Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
GIÔ-NA – TỪ SỰ CHẾT ĐẾN SỰ SỐNG!JONAH – FROM DEATH TO LIFE! do Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr. Bài giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles |
Trước tiên, nói về quái vật biển cả. Hãy đọc Giô-na 1:17. “Đức Giê-Hô-Va sắm sửa một con cá lớn đặng nuốt Giô-na.” Trong tiếng Hy-lạp, chữ “được chuẩn bị” là “mănăh.” Nó có nghĩa là “tạo thành,” “soạn thảo.” Điều đó được đặc biệt chuẩn bị và tạo thành. Trước đây không có, sau này cũng không. Nó được chính Đức Chúa Trời chuẩn bị. Và bản thân con cá cũng vậy. Tiếng Hy-lạp là “dag.” Nó có nghĩa là quái vật biển cả – to lớn, có khả năng nuốt nguyên một người mà không cần nhai. Điều đó dẫn chúng ta đến câu Kinh Thánh,
“Tôi đã xuống đến chân nền các núi; Đất đã đóng then nó trên tôi đời đời. Hỡi Giê-Hô-Va Đức Chúa Trời tôi, nhưng Ngài đã đem mạng sống tôi lên khỏi hầm hố” (Giô-na 2:7).
Nhà Cải Cách nổi tiếng John Calvin chú thích về sách Giô-na như sau:
…trong sách này [Đấng Christ] sẽ như Giô-na, vì Ngài sẽ là một tiên tri sống lại… như khi Giô-na chuyển hóa dân thành Ni-ni-ve, sau khi ông trở về với sự sống. Đây là ý nghĩa đơn giản của đoạn Kinh Thánh. Vậy, Giô-na không phải giống như Đấng Christ vì ông được sai đi đến giữa vòng người ngoại, nhưng vì ông đã sống lại… (John Calvin, Giải Nghĩa về Mười Hai Tiểu Tiên Tri ‘Commentaries on the Twelve Minor Prophets’, Nhà Xuất Bản Baker House, in lại năm 1998, quyển 3, trang 21).
Nên để ý lời của Calvin – Giô-na là “một tiên tri được sống lại.” Sự sống lại của Giô-na từ cõi chết chính là hình mẫu sự sống lại của Đấng Christ trong ngày thứ ba.
Tiến sĩ M. R. DeHaan cũng có nói, “Khi tiên tri Giô-na bị kéo xuống biển và bị cá lớn nuốt, ông đã trở thành loại hình mẫu của sự chết và sống lại của Đấng Christ” (M. R. DeHaan, M.D., Giô-na - Sự Thật Hay Hoang Đường? ‘Jonah – Fact or Fiction?’, Nhà Xuất Bản Zondervan, năm 1957, tr. 80). Tiến sĩ J. Vernon McGee cũng đã nói như vậy trong quyển Giải Nghĩa Trọn Vẹn Kinh Thánh ‘Thru the Bible Commentary’ của ông.
Tiến sĩ Murphy Lum dạy tiếng Hy-bá-lai tại viện Thần Học Nam California. Tiến sĩ Lum nói với tôi, “Chúa Jê-sus cho chúng ta lời giải nghĩa tốt nhất về Giô-na trong sách Ma-thi-ơ 12:40.” Trong câu Kinh Thánh đó, Chúa Jê-sus phán,
“Vì Giô-na đã bị ở trong bụng [cá lớn] ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con Người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm” (Ma-thi-ơ 12:40).
Có ba bài học ra từ lời Đấng Christ phán:
1. Giô-na là hình ảnh về sự chết và sống lại của Đấng Christ.
“Vì Giô-na đã bị ở trong bụng [cá lớn] ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con Người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm” (Ma-thi-ơ 12:40).
2. Giô-na vì thế là hình ảnh của sự cứu chuộc bởi ân điển.
“Và biết quyền phép vô hạn của Ngài, đối với chúng ta có lòng tin, là lớn dường nào, y theo phép tối thượng của năng lực mình, mà Ngài đã tỏ ra trong Đấng Christ, khi khiến Đấng Christ từ kẻ chết sống lại…” (Ê-phê-sô 1:19-20).
