Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




TẤM LÒNG BẠN CÓ PHẢI LÀ VÙNG ĐẤT GAI GÓC KHÔNG?

IS YOUR HEART THORNY GROUND?
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 1 tháng 5 năm 2016
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, May 1, 2016

“Lại vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần” (Ma-thi-ơ 24:12).


Đây là câu chìa khóa trong Kinh Thánh Tân Ước để hiểu sự sai trật gì đó với Hội Thánh của chúng ta. Nếu bạn không hiểu câu Kinh Thánh nầy thì bạn không thể hiểu được vấn đề và giải pháp giải quyết vấn đề trong Hội Thánh của chúng ta nói chung. Nó thật là câu chìa khóa mạnh mà tâm trí tôi cứ dán vào hết lần nầy tới lần nọ, năm nầy qua năm khác, thời kỳ nầy đến thời kỳ khác. Lần đầu tôi nghe câu nầy là từ Billy Graham. Tôi lắng nghe ông ta giảng trên đài Ra-đi-ô gần như mỗi chiều Chúa Nhật khi tôi còn niên thiếu. Ông Graham thường trích dẩn câu nầy khi ông giảng về dấu hiệu của những ngày sau cùng của thế giới chúng ta. Cuốn sách hay sau cùng của ông là Thế Giới Rực Cháy ‘World Aflame’ (Doubleday, 1965). Trong đó, Billy Graham đã viết,

     Chúa Jê-sus phán, “trong tình trạng hổn loạn gia tăng, tình thương giữa con người với nhau sẽ nguội lần” (Ma-thi-ơ 24:12 NEB). Điều nầy cho thấy rằng những hiểm họa sẽ xảy đến trong những ngày sau cùng. Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền…ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời; bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó; những kẻ thể ấy, con hãy lánh xa đi” (2 Ti-mô-thê 3:1-5).…Tất cả những điều nầy dường như ám chỉ đến sự lan rộng của sự giả hình khi mà có hàng lớp người bước vào trong Hội Thánh nhưng không có kinh nghiệm cá nhân gì với Chúa Jê-sus Christ…những giáo sư giả sẽ len lõi vào trong Hội Thánh…Họ là những người lảnh đạo của ‘sự sai lầm,’ biểu thị rõ rệt trong hội thánh tại thời đại sau cùng (Billy Graham, D.D., Thế Giới Rực Cháy ‘World Aflame’, Doubleday và Company, 1965, tr. 220, 221, 219).

Sau đó tôi đọc được lời ghi chú từ Ông Graham gởi cho con trai của Tiến sĩ M.R. DeHaan. Khi Tiến sĩ Dehaan qua đời sau tai nạn giao thông vào năm 1965, Ông Graham nói ông đã nhận được nhiều ý tưởng qua việc lắng nghe Tiến sĩ DeHaan trên chương trình Ra-đi-ô của ông. Trong quyển sách của ông Những Dấu Hiệu của Thời Đại ‘Signs of the Times’, Tiến sĩ DeHaan nói,

Sự bội đạo và sự hờ hửng là những tội lỗi nối tiếp được nhắc đến. “Vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần” (Ma-thi-ơ 24:12). Chưa bao giờ trước kia trong lịch sử nhân loại mà sự việc đã xảy ra rõ ràng như ngày hôm nay. Trong một vài thời kỳ thoáng qua, chúng ta đã đi từ đức tin giản dị của tổ tiên người Thanh Giáo…giữa những Cơ Đốc Nhân thì sự thật quá bi đát rằng “lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần.” Lòng yêu mến của phần nhiều người đã nguội lần như sáp (M.R. DeHaan, M.D., Những Dấu Hiệu của Thời Đại ‘Signs of the Times’, Nhà Xuất Bản Zondervan, 1951, trang 58).

Suốt từ khi lắng nghe Billy Graham và Tiến sĩ DeHaan, tôi đã ngẩm nghĩ đến câu Kinh Thánh Ma-thi-ơ 24:12. Những lời nầy là từ Chúa Jê-sus Christ, đã trả lời cho câu hỏi của các Môn đồ, “Có điềm gì chỉ về sự Chúa đến, và tận thế?” Một phần câu trả lời của Chúa Jê-sus Christ là đoạn văn của chúng ta ở đây,

“Lại vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần” (Ma-thi-ơ 24:12).

