Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




ĐỨC CHÚA TRỜI – ĐÃ LÌA BỎ ĐẤNG CHRIST!

THE GOD-FORSAKEN CHRIST!
(Vietnamese)

bời Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 24 tháng1 năm 2016
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, January 24, 2016

“Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?”
(Ma-thi-ơ 27:46).


Khi tôi giảng vào sáng Chúa Nhật tôi thường nhắm vào để nói với các bạn trẻ. Tôi làm như vậy là vì luôn luôn có nhiều bạn trẻ trong hội thánh chúng ta trong buổi sáng Chúa Nhật họ không bao giờ nghe giảng Phúc Âm một cách rỏ ràng cả. Chúng tôi đi vào những siêu thị (mall), những trường đại học, và những chổ khác là những nơi mà các bạn trẻ thường tụ tập, và chúng tôi đã mời các bạn đến. Và các bạn đã đến, tôi rất cám ơn vì các bạn đã làm điều đó. Cám ơn các bạn đã đến.

Nhưng còn một lý do khác nữa mà tôi giảng cho các bạn trẻ trong mỗi buổi sáng Chúa Nhật. Lý do thứ hai là vì các bạn trẻ ở dưới độ tuổi ba mươi sẽ kinh nghiệm sự cứu rổi hơn là những người ở độ tuổi lớn hơn. Trong các cuộc nghiên cứu và thăm dò ý kiến mà tôi đã đọc đã nói cho chúng ta biết về điều đó. Và kinh nghiệm cá nhân của tôi cũng thấy điều đó đúng. Nếu sự cứu rổi xảy ra cho một người nào đó, nó thường xảy ra ở giữa cái độ tuổi từ mười sáu đến hai mươi lăm. Tôi nhận thấy có ngoại lệ, nhưng không có nhiều.

Làm thế nào chúng ta có thể giải thích về điều nầy? Một trong những lời giải thích là các bạn trẻ đó chỉ mới bắt đầu nhận thức rằng cuộc sống khó khăn và vất vả. Bạn chỉ bắt đầu nhận thức rằng bạn là người phàm, rồi bạn sẽ chết. Và bạn chỉ mới bắt đầu thấy rằng thế giới là một cái gì khủng khiếp và thường là chổ đơn độc. Bạn chưa có học đến việc che đậy sự sợ hãi của bạn với hoạt động mê loạn, và những trò tiêu khiển khác nhau.

Người trẻ tuổi chỉ bắt đầu cuộc sống như một người lớn, và phần nhiều các bạn tự hỏi chính mình, “Làm sao tôi có thể sống trong một thế giới lạnh nhạt, không có tình thương và đơn độc như vầy?” Và vì vậy, tôi trở lại liên tục với đề tài của sự cô đơn. Ô, tôi hiểu rất rỏ rằng cái đề tài của sự cô đơn không có sức quyến rủ đến mọi bạn trẻ. Tôi biết phần nhiều trong các bạn đã học qua làm thế nào để dùng những mánh khóe khác nhau bằng những hoạt động mê loạn và trò tiêu khiển để tránh suy nghĩ về sự đơn độc. Và tôi biết rằng những người học hỏi những mánh khóe đó sẽ không chú ý đến những bài giảng của tôi. Nhưng tôi cũng biết rằng có một cậu trai ngồi yên lặng ở đâu đó, và một cô gái trầm tư ở đâu đây sẽ trở về nhà và nói rằng, “Hôm nay ông già đó nói về tôi đó. Tốt hơn hết là tôi nên trở lại và lắng nghe ông ấy giảng lần nữa.”

Và chính vì sự trầm tư ngẩm nghỉ của cô cậu trẻ đó mà tôi nói điều nầy sáng nay. Đề tài của tôi là sự đơn độc – lạnh nhạt, khó khăn, kinh khủng, cảnh cô đơn thương tâm. Nó chưa bao giờ được diển tả tốt hơn, và chưa bao giờ có sự cảm giác đầy đủ hơn là khi Chúa Giê-su Christ thét lên trên Thập Tự Giá,

“Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:46).

Hình dung Ngài trong tâm trí của bạn. Họ bắt Ngài trong khi Ngài đang cầu nguyện, đơn độc một mình trong Vườn Ghết-sê-ma-nê. Họ lột trần Ngài và đánh Ngài bán sống bán chết. Họ ấn mão gai trên đầu Ngài. Họ chế giểu và nhạo cười Ngài khi Ngài vác cây Thập Tự đi trên đường phố. Họ đóng đinh vào tay chân Ngài. Họ dựng cây Thập Tự lên. Thân thể Ngài bị treo ở đó giữa những tiếng la hét và chế giểu Ngài. Cuối cùng, Ngài thét lên,

“Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:46).

Để hiểu rõ lời than khóc đặc biệt đó, chúng ta cần phải trả lời hai câu hỏi.