Sự phục sinh của Đấng Christ rồi sẽ được ứng dụng cho người tin Chúa.
“Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình” (Ê-phê-sô 2:1).
Một lần nữa, chúng ta lại được bảo,
“Nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống lại với Đấng Christ, (ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu) Và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại …trong Đức Chúa Jê-sus Christ” (Ê-phê-sô 2:5-6).
Các câu Kinh Thánh này cho thấy người chưa tin Chúa bị chết trong tội lỗi và phải được làm sống lại trong Đấng Christ. Kinh nghiệm chuyển đổi từ “sự chết sang sự sống” được liên kết và thêm năng lực qua sự chết và phục sinh của Đấng Christ – và vì thế nó được thể hiện qua điều đã xảy ra cho Giô-na (xem Ma-thi-ơ 12:40).
3. Sự sống lại của Giô-na thế nên cũng là hình ảnh của báp-têm người tin Chúa bằng cách dìm mình xuống nước. Sách Rô-ma 6:3-4 chép,
“Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jê-sus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy, chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống lại trong đời mới thể ấy” (Rô-ma 6:3-4).
Bởi đức tin, người tin Chúa được dầm mình trong Đấng Christ, hiệp một với Đấng Christ qua sự chết và phục sinh của Ngài. Tiến sĩ MacArthur đã phát biểu chính xác rằng, “Phép báp-têm bằng nước chắc chắn thể hiện sự thật này...” (như đã trích, ghi chú về sách Rô-ma 6:3). Thế nên, kinh nghiệm hoán cải, được thể hiện qua phép báp-têm bằng nước, chỉ về sự chết và phục sinh của Đấng Christ, đã được biểu hiện qua Giô-na (xem Ma-thi-ơ 12:40).
Tóm lược lại,
1. Giô-na minh họa về sự chết và phục sinh của Đấng Christ.
2. Giô-na minh họa về sự chết thuộc linh và sự hồi sinh sau hoán cải.
3. Giô-na minh họa về phép báp-têm bằng nước.
Có phải Đấng Christ đã thật sự chết? Đúng vậy. Có phải một người chưa tin nhận Chúa thật sự chết về tội lỗi và vi phạm của mình? Đúng vậy. Có phải người tin nhận Chúa thật sự sống lại từ trong cõi chết? Đúng vậy. Một vị Mục sư dầy kinh nghiệm có thể nhận thấy được sự thay đổi ngay trên khuôn mặt và sự diễn đạt nội tâm của họ.
Có phải Giô-na thật sự đã chết trong bụng cá lớn? Tôi nghĩ câu trả lời quá rõ ràng! Như Tiến sĩ Lum nói, “Chúa Jê-sus đã ban cho chúng ta lời giải thích tốt nhất qua Giô-na trong sách Ma-thi-ơ 12:40.”
“Vì Giô-na đã bị ở trong bụng [cá lớn] ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con Người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm.”
Chúa Jê-sus đã thật sự chết – vì thế sự so sánh của Ngài cho thấy Đấng Christ tin rằng Giô-na đã thật sự chết. Không cần bàn cãi gì thêm! Giô-na làm sáng tỏ ra khi nói,
“Tôi đã xuống đến chân nền các núi; Đất đã đóng then nó trên tôi đời đời. Hỡi Giê-Hô-Va Đức Chúa Trời tôi, nhưng Ngài đã đem mạng sống tôi lên khỏi hầm hố” (Giô-na 2:7)
Tiếng Hê-bơ-rơ của chữ bại hoại là “shachath.” Có nghĩa là “nấm mồ,” và nó biểu thị cái chết của Giô-na.