I. Thứ nhất, Chúa Jê-sus Christ nói điều nầy sẽ xảy ra khi nào?

Ngài nói nó sẽ xảy ra như là “dấu hiệu của [Ngài] trở lại, và sự cuối cùng của thế giới” (Ma-thi-ơ 24:3). Nhiều phân đoạn Kinh Thánh khác cũng nói về dấu hiệu nầy của ngày sau cùng. Scofield chú thích phía dưới của trang (1033) nói đúng như thế nầy “ứng dụng một cách rõ ràng đến ngày cuối cùng của thời đại…tất cả những gì mô tả thời kỳ tập hợp vào một sức mạnh khủng khiếp trong ngày sau cùng” (Bản Học Kinh Thánh Scotfield ‘Scotfield Study Bible’, 1917, tr. 1033; dựa trên Ma-thi-ơ 24:3). Tôi có thể liệt kê nhiều câu khác, như là II Ti-mô-thê 3: 1-3; Giu-đe 4, 19; Khải Huyền 3: 14-22, vân vân và vân vân.

Các bạn là những người trẻ không có khái niệm về bao nhiêu hội thánh đã xa ngã. Nhưng trong đời của tôi, tôi thấy nó rõ ràng. Tôi thấy một hội thánh địa phương phục hưng trong năm 1969. Tôi từng thấy sự phục hưng lan rộng trong vùng trong năm 1971. Tôi cũng từng thấy một hội thánh địa phương khác phục hưng trong năm 1992. Nhưng tôi chưa nghe sự phục hưng nào, bất cứ nào trong Hoa Kỳ và thế giới Phương Tây từ khi đó! Không một cái nào! Bây giờ, hơn nữa và còn hơn nữa, chúng ta thấy bức tranh buồn của Ma-thi-ơ 24:12 trong những hội thánh nói chung,

“Lại vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần” (Ma-thi-ơ 24:12).

Đây là tình cảnh của Báp-tít và những hội thánh Phúc Âm khác trong thời đại chúng ta. Đó là loại hội thánh duy nhất các bạn trẻ sẽ viếng thăm hoặc nghe đến trong cuộc đời ngắn ngủi của bạn. Trừ phi bạn đọc về những cuộc phục hưng quá khứ, bạn sẽ không có khái niệm vê những hội thánh chúng ta nói chung khủng khiếp và bội đạo ngày nay như thế nào. Bạn có thể nghĩ rằng tôi nói kỳ quặc khi tôi nói về một hội thánh khác tốt hơn, bởi chưng bạn chưa từng thấy, hoặc nghe đến, trong cuộc đời ngắn ngủi của bạn. Tiến sĩ Kenneth Connolly, là người đã giảng trong hội thánh chúng ta, nói rằng bạn đang sống trong một thế hệ mà chưa bao giờ thấy qua sự phục hưng – ít nhất là không có chổ nào trong thế giới Phương Tây!

“Và lại vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần” (Ma-thi-ơ 24:12).