I. Thứ nhất, người đàn ông Giê-su nầy là ai?

Ngài không phải như con người thường. Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời “đã ban Con Độc Sanh của Ngài” (Giăng 3:16). Người than khóc đây chính là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời. Hơn thế nữa, Ngài nói

“sự vinh hiển Con vốn có [nơi Cha] trước khi chưa có thế gian” (Giăng 17:5).

Người than khóc nầy từ trên Thập Tự Giá là Chúa Giê-su Christ, là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Giữa Ngài với Đức Chúa Trời là Cha có sự hoà hợp đến nổi Ngài nói,

“Ta với Cha là một” (Giăng 10:30).

Sự hòa hợp giữa Đức Chúa Trời là Cha và Đức Chúa Giê-su Christ là Con là từ trước vô cùng cho đến đời đời. Ngài là Ngôi Lời của Đức Chúa Trời.

“Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài” (Giăng 1:1-3).

“Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta” (Giăng 1:14).

Chúa Giê-su từ trời đến. Chúa Giê-su, là Ngôi Hai Đức Chúa Trời, sống trên đất. Nhưng Ngài gắn bó với Đức Chúa Trời, Cha Ngài qua suốt cuộc đời trên đất. Ngay cả cảnh tịch mịch trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, trong khi các môn đồ lìa bỏ Ngài, Chúa Giê-su vẩn cầu nguyện tương giao với Đức Chúa Trời Cha Ngài. Ngay cả lúc Ngài bị bắt, bị chối bỏ, Đức Chúa Trời vẩn ở bên Ngài. Và khi họ đánh Ngài rồi đóng đinh Ngài trên cây thập tự, Ngài vẩn hướng về Đức Chúa Trời và cầu nguyện,

“Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết mình làm điều gì” (Lu-ca 23:34).

Nhưng bây giờ thì tất cả đều tối tăm.

“Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chin, khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt. Ước chừng giờ thứ chin, Đức Chúa Giê-su kêu lớn tiếng lên rằng: Ê-li, Ê-li, lam ma sa bách ta ni? Nghĩa là, Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:45-46).

Bóng tối rơi vào trái đất trong giờ khủng khiếp đó là một bức tranh của bóng tối lần đầu tiên đã phân chia giữa Đức Chúa Con và Đức Chúa Cha. Trước đó chưa bao giờ có sự chia cắt giữa Con Ngài với Cha trên trời, nhưng bây giờ thì đã chia cắt. Và trong giờ đen tối đó Ngài thét lên,

“Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:46).

Người nầy là ai? Ngài là Giê-su, Đấng hằng hữu và là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời – lần đầu tiên tách rời hoàn toàn từ Cha trên trời trong cỏi đời đời.

II. Thứ hai, tại sao Ngài phải thét lên?

Rất khó để giải thích cho bạn hiểu điều nầy trong một cách đơn giản. Không lạ gì cả! Những lời nầy của Chúa Giê-su Christ thật sự vượt sự giải thích. Spurgeon cũng gặp sự khó khăn tương tự. Ông nói, về những lời nầy, không có một người nào hiểu trọn được. Spurgeon nói,

Matin Luther [người lảnh đạo Cải Cách vĩ đại] ngồi lại trong phòng làm việc để suy xét đoạn vân này. Giờ này qua giờ nọ người hùng của Đức Chúa Trời ngồi bất động; và những ai đang chờ đợi ông vào phòng, hết lần này lại lần nữa, và ông quá miệt mài trong sự ngẫm nghĩ đến đổi họ xém nghĩ ông là một cái xác. Ông không động đậy tay hay chân, và cũng không ăn hay uống; nhưng chỉ ngồi với cập mắt mỡ to, như trong trạng thái hôn mê, suy gẫm những lời kỳ diệu nầy, “Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” Và sao khi, qua thời gian dài, mà hình như ông quên lãng những việc chung quanh ông ta, ông đứng dậy từ ghế mình ngồi, có người nghe ông nói, “Đức Chúa Trời bỏ Đức Chúa Trời! Không có người nào có thể hiểu điều đó;” và cho nên ông đi đường ông. Tuy điều đó hầu như không phải là cách diễn đạt đúng để dùng – Tôi sẽ do dự để xác nhận nó – đương nhiên là tôi không thích phân đoạn của chúng ta tự trình bày đến tâm trí của Luther trong ánh sáng. Có nói rằng Luther nhìn như một người đã từng đi sâu xuống hầm mỏ, và cũng là người trở lên lại vào trong ánh sáng. Tôi cảm thấy như một người chưa xuống hầm mỏ, nhưng là người đã nhìn vào nó – hoặc như một người thuộc một phần ở tuốc dưới đó, và rùng mình khi đi qua sự tối âm u, nhưng là một người không dám đi xa xuống thấp hơn cho sự thét lên nầy [“Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?”] là sự sâu kinh khủng; không có người nào sẽ bao giờ có thể thăm dò nó được. Cho nên tôi sẽ không thử để giải thích nó (C. H. Spurgeon, “Sự Thét Lên Buồn Nhất Từ Cây Thập Tự Giá ‘The Saddest Cry from the Cross’,Trung Tâm Đền Thờ Bục Giảng ‘The Metropolitan Tabernacle Pulpit, Nhà Xuất Bản Pilgrim, 1977, quyển XLVIII, tr. 517-518).

