Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ THỐNG KHỔ CỦA ĐẤNG CHRIST

THE SUFFERINGS OF CHRIST
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng tại Hội thánh Báp-tít Tabernacle ở Los Angeles,
Chiều Chúa Nhật, ngày 31 tháng Giêng, 2016
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles,
Lord’s Day Evening, January 31, 2016

“Về sự cứu rỗi đó, các đấng tiên tri đã tìm tòi, suy xét, và đã nói tiên tri về ân điển định sẵn cho anh em: nghĩa là tìm cho biết thời kỳ nào và thời kỳ cách nào mà Thánh Linh Đấng Christ ở trong lòng mình đã chỉ cho, là khi làm chứng trước về sự đau đớn của Đấng Christ và về sự vinh hiển sẽ theo sau” (I Phi-e-rơ 1:10-11).


Các tiên tri thời Cựu Ước đã viết về Thánh Linh Đấng Christ. Kinh Thánh nhiều lần tuyên bố rằng sách Cựu Ước được viết, từng chữ từng chữ một, đến từ Đức Chúa Trời. Các tiên tri viết về điều mà chính họ cũng không hiểu. Họ miệt mài tìm kiếm ý nghĩa. Sách Ê-sai 53 và Thi-Thiên 52 nói tiên tri về “sự đau đớn của Đấng Christ” (I Phi-e-rơ 1:11).

Bây giờ, tôi muốn bạn nhìn kỹ lại bốn từ gần cuối của câu mười một, “Sự đau đớn của Đấng Christ,” “ta eis christon pathemata,” chữ “pathemata” của Đấng Christ. Trong tiếng Hy-lạp, từ đó có nghĩa “đau đớn” hay “thống khổ.” Nó ở dạng số nhiều – nhiều hơn một nỗi đau, nhiều hơn một nỗi thống khổ. “Sự đau đớn của Đấng Christ.”

Sứ đồ Phi-e-rơ đang nói về những sự đau đớn Đấng Christ phải chịu lúc cuối đời Ngài trên đất. Đấng Christ đã phải trải qua nhiều sự đau đớn để cứu chúng ta khỏi tội.

I. Trước hết, sự đau đớn của Ngài tại vườn Ghết-sê-ma-nê.

Sự thống khổ của Ngài đã bắt đầu vào đêm trước khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Khi bữa Tiệc Cuối Cùng chấm dứt, trời đã nửa đêm. Chúa Jê-sus đem các Môn đồ ra khỏi nhà. Trong đêm tối, họ cùng đi. Họ băng ngang qua khe suối Kedron, leo lên triền Núi Ô-li-ve, và bước vào trong đêm tĩnh mịch âm u của Vườn Ghết-sê-ma-nê. Chúa Jê-sus bảo tám vị Môn đồ, “Hãy ngồi đây đợi ta đi cầu nguyện đằng kia” (Ma-thi-ơ 26:36). Ngài đem theo Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng đi vào sâu hơn trong Vườn. Thế rồi, Đấng Christ rời ba người và tiếp tục tiến vào sâu hơn, dưới gốc cây ô-liu, nơi đó Ngài cầu nguyện một mình với Đức Chúa Trời.

Lúc này, “sự đau đớn của Đấng Christ” bắt đầu (I Phi-e-rơ 1:11). Hãy ghi khắc, chưa có một bàn tay con người nào đụng đến thân thể Ngài. Hãy ghi khắc, sự đau đớn của Ngài bắt đầu khi Ngài ở một mình trong bóng tối, dưới gốc cây ô-liu của Vườn Ghết-sê-ma-nê. Nơi đó, trong Vườn, toàn bộ gánh nặng tội lỗi của nhân loại đã chất trên Ngài, mà Ngài phải mang lấy trong “chính thân thể Ngài”, đến Thập Tự Giá vào buổi sáng (I Phi-e-rơ 2:24). Chúa Jê-sus phán,

“Linh hồn ta buồn bực cho đến chết…Cha ơi! Nếu có thể được, xin cho chén này lìa khỏi Con!” (Ma-thi-ơ 26:38, 39).