II. Thứ hai, tại sao Đấng Christ nói điều đó sẽ xảy ra?

Chú ý đến chữ đầu trong câu, “Và (And).” [Trong tiếng Việt là hai chữ “Lại vì].” “Lại vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần.” Chú ý đến một loạt chữ “và (ands)” trong câu 10 cho đến 12. [Trong Kinh Thánh tiếng Việt thì không có nhiều chữ “và” nhưng có những chữ đồng nghĩa hoạc có thể thêm vào]. “[Và]…nhiều kẻ sẽ sa vào chước cám dỗ” (c. 10). “[Và] phản nghịch nhau” (c. 10). “Và ghen ghét nhau” (c. 10). “[Và] nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên” (c.11). “Và dỗ dành lắm kẻ” (c.11). “Lại vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều” (c.12). Một loạt chữ “và (ands)” nầy kết thúc bằng những điều nầy sinh ra – chúng sinh ra “lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần [như sáp].” Kết quả cuối cùng của những “và (ands)” đó là những hội thánh nơi mà “lòng yêu mến của phần nhiều [“đa số] bản NIV] sẽ nguội lần [như sáp].” Hội thánh chia rẽ và hội thánh xung đột trong câu 10, tiếp theo là tiên tri giả dỗ dành lắm kẻ [“lừa dối” bản NASV] người ta, tiếp theo là bởi tội lỗi [không khả năng nhận biết (anomia); “vô luật pháp” bản NASV] trong hội thánh đã sinh ra một hội thánh, đầy người lạnh lùng, không có “tình yêu vô điều kiện ‘agapeo’, không có tình yêu Cơ-đốc – không có tình yêu cho Đấng Christ, không có tình yêu cho Đức Chúa Trời, và không có tình thương yêu cho lẫn nhau trong hội thánh! Bạn có rồi đó! Một loạt “và (ands)” cho chúng ta thấy tại sao chúng ta có “Thảm Hoạ Truyền Bá Phúc Âm Lớn (Great Evangelical Disaster)” (để dùng tựa đề một quyển sách của Tiến sĩ Francis Schaeffer!). Báp-tít và những hội thánh rao giảng Phúc Âm là thảm hoạ do nơi hội thánh ghen ghét (c.10), những mục sư giả thừa cơ nổi lên (c.11), và những sự vô luật pháp tràn lan giữa vòng người chưa được biến cải và những thuộc viên yếu đuối, sinh ra những hội thánh lạnh lùng không có sự kính mến Đấng Christ, và tình thương yêu lẫn nhau!

“Lại vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội [lần]” (Ma-thi-ơ 24:12).

III. Thứ ba, ai là phần nhiều người đã nguội lần?

“Phần nhiều” là những ai mà không được biến cải, hoặc là yếu đuối rất sâu, chứng tỏ bằng sự thật là linh hồn vô kỷ luật của thời đại nầy lám ngột ngạt lòng sốt sắng và kính mến. Họ “nguội lần” bởi vì thần linh của thế gian khắc phục bất cứ sự kính mến nhiệt tâm nào mà họ đã biểu lộ.

Ẩn Vụ về Người Gieo Giống làm cho thấy rõ ràng tại sao “phần nhiều” trở nên “nguội lần.” Ẩn Vụ về Người Gieo Giống đưa ra bốn loại người, và làm sao mỗi nhóm đáp lại với sự giảng dạy Phúc Âm. Có bốn hạng người trong ẩn vụ. Ba hạng người đầu tiên không phải là Cơ-đốc Nhân thật. Tiến sĩ J. Vernon McGee nói, “Ba loại đất [đầu tiên] không có tiêu biểu cho ba hạng người tin Chúa – họ không phải là những người tin Chúa chút nào hết! Họ có nghe Lời và chỉ tự xưng để nhận nó” (J. Vernon McGee, Th.D., Xuyên Qua Kinh Thánh ‘Thru the Bible’, quyển IV; ghi chú dựa trên Ma-thi-ơ 13:22). Vì thế, chỉ có loại thứ tư là thật sự những người được cứu. Những người còn lại là hư mất.

Trong ẩn vụ “hạt giống” là Lời Đức Chúa Trời. Tiến sĩ McGee nói, “Hãy chú ý hạt giống rơi vào đâu. Nó rời trên bốn loại đất – và ba phần tư hạt giống không mọc lên – chúng chết. Không có gì sai quấy trong hạt giống cả, nhưng đất lại có vấn đề.” Những hạt giống rơi bên đường, là những người nghe Lời và Ma-quỉ giật lấy ngay lập tức. Họ tượng trưng những người đi đến nhà thờ một vài lần, nhưng không được sự cảm động chút nào. Hạng thứ hai là Lời rơi vào những chổ đá sỏi, là những người hình như tiếp nhận Lời, nhưng rơi đi ngay khi họ bị thử thách bởi nan đề và bất bớ. Hạng thứ ba là những người tiếp nhận hạt giống giữa vòng gai góc. Họ nghe Lời và hình như được biến đổi. Hãy nghe Lu-ca 8:14,

“Phần rơi vào bụi gai, là những kẻ đã nghe đạo, nhưng rồi đi, để cho sự lo lắng, giàu sang, sung sướng đời nầy làm cho đạo phải nghẹt ngòi, đến nổi không sanh trái nào được chin” (Lu-ca 8:14).