Tôi đồng ý với Luther và Spurgeon rằng chúng ta không thể hiểu thấu được làm thế nào mà Đức Chúa Trời là Cha lại có thể “từ bỏ” Con Ngài được. Tôi sẽ không cố gắng để giải thích lời nầy, nhưng chỉ đơn giản đưa ra một vài sự suy nghĩ về chúng.

Đấng Christ nói như là một con người ở đây. Ngài hoàn toàn là Đức Chúa Trời, nhưng Ngài cũng hoàn toàn là con người. Đây là sự hiệp nhất ngôi vị, và Đấng Christ là Đức Chúa Trời làm người. Nhưng ở đây Ngài nói như một con người. Chỉ thực chất là con người mới có thể nói rằng Ngài bị từ bỏ bởi Cha Ngài

.

Đấng Christ bị Đức Chúa Trời từ bỏ vì chúng ta đáng bị Ngài từ b. Đấng Christ đã thế chổ cho chúng ta trên Thập Tự Giá, chết thay tội lỗi cho chúng ta.

“Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta” (Ê-sai 53:4).

Bởi tội lỗi của tổ phụ chúng ta, truyền lại cho tất cả chúng ta, chúng ta được sanh ra và lớn lên trong sự xa cách Đức Chúa Trời, bị Đức Chúa Trời từ bỏ, và đơn độc; chúng ta sống trong cảnh hiu quạnh, xa cách Đức Chúa Trời, lạc lối, bởi tội lỗi di truyền và thực tại của chúng ta.

“Bởi sự ngu muội ở trong họ, và vì lòng họ cứng cỏi nên trí khôn tối tăm, xa cách sự sống của Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô 4:18).

Có bao giờ bạn nghĩ rằng phải có một Đức Chúa Trời không? Có khi nào bạn ngạc nhiên tại sao Đức Chúa Trời không thực hữu đối với bạn không? Đây là câu trả lời từ Kinh Thánh – Đức Chúa Trời không thực hữu đối với bạn là vì tâm linh của bạn bị “tối tăm,” vì tấm lòng của bạn bị “mù lòa.” Đó là tại sao bạn bị “xa cách sự sống của Đức Chúa Trời.” Thời hoàn thành của từ Hy-Lạp nhấn mạnh đến sự diển tiến. Nó không có nghĩa là bạn từng biết Đức Chúa Trời. Nó có nghĩa là bạn chưa bao giờ biết Ngài, và vẩn không biết Ngài. Bạn ở trong trạng thái tiếp tục xa rời, cắt đứt mối quan hệ với Thượng Đế “vì sự mù lòa của tấm lòng [của bạn]” (cf. Tiến sĩ Fritz Rienecker, Chìa Khoá Ngôn Ngữ cho Tân Ước Hy-lạp ‘A Linguistic Key to the Greek New Testament,’ Zondervan, 1980, tr. 533).

Chúa Giê-su Christ chịu chết trên Thập Tự Giá để đem bạn đến sự hòa thuận lại với Đức Chúa Trời.

“Vả, Đấng Christ cũng vì tội lổi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẩn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 3:18).

Đấng Christ chịu chết trên Thập Tự Giá để “đem chúng ta đến gần Đức Chúa Trời,” để lấy đi sự xa cách của chúng ta bởi bản chất tội lỗi và tội lỗi chính thức của chúng ta, và đem chúng ta vào sự quan hệ với Đức Chúa Trời. Để làm được đều đó Đấng Christ phải chịu mang “sự sầu khổ” và gánh “sự đau đớn” của chúng ta trên cây Thập Tư Giá.

“Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta” (Ê-sai 53:4).

Là một người tội nhận chưa biển đổi, bạn bị bỏ cô đơn trong thế gian nầy. Bạn cảm nhận nó. Bạn cảm nhận rằng có gì đó sai. Những người trẻ là những người có khả năng cảm giác sự cô đơn của họ nhất, sự từ bỏ của Đức Chúa Trời của họ, trong một thế giới đen tối và thường sợ hải. Và đó là tại sao Đức Chúa Trời thường thay đổi con người trong lúc họ còn trẻ. Khi bạn lớn hơn bạn sẽ học biết làm sao để dìm chết sự trống vắng nầy, những cảm giác cô đơn vào trong ma tuý, hay rượu, hoặc những quan hệ tình dục, hay trong sự làm ra tiền, hay sống trong “trò kế hoạch” để “thành công.” Và khi bạn đã học biết để dùng những “mưu mẹo” nầy để trốn thoát cảm giác trống rỗng và cô đơn, thì nó đã quá trể cho bạn để được cứu.

“Tại họ không lo nhìn biết Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời đã phó họ theo lòng hư xấu, đặng phạm những sự chẳng xứng đáng” (Rô-ma 1:28).

Nhưng sáng