Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ MẠNH MẼ CỦA MỘT TÍNH CÁCH –

Quà Tặng Tiến sĩ Hymers Trong Ngày Sinh Nhật Thứ 75

THE STRENGTH OF A MAN’S CHARACTER –
A TRIBUTE TO DR. HYMERS ON HIS 75TH BIRTHDAY
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ C. L. Cagan
by Dr. C. L. Cagan

Bài giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles
Chiều Chúa Nhật ngày 10 tháng Tư năm 2016
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, April 10, 2016

“Nếu con ngã lòng trong ngày hoạn nạn, thì sức lực con nhỏ mọn thay”
(Châm Ngôn 24:10).


Làm thế nào chúng ta có thể định được giá trị của một con người? Thế gian lượng giá qua tiền bạc. Nhưng Chúa Jê-sus phán, “…vì sự sống của người ta khộng phải cốt tại của cải mình dư dật đâu” (Lu-ca 12:15). Không phải tại tiền bạc của cải – hoặc danh vọng, uy tín, hay sự vui thú – thể hiện được giá trị thực thụ của con người. Thế thì là điều gì? Câu Kinh Thánh chép,

“Nếu con ngã lòng trong ngày hoạn nạn, thì sức lực con nhỏ mọn thay” (Châm Ngôn 24:10).

Từ ngữ “ngày hoạn nạn” có nghĩa là “thời điểm mà mọi thứ đều chống nghịch lại cùng bạn.” “Ngã lòng” nghĩa là “bỏ cuộc.” Lời chú thích của Matthew Poole viết, “Đây là dấu hiệu thể hiện phần nào sự mạnh mẽ và can đảm của Cơ Đốc Nhân, được thử thách tốt nhất qua hoạn nạn.” Sự kiểm định một cá nhân diễn ra là người ấy làm gì khi mọi việc đi ngược lại cùng người đó! Bản Nghiên Cứu Kinh Thánh Geneva năm 1599 viết, “Con người sẽ không có dịp thử thách sự mạnh mẽ của mình cho đến khi lâm vào cảnh khó khăn” (ghi chú ‘b’ về Châm Ngôn 24:10).

Đó là sự kiểm định thật sự của một con người – không phải khi mọi việc đều sáng sủa, nhưng là khi mọi việc đều đen tối. Bằng sự kiểm nghiệm đó, vị Mục sư Tiến sĩ Hymers của chúng ta là một Cơ Đốc Nhân xuất sắc! Cuộc đời ông đầy những sự hoạn nạn. Ngay cả khi ông cảm thấy yếu đuối, ông cũng không bao giờ bỏ cuộc. Tiến sĩ Bob Jones, Sr. (1883-1968) nói, “Điều kiểm nghiệm tính cách của bạn là phải như thế nào mới cản được bạn.” Hay nói một cách khác. “Điều kiểm nghiệm tính cách của bạn là điều không cản trở được bạn.” “Nếu không có điều gì cản trở được bạn, thì bạn sở hữu một tính cách kiên cường.” Đó là điều vị Mục sư của chúng ta có!

Hôm nay, chúng ta chúc mừng sinh nhật lần thứ 75 của ông. Hầu hết đời sống ông đầy những sự hoạn nạn. Nhiều sự việc đã chống nghịch lại ông. Người ta chống nghịch ông. Nhưng ông vẫn cứ tiếp tục bước tới. Không phải do sức riêng của ông. Câu Kinh Thánh gốc của đời ông là trong Phi-lip 4:13, “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi.” Tối nay chúng ta vinh danh vị Mục sư của chúng ta – và chúng ta dâng lời tạ ơn Đấng Christ!

Tôi muốn kể về cuộc đời của Tiến sĩ Hymers trong phương diện những thử thách ông đã phải đối diện. Cuộc đời ông là câu chuyện của sự mạnh mẽ và kiên trì và đắc thắng trong Đấng Christ! Chiều sâu của sự hoạn nạn thể hiện chiều sâu sự mạnh mẽ của ông.