Lời Đức Chúa Trời “nghẹt ngòi” – “bị nghẹt ngòi bởi sự chăm chú và giàu sang và vui thú của đời nầy, và không đem lại kết quả cho sự hoàn hảo” (hay sự trưởng thành); Lu-ca 8:14. Tiến sĩ MacArthur, tuy sai về Huyết của Đấng Christ, lại đúng trên Lu-ca 8:14. Ông nói, “Những người phân tâm nầy (Gia-cơ 1:8) chết dần bởi những sự thế tục [thuộc thế gian] – những vui thú tội lỗi, ước ao và khát khao, khát vọng, sự nghiệp, nhà cửa, xe cộ, danh vọng, mối quan hệ, tiếng tâm – tất cả thứ mà làm nghẹt ngòi hạt giống phúc âm cho nên họ không đem lại kết quả đến sự trưởng thành… Đây là tấm lòng bận rộn trần tục, ‘nghẹt ngòi bởi sự lo lắng và giàu sang và vui thú của đời nầy’” (Lời Dẫn Giải Tân Ước MacArthur ‘The MacArthur New Testament Commentary’; ghi chú dựa trên Lu-ca 8:14).

Nó rất dễ dàng để nhận ra ai là hạng đầu tiên. “Tức thì quỉ Sa-tan đến, cướp lấy đạo đã gieo trong lòng họ” (Mác 4:15). Họ nghe vài bài giảng, và chúng ta không thấy họ nữa. Nó cũng rất dễ dàng để nhận ra hạng người thứ hai là ai. Họ xem như đã được cứu, nhưng “chỉ tạm thời mà thôi, nên nỗi gặp khi vì cớ đạo mà xảy ra sự cực khổ, bắt bớ, thì liền vấp phạm” (Mác 4:17).

Nhưng phải một thời gian hơi lâu mới có thể nhận ra ai là “đất gai góc.” Trong những hội thánh Báp-tít thời đại (ngay cả hội thánh ở đây) chúng ta thấy họ xưng nhận đức tin. Nhiều khi ngay cả những lần xưng nhận đức tin đó kèm theo sự vùng vẫy và nước mắt. Họ học biết từ khi còn là trẻ thơ, hay lúc thiếu niên, rằng phải trải qua sự vùng vẫy trước khi đến với Đấng Christ. Họ sẽ nói rằng họ có một tấm lòng mới và một sự ao ước mới để hầu việc Đấng Christ. Họ ngay cả đã đánh lừa tôi nhiều lần. Họ xem như rất thành khẩn. Họ xem giống như là những Cơ-đốc Nhân tốt. Cho đến khi họ lớn lên thành trung niên. Ngay lúc đó những rạn nứt trong lời làm chứng của họ hiện ra. Họ đã từng được cha mẹ cho tiền. Họ đã từng được cha mẹ cho căn phòng trong nhà để ở mà không cần tốn tiền. Họ đã từng được cho tiền để tiêu xài. Nhưng rồi họ học xong đại học. Bây giờ họ có được việc làm, và nếu họ học thêm lên, họ có thể vay tiền. Bấy giờ họ thấy có triển vọng để trở nên “tự do” – như họ gọi nó. Chỉ ngay lúc đó những rạn nứt trong lời làm chứng của họ bắt đầu được nhận ra. Trước kia họ không có nghĩ sẽ làm điều gì hoặc tin vào những gì mà cha của họ hay mục sư của họ không cho phép. Quá trể, những lãnh đạo hội thánh thấy rằng họ đã đi sai. Không còn ngăn chặn họ rằng họ không cần sự giúp đỡ của chúng ta. Dần dần họ quăng đi lòng sốt sắng và sự kính mến Đấng Christ và họ “chẳng còn lấy việc đời lụy [mình]” (II Ti-mô-thê 2:4). Nếu những người lãnh đạo hội thánh cố gắng đem họ trở về sự bình an, họ trở nên tức giận và cay đắng. Rồi Sa-tan lẻn vào và bắt đầu thì thầm cùng họ, “Đừng nghe họ!” “Họ biết cái gì!” Và thế, cuối cùng, họ vội vã xa vào tay Ma-quỉ và thế gian. “Tôi chưa có lìa bỏ hội thánh,” họ nói – làm như rời bỏ hội thánh là tội lỗi duy nhất! Nhưng tấm lòng họ đã bỏ rơi Đấng Christ rồi!

