Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




GIẢI BÀY VÀ LÝ LUẬN TRONG SỰ CẦU NGUYỆN - PHẦN I

ORDER AND ARGUMENT IN PRAYER – PART I
(Vietnamese)

bởi Ông John Samuel Cagan
by Mr. John Samuel Cagan

Bài giảng được giảng tại Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
tối thứ sáu ngày 2 tháng 9 năm 2016
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Friday Evening, September 2, 2016

“Ôi! Chớ chi tôi biết nơi nào tìm được Chúa, hầu cho đi đến trước tòa của Ngài? Tôi hẳn sẽ giải bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài, và làm đầy miệng tôi những lý luận” (Gióp 23:3-4).


Bài theo đây là dựa trên bài giảng “Giải Bày và Lý Luận Trong Sự Cầu Nguyện” của C.H. Spurgeon. Tư tưởng của Spurgeon đã được viết súc tích trong tiếng Anh mộc mạc. Thêm vào đó, với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Hymers và Tiến sĩ Cagan, tôi đã thêm vào một vài ý tưởng với những câu Kinh Thánh.

Trong câu kinh Thánh mà chúng ta mới vừa đọc qua, Gióp muốn tìm kiếm Đức Chúa Trời và cầu hỏi Ngài. Ông không muốn nói chuyện với Chúa như chỉ trong sự giao tiếp bình thường. Có một điều gì đó nghiêm trọng hơn trong ý định của Gióp. Ông muốn cầu hỏi theo khuynh hướng nầy: “tôi hẳn sẽ giải bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài, và làm đầy miệng tôi những lý luận” (Gióp 23:4). Có hai điều chúng ta học từ câu nầy về sự cầu nguyện thật sự – về tầm quan trọng của sự cầu nguyện.

I. Thứ nhất, sự cầu nguyện nghiêm trang là giải bày – được cấu tạo.

Gióp nói, “Tôi hẳn sẽ giải bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài” (Gióp 23:4).

Suy nghĩ đến những gì mà bạn sẽ cầu nguyện cho. Suy nghĩ đến những gì mà bạn thật sự muốn. Tập trung vào một việc đó. Điều đó phải là quan trọng đối với bạn. Khi một người nào đó yêu cầu John R. Rice cầu nguyện cho một nan đề, ông không bao giờ đồng ý để cầu nguyện cho nó. Thay vào đó ông nói với người đó rằng ông sẽ cầu hỏi Đức Chúa Trời ban cho ông tấm lòng cưu mang để cầu nguyện cho nó. Nếu không thì ông không muốn lời yêu cầu đó và sự cầu nguyện của ông không phải là lời cầu xin thật sự. Bạn thật sự muốn cái gì? Hình dung ra lý do tại sao bạn muốn nó. Cố gắng để hiểu tại sao nó chưa xảy ra. Suy nghĩ là tại sao nó ở ngoài tầm tay của bạn. Nếu bạn không thiết tha về nó, cầu hỏi Đức Chúa Trời ban cho bạn sự say mê. Những lời cầu nguyện tự mãn có khuynh hướng không có cấu tạo. Những lời cầu nguyện tự mãn có khuynh hướng không thật tâm. Nếu bạn đến với một sự việc gì không thật tâm, bạn có thể sẽ không có sự chuẩn bị. Hãy chuẩn bị chính mình trước khi bạn cầu nguyện. Nhất là nếu bạn sẽ hướng dẫn trong sự cầu nguyện, dù ở trong nhà hoặc trong hội thánh, đừng bao giờ phục thuộc vào sự ứng khẩu. Tấm lòng của bạn phải được đặt vào công việc hiện tại. Sự chú tâm của bạn phải đặt trên tình cảnh. Bạn cần điều gì. Bạn thiết thực cần một điều gì đó. Nhưng bạn không thể đạt tới nó. Nó đã ngoài tầm tay của bạn. Nó nằm ngoài sự điều khiển của bạn. Và bạn bắt đầu đến gần Đức Chúa Trời của Vũ Trụ trong danh Đức Chúa Jê-sus. Bạn sẽ đến gần Đức Chúa Trời trong sự cố gắng để thuyết phục Đức Chúa Trời. Thuyết phục Đức Chúa Trời rằng Ngài phải chu cấp tùy theo nhu cầu của bạn. Đó là tình cảnh nghiêm trọng. Đó là điều không thể đến gần mà không có sự suy nghĩ thận trọng. Hãy suy nghĩ về điều mà ban đang cầu xin.