Ngay khi còn thơ ấu, đời ông cũng đã đầy nghịch cảnh. Ông không được nuôi dưỡng trong môi trường Cơ Đốc. Trên thực tế, ông ra từ một gia đình tan vỡ. Cha ông rời nhà khi ông mới vừa hai tuổi. Mẹ ông, bà Cecelia, yêu thương và chăm sóc ông cho đến khi ông được mười hai tuổi. Sau đó, ông phải di chuyển nhiều nơi, sinh sống với thân nhân của mình. Ông đã trải qua 22 ngôi trường trước khi tốt nghiệp trung học. Ở trường, ông luôn là “học sinh mới” – người ngoài cuộc. Cá nhân ông là một “trẻ mồ côi thật” – không được sự ủng hộ, yêu thương và nuôi dưỡng.

Thế nhưng Đức Chúa Trời luôn đối xử tốt với ông. Kinh Thánh nói, “Đức Giê-Hô-Va làm lành cho muôn người, sự từ bi Ngài giáng trên các vật Ngài làm nên” (Thi Thiên 145:9). Đức Chúa Trời chăm lo cho con cái Ngài, ngay cả trước khi họ được cứu. Thầy giáo dạy về diễn thuyết và kịch nghệ của Tiến sĩ Hymers, Ray Phillips, đã nhận ra khả năng diễn xuất và diễn thuyết của ông. Ông Ray Phi-líp quan tâm đến Mục sư chúng ta và thật lòng chăm sóc ông. Ông Phi-líp có lòng tốt và hảo tâm với ông. Nhưng tôi cảm thấy sung sướng khi biết rằng sau đó Tiến sĩ Hymers đã nhận thấy kịch trường là hư không, và đã trở thành người rao giảng Phúc Âm!

Tiến sĩ Hymers không lớn lên trong nhà thờ. Ông không có một gia đình bình thường. Nếu có, ông có lẽ đã là người hoạt bác và xã giao – người hướng ngoại. Nhưng tất cả những lần di chuyển và bị từ chối đã biến ông trở thành người sống nội tâm – người hướng nội. Ông nhìn lại chính mình cách nghiêm túc, và luôn nghĩ tưởng về Đức Chúa Trời. Quý vị có thể không nghĩ Tiến sĩ Hymers là người sống nội tâm, vì ông giảng rất tốt, và thường trò chuyện với mọi người. Nhưng bên trong, ông là người rất nhạy cảm, luôn nhận biết được khuyết điểm của mình. Ông không tùy thuộc vào chính mình nhưng vào chính Đức Chúa Trời.

Trong cuộc đời đầy nghịch cảnh đó, Đức Chúa Trời đã giáng xuống tình yêu của Ngài, tôi gọi đó là “khung cửa ân điển.” Hai vị láng giềng của mục sư chúng ta là Tiến sĩ và Bà McGowan. Họ là khung cửa ân điển cho ông. Họ đối đãi tốt với ông. Họ mời ông đến cùng ăn tối. Họ mang ông đến nhà thờ, nơi ông trở thành tín hữu Hội thánh Báp-tít. Đức Chúa Trời đã đối xử tốt lành với Mục sư chúng ta khi ông còn là một thanh niên cô đơn.

Khi còn niên thiếu, Tiến sĩ Hymers quyết định không muốn giống như người thân của mình. Ông thấy họ uống rượu say sưa và chửi thề. Ông định lòng đến nhà thờ và sống như một Cơ Đốc Nhân. Ông vẫn chưa cải đạo khi ấy. Ông giống như Áp-ra-ham khi Đức Chúa Trời phán với ông, “Hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và…mà đi đến xứ mà ta sẽ chỉ cho” (Sáng Thế Ký 12:1). Và

“Bởi đức tin, Áp-ra-ham vâng lời Chúa gọi, đi đến xứ mình sẽ nhận làm cơ nghiệp; người đi mà không biết mình đi đâu” (Hê-bơ-rơ 11:8).