Hai chương đầu của sách Giô-na cũng là về hình ảnh của sự hoán cải. Trong nhiều phương diện, nó cũng minh họa sự hoán cải của chính bản thân tôi. Đức Chúa Trời phán trong lòng Giô-na và bảo ông đến thành Ni-ni-ve để giảng đạo. Đức Chúa Trời phán với lòng tôi và bảo tôi phải là chứng nhân cho Ngài. Giô-na chạy trốn khỏi sự hiện diện của Chúa. Ông leo lên tàu và chèo đi khỏi thành Ni-ni-ve càng xa càng tốt. Tôi rời Hội Thánh Chúa tại Huntington Park và lang thang trên đường phố Los Angeles trong tối tăm và sợ hãi. Tôi đã chạy trốn Chúa như Giô-na. Nhưng Đức Chúa Trời đã khiến một trận bão trên tàu của Giô-na. Tôi bị xô đẩy qua lại và cảm thấy mình tuyệt vọng. Giô-na bị ném vào biển cả và bị quái vật biển cả nuốt trọn. Tôi đến hội thánh Trung Hoa và cố gắng đi học đại học. Nỗi tuyệt vọng và trầm cảm đã nuốt lấy tôi. Tôi không thể đi học đại học vì không có xe. Tôi phải mất nhiều giờ đón xe bus để đến trường và về nhà. Tôi phải đi làm sau khi ở trường về. Tôi không có giờ để học và nghiên cứu. Tôi biết tôi sẽ bị rớt. Tôi cảm thấy mình đang bị Ma quỷ nuốt lấy. Không có ánh sáng. Không còn niềm hy vọng nào. Không còn sự bình an. Tôi có cảm giác mình như Giô-na bên trong bụng quái vật biển cả.
“Nước bao phủ lấy tôi, cho đến linh hồn tôi;
Vực sâu vây lấy tôi tư bề; Rong rêu vấn vít đầu tôi.
Tôi đã xuống đến chân nền các núi;
Đất đã đóng then nó trên đầu tôi đời đời…” (Giô-na 2:6-7).
Tôi đã cảm nhận như thế đó. Tôi không nhận biết được, nhưng Đức Chúa Trời đã cho tôi thấy được sự vô nghĩa và vô vọng của đời sống này. Và tôi nhận biết các vi phạm tôi!
Tôi cảm thấy mình giống như một trong những thanh niên của Hội thánh chúng ta, Sergio Melo. Khi lòng bị phán quyết, Sergio nói, “Tôi không thể cầm giữ gánh nặng này lâu hơn nữa. Tôi thấy lòng trĩu nặng…vì sự hỗn loạn khủng khiếp, và cảm giác tội lỗi của mình…Không điều gì còn có thể làm tôi vui hoặc kéo tôi ra khỏi vũng lầy này nữa…Tôi tự nhủ, ‘Nếu tôi chết giờ đây thì sao?’ ‘Tôi không thể nào chết bây giờ, nhất là trong tình hình như thế này.’ Thế rồi, tôi tiếp tục nhìn vào khuôn mặt của tất cả những người đi ngang qua, tôi bỗng nhớ lại điều Tiến sĩ Hymers giảng trong một bài giảng về điều ông thấy mọi người đi như là những xác chết, không còn suy tư gì về linh hồn của họ cả.” Đó là Sergio, lang thang về nhà trong một sáng sớm, dưới sự phán quyết nặng nề về tội lỗi, giống như Giô-na dưới đại dương sâu thẳm.
John Cagan cũng đã có một trải nghiệm tương tự. John nói, “Những tuần lễ [trước] ngày hoán cải, tôi có cảm giác như mình đang sắp chết; tôi không ngủ được, tôi không thể nào vui được. Tôi không thể tìm được bất cứ hình thức bình an nào cả…Tôi từ bỏ tất cả những ý nghĩ tôi có về Đức Chúa Trời và sự hoán cải, tôi cự tuyệt suy nghĩ về điều đó, nhưng tôi lại cũng chẳng tìm thấy sự bình an nào cả…Tôi không thể nào ngừng cảm giác bị dày vò…Tôi bắt đầu chán ghét bản thân, chán ghét tội lỗi và cái cảm giác khiến tôi phải suy nghĩ như vậy…tội lỗi tôi trở nên tồi tệ vô cùng tận”
Soriya Yancy nói, “Tiến sĩ Hymers giảng mạnh mẽ và cứng rắn về tội lỗi...Tôi nhớ lại tất cả những điều sai trái tôi đã từng làm. Tội lỗi trong ý nghĩ, nói dối, và nhiều tội [khác] nữa. Tôi cảm thấy xấu hổ và không thể nào đối diện được với Đức Chúa Trời…Tôi đã khóc. Tôi nghĩ, ‘Mình sẽ không bao giờ tìm thấy được Đấng Christ’…Tôi đã khóc và khóc nhiều. Tôi cho rằng mình sẽ không bao giờ được Đấng Christ là Đấng Cứu Chuộc.”
