Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




NHỮNG THƯƠNG TÍCH CỦA ĐẤNG CHRIST

THE WOUNDS OF CHRIST
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
Sáng Chúa Nhật, ngày 26 tháng 6 năm 2016
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, June 26, 2016

“Ngài giơ tay và chân ra cho xem” (Lu-ca 24:40).


Tôi sẽ giảng về những thương tích của Đấng Christ. Ngài đã bị đóng đinh vào Thập Tự Giá. Sau khi Ngài từ kẻ chết sống lại tay và chân của Ngài vẫn còn dấu lỗ đinh. Sau khi Ngài sống lại Ngài chỉ ra những thương tích đó cho họ xem. Ngài đã bị đóng đinh vào Thập Tự Giá để trả trọn hình phạt cho tội lỗi của bạn. Cách duy nhất mà bạn được cứu khỏi tội lỗi mình là đến với Đức Chúa Jê-sus và tin cậy nơi Ngài.

Nhưng bạn sẽ không tin cậy Đức Chúa Jê-sus cho đến khi nào bạn cảm nhận sự hổ thẹn về tội lỗi. Bạn sẽ tự thử cứu lậy chính bạn bằng cách trở nên người tốt hơn. Nhưng bạn không muốn thừa nhận rằng bạn là tội nhân lạc mất. Bạn không muốn thừa nhận rằng Chúa Jê-sus là Đấng duy nhất mà có thể cứu bạn khỏi tội lỗi bởi sự chết của Ngài trên Thập Tự Giá. Bạn không muốn thừa nhận bạn là tội nhân cũng giống như Kai Perng đã làm. Kai nói, “Tôi biết tôi là tội nhân. Tôi cố gắng làm một đứa nhỏ tốt, nhưng cho dù tôi cố gắng cách mấy đi nữa thì tôi cũng không thay đổi được chính tôi. Tôi nhận biết rằng tôi là một tội nhân xa ngã, rằng tôi đã phạm tội cùng Đức Chúa Trời…tôi cảm giác rằng mình thật vô vọng.”

Tôi đọc chính những lời đó trong bài giảng của tôi vào sáng Chúa Nhật vừa qua, “Tôi không thể tự thay đổi lấy mình. Tôi nhận biết rằng mình là tội nhân. Tôi cảm giác rằng tôi thật vô vọng.” Và rồi vài giờ sau tôi hỏi cô gái người Trung Hoa xem cô được cứu chưa. Cô ta nói, “Vâng.” Tôi hỏi cô đã được cứu như thế nào. Cô ta nói rằng cô đã tự thay đổi và trở nên người tốt hơn. Cô nói rằng bây giờ cô vâng lời cha mẹ của cô. Cô đã tự làm cho mình tốt hơn! Tôi không thể tưởng tượng là cô ta nói điều đó! Cô đã tự thay đổi chính mình! Cô tự làm cho mình trở nên người tốt hơn! Không thể nào tin được!

Cô ta đã ở trong hội thánh của chúng ta một thời gian dài. Cô ta đã từng nghe sự giảng dạy của tôi hết lần nầy tới lần khác, nói rằng bạn không thể tự cứu lấy mình bằng cách tự thay đổi và trở nên người tốt hơn. Cô ta đã từng nghe tôi nói hết lần nầy tới lần khác, rằng bạn chỉ có thể được cứu bởi Chúa Jê-sus, là Đấng đã chết trên Thập Tự Giá để đền tội thế cho bạn. Tuy nhiên tất cả sự giảng dạy đó không có tác động gì trên cô ta cả! Cô tiếp tục suy nghĩ rằng cô có thể tự thay đổi mình và tự cứu lấy chính mình. Cô không có nhắc đến Đức Chúa Jê-sus. Cô cũng không có nhắc đến Huyết chuộc tội lỗi của Ngài! Không một lần! Cũng không một lần cô ta nói đến tên Jê-sus!