Áp-ra-ham đã không hoàn toàn hiểu hết điều Đức Chúa Trời hoạch định. Ông chưa được hoán cải. Nhưng ông đã “vâng phục; và ra đi.” Đó là điều Tiến sĩ Hymers đã làm. Ông chưa được hoán cải. Nhưng ông đã thay đổi cuộc đời mình. Các nhà thần học gọi điều này là “đức tin trước đức tin” – đáp ứng với Đức Chúa Trời trước khi được hoán cải.

Mục sư chúng ta không có được sự ủng hộ hoặc khen ngợi vì đã đi nhà thờ. Người thân của ông trêu chọc và gán cho ông tên, “Tôn giáo của Robert.” Nhưng qua sự châm chọc đó, Mục sư chúng ta đã vâng theo tiếng gọi của Chúa. Lời Chúa chép, “Nếu con ngã lòng trong ngày hoạn nạn, thì sức con nhỏ mọn thay.” Cám tạ Chúa vì ông đã không ngã lòng. Sức ông không nhỏ, vì Đức Chúa Trời đã ban cho ông sức mạnh!

Đức Chúa Jê-sus phán, “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì không ai được đến cùng ta” (Giăng 6:44). Sự kéo đến đó là gì vậy? Chúng ta thường nghĩ là Đức Chúa Trời di chuyển trên linh hồn chúng ta ngay khi tin nhận Đấng Christ, hoặc ngay trước khi hoán cải. Nhưng sự kéo đến của Đức Chúa Trời có thể bắt đầu từ trước đó. Khi Đức Chúa Trời sử dụng gia đình McGowans mang Tiến sĩ Hymers vào trong Hội Thánh Báp-tít, đó là một phần của sự kéo đến.

Năm mười bảy tuổi, Tiến sĩ Hymers nghe vị Mục sư mình là Tiến sĩ Maples giảng, “Có một thanh niên ở đây cần dâng hiến cuộc đời cho mục vụ.” Tiến sĩ Hymers ngưỡng mộ vị Mục sư mình và muốn được giống như ông ta. Ai đã đem ý nghĩ đó cho ông? Đó là Đức Chúa Trời. Tiến sĩ Hymers đã dâng đời mình cho công việc Chúa. Ai đã khiến ông làm như vậy? Đó là một phần sự kéo của Đức Chúa Trời. Dù ông có bị thất bại thê thảm trong một vài lần đầu giảng Lời Chúa, ông vẫn tiếp tục. Sau đó, ông muốn trở thành giáo sĩ cho người Trung hoa. Vì thế, ông đến với Hội Thánh Báp-tíit Trung Hoa. Điều này cũng là một phần của sự kéo của Đức Chúa Trời.

Mùa thu năm 1961, vị Mục sư chúng ta ghi danh học tại trường Cao Đẳng Biola. Tiến sĩ Charles J. Woodbridge giảng Lời Chúa khoảng một tuần lễ tại nhà nguyện. Tiến sĩ Woodbridge sinh tại Trung Quốc. Ông rời khỏi trường Thần Học Fuller chỉ vì trường phái tự do chủ nghĩa đã xâm nhập vào trường. Vì thế, với hai lý do đó, Tiến sĩ Hymers đã có ấn tượng tốt với vị diễn giả này và đã lắng nghe ông giảng cách nghiêm túc. Ai đã sắp xếp chuyện này? Đó là Đức Chúa Trời! Trong những buổi cầu nguyện tại nhà nguyện, Tiến sĩ Hymers ca ngợi Chúa bài thánh ca của Charles Wesley, “Tình Yêu Lạ Lùng! Làm sao Chúa, là Đức Chúa Trời, lại có thể chết vì tôi?” Ông nhận biết được Chúa Jê-sus yêu thương ông và chết thế cho ông. Ngay khi Tiến sĩ Woodbrige đang giảng, khoảng 10:30 sáng ngày 28 tháng Chín năm 1961, Tiến sĩ Hymers đã tin nhận Chúa Cứu Thế Jê-sus và đã được hoán cải!