Cách giải thích hiện thời của lời cầu nguyện này là Chúa Jê-sus cầu xin để không bị lên thập tự. Nhưng tôi không tìm thấy lời Kinh Thánh nào xác nhận quan điểm đó. Tôi cho rằng Tiến sĩ John R. Rice và Tiến sĩ J. Oliver Buswell đã đưa ra lời giải thích chính xác. Cả hai, Tiến sĩ Rice, nhà truyền giáo, Tiến sĩ Buswell, nhà thần học đã giải thích về lời cầu nguyện của Đấng Christ, “xin cho chén này lìa khỏi con,” nghĩa là “chén” của sự chết – lìa khỏi gánh nặng tội lỗi – trong Vườn Ghết-sê-ma-nê!

Chúa Jê-sus nhận thấy mình trong trạng thái sốc. Ngài sắp sửa chết nơi đó, tại Vườn Ghết-sê-ma-nê. Tiến sĩ Buswell cho rằng Chúa Jê-sus cầu nguyện “được giải thoát khỏi sự chết trong Vườn, để hoàn thành mục đích của Ngài trên thập tự giá” (J. Oliver Buswell, Ph.D., Hệ Thống Thần Học của Cơ Đốc Giáo ‘A Systemic Theology of the Christian Religion’, Nhà Xuất Bản Zondervan, năm 1971, phần III, tr. 62). Tiến sĩ Rice hầu như cũng nói như vậy, “Chúa Jê-sus cầu nguyện cho chén của sự chết thoát khỏi Ngài trong đêm ấy để Ngài có thể tiếp tục sống và chết trên thập tự giá ngày hôm sau” (John R. Rice, D.D., Litt.D., Phúc Âm Theo Ma-thi-ơ ‘The Gospel According to Matthew’, Nhà Xuất Bản Sword of the Lord, năm 1980, tr. 441). “Nếu không có sức mạnh siêu nhiên trong thân thể của Ngài, Đấng Christ chắc hẳn đã chết trong Vườn Ghết-sê-ma-nê tối hôm đó” (Rice, như đã trích, tr. 442). Gánh nặng tội lỗi của bạn có lẽ đã giết chết Ngài trong vườn Ghết-sê-ma-nê.

“Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).

Chúa Jê-sus đã nếm trải sự kinh sợ hãi hùng khi tội lỗi chúng ta đặt trên thân thể Ngài đêm hôm ấy. Sự đau đớn quá sức chịu đựng khiến cho “những giọt” mồ hôi như máu tuôn chảy ra từ trong da thịt Ngài. Tiên tri Ê-sai nói,

“Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng” (Ê-sai 53:4).

“Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lội của hết thảy chúng ta chất trên người” (Ê-sai 53:6).

Thật chúng ta đọc lướt câu Kinh Thánh Giăng 3:16 làm sao đâu,

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài…” (Giăng 3:16)

để bỏ qua nỗi đau đớn, thống khổ, và kinh hãi tại Vườn Ghết-sê-ma-nê! Chúng ta thật suy nghĩ quá ít về nỗi đau đớn khủng khiếp của Chúa Jê-sus đã chịu vì tội lỗi chúng ta trong đêm đó! Joseph Hart nói,

Hãy nhìn xem sự thống khổ của Con Đức Chúa Trời,
   Phập phồng, rên xiết, máu tuôn trào!
Tình yêu thiên thượng sâu đậm không bến bờ!
   Chúa Jê-sus, tình yêu Ngài thật lớn thay!
(“Sự Thống Khổ của Ngài Không Được Biết Đến ‘Thine Unknown Sufferings’” bởi Joseph Hart, 1712-1768);
nhạc của “Đã Khuya, và Trên Trán của Ô-li-ve ‘Tis Midnight, and on Olive’s Brow’”).

“Sự đau đớn của Đấng Christ” (I Phi-e-rơ 1:11).

Tôi thường tâm niệm rằng sự đau đớn đầu tiên là lớn nhất, ngay tại Vườn Ghết-sê-ma-nê. Không có bàn tay con người nào sờ chạm đến Ngài. Nhưng ngay khi tội lỗi bạn đặt trên thân thể Ngài bởi Đức Chúa Trời, tâm trí Ngài gần như bị ngã quỵ – dòng Huyết tuôn ra từ trong làn da Ngài! William Williams nói,

Gánh nặng tội lỗi nhân loại,
   Đè nặng trên thân thể Đấng Cứu Thế;
Với sự buồn bực, che phủ Ngài
   Vì tội nhân dày đặt,
Vì tội nhân dày đặt.
   (“Tình Yêu Trong Đau Thương ‘Love in Agony’” bởi
      William Williams, 1759; theo điệu nhạc “Sự Ngọt Ngào
      Hùng Vĩ Lên Ngôi ‘Majestic Sweetness Sits Enthroned’”).