Thiết lập sự cầu nguyện của bạn. Một số người nghĩ rằng sự cầu nguyện như là lập đi lập lại một bộ những lời yêu cầu hết lần nầy tới lần khác. Một số người có thể nghĩ rằng cầu nguyện là nói những điều giống nhau mỗi một lần cầu nguyện. Nếu một người cầu xin một điều giống nhau mỗi lần, thì người đó chưa suy nghĩ qua lời cầu nguyện của mình. Người đó không có dành thì giờ đâu tư chính mình vào yêu cầu của mình cùng Đức Chúa Trời. Một số người thì nghĩ rằng sự cầu nguyện như là nói lến những từ ngữ tôn giáo. Nhưng những lựa chọn lời không thể thay thế chổ của sự giải bày thành tâm. Nếu tôi muốn mượn ít tiền từ bạn, tôi sẽ không dựa vào lời nói văn hoa không để làm sự giải bày của tôi thúc ép. Bạn sẽ không bị thuyết phục nếu như tôi đột ngột thay đổi từ vựng, nhưng nôi dung mà tôi nói không mạch lạc. Từ ngữ tôn giáo không thể thay thế ý nghĩ dính liền.

Có một số người làm sự cầu nguyện thành ra sự la hét trước Đức Chúa Trời. Nhưng âm lượng của một người không phải là sự thay thế cho sự giải bài. Mà cũng không đi từ một sự việc nầy đến sự việc khác cách hoang dại. Nếu một sự yêu cầu mà quan trọng đối với bạn, thì nó không theo lẽ thường rằng bạn sẽ nhanh chóng đi đến sự yêu cầu kế tiếp và rồi sự yêu cầu kế đó trước tiên chưa hoàn toàn biện hộ cho sự kiện của bạn. Một số người cầu nguyện bằng những lời chung chung: “Lạy Chúa, xin chúc phước trên hội thánh, cứu kẻ lạc mất, ban ơn cho con và trên gia đình con.” Nhưng đó không có bao nhiều suy nghĩ trong đó. Đó là chứng cớ của sự thiếu thành thật. Đó không phải là sự cầu nguyện được cấu tạo và thứ tự.

Nếu bạn bước vào phiên toà để nói chuyện cùng quan toà, bạn sẽ nghĩ về những gì bạn sẽ nói. Bạn sẽ cân nhắc kỷ lưỡng việc mà bạn muốn xin. Bạn sẽ nghĩ làm thế nào để thuyết phục quan toà cho bạn điều bạn muốn. Tôi cũng sẽ tranh luận rằng sự dính dáng và sự chuẩn bị của bạn cho cuộc nói chuyện đó sẽ gia tăng cân xứng theo sự nghiêm trọng của việc yêu cầu đó. Nếu bạn sẽ hỏi chủ của bạn điều gì đó, bạn sẽ suy nghĩ đến phải nói như thế nào và nói cách nào. Vậy làm y như vậy với Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện. Đừng đến với Chúa bằng những tư tưởng nông cạn. Đừng đến cùng Chúa với những quan niệm chưa hoàn thành. Áp dụng chính bạn.

Xem xét nhiều khía cạnh của hoàn cảnh. Hoàn cảnh ảnh hưởng không phải cho riêng bạn mà trên những người khác chung quanh bạn như thế nào. Hòan cảnh ảnh hưởng vinh hiển của Đức Chúa Trời như thế nào? Hoàn cảnh ảnh hưởng mục vụ của Đức Chúa Trời và tiến triển cho vương quốc Ngài như thế nào? Hậu quả sẽ là gì khi không nhận được sự yêu cầu? Chuyện gì xảy ra nếu Chúa không ban cho bạn nhu cầu của bạn? Có rất nhiều khía cạnh cho mỗi một hoàn cảnh. Một trường hợp hay một yêu cầu không bắt đầu hoặc kết thúc chỉ với kinh nghiệm cá nhân của bạn. Sự yêu cầu nầy quan trọng. Nó quan trọng đối với bạn. Nó có thể là quan trọng đối với gia đình của bạn, hay hội thánh của bạn, hay bạn bè của bạn, hoặc có thể ngay cả đối với Đức Chúa Trời. Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời đang lắng nghe. Đức Chúa Trời cao hơn và vĩ đại hơn người chủ hay quan toà xác thịt nầy.