Ô-xia chỉ có mười sáu tuổi lúc chúng ta lần đầu gặp gỡ ông trong Kinh Thánh. Khi ông còn trẻ “người làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va” (II Sử-Ký 26:4). Tiên tri Xa-cha-ri là mục sư của ông. “Thì Ô-xia rắp lòng tìm kiếm Đức Chúa Trời; và người tìm kiếm bao lâu, thì Đức Chúa Trời khiến cho người đặng may mắn bấy lâu” (II Sử-Ký 26:5). Và chúng ta được cho biết, “…người được giúp đỡ cách lạ lùng, cho đến trở nên cường thạnh.” Nhưng rồi, “Song khi người được trở nên cường thạnh, lòng người kiêu ngạo đưa đến sự tiêu diệt – lòng người quá kiêu ngạo đến nỗi phạm tội cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời người” (II Sử-Ký 26:16 KJV, NASV). Khi ông trở nên cường thạnh, lòng ông quá kiêu ngạo đến nỗi ông đi lạc lối! Và Đức Giê-hô-va hành hại Ô-xia và ông “bị bệnh phung cho đến ngày băng hà” (II Sử-Ký 26:21).

Đức Chúa Trời dùng cuộc đời của Ô-xia cho chúng ta để làm một cái gương. Ông là hình ảnh của người nam hay nữ trẻ mà đã để cho gai góc mọc lên làm nghẹt ngòi Lời Đức Chúa Trời trong lòng họ. Họ bị nghẹt ngòi bởi những sự lo lắng, và khao khát được thêm tiền hơn là cần thiết, và những điều rối rắm phá hủy linh hồn, giống như ung thư, dần dần giết chết cơ thể, cho nên những gai góc nầy từ từ nhưng chắc chắn làm nghẹt linh hồn của những người mà cho phép điều đó xảy ra. Tình yêu của bạn có dần dần lạnh không? Bạn có bắt đầu trở nên trần tục không? Bạn có trở nên phiến loạn không? Bạn có đang ở trong chổ tệ hơn trước đây không? Ô, hãy quay khỏi sự trần tục đi. Quay khỏi điều phiến loạn của bạn. Quay lại. Ăn năn. Tại sao phải tiếp tục con người đó của bạn trong khi bạn còn có thể có được sự bình an trong Đấng Christ? – nếu bạn quay khỏi sự phiến loạn và kiêu ngạo và quỳ xuống trước bệ chân Ngài, là Đấng đã chết để cứu bạn.

“Lại vì tội ác sẽ thêm nhiều thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần” (Ma-thi-ơ 24;12).

Ẩn Vụ về Người Gieo Giống đưa ra để – “khảo sắt chính bạn để nhận ra bạn thuộc vào nhóm nào. Nếu bạn thuộc một trong ba nhóm đầu tiên, bạn cần phải được biến đổi” – hay ít nhất, “Vậy hãy nhớ lại mình đã nhận và nghe đạo thể nào, thì giữ lấy, và ăn năn đi” (Khải-Huyền 3:3). Ít nhất là cống hiến đời mình lại cho Đấng Christ và ăn năn, trước khi bạn thật sự trở nên “vùng đất gai góc!” (William Hendriksen, Th.D., Phúc Âm Lu-ca ‘The Gospel of Luke,’ Baker Book House, 1978, tr. 429; ghi chú dựa trên Lu-ca 8:14).