“Sự đau đớn của Đấng Christ” (I Phi-e-rơ 1:11).

Trước nhất, sự đau đớn của Ngài trong Vườn Ghết-sê-ma-nê.

II. Thứ Hai, Sự đau đớn bị sỉ nhục của Ngài.

“Sự đau đớn của Đấng Christ” chỉ mới bắt đầu. Còn nhiều điều nữa đang đến. Lính gác đến Vườn Ghết-sê-ma-nê với ngọn đuốc trên tay. Chúng bắt Ngài mà không có lý do chính đáng. Chúng giải Ngài đến thầy tế lễ thượng phẩm.

“Họ bèn nhổ trên mặt Ngài, đấm Ngài, lại có kẻ vả Ngài, mà nói rằng: Hỡi Đấng Christ, hãy nói tiên tri đi; cho chúng ta biết ai đánh ngươi” (Ma-thi-ơ 26:67-68).

“Có kẻ nhổ trên Ngài, đậy mặt Ngài lại, đấm Ngài, và nói với Ngài rằng: hãy nói tiên tri đi! Các lính canh lấy gậy đánh Ngài" (Mác 14:65).

Joseph Hart nói,

Nhìn xem Chúa Jê-sus nhẫn nhịn như thế nào!
   Bị hạ nhục trong nơi đáng sợ!
Tội nhân vượt giới hạn trong tay Đấng Toàn Năng,
   Phỉ nhổ vào mặt Đấng Tạo hóa,
(“Sự Thương Khó của Ngài ‘His Passion’” bởi Joseph Hart, 1712-1768;
theo điệu nhạc “Đã Khuya, và trên Trán của Ô-li-ve ‘Tis Midnight, and on Olive’s Brow’”).

“Lính điệu Đức Chúa Jê-sus vào sân trong, tức là trong chỗ trường án; và nhóm cả cơ binh lại đó. Họ choàng cho Ngài một cái áo điều, và đội lên đầu Ngài một các mão bằng gai họ đã đương, rồi chào Ngài rằng: Kính lạy Vua dân Giui-đa! Lại lấy cây sậy đánh đầu Ngài, nhổ trên Ngài, và quỳ xuống trước mặt Ngài mà lạy.” (Mác 15:16-19).

Qua tiên tri Ê-sai, Chúa Jê-sus phán,

“Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta, và đưa má cho kẻ nhổ râu ta; ai mắng hoặc nhổ trên ta, ta chẳng hề che mặt” (Ê-sai 50:6).

Tiên tri Mi-chê viết,

“Người ta lấy roi đánh trên má quan xét của Y-sơ-ra-ên” (Mi-chê 5:1).

“Lính của quan tổng đốc bèn đem Chúa Jê-sus vào công đường, và nhóm cả cơ binh vây lấy Ngài. Họ cởi áo Ngài ra, lấy áo điều mà khoác cho Ngài. Đoạn họ đương một cái mão gai mà đội trên đầu, và để một cây sậy trong tay hữu Ngài; rồi quỳ xuống trước mặt Ngài mà nhạo bang rằng: Lạy Vua của dân Giu-đa! Họ nhổ trên Ngài và lấy cây sậy đánh đầu Ngài” (Ma-thi-ơ 27:27-30).

Không có vương miện bạc hay vàng cho Ngài,
   Không có vương miện cho Ngài để mang;
Nhưng máu trang điểm trán Ngài, làm tan vết nhơ Ngài chịu,
   Và tội nhân đem vương miện cho Ngài đội,
Thập giá cũ xưa trở thành vương miện,
   Vương quốc Ngài ở trong lòng,
Tình yêu Ngài viết nên màu đỏ thắm,
   Mão gai Ngài đội trên đầu,
(“Vương Miện Gai ‘A Crown of Thorns’” bởi Ira F. Stanphill, 1914-1993).