Thái độ như thế nào nên có trong sự cầu nguyện? Hãy nên nhớ rằng chúng ta là không ra chi nhưng chỉ là “tro bụi” (Sáng-Thế-Ký 4:16). Chúng ta không có quyền hạn trong chính chúng ta để cầu xin bắt cứ điều gì từ Đức Chúa Trời. Nhưng qua Đức Chúa Jê-sus Christ bạn có thể “vững lòng đến gần ngôi ơn phước” (Hê-bơ-rơ 4:16). Trong và qua Đấng Christ bạn có thể đến thẳng với Cha. Nếu bạn cầu xin trong danh Chúa Jê-sus, Ngài sẽ nghe bạn như Ngài đã nghe chính Con độc sanh của Ngài là Chúa Jê-sus Christ. Nếu bạn đã tin cậy Đấng Christ, qua Ngài bạn là con trai và là con gái của Đức Chúa Trời. Đó không phải là một ý tưởng nhỏ. Bạn được yêu mến và chấp nhận bởi vì Chúa Jê-sus. Đức Chúa Trời nghe bạn!

Nghĩ về những gì bạn sẽ cầu xin. Hãy làm rõ cho điều bạn muốn. Đức Chúa Jê-sus bảo chúng ta hãy cầu xin như vầy, “Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày” (Ma-thi-ơ 6:11). Trong sự giảng dạy Môn-đồ Ngài về sự cầu nguyện Chúa Jê-sus đưa ra thí dụ minh hoạ, “Bạn ơi, cho tôi mượn ba cái bánh” (Lu-ca 11:5).

Nếu bạn muốn cầu nguyện cho điều gì, hãy cầu cho điều đó. Áp-ra-ham cầu, “Chớ chi Ích-ma-ên vẫn được sống trước mặt Ngài!” (Sáng-Thế-Ký 17:18). Spurgeon đã nói, “Nói ‘Ích-ma-ên,’ như bạn thật tình nói ‘Ích-ma-ên.’

Nếu bạn cầu xin cho một ai đó được biến đổi, hãy cầu xưng tên người đó ra. Khi bạn hướng dẫn trong sự cầu nguyện, là đủ khi bạn trình dân tên người đó lên cho Đức Chúa Trời trong những ý tưởng của mình. Cho dù không nói ra, bạn vẫn có thể truyền đạt đến Đức Chúa Trời chính xác người mà bạn cầu xin. Đức Chúa Trời có thể nghe sự rên rỉ và sự thốt ra của tấm lòng của bạn. Nếu bạn cầu xin cho một yêu cầu, hãy cầu xin rõ rệt. “Giúp tôi được công việc làm nầy.” “Chữa lành bệnh tôi (hoặc bệnh tình của người khác).” “Giúp tôi lấy được những tên và số điện thoại. Mở tấm lòng và tâm trí của những người mà tôi sẽ gặp gỡ tối nay đặng họ sẽ cho tôi tên và số điện thoại của họ.”

Nếu bạn trong suốt lời cầu nguyện mà không nghĩ về họ, bạn đang “lặp lời cầu nguyện cách vô ích.” Chúa Jê-sus phán, “Vả, khi các ngươi cầu nguyện, đừng dùng những lời lặp vô ích như người ngoại; vì họ tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm (Ma-thi-ơ 6:7). Nếu bạn chỉ đi qua danh sách cầu nguyện theo lệ thường mà không suy nghĩ, mỗi lần bạn cầu nguyện – tại nhà hay trong nhà thờ – bạn đang lặp những lời cầu nguyện cách vô ích. Thà bạn lăn chuỗi nhép kinh Công Giáo hoặc niệm kinh Phật Giáo.

Nếu bạn nói điều giống nhau trong mỗi buổi cầu nguyện của hội thánh chỉ vì muốn đứng lên và nói điều gì, thì đừng ngóng chờ để được trả lời. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn cầu xin. Bạn đang cầu xin Đức Chúa Trời – là Đấng – cho điều gì riêng biệt. Rồi nói cùng Đức Chúa Trời và xin Ngài ban cho điều bạn muốn.

II. Thứ hai, sự cầu nguyện nghiêm trang dùng lý luận – lý do.

Gióp nói, “Tôi hẳn…làm đầy miệng tôi những lý luận” (Gióp 23:4). “Tôi hẳn sẽ giãi bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài, và làm đầy miệng tôi những lý luận.” Như vậy nên dùng những lý luận – lập luân – nào?