Tôi nói với bạn sáng nay – bạn sẽ không bao giờ được cứu cho đến khi nào bạn cảm nhận rằng bạn là một tội nhân không có hy vọng. Nếu bạn chưa bao giờ cảm nhận rằng bạn là một tội nhân không còn hy vọng, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhu cầu cần có Đức Chúa Jê-sus – chết trên Thập Tự Giá đền tội cho bạn. Và bài giảng sáng hôm nay sẽ không có ý nghĩa gì đối với bạn – trừ khi Đức Thánh Linh làm cho bạn cảm giác tội lỗi và tuyệt vọng. Chỉ khi nào bạn cảm nhận tội lỗi và tuyệt vọng thì bạn mới hiểu tại sao Đức Chúa Jê-sus chỉ cho họ những dấu đinh trên tay và chân của Ngài.

“Ngài giơ tay và chân ra cho xem” (Lu-ca 24:40).

Tại sao Ngài cho họ xem những vết thương trên tay và chân. Nhằm mục đích gì? Tại sao Ngài cho họ xem những vết thương của Ngài? Tôi sẽ đưa ra ba lý do tại sao,

“Ngài giơ tay và chân ra cho xem” (Lu-ca 24:40).

I. Thứ nhất, Chúa Jê-sus cho xem thấy những vết thương của Ngài đặng chúng ta biết Ngài là cùng một người đã bị đóng đinh trên Thập Tự Giá.

Người theo Ngộ Đạo nói rằng Đức Chúa Jê-sus thật sự không có chết trên Thập Tự Giá. Kinh Co-ran của Hồi Giáo nói rằng Đức Chúa Jê-sus không có chết trên Thập Tự Giá. Có nhiều người ngày nay không tin rằng Đức Chúa Trời sẽ để Con Ngài chết một cái chết khủng khiếp như vậy. Chúa Jê-sus biết rằng sẽ có sự không tin về sự khổ nạn của Ngài. Đó là lý do đầu tiên tại vì sao,

“Ngài giơ tay và chân ra cho xem” (Lu-ca 24:40).

Chúa Jê-sus muốn để mọi người biết rằng Ngài thật sự đã chịu khổ và chết trên Thập Tự Giá. Cho nên, Ngài để Môn-đồ nhìn vào những vết thương, và ngay cả cho họ rờ đến. Sứ-đồ Giăng, là người chứng kiến, nói rằng “là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ” (I Giăng 1:1). Tiến sĩ Watts đã nói,

Mình Ngài lưu huyết dường khoác xích y,
   Tay, chơn đinh đóng khổ hình vì tôi:
Đời nầy tôi kể mình đã chết đi,
   Cõi thế đối tôi thật như chết rồi.
(“Giờ Được Chiêm Ngưỡng ‘When I Survey the Wondrous Cross’
      bởi Isaac Watts, D.D., 1674-1748).

Thập giá Chúa, Thập giá Chúa,
   Vinh hiển tôi muôn muôn đời;
Cho đến qua bên kia bờ rồi,
   Ngày đêm hoan lạc thảnh thơi.
(“Gần Thập Tự ‘Near the Cross’” bởi Fanny J. Crosby, 1820-1915).

“Ngài giơ tay và chân ra cho xem” (Lu-ca 24:40).

II. Thứ hai, Chúa Jê-sus cho họ xem những vết thương của Ngài đặng chúng ta có thể biết Ngài là sự thay thế để chịu khổ cho tội lỗi của chúng ta.

Giăng Báp-tít nói,

“Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29).

Nhưng ông không nói chính xác Đức Chúa Jê-sus sẽ cất đi tội lỗi của chúng ta như thế nào. Cho đến khi Đức Chúa Jê-sus từ cổi chết sống lại thì họ mới hiểu rằng Đức Chúa Jê-sus,

“Chính Ngài đã gánh tội lỗi của chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ,” (I Phi-e-rơ 2:24).

Duy chỉ sau khi họ thấy những dấu đinh trên tay và chân của Ngài thì họ mới biết,

“Vả, Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời” (I Phi-e-rơ 3:18).

Đó là lý do thứ hai,

“Ngài giơ tay và chân ra cho xem” (Lu-ca 24:40).

Ngài muốn chúng ta biết chắc chắn ràng Ngài đã chịu khổ và chết trên Thập Tự Giá để trả hình phạt cho tội lỗi của chúng ta, đặng chúng ta có thể được cứu khỏi tội lỗi và Địa Ngục. Ngài muốn chúng ta thấy những dấu đinh trên tay và chân của Ngài đặng chúng ta có thể nhận biết sự phẫn nộ của Đức Chúa Trời dáng trên Ngài trên Thập Tự Giá, hầu cho chúng ta có thể biết

“…bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jê-sus Christ, là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy” (Rô-ma 3:24-25).