Giô-na nói, “Nước bao phủ lấy tôi, cho đến linh hồn tôi; vực sâu vây lấy tôi tư bề; rong rêu vấn vít đầu tôi…Hết thảy những sóng lượn và những ba đào của Ngài đều trải qua trên tôi” (Giô-na 2:6, 3).
Đó là điều tôi cảm nhận cho đến khi Đấng Christ đến với tôi, Ngài tuôn đổ tình yêu của Ngài trên tôi, và tôi đã lớn tiếng hát, “Ân điển diệu kỳ, làm sao Đức Chúa Trời tôi lại có thể chết cho tôi?” Và Giô-na đã khóc và thổn thức, “Sự cứu đến từ Đức Giê-Hô-va” (Giô-na 2:10).
“Đức Giê-Hô-Va bèn phán cùng con cá, và nó mửa Giô-na trên đất khô” (Giô-na 2:11)
Ngợi khen Chúa! Giây phút quý vị tin nhận Chúa, sẽ là lúc quý vị “mửa ra” khỏi tội lỗi mình! Quý vị sẽ được mửa ra khỏi móng vuốt của Ma quỷ! Quý vị sẽ được mửa ra khỏi sự chết – bước vào đời sống mới trong Đức Chúa Jê-sus Christ! Quý bạn thân mến của tôi ơi, nếu quay lại với Chúa Jê-sus, các bạn sẽ nhận thấy rằng Giô-na đã đúng – “sự cứu rỗi đến từ Đức Giê-Hô-Va.” Như bản dịch hiện đại, “sự cứu rỗi là từ Đức Chúa Trời.” Nó là món quà ban cho nhưng không từ Đức Chúa Trời trong Đấng Christ.
Quý vị có thấy mình cần sự cứu rỗi không? Không nhận thấy được nhu cầu của mình là điều bình thường. Trong môi trường tự nhiên, bình thường thì nhân loại không nhận thấy được nhu cầu của mình. Phải cần có phép lạ mới có thể cảm nhận như Sergio, hoặc như John Cagan, hoặc như Soriya – hoặc như Giô-na – hoặc như bản thân tôi khi còn là một chàng trẻ hai mươi, lang thang một mình trên đường phố Los Angeles. Phải cần có công việc diệu kỳ của Đức Thánh Linh mới có thể mang một người đến với sự phán quyết. Chỉ có công việc của Đức Thánh Linh mới có thể khiến cho một người nói trong lòng rằng, “Vì tôi nhận biết các sự vi phạm tôi” (Thi Thiên 51:3).
Quý vị đã từng lần nào tự kiểm mình chưa? Đã từng thật sự nhìn vào tấm lòng mình chưa? Nếu không làm điều đó thì thật không có hy vọng gì cho quý vị. Hầu hết mọi người chạy trốn khỏi điều đó – như Giô-na chạy trốn khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Con người ta tìm lấp thời gian mình có để không suy nghĩ về tội lỗi của mình. Một vài người thì chơi game không ngừng nghỉ để không phải suy nghĩ, để trốn tránh Đức Chúa Trời. Một vài người khác thì bận rộn việc này, việc kia – để khỏi phải suy nghĩ. Một số khác chìm đắm vào trong công việc hoặc học hành, hoặc kiếm tìm nghề nghiệp, hoặc làm bất cứ điều gì để khỏi phải suy nghĩ về tội lỗi của mình. Tiến sĩ Lloyd nói “Quý vị phải tranh đấu cho sự sống mình, và cũng phải tranh đấu cho linh hồn mình nữa. Thế gian sẽ làm bất cứ mọi thứ khiến cho quý vị không phải đối diện với chính mình” – để giữ cho quý vị không phải suy nghĩ về tội lỗi mình (“Lời Thú Tội của Tội Nhân ‘The Sinner’s Confession’”).