Trước tiên, hãy nói về những đặc điểm của Đức Chúa Trời – Ngài như thế nào. Áp-ra-ham cầu xin Đức Chúa Trời đừng huỷ diệt thành Sô-đôm. Ông nói,

“Chúa sẽ diệt người công bình luôn với người độc ác sao? Ngộ [có thể] trong thành có năm mươi người công bình, Chúa cũng sẽ diệt họ hết sao? Há chẳng tha thứ cho thành đó vì cớ năm mươi người công bình ở trong sao? Không lẽ nào Chúa làm điều như vậy, diệt người công bình luôn với kẻ độc ác; đến đổi kể người công bình cũng như người độc ác. Không, Chúa chẳng làm điều như vậy bao giờ! Đấng đoán xét toàn thế gian, há lại không làm sự công bình sao?” (Sáng-thế-ký 18:23-25).

Áp-ra-ham thỉnh cầu đến sự công chính của Đức Chúa Trời. Ông nói, “Ngộ trong thành có 50 người công bình, Chúa cũng sẽ diệt họ luôn với người độc ác sao?” Đó có công bình không? “Đấng đoán xét thế gian, há lại không làm sự công bình sao?” Trên thật tế, ông tiếp tục cầu xin cho đến khi Chúa nhận lời mà không huỷ diệt thành đó dù chỉ có 10 người công bình ở đó. Hãy chú ý rằng Áp-ra-ham bền bỉ. Áp-ra-ham có can đảm để xin cho lập luận mặc dầu sự phẫn nộ. Áp-ra-ham có đức tin để cầu xin sự nhân từ mặc dầu tội lỗi. Áp-ra-ham có đủ tin cậy vào đặc tính của Đức Chúa Trời để tiến hành lặp luận như vậy. Áp-ra-ham không phải là thiếu tôn kính. Áp-ra-ham có rất nhiều sự tôn kính cho Chúa mà rằng ông có thể thỉnh cầu đến phẩm chất của đặc tính của Đức Chúa Trời. Nếu Áp-ra-ham không tin rằng Đức Chúa Trời là công bình, thì ông yên lặng là tốt hơn. Nhưng, Áp-ra-ham biết rằng Đức Chúa Trời là công nghĩa. Ví thế Áp-ra-ham mới giãi bài và lý luận cùng Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời vẫn yên nguyên ngày nay. Kinh Thánh chép, “Vì ta là Giê-hô-va, ta không hề thay đổi” (Ma-la-chi 3:6). Kinh Thánh chép, “Đức Chúa Jê-sus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi” (Hê-bơ-rơ 13:8). Đức Chúa Trời ngày nay không thay đổi như Ngài vẫn yên nguyên như xưa. Bạn có thể cầu nguyện cùng Đức chúa Trời, và Ngài sẽ nghe bạn, cũng như Chúa đã nghe người ta cầu xin với Ngài khi xưa vậy. Trong phiên toà, những luật sư thường sẽ thỉnh cầu tiền lệ. Tiền lệ là sự kiện trước đây mà đã được chấp nhận để làm thí dụ để suy xét trong trường họp tương tự. Khi bạn đọc Kinh Thánh hoặc nghe giảng Kinh Thánh, hãy nhớ những gì bạn đã đọc và những gì đã được nói. Hãy nghĩ như thế nào Đức Chúa Trời đã làm trong quá khứ áp dụng cho những gì Đức Chúa Trời có thể làm ngày nay. Hãy để ý đến Đức Chúa Trời có thể làm những gì trong đời sống của bạn. Dùng nó để làm điều tham khảo cho những gì Chúa có thể làm trong tương lai. Hãy nhớ những gì Chúa đã làm trong đời sống của những người chung quanh bạn. Chúa Jê-sus bảo Môn-đồ của Ngài hãy tỉnh thức và cầu nguyện. Nối kết những sự kiện tưởng chừng như không liên quan nhau qua cái cầu của quyền năng của Đức Chúa Trời trong sự nhậm lời của cầu nguyện. Hãy nghĩ nó phù hợp với đặc tính của Đức Chúa Trời như thế nào. Hãy nhớ lại những gì Đức Chúa Trời đã làm trong quá khứ. Hãy lôi cuốn vào Đức Chúa Trời là ai. Cầu khẩn cùng Đức Chúa Trời giống như những người vĩ đại trong Kinh Thánh đã cầu.