Đó là tại sao,

“Ngài giơ tay và chân ra cho xem” (Lu-ca 24:40).

Hãy hát thánh ca của Tiến sĩ Watt!

Mình Ngài lưu huyết dường khoác xích y,
   Tay, chơn đinh đóng khổ hình vì tôi:
Đời nầy tôi kể mình đã chết đi,
   Cõi thế đối tôi thật như chết rồi.

“Thập giá Chúa.” Hãy hát!

Thập giá Chúa, Thập giá Chúa,
   Vinh hiển tôi muôn muôn đời;
Cho đến qua bên kia bờ rồi,
   Ngày đêm hoan lạc thảnh thơi.

“Ngài giơ tay và chân ra cho xem” (Lu-ca 24:40).

III. Thứ ba, Chúa Jê-sus cho họ xem những vết thương đặng chúng ta có thể nhận biết rằng Ngài là Đấng Cứu Chuộc vượt qua mọi thời đại.

Đấng Christ đã đem những vết thương và Huyết của Ngài cùng đi về Thiên Đàng để cung cấp một sự chuộc tội đời đời cho chúng ta.

“Vả Đấng Christ chẳng phải vào nơi thánh bởi tay người làm ra, theo kiểu mẫu nơi thánh thật, bèn là vào chính trong trời, để bây giờ vì chúng ta hiện ra trước mặt Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 9:24).

Ngồi bên hửu của Đức Chúa Trời trên Thiên Đàng, những vết thương của Chúa Jê-sus luôn luôn và mãi mãi là sự nhắc nhở Đức Chúa Trời và các thiên sứ rằng,

“Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa (I Giăng 2:2).

Tuy vậy cho đến nay đa số người trên thế giới vãn từ chối không tiếp Đức Chúa Jê-sus. Đa số người muốn được cứu bởi việc làm riêng và niềm tin tôn giáo riêng của họ. Cho nên họ từ chối Chúa Jê-sus, là sự dự phòng duy nhất của Đức Chúa Trời cho sự cứu chuộc. Đức Chúa Jê-sus là con đường duy nhất để đến với Đức Chúa Trời bởi vì Ngài là Đấng duy nhất chịu khổ nạn và chết trên Thập Tự Giá để đền tội thế cho chúng ta. Không có một vị giáo chủ nào khác làm điều đó – không phải Khổng Tử, không phải Phật, không phải Mô-ha-mết, không phải Joseph Smith, không phải một người nào khác! Duy chỉ Đức Chúa Jê-sus Christ mới được nói đến,

“Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sữa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh” (Ê-sai 53:5).

Duy chỉ có Chúa Jê-sus mới được nói đến,

“Đức Chúa Jê-sus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội” (I Ti-mô-thê 1:15).

Duy chỉ có Chúa Jê-sus mới được nói đến,

“Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (Rô-ma 5:8).

Đó là tại sao,

“Ngài giơ tay và chân ra cho xem” (Lu-ca 24:40).

Hãy hát thánh ca của Tiến sĩ Watt lần nữa!

Mình Ngài lưu huyết dường khoác xích y,
   Tay, chơn đinh đóng khổ hình vì tôi:
Đời nầy tôi kể mình đã chết đi,
   Cõi thế đối tôi thật như chết rồi.

“Thập giá Chúa.” Hãy hát!

Thập giá Chúa, Thập giá Chúa,
   Vinh hiển tôi muôn muôn đời;
Cho đến qua bên kia bờ rồi,
   Ngày đêm hoan lạc thảnh thơi.

Ngay cả khi Đức Chúa Jê-sus ngự xuống từ Thiên Đàng lần thứ nhì, Ngài cũng sẽ mang những dấu của sự đóng đinh trên tay và chân của Ngài. Đấng Christ nói, qua tiên tri Xa-cha-ri,

“…chúng nó sẽ nhìn xem ta là Đấng chúng nó đã đâm; và chúng nó sẽ thương khóc”
 (Xa-cha-ri 12:10).