Quý vị phải suy nghĩ về sự vi phạm mình. Vi phạm nghĩa là nổi loạn, khát vọng muốn làm theo cách riêng của mình, khát vọng làm điều mình biết là sai. Nó có nghĩa là làm điều mà tự trong lương tâm mình biết là sai. Đó là hành động cố ý phạm tội. Lương tâm của quý vị nói “không” – nhưng mình cứ việc làm bất kể. Đó là vi phạm!
Sau đó quý vị cần phải nghĩ về sự gian ác. Có nghĩa là quý vị đã suy nghĩ hoặc làm điều đã bị bóp méo, đồi truỵ – ý nghĩ gian ác, cong quẹo, lươn lẹo, xấu xa, nhơ nhớp – sự gian ác trong tấm lòng và trong đời sống riêng mình.
Tiếp đến là từ “tội lỗi.” Nó có nghĩa là “trật vuột đi mục đích.” Giống như một người đàn ông đang nhắm bắn vào đích nhưng lại bắn trật đi. Có nghĩa là quý vị trở thành người không đúng như phải có. Có nghĩa là quý vị không sống đúng như cách quý vị được tạo dựng để sống. Có nghĩa là quý vị đã bắn trật mục tiêu. Quý vị đã không sống đúng theo như cách Đức Chúa Trời muốn quý vị sống. Đó là lý do tại sao quý vị không cảm thấy vui sướng!
Khi Thánh Linh Đức Chúa Trời mang những điều đó vào trong tâm trí mình, đừng đẩy nó qua một bên. Để rồi quý vị đi đến sự phán quyết. Xin quả quyết với mình đừng đẩy nó qua một bên. Nếu quý vị làm vậy, quý vị sẽ không có một cơ hội khác đâu. Đức Chúa Trời có lẽ sẽ không đem quý vị đến tình trạng phán quyết nữa đâu. Và nếu Đức Chúa Trời không làm vậy, quý vị đành phải chịu mất linh hồn đời đời, ngay cả khi quý vị còn đang sống trên thế gian này.
Chúng tôi cầu xin Đức Thánh Linh sẽ khiến cho quý vị không còn thỏa mãn với chính mình nữa, rằng Ngài sẽ khiến cho quý vị cảm thấy hoàn toàn bị lạc mất, ghê tởm chính mình, lầm lạc – không còn hy vọng gì! Chỉ khi đó, quý vị mới có thể nói, “Vì sự gian ác tôi vượt qua đầu tôi: Nó nặng quá cho tôi, khác nào một gánh nặng” (Thi Thiên 38:4). Khi đó, quý vị sẽ nhận thấy rằng chỉ Chúa Jê-sus mới có thể giúp quý vị. Chỉ khi đó quý vị sẽ cảm thấy rằng không có điều gì có thể tẩy sạch tội mình ngoài Dòng Huyết của Chúa Jê-sus, chảy ra trên Thập Tự Giá. Chỉ khi đó quý vị mới dừng trò chơi đùa giỡn với chính mình. Chỉ khi đó quý vị mới cảm thấy ghét tội lỗi mình và quay về với Chúa Jê-sus, và tin cậy chỉ mình Ngài thôi. Chỉ khi đó quý vị sẽ có thể nói như Giô-na, “Sự cứu đến từ Đức Giê-hô-va” (Giô-na 2:10). Chỉ khi đó quý vị sẽ có thể nói như bài hát dưới đây,
Chúa ôi, tôi lại ngay!
Nay tôi xin lại đây!
Xin huyết lưu nơi Gô-gô-tha
Làm tôi sạch trắng hơn ngà”
(“Chúa Ôi Tôi Lại Ngay ‘I Am Coming, Lord’”
bởi Lewis Hartsough, 1828-1919).
Nếu quý vị muốn trò chuyện với chúng tôi về vấn đề được tẩy sạch qua Dòng Huyết Chúa Jê-sus, xin vui lòng rời chỗ ngồi và theo sự hướng dẫn của Tiến sĩ Cagan và John Cagan ra phía sau của hội trường. Họ sẽ dẫn quý vị đến một phòng yên tĩnh, nơi đó chúng ta có thể cùng trò chuyện và cầu nguyện. A-men.
Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net –
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.
Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.
Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Giô-na 2:1-9.
Hát Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chúa Ôi Tôi Lại Ngay ‘I Am Coming, Lord’” (bởi Lewis Hartsough, 1828-1919)