Như thế, ông bắt đầu cuộc đời Cơ Đốc Nhân. Không dễ dàng tí nào. Ông phải học đại học. Điều này đã là điều khó với ông. Người thân của ông không ai đi học đại học hết. Ông không nhận được sự khuyến khích nâng đỡ nào và cũng không có tiền đi học. Ông cảm thấy bất lực. Nhưng ông cần phải đi học đại học để trở thành giáo sĩ, và vì thế ông đã đến trường. Đức Chúa Trời đã ban cho đời sống ông câu Kinh Thánh, “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phi-líp 4:13). Trong sức của Đấng Christ, ông đã làm được điều mà ông cảm thấy mình không thể làm được! Ông đi làm trọn thời gian ban ngày và đi học đại học ban đêm – năm này qua năm khác, lại vừa làm nhiều giờ tại hội thánh. Ông đã không ngã lòng, dù đường dài và khó khăn. Ông không chỉ đạt được bằng Cử Nhân, Thạc sĩ mà còn tới ba bằng Tiến sĩ. Trong Chúa Cứu Thế Jê-sus, ông có được sức mạnh. “Nếu ngươi ngã lòng trong ngày hoạn nạn, thì sức lực con nhỏ mọn thay” (Châm Ngôn 24:10). Nhưng trong Đấng Christ, sức lực ông mạnh thay!

Tiến sĩ Hymers muốn tôi nhắc đến một người. Đó là một phụ nữ trung niên, thư ký đánh máy nơi Tiến sĩ Hymers làm việc. Suốt nhiều năm dài học ban đêm, ông cảm thấy hết sức chán nản. Người phụ nữ này, tên bà là Gwen Devlin, đã trò chuyện với ông hàng đêm sau khi xong việc và khuyến khích ông. Ông thường hay cho tôi biết là nếu không có bà, chắc ông không thể hoàn thành việc học được.

Sau khi tôi giảng bài giảng này Tiến sĩ Hymers yêu cầu tôi cho quý vị biết về bốn người khác mà đã từng giúp đở ông. Murphy và Lorna Lum là một trẻ ở tại hội thánh người Trung Hoa. Khi Tiến sĩ Hymers mới tới đó thì họ chăm sóc cho ông và đối xử ông như là một người em trai nhỏ của họ. Họ đem ông về nhà của họ. Họ dắt ông đi ăn sau buổi nhóm chiều mỗi tối Chúa Nhật và là những người bạn thật sự đối với ông. Người thứ ba mà Tiến sĩ Hymers muốn tôi nhắc đến là Ông Eugene Wilkerson. Ông ta là một người Mỹ Trắng lớn tuổi tại hội thánh người Trung Hoa. Ông là thư ký tại nhà thờ Trung Hoa và làm nhiều nhiệm vụ khác ở đó. Ông ta trở thành người bạn lâu đời của Tiến sĩ Hymers. Mục sư của chúng ta dành thì giờ cho ông rất nhiều và Tiến sĩ Hymers đưa ông về nhà trể mỗi tối Thứ Bảy sau khi ông làm tờ chương trình cho hội thánh. Khi ông qua đời gia đình yêu cầu Tiến sĩ Hymers làm lễ tang cho ông ta tại Hội Thánh Báp-tít Trung Hoa Đầu Tiên. Một người bạn khác mà đã giúp đỡ Tiến sĩ Hymers là Jackson Lau, người Trung Hoa trẻ đã trở thành bạn thân nhất của ông.

Trong hội thánh người Trung hoa, Tiến sĩ Hymers làm việc dưới quyền vị Mục sư của ông, Tiến sĩ Ti-mô-thê Lin (1911-2009). Tiến sĩ Lin là một nhà học giả Kinh Thánh lỗi lạc. Ông là một người thánh thiện tin rằng Cơ Đốc Giáo không phải hình thức bên ngoài, nhưng là một thực tại sống động. Đức Chúa Trời đặt để vị Mục sư chúng ta dưới quyền Tiến sĩ Lin để được huấn luyện trở thành người mạnh mẽ của Đức Chúa Trời.

