đó).
Đức Thánh Linh bắt đầu tuyên án tội lỗi tôi lúc đó, nhưng với toàn bộ ý chí tôi phủ nhận tất cả những ý nghĩ nào về Đức Chúa Trời và sự hoán cải. Tôi khước từ suy nghĩ về nó, nhưng lại luôn có cảm giác bị dày vò tra tấn (Nếu bạn chưa bao giờ bị dày vò tra tấn vì tội mình, bạn chưa bao giờ được cứu!)
Khi Mục sư Hymers giảng, niềm kiêu hãnh trong tôi tuyệt vọng tìm cách phủ nhận, không thèm nghe giảng, nhưng khi ông giảng, tôi có thể cảm nhận được toàn bộ tội lỗi trên tâm hồn tôi. Tôi đếm từng giây chờ đến lúc bài giảng xong, nhưng vị Mục sư lại cứ tiếp tục giảng, và tội lỗi tiếp tục hành hạ tôi không ngừng nghỉ. Tôi cần phải được cứu! Ngay cả lời mời tin nhận Chúa, tôi cũng từ khước, nhưng tôi không thể nào tiếp tục như vậy được nữa. Tôi biết mình là một tội nhân tồi tệ và Đức Chúa Trời là công chính tuyên án tôi đến Địa Ngục. (Đó là cảm giác duy nhất bạn cần. Jonathan Edwards nói bạn cần phải có cảm giác đó, bằng không bạn sẽ không bao giờ được cứu). Tôi mệt mỏi vì tranh chiến, mệt mỏi với tất cả mọi điều trong tôi. Ông Mục sư đã khuyên bảo tôi đến với Đấng Christ, nhưng tôi cưỡng lại. Ngay cả khi toàn bộ tội lỗi tuyên án tôi, tôi cũng không đặt lòng tin nơi Đấng Christ. Tôi đã từng tìm cách “được cứu,” tôi từng “cố gắng” tin nhận Chúa nhưng tôi không thể làm được. Tôi chi không thể tin (tìm cách thế nào để đến với) Chúa, tôi cũng không thể quyết định mình sẽ trở thành Cơ-đốc Nhân, và điều này làm tôi nên vô vọng. Tôi cảm nhận được tội lỗi tôi đang đẩy tôi xuống Địa Ngục, nhưng lại lì lợm chặn dòng nước mắt lại. Tôi bị kẹt cứng trong cuộc xung đột. (Những mục sư xưa gọi đó là “Phúc Âm ràng buộc”). Tôi cảm nhận được tội lỗi đẩy tôi xuống Địa Ngục. Thế nhưng, sự lì lợm bướng bỉ trong tôi ngăn chặn dòng nước mắt. (Người cứng rắn không khóc. Anh ta là một người cứng rắn. Nhưng Đức Chúa Trời đã đẩy và bóp chặt anh ta vào trong sự ràng buộc Phúc Âm cho đến khi anh ta khóc.)
Thình lình lời giảng của Mục sư nhiều năm trước hiện ra trong trí tôi: “Hãy quy phục Đấng Christ! Hãy quy phục Đấng Christ!” Trong giây phút đó, tôi quy phục Đấng Christ và đến với Ngài bằng niềm tin. Trong giây phút đó, dường như tôi đã để cho con người cũ chết đi, Đấng Christ đã ban cho tôi sự sống mới! Không một phản ứng, hành động nào, hoặc ý chí trong tôi, nhưng chỉ là tấm lòng, nghỉ an đơn thành trong Đấng Christ, Ngài đã cứu tôi! Ngài đã tẩy sạch tội lỗi tôi bằng chính Huyết Ngài! Trong giây phút đó, tôi không còn chống cự Ngài nữa. Điều rõ ràng là tôi không cần làm gì ngoài việc tin cậy Chúa; tôi nhớ rõ chính xác giây phút tôi không còn là mình nữa, nhưng chỉ là Đấng Christ thôi. Tôi phải quy phục! Trong giây phút đó, không còn cảm giác vật lý nữa hoặc là ánh sáng chói lòa nữa, tôi đã không cần cảm giác nữa, tôi đã có Đấng Christ! Trong sự tin cậy Đấng Christ, có cảm giác như tội lỗi tôi đã được cất ra khỏi linh hồn mình. Tôi đã quay đầu với tội lỗi, và tôi nhìn lên một mình Chúa Jê-sus mà thôi! Chúa Jê-sus đã cứu tôi.
Sau khi nghe xong, lời chứng này có xảy ra với chính bạn không? Nếu không, bạn thật cần phải được biến đổi. Bạn cần một sự biến đổi thật, không phải là sự sao chép. Điều bạn cần làm để có sự biến đổi thật sự là gì? Trước hết, hãy suy nghĩ đến tấm lòng tội lỗi của bạn, nặng nề đến nỗi không thật sự ăn năn và tin cậy Chúa Jê-sus. Tội lỗi nặng đến nỗi phải lừa chúng tôi qua việc chỉ học thuộc lời. Phải vậy không? Thế rồi, bạn cần thật sự rời xa tội lỗi lương tâm và cuộc đời. Và bạn phải thật sự đến với Chúa Jê-sus và được tẩy rửa sạch tội trong dòng Huyết Báu của Ngài trên Thập Tự Giá. Hãy đến đây nơi bàn thờ, chúng tôi sẽ cầu nguyện và tư vấn cho bạn trong khi người khác lên lầu để dùng bữa trưa. Hãy đến ngay. Ngay bây giờ! A-men.
KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.
Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Thi Thiên 51:1-3.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Phương Cách Xưa ‘The Old-Fashioned Way’”
(bởi Civilla D. Martin, 1866-1948).
DÀN BÀI HÃY TỰ XÉT MÌNH NGAY BÂY GIỜ! EXAMINE YOURSELVES NOW! bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. “Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình; Anh em há không nhận biết rằng có Đức Chúa Jê-sus Christ ở trong anh em sao? Miễn là anh em không đáng bị bỏ.” (II Cô-rinh-tô 13:5). (Khải Huyền 20:15, 14:10, 11; Giê-rê-mi 6:16) 1. Trước hết, phương cách xưa bắt đầu với Đức Chúa Trời và vinh quang của Ngài; trào lưu mới bắt đầu với con người, nhu cầu và cảm tính của con người, Rô-ma 9:18; Phục Truyền Luật Lệ Ký 7:21; Nê-hê-mi 1:5; 9:32; Hê-bơ-rơ 10:31; 12:29; Ma-thi-ơ 22:14. 2. Thứ nhì, phương cách xưa khiến bạn chiêm nghiệm về tội lỗi mình, mà Đức Chúa Trời thật sẽ trừng phạt trong Địa Ngục; trong khi trào lưu mới lại khiến bạn đặt trọng tâm về nhu cầu và cảm tính của bạn, Giê-rê-mi 17:9; Ma-thi-ơ 25:46. 3. Thứ ba, phương cách xưa khiến bạn suy nghiệm về tội lỗi, đặc biệt là tội lỗi kín giấu, tội lỗi lương tâm; trong khi trào lưu mới lại khiến cho bạn cảm thấy hài lòng với chính mình, 2 Ti-mô-thê 3:1, 2; Thi Thiên 51:3. 4. Thứ tư, phương cách xưa là tự xét mình; trào lưu mới chỉ để đến nhà thờ chơi, rồi rời nhà thờ trở về với đời sống tội lỗi cũ mà thôi, 2 Cô-rinh-tô 13:5. |