“Bấy giờ, Phi-lát bắt Đức Chúa Jê-sus và sai đánh đòn Ngài” (Giăng 19:1).

Qua tiên tri Ê-sai, Chúa Jê-sus phán,

“Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta” (Ê-sai 50:6).

Chúng đánh lưng Ngài rách nát. Nhìn thật kinh khủng. Nhiều người đã chết vì cách đánh đập như vậy. Bạn có thể thấy xương sườn Ngài. Chúng xé rách lưng Ngài đến tận xương.

Thân thể Ngài đầy máu và thương tích vì gai nhọn,
   Máu tuôn từ khắp các chi thể;
Lưng Ngài hằn lên những vết roi,
   Nhưng làn roi xé nát tim Ngài.
(‘Sự Thương Khó ‘His Passion’” bởi Joseph Hart, 1712-1768;
theo điệu nhạc “Đã Khuya, và trên Trán của Ô-li-ve ‘Tis Midnight, and on Olive’s Brow’”).

“Sự đau đớn của Đấng Christ” (I Phi-e-rơ 1:11).

Trước hết, sự thương khó của Ngài tại Vườn Ghết-sê-ma-nê. Thứ hai, sự đau đớn bị sỉ nhục của Ngài.

III. Thứ Ba, sự thương khó của Ngài trên Thập Tự Giá.

Sau khi những giọt mồ hôi rơi xuống như giọt Máu trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, Chúa Jê-sus bị đánh vào mặt. Rồi Ngài bị roi da đánh vào người cho đến khi sớ thịt sau lưng Ngài bị xé rách đến tận xương. Tiếp đó là mão gai nhọn nhấn xuống đầu Ngài cách tàn nhẫn, khiến dòng Máu tuôn ra chảy vào trong mắt Ngài.

Ngài đã gần như chết khi họ dẫn Ngài đến xử hình trên thập tư,

“Đức Chúa Jê-sus vác thập tự giá mình đi đến ngoài thành, tại nơi gọi là cái Sọ...Ấy đó là chỗ họ đóng đinh Ngài” (Giăng 19:17-18).

Chúng đóng cọc đinh vào tay và chân Ngài, xuyên qua gỗ của cây thập tự. Chúng dựng đứng cây Thập Tự và Chúa Jê-sus bị treo lên trong đau đớn và thống khổ. Joseph Hart nói,

Đinh đóng trần trụi vào cây gỗ đáng ghét,
   Phơi bày ra trước đất trời,
Cảnh của vết thương và dòng huyết,
   Một hiển hiện buồn của tình yêu bị thương tổn.

Hãy nghe! Sự hãi hùng của Ngài thốt lên lời kinh hãi
   Chấn động thiên thần, khi họ thấy;
Bạn Ngài bỏ rơi Ngài trong đêm ấy,
   Giờ đây Đức Chúa Trời cũng từ bỏ Ngài luôn!
(“Sự Thương Khó của Ngài” bởi Joseph Hart, 1712-1768;
theo điệu nhạc “Đã Khuya, và trên Trán của Ô-li-ve ‘Tis Midnight, and on Olive’s Brow’”).

“Đức Chúa Jê-sus kêu tiếng lớn lên rằng: Ê-li, Ê-li, lam-ma-sa-bách ta-ni? Nghĩa là: Đức Chúa Trời tôi ơ! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:46).

Tâm trí chúng ta không thể hiểu được điều này. Luther nói nó không thể được giải thích bằng ngôn từ nhân loại. Trên một phương diện, chúng ta không thể hiểu hết trọn vẹn, Đức Chúa Cha quay mặt đi với Con Trai mình – và Chúa Jê-sus chết trên cây thập tự một mình để đền trả tội lỗi của chúng ta!

“Vả, Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng Công bình thay cho kẻ không công bình…” (I Phi-e-rơ 3:18).

“Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, bởi sự sửa phạt Ngài chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người, chúng ta được lành bịnh” (Ê-sai 53:5).