Những năm tháng đó thật không dễ dàng. Tiến sĩ Hymers là người da trắng duy nhất trong Hội thánh. Công việc khá nặng, giảng dạy mỗi tối thứ Sáu, tối thứ Bảy và nguyên ngày Chúa Nhật. Kỷ luật khá chặt chẽ. Nhưng tất cả đều cho điều tốt. Kinh Thánh chép, “Thật tốt cho người mang ách lúc trẻ thơ” (Ca Thương 3:27). Đức Chúa Trời sử dụng điều này để tạo ông nên một người vĩ đại cho Đức Chúa Trời. Đây mới thật là chủng viện của ông. Đức Chúa Trời sử dụng thời gian này để chỉ cho ông thấy Mục vụ Cơ Đốc thật sự là gì. Những năm tháng đó thật khó khăn. Sự khó khăn của con đường thể hiện sự mạnh mẽ của tính cách Mục sư chúng ta. Tiến sĩ Hymers đã không ngã lòng. Con đường dù có khó khăn – nhưng sự mạnh mẽ lại vượt hơn!

Hội thánh người Trung hoa thuộc Hội Thánh Báp-tít Nam Phương. Vì thế Tiến sĩ Hymers đã theo học tại Viện Thần Học Báp-tít Nam Phương. Nhưng nó lại là chủng viện theo chủ nghĩa tự do, nơi mà các giáo sư đả kích Kinh Thánh. Đức Chúa Trời dạy vị Mục sư chúng ta lên tiếng bênh vực cho Kinh Thánh, ngay cả khi ấy ông đứng lẻ loi một mình. Đức Chúa Trời đã thêm sức cho ông và an ủi ông khi cảm thấy cô đơn và buồn rầu. “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng Christ ban thêm sức cho tôi” (Phi-líp 4:13).

Trong cương vị là Mục sư, Tiến sĩ Hymers luôn trung tín và quả quyết. Nhiều vị Mục sư ngày nay đi con đường dễ dàng. Họ không nói và không làm điều gì hết. Họ giống như các thầy dạy đạo ở Do Thái mà tiên tri Giê-rê-mi mô tả,

“Vì trong vòng họ, từ kẻ rất nhỏ cho đến người rất lớn…họ rịt vết thương cho dân ta cách sơ sài mà rằng: Bình an! Bình an! mà không bình an chi hết” (Giê-rê-mi 6:13,14).

Nhưng Tiến sĩ Hymers đã tỏ bày lẽ thật ngay cả khi đó là điều không dễ nói. Ông đứng lên chống lại tự do chủ nghĩa trong các Viện Thần Học Báp-tít Nam Phương. Ông viết sách, và liên tục gởi tài liệu đến các hội thánh vạch trần điều đó hết lần này tới lần khác. Ngày nay các viện thần học đó trở lại truyền thống.

Ông chống lại trào lưu Phúc Âm sai lạc – ý tưởng cho rằng mình có thể là Cơ Đốc Nhân và vẫn sống một đời sống tội lỗi. Nhiều tân truyền đạo ngày nay đã không đến nhà thờ trong ngày Chúa Nhật, khiêu vũ, hút cần sa, và quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Tiến sĩ Hymers từng nói – và hiện đang lên tiếng – rằng những người sống như vậy không phải là Cơ Đốc Nhân tí nào cả!

Mục sư của chúng ta đã chống lại sự phá thai. Đó không phải là điều dễ dàng. Tiến sĩ Hymers đã ngồi trước các phòng khám phá thai trong khi cảnh sát đứng bên kia đường, liều mình bị đánh đập và tù đày. Nhưng hội thánh chúng ta đã đóng cửa hai phòng khám phá thai. Hoạn nạn nhiều, nhưng Tiến sĩ Hymers đã không ngã lòng. Quả là một người của Đức Chúa Trời!