Bạn nên nói, “Ôi, Chúa, tôi quay khỏi sự kiêu ngạo và phiến loạn của tôi! Ô Chúa, hãy tẩy sạch tôi thật sự bởi Huyết Đấng Christ!” “Đức Chúa Trời ôi, xin dựng nên trong tôi một lòng trong sạch” (Thi-Thiên 51:10).

Xin vui lòng đứng lên và hát bài thánh ca số 4 trong tờ nhạc.

“Trao ta tấm lòng người,” Cha Thiên Thương phán
   Không quà nào quý giá bằng tình yêu ta cho Ngài;
Diệu dàn Ngài thì thầm, dù bất cứ ngươi nơi nào,
   “Tin cậy Ta trong ơn, và trao ta tấm lòng ngươi.”
“Trao Ta tấm lòng, trao Ta tấm lòng ngươi,”
   Nghe tiếng thì thầm êm diệu, dù ngươi ở nơi đâu:
Từ thế gian tối tâm nầy Ngài sẽ kéo ngươi riêng ra;
   Phán rất diệu dàng, “Trao Ta tấm lòng ngươi.”

“Trao Ta tấm lòng ngươi,” Chúa Cứu Thế nhân loại phán,
   Gọi đến sự nhân từ lần nầy và lần nữa;
“Quay ngay khỏi tội lỗi, và lìa khỏi điều ác,
   Ta chưa chết vì ngươi sao? Trao Ta tấm lòng ngươi.”
“Trao Ta tấm lòng, trao Ta tấm lòng ngươi,”
   Nghe tiếng thì thầm êm dịu, dù ngươi ở nơi đâu:
Từ thế gian tối tâm nầy Ngài sẽ đem ngươi riêng ra;
   Phán rất dịu dàng, “Trao Ta tấm lòng ngươi.”

“Trao Ta tấm lòng ngươi,” Thánh Linh Ngài phán;
   “Tất cả điều ngươi có, nhường cho Ta giữ;
Ân điển Ta có thừa để chia phàn cho,
   Hãy hiến hết thảy và trao Ta tấm lòng ngươi.”
“Trao Ta tấm lòng, trao Ta tấm lòng ngươi,”
   Nghe tiếng thì thầm êm dịu, dù ngươi ở nơi đâu:
Từ thế gian tối tâm nầy Ngài đem ngươi riêng ra;
   Phán rất diệu dànd, “Trao Ta tấm lòng ngươi.”
(“Trao Ta Tấm Lòng Ngươi ‘Give Me Thy Heart
      bởi Eliza E. Hewitt, 1851-1920).

Nếu bạn chưa được cứu, tôi nài xin bạn hãy quay khỏi tội lỗi của mình và tin cậy Chúa Jê-sus. Ngài chết trên Thập Tự Giá để đền tội lỗi cho bạn. Ngài từ kẻ chết sống lại để ban cho bạn có một sự sống đời đời. Tôi cầu xin rằng bạn sẽ tin nhận Ngài và sống cho Ngài. A-men.


Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Mác 4:13-20.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Nhận Đời Sống Tôi và Để Như Vậy ‘Take My Life and Let It Be’” (bởi Frances R. Havergal, 1836-1879).


DÀN BÀI CỦA

TẤM LÒNG NGƯƠI CÓ PHẢI LÀ VÙNG ĐẤT GAI GÓC KHÔNG?

IS YOUR HEART THORNY GROUND?

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Lại vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần” (Ma-thi-ơ 24:12).

(II Ti-mô-thê 3:1-5)

I.    Thứ nhất, Chúa Jê-sus Christ nói điều nầy sẽ xảy ra khi nào?
Ma-thi-ơ 24:3.

II.   Thứ hai, tại sao Chúa Jê-sus Christ nói điều nầy sẽ xảy ra?
Ma-thi-ơ 24;10, 11, 12.

III.  Thứ ba, nhiều người nguội lần nầy là ai? Lu-ca 8:14;
Gia-cơ 1:8; Mác 4:15, 17; II Ti-mô-thê 2:4;
II Sử-Ký 26:4, 5, 16, 21; Thi-Thiên 51:10; Khải Huyền 3:3.