Đây chính là tín lý chuộc tội thay đầy vinh hiển – Đấng Christ chết trên cây Thập Tự để đền tội cho tội lỗi chúng ta. Ngài đã chết thế cho bạn, để đền trả hình phạt tội lỗi của bạn! Kinh Thánh chép,

“Đấng Christ đã chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh” (I Cô-rinh-tô 15:3).

“Đấng Khổ Nạn,” thật danh Ngài
   Vì Con Đức Chúa Trời đã đến
Cho tội nhân hư hoại được khai phóng!
   Ngợi ca Ngài! Thật Ngài Đấng Cứu Chuộc!

Mang lấy điều ô nhục và nhạo báng man rợ,
   Trong đời tôi, Ngài chịu sự buộc tội;
Niêm phong sự tha thứ tôi bằng chính dòng huyết Ngài;
   Ngợi ca Ngài! Thật Ngài Đấng Cứu Chuộc!

Treo trên thập tự Ngài chết,
   “Mọi sự đã hoàn tất,” là lời Ngài khóc;
Giờ trên thiên đàng Ngài được tôn vinh;
   Ngợi ca Ngài! Thật Ngài Đấng Cứu Chuộc!
(“Ngợi ca Ngài, Thật Ngài Đấng Cứu Chuộc ‘Hallelujah, What a Savior’
      bởi Philip P. Bliss, 1838-1876).

Bạn có muốn được cứu khỏi tội lỗi và hình phạt của mình không? Nếu thế, bạn cần phải tìm đến Chúa Jê-sus với lòng tin chân thành đơn giản. Hãy đến với Ngài, Đấng hiện đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời trên Thiên Đàng. Tôi nài xin bạn, với tất cả tấm lòng và linh hồn mình. Hãy đến với Chúa Jê-sus ngay hôm nay! An nghỉ trong Ngài. Tin cậy Ngài. Ngài sẽ tẩy sạch mọi tội lỗi của bạn. Ngài sẽ cho bạn một tiểu sử trong sạch. Ngài sẽ cứu linh hồn bạn hiện tại, và đời đời – một thế giới vĩnh hằng. Là bạn! Phải! Chính bạn! Bạn có thể được cứu khỏi tội lỗi và hình phạt nó bằng chính “sự thương khó của Đấng Christ” (I Phi-e-rơ 1:11). Hãy đến với Chúa Jê-sus. Ngài sẽ tẩy sạch tội lỗi và cứu linh hồn bạn. A-men.


Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng do Ông Abel Prudhomme: Ê-sai 53:1-6.
Hát Đơn Ca Trước Bài Giảng do Ông Benjamin Kincaid Griffith:
   “Vương Miện Gai ‘A Crown of Thorns’” (bởi Ira F. Stanphill, 1914-1993/
   “Tình Yêu trong Đau Thương ‘Love in Agony’” (bởi William Williams, 1759).


DÀN BÀI CỦA

SỰ THỐNG KHỔ CỦA ĐẤNG CHRIST

THE SUFFERINGS OF CHRIST

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Về sự cứu rỗi đó, các đấng tiên tri đã tìm tòi, suy xét, và đã nói tiên tri về ân điển định sẵn cho anh em: nghĩa là tìm cho biết thời kỳ nào và thời kỳ cách nào mà Thánh Linh Đấng Christ ở trong lòng mình đã chỉ cho, là khi làm chứng trước về sự đau đớn của Đấng Christ và về sự vinh hiển sẽ theo sau” (I Phi-e-rơ 1:10-11).

I.    Trước hết, sự đau đớn của Ngài tại Vườn Ghết-sê-ma-nê.
Ma-thi-ơ 26:36; I Phi-e-rơ 2:24; Ma-thi-ơ 26:38, 39; Lu-ca 22:44;
Ê-sai 53:4, 6; Giăng 3:16.

II.  Thứ nhì, sự đau đớn bị sỉ nhục của Ngài,
Ma-thi-ơ 26:67-68; Mác 14:65; Mác 15:16-19; Ê-sai 50:6;
Mi-chê 5:1; Ma-thi-ơ 27:27-30; Giăng 19:1.

III. Thứ ba, Sự thương khó của Ngài trên Thập tự giá,
Giăng 19:17-18; Ma-thi-ơ 27:46; I Phi-e-rơ 3:18; Ê-sai 53:5;
I Cô-rinh-tô 15:3.