Hãng phim Hollywood sản xuất một cuốn phim nhạo báng mang tựa đề “Sự Cám Dỗ Cuối Cùng Của Đấng Christ ‘The Last Temptation of Christ’.” Đúng là có nhiều người khác không tán đồng với cuốn phim. Nhưng chỉ có Tiến sĩ Hymers là tranh đấu nhiệt thành chống lại nó! Ông là người mà các binh lính gọi là “lính tiên phong,” luôn đi trước những người khác và dễ bị đạn quân thù bắn trúng. Hoạn nạn có nhiều, nhưng Tiến sĩ Hymers đã không ngã lòng. Tháng 8 năm 1988, trong tạp chí Cơ Đốc Giáo Ngày Nay ‘Christianity Today’, Tiến sĩ Bob Jones, Jr., hiệu trưởng trường Đại Học Bob Jones, đã nói, “Đối với tôi, dường như chỉ có cuộc biểu tình của Hymers gây được tác dụng thôi!” Hãng phim Hollywood đã không còn làm những cuốn phim như vậy nữa! Sự khó khăn và đau khổ trong con đường ông đi cho thấy Tiến sĩ Hymers là người như thế nào. Tổng Thống Theodore Roosevelt từng nói,

Không phải nhà phê bình, cũng không phải người chỉ ra lý do một người khỏe mạnh bị té, hoặc nơi nào việc làm tốt có thể giúp họ được tốt hơn là đáng kể. Công trạng phải thuộc về người thật sự ở trong chiến trận, khuôn mặt bị biến dạng vì đất cát, mồ hôi và máu, người chiến đấu dũng cảm…người chiến đấu vì mục đích cao trọng, người được nhắc đến nhiều nhất lúc cuối cùng trong sự khải hoàn của thành tựu đạt được, và là người, lúc tệ nhất, nếu anh ta thất bại, ít nhất thất bại trong khi dám làm, để rồi cái vị trí của anh ta sẽ không bao giờ ở trong tay của những linh hồn lạnh lùng, nhút nhát không bao giờ biết đến chiến thắng hay thất bại.

Tiến sĩ Hymers là người trong đấu trường, tranh đấu qua mồ hôi và máu – cho Đấng Cứu Thế của ông!

Tiến sĩ Hymers trung tín hầu việc trong cương vị Mục sư. Ông đã thành lập được hai hội thánh. Một trong hai là hội thánh Chúa chúng ta ở đây. Nhưng mỗi nơi đều có sự đối nghịch và nguy nan, trải qua suốt gần bốn mươi năm tranh đấu và thất bại. Như Sứ-đồ Phao-lô từng nói, “Có một cái cửa lớn mở toang cho công việc tôi, lại có nhiều kẻ đối nghịch” (I Cô-rinh-tô 16:9). Đó là bốn mươi năm của khó khăn, với thật nhiều người chống nghịch lại ông. Như Sứ-đồ Phao-lô nói, “Lại có nhiều lần tôi đi đường, nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trên các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với anh em giả dối” (II Cô-rinh-tô 11:26). Tiến sĩ Hymers mang lấy gánh nặng Sứ-đồ Phao-lô đã từng mang, “lo lắng cho hết thảy các hội thánh” (II Cô-rinh-tô 11:28). Thế nhưng Tiến sĩ Hymers đã không bỏ cuộc. Ông cảm thấy không thỏa mãn, thậm chí chán nản. Nhưng ông không bao giờ bỏ cuộc. Sức mạnh cá tính ông thật mạnh mẽ!

Vâng, có những khung cửa ân điển. Đức Chúa Trời ban cho Tiến sĩ Hymers một người vợ tuyệt vời và hai cậu con trai – và một cháu nội gái. Hơn hết thảy, họ đều đã tin nhận Chúa. Có rất ít Mục sư ngày hôm nay đem được người thế gian đến sự hoán cải. Thay vào đó, họ chuyển đổi tín hữu giữa các hội thánh với nhau. Lời chúc mừng đến với Tiến sĩ Hymers khi ông chinh phục linh hồn tội nhân từ trong môi trường không phải Cơ Đốc cho Đấng Christ. Xin bày tỏ lòng tôn kính ông!