Thứ hai, bạn có thể lôi cuốn vào sự hiện diện của Chúa. Ê-li đối chất tiên tri của Ba-anh. Đức Chúa Trời không nhậm lời cầu xin của những tiên tri giả nầy. Nhưng Ê-li khẩn xin Đức Chúa Trời nhậm của lễ riêng của ông. Ê-li nguyện rằng,

“Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, của Y-sác, và của Y-sơ-ra-ên, ngày nay xin hãy tỏ cho người ta biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời trong Y-sơ-ra-ên, rằng tôi là kẻ tôi tớ Ngài, và tôi vâng lời Ngài mà làm mọi sự nầy. Đức Giê-hô-va ôi! Xin nhậm lời tôi, xin đáp lời tôi, hầu cho dân sự này nhìn biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời” (1 Các Vua 18:36-37).

Ê-li cầu khẩn, “Hãy tỏ cho chúng tôi Ngài là Đức Chúa Trời thật.” Và Chúa đã nhậm lời Ê-li. Đức Chúa Trời giáng lửa từ Thiên Đàng và thiêu của lễ của Ê-li.

Nhiều năm sau, sau khi Ê-li được Chúa rước về Thiên Đàng, môn-đồ Ê-li-sê cầu rằng, “Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Ê-li ở đâu?” (2 Các Vua 2:14). “Giê-hô-va Đức Chúa Trời, Ngài ở đâu?” Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài và rẽ nước Sông Giô-đanh ra cho Ê-li-sê. Đức Chúa Trời tỏ rằng Ngài là thật.

Thứ ba, nói về những lời hứa của Đức Chúa Trời – vì Ngài sẽ thành tín về Lời của Ngài. Trong 2 Sa-mu-ên, đoạn 7, Đức Chúa Trời hứa Đa-vít qua tiên tri Na-than rằng Đa-vít sẽ có một con trai, là người sẽ xây dựng đền của Đức Chúa Trời, và là người sẽ ngồi trên ngai trong Giê-ru-sa-lem, và rằng dân Y-sơ-ra-ên sẽ trị vì đời đời. Đa-vít nói cùng Đức Chúa Trời,

“Vì Chúa đã lập dân Y-sơ-ra-ên làm dân của Chúa đời đời; còn Chúa, ôi Đức Giê-hô-va! làm Đức Chúa Trời của dân đó. Vậy, bây giờ, Giê-hô-va Đức Chúa Trời ôi! Xin hãy làm cho vững chắc đến đời đời những lời Chúa đã phán về kẻ tôi tớ Chúa và về nhà nó, cùng làm y như Chúa đã phán vậy. Nguyện danh Chúa được ngợi khen mãi mãi, và người ta nói rằng: Giê-hô-va vạn quân là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Nguyện nhà Đa-vít, là kẻ tôi tớ Chúa, được vững bền trước mặt Chúa! Vả lại, hỡi Giê-hô-va vạn quân là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, chính Chúa đã phán lời hứa nầy cùng kẻ tôi tớ Chúa rằng: Ta sẽ dựng nhà cho ngươi. Bởi cớ đó, kẻ tôi tớ Chúa mới dạn dĩ mà cầu xin Chúa mấy lời nầy. Vậy bây giờ, hỡi Chúa Giê-hô-va! Ngài là Đức Chúa Trời, và các lời của Ngài là chân thật; Chúa đã hứa cùng kẻ tôi tớ Chúa làm cho nó những ơn phước nầy. Vậy, xin Chúa ban phước cho nhà kẻ tôi tớ Chúa, để nó còn tại trước mặt Chúa đến đời đời; vì, hỡi Chúa Giê-hô-va! ấy là Chúa đã phán; nguyện nhà kẻ tôi tớ Chúa được hưởng phước của Chúa đến mãi mãi” (2 Sa-mu-ên 7:24-29).

Đa-vít cầu xin Chúa giữ những lời hứa của Ngài và làm thành những điều nầy. Kinh Thánh chép, “Thà xưng Đức Chúa Trời là thật và loài người là giả dối” (Rô-ma 3:4). Trong tiếng Anh hiện đại chúng ta có thể nói, “Cho dù mỗi một người là giả dối, Đức Chúa Trời là thật.” Kinh Thánh chép, “Vậy nên, phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài” (Phục-Truyền-Luật-Lệ-Ký 7:9). Chúa giữ những lời hứa của Ngài. Bạn có thể đem những lời hứa của Chúa đến cho Ngài trong sự cầu nguyện. Tôi sẽ tiếp tục chủ đề nầy trong sứ điệp kỳ tới.

Giải bài và lý luận trong sự cầu nguyện đòi hỏi sự suy nghĩ thận trọng và sự chuẩn bị. Sửa soạn chính mình bằng cách cô lập riêng ra điều bạn thật sự muốn từ nơi Đức Chúa Trời. Hãy suy nghĩ cẩn thận rằng bạn cần phải phụ thuộc vào Chúa cho yêu cầu nầy. Một khi nhận thức rằng bạn cần Chúa cho chu cấp cho nhu cầu nầy, hướng sự suy nghĩ của bạn đến tại sao nó phải xảy ra. Tại sao sự yêu cầu đó quan trọng? Tại sao sự yêu cầu đó của bạn cần được ban cho ngay lúc đó? Cho phép ý tưởng đó làm nên sự khẩn cấp và là gánh nặng trong bạn. Sự ao ước để được sự yêu cầu của bạn là thiết yếu để xây một sự giải bài có tính cách đầu tư và dính liền. Một sự giải bài mạnh mẽ không lý nào là kết quả từ tấm lòng không đầu tư. Đến gần sự yêu cầu đó từ nhiều phối cảnh. Hãy tránh những lời cầu nguyện mà dựa trên sự kể lể hùng hồ hay không cần thiết. Đừng lập lại lời cầu nguyện cách không suy nghĩ. Tránh những lời cầu nguyện quá tổng quát. Hãy rõ ràng trong sự cầu nguyện. Xây thêm lên trong lời cầu nguyện bằng cách nhắc đến những gì Chúa đã làm trong Kinh Thánh. Xây thêm lên trong lời cầu nguyện bằng cách là nhắc đến những gì Chúa đã từng làm trong đời sống của bạn. Tụng đi tụng lại những lời giống nhau không làm tăng thêm khả năng rằng Chúa sẽ đáp lại. Tuy nhiên, thay vào đó lý luận cùng Chúa trong sự cầu nguyện có thứ tự và lập luận. Hãy lập luận cùng Đức Chúa Trời. Cầu khẩn đến những đặc tính của Chúa. Cầu khẩn đến sự hiện diện của Chúa. Cầu khẩn đến những lời hứa của Chúa. Đức Chúa Trời sẽ thực hiện những lời hứa của Ngài. Đức Chúa Trời sẽ nghe sự giải bài thành khẩn và thứ tự của bạn trong lời cầu nguyện.

“Ôi, chớ chi tôi biết nơi nào tìm được Chúa, hầu cho đi đến trước tòa của Ngài? Tôi hẳn sẽ giải bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài, và làm đầy miệng tôi những lý luận” (Gióp 23:3-4).

KHI VIẾT THƯ CHO TIẾN SĨ HYMERS, XIN QUÝ VỊ VUI LÒNG CHO ÔNG TA BIẾT QUÝ VỊ ĐẾN TỪ ĐẤT NƯỚC NÀO, NẾU KHÔNG ÔNG TA KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐIỆN THƯ QUÝ VỊ ĐƯỢC. Nếu quý vị đươc cảm động qua bài giảng này, xin gởi email đến Tiến sĩ Hymers và cho ông biết, nhưng luôn cho biết quý vị viết từ nơi nào. Địa chỉ điện thư của Tiến sĩ Hymers: rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn vào đây). Quý vị cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers trong bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể, xin viết bằng tiếng Anh. Nếu quý vị muốn viết thư tay cho ông, đây là địa chỉ của ông: P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Quý vị cũng có thể liên lạc với ông qua điện thoại: (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

DÀN BÀI CỦA

GIẢI BÀY VÀ LÝ LUẬN TRONG SỰ CẦU NGUYỆN - PHẦN I

ORDER AND ARGUMENT IN PRAYER – PART I

bởi Ông John Samuel Cagan

“Ôi, chớ chi tôi biết nơi nào tìm được Chúa, hầu cho đi đến trước tòa của Ngài? Tôi hẳn sẽ giải bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài, và làm đầy miệng tôi những lý luận” (Gióp 23:3-4).

I.   Thứ nhất, sự cầu nguyện đúng đắn là thứ tự – được sắp xếp, Sáng-
thế-ký 18:27; Hê-bơ-rơ 4:16; Ma-thi-ơ 6:11; Lu-ca 11:5; Sáng-
thế-ký 17:18; Ma-thi-ơ 6:7.

II.  Thứ hai, sự cầu nguyện đúng đắn là dùng lý luận – những lý do, Sáng-
thế-ký 18:23-25; Ma-la-chi 3:6; Hê-bơ-rơ 13:8; I Các Vua 18:36-37;
II Các Vua 2:14; II Sa-mu-ên 7:24-29; Rô-ma 3:4;
Phục-truyền-luật-lệ-ký 7:9.