Những ai còn đương sống mà không quay về cùng Đấng Christ, sẽ thương khóc trong sự buồn rầu đời đời trong Địa Ngục. Spurgeon lổi lạc nói, “Những bàn tay hở và hông bị đâm sẽ là bằng chứng tương phản với ngươi, ngay cả ngược lại cùng ngươi, nếu bạn qua đời khước từ Ngài, và vào cỏi đời đời là kẻ thù của Đấng Christ” (C. H. Spurgeon, “Những Vết Thương của Đức Chúa Jê-sus ‘The Wounds of Jesus’,” Các Linh Mục Đường Công Viên Mới ‘The New Park Street Pulpit’, Nhà Xuất Bản Pilgrim, quyển V, tr. 237).

“Ngài giơ tay và chân ra cho xem” (Lu-ca 24:40).

Nhưng rồi, Spurgeon nói,

Tội nhân tội nghiệp…Bạn có sợ để đến cùng [Chúa Jê-sus] không? Vậy thì hãy xem tay của Ngài – xem tay của Ngài, điều đó không xui khiến bạn hay sao?...Hãy xem hông Ngài, có lối vào lòng Ngài dễ dàng. Hồng của Ngài bị mở ra. Hồng Ngài mở ra [cho bạn]… Ôi tội nhân ơi, nguyện xin bạn được giúp để tin cậy vào những vết thương của Ngài! Chúng không thất bại; những vết thương của Đấng Christ sẽ chữa khỏi những ai đặt lòng tin vào Ngài (như đã trích, trang 240).

“Ngài giơ tay và chân ra cho xem” (Lu-ca 24:40).

Evangeline Booth, tại Đội Quân Cứu Tế (Salvation Army), nói rất hay

Những vết thương của Đấng Christ mở toan ra,
   Tội nhân ơi, chúng là bởi vì bạn,
Những vết thương của Đấng Christ đã mở ra,
   Tại đó cho sự ẩn náu lẩn tránh.
(“Những Vết Thương của Đấng Christ ‘The Wounds of Christ’
      bởi Evangeline Booth, 1865-1950).

Hãy đến với Đức Chúa Jê-sus Christ. Tin cậy Chúa Jê-sus. Đức Chúa Jê-sus chịu chết trên Thập Tự Giá để trả sự hình phạt cho tội lỗi của bạn. Hãy đến với Chúa Jê-sus. Tin cậy Chúa Jê-sus. Ngưng sự cố gắng để làm một người tốt hơn. Điều đó không bao giờ cứu bạn. Chỉ có Đức Chúa Jê-sus Christ mới có thể cứu bạn khỏi tội lỗi và Địa Ngục! A-men.


Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Giăng 20:24-29.
Hát Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Những Vết Thương của Đấng Christ ‘The Wounds of Christ’
(bởi Evangeline Booth, 1865-1950).


DÀN BÀI CỦA

NHỮNG VẾT THƯƠNG CỦA ĐẤNG CHRIST

THE WOUNDS OF CHRIST

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Ngài giơ tay và chân ra cho xem” (Lu-ca 24:40).

(Giăng 19:34, 35, 41; 20:1, 5, 6-7, 9, 19;
Lu-ca 24:37- 40; Giăng 20:27)

I. Thứ nhất, Chúa Jê-sus cho họ xem những vết thương của Ngài đặng chúng ta có thể biết Ngài cùng là một người mà bị đóng đinh trẹn Thập Tự Giá, 1 Giăng 1:1.

II. Thứ hai, Chúa Jê-sus cho họ xem những vết thương của Ngài đặng chúng ta có thể biết Ngài là sự thay thế chịu khổ cho tội lỗi của chúng ta, Giăng 1:29, I Phi-e-rơ 2:24, 3:18; Rô-ma 3:24-25.

III. Thứ ba, Chúa Jê-sus cho họ xem những vết thương của Ngài đặng chúng ta có thể biết rằng Ngài là Đấng Cứu Chuộc vượt qua mọi thời đại, Hê-bơ-rơ 9:11-12, 24; I Giăng 2:2; Giăng 14:6; Ê-sai 53:5;
I Ti-mô-thê 1:15; Rô-ma 5:8; Xa-cha-ri 12:10.