Tuy nhiên, đây là những năm tháng tranh đấu, bội phản và thất bại. Đó là hai bước tiến, một bước lùi – và thường thì hai bước tiến, ba bước lùi. Tiến sĩ Hymers từng bị đối xử tệ bạc và thỉnh thoảng ông lại cảm nhận được điều đó. Nhưng ông vẫn trung tín. Ông không ngã lòng!

Một nghịch cảnh nặng nề đã xảy ra. Một vị “cựu lãnh đạo” của hội thánh chúng ta rời khỏi hội thánh nhà và mang theo 400 tín hữu. Hội thánh chúng ta xuýt nữa thì bị mất ngôi thánh đường này. Chúng ta gần bị khánh kiệt. Một vị Mục sư nổi tiếng đề nghị giúp Tiến sĩ Hymers đến một hội thánh gần San Jose. Ông nói, “Đây là cơ hội cuối cùng để ông ra khỏi đây.” Nhiều Mục sư khác chắc có lẽ sẽ đi khỏi. Nhưng với tình cảnh tín hữu hội thánh bỏ đi và hội thánh trong tình trạng tài chính túng quẫn – Tiến sĩ Hymers đã ở lại! Vì ông và “Ba Mươi Chín” người trung tín đã dâng hiến thời gian và tiền bạc mình có, chúng ta còn có hội thánh tại đây cho quý vị!

Khi ấy, tôi biết sự thử thách của một người chính là điều ông ta làm trong hoàn cảnh khó khăn. Trong hai mươi năm mọi thứ điều xem tệ hại. Sự khó khăn mà Mục sư chúng ta đối diện đã thể hiện được sự mạnh mẽ của một tính cách. Lớn thay là nghịch cảnh. Quả thật là một sự mạnh mẽ!

Giờ đây đã không còn sự chia rẽ trong Hội thánh nữa. Thế nhưng vẫn có loại nghịch cảnh khác. Vài năm trước đây Tiến sĩ Hymers cho tôi biết là vẫn còn nhiều thử thách cho ông. Ông đã quá 70 tuổi rồi. Tôi cũng đã hơn tuổi 60. Nhưng tôi đã không hiểu. Tôi hỏi ông, “Chuyện gì vậy? Mục sư chắc không chối Chúa Jê-sus trên giường bệnh chứ!” Vâng, đã có những thử thách, và trong Đấng Christ, vị Mục sư chúng ta đã vượt qua thử thách tuổi tác với danh dự và đắc thắng.

Vào độ tuổi 75, với bệnh ung thư và sự yếu mệt vì tiến trình điều trị y khoa, hầu hết các ông đều về hưu. Nhưng vị Mục sư chúng ta vẫn tiếp tục vì hội thánh và vì Đức Chúa Trời! Tôi đã từng chứng kiến ông kéo lê thân mình lên bục giảng và rao giảng Lời Chúa, dù đi đứng khó nhọc, với bụng đau quặn thắt và thiếu ngủ từ đêm trước. Và ông đã giảng như thế nào? Giống như một con sư tử vậy! Bài giảng mệt nhọc nhất của ông lại hay hơn bài giảng quý vị sẽ nghe ở đâu đó bên ngoài mà tôi biết. Đó là lý do tại sao hơn 140,000 người đọc bài giảng của ông và xem chúng trên video trong hơn 217 quốc gia tháng vừa qua. Đó là lý do nhiều vị Mục sư trên khắp thế giới đã sử dụng bài giảng của ông cho Hội thánh của họ. Ông là bằng chứng của câu Kinh Thánh gốc, “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phi-líp 4:13).

Tôi cầu xin cho ông chiến thắng bệnh ung thư và có thêm nhiều năm cho công việc Chúa. Nhưng Tiến sĩ Hymers sẽ không sống mãi mãi. Kinh Thánh chép, “Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan” (Thi Thiên 90:12). Hầu hết người ta không nghĩ đến sự ngắn ngủi của đời sống. Hầu hết các vị Mục sư cũng vậy. Họ không vạch kế hoạch cho điều sẽ xảy ra khi họ ra đi. Vì thế hội thánh họ bị tan rã, hoặc là yếu đi dần dần và chết. Cám tạ Chúa, Mục sư chúng ta lo lắng hội thánh Chúa! Không phải là từ sự yếu mệt hoặc thương hại mà ông nói về cái chết trong tương lai của ông và khuyến khích quý vị những người trẻ tuổi – đây là hành động của sự dũng cảm và trung tín! Khi ông khuyến khích thanh niên Cơ Đốc nên dấn thân sâu vào trong sự hầu việc Chúa – đây là hành động của trách nhiệm và bổn phận, của sự tôn trọng và tình yêu thương!

Ngày hôm nay Mục sư chúng ta đang đối diện với tuổi tác, bệnh tật, và sự ngắn ngủi của đời sống. Sự đo lường một con người được thể hiện qua nghịch cảnh, khi mọi điều chống lại ông ta. Trong con người Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr., chúng ta thấy một con người vĩ đại thật sự!

Làm thế nào ông có thể làm được những điều kể trên? Làm thế nào ông có thể vượt qua được? Trong Đấng Christ! Mục sư chúng ta sẽ vui sướng nói rằng ông có thể “làm được mọi sự [chỉ] nhờ Đấng Christ ban thêm sức cho [ông].” Sức mạnh ông đến từ đâu? Từ Đấng Christ, Đấng Christ, và là Đấng Christ!

Sứ-đồ Phao-lô nói, “Hãy bắt chước tôi, cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng Christ vậy” (I Cô-rinh-tô 11:1). Tôi nói với quý vị hãy bắt chước vị Mục sư chúng ta, cũng như ông đã bắt chước Đấng Christ. Tin cậy Đấng Christ. Hầu việc Ngài càng nhiều càng tốt. Tôi nói với quý vị, Đấng Christ, Đấng Christ, và một lần nữa, Đấng Christ!

Tối hôm nay chúng ta mừng sinh nhật Mục sư chúng ta 75 tuổi. Chúng ta đã tặng quà yêu thương cho ông. Nhưng có một điều quan trọng hơn mà quý vị có thể tặng. Hãy tặng ông một hội thánh vững mạnh! Tôi suy nghĩ đến điều hội thánh chúng ta thể có, hiện có thể được, và bởi ân điển của Đức Chúa Trời, điều sẽ có được! Hãy tặng cho ông một hội thánh đầy những người trẻ! Hãy cầu nguyện và làm chứng và bày tỏ tình yêu thương cho mọi người cho đến khi nào chúng ta có được một Hội thánh mà Đức Chúa Trời muốn! Hãy cho ông một hội thánh vững mạnh!

Giờ đây, tôi xin hỏi quý vị, quý vị có Đấng Christ của Mục sư chúng ta chưa? Quý vị có Chúa Cứu Thế của ông chưa? Quý vị đã tin nhận Chúa Jê-sus chưa? Quý vị sẽ không có điều gì khác ngoài tội lỗi nếu không có Đấng Christ. Nếu quý vị tin Ngài, quý vị sẽ được tha tội qua dòng Huyết của Ngài. Nếu quý vị tin Ngài, quý vị sẽ được tái sinh cho sự sống đời đời. Tôi cầu nguyện cho quý vị hầu cho quý vị sẽ tin nhận Chúa Jê-sus sớm. A-men.


Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Able Prudhomme: Sách Thi Thiên yêu thích của Tiến sĩ Hymers, Thi Thiên 27:1-14.
Hát Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chúa Đã Đến ‘The Master Hath Come’” (bởi Sarah Doudney, 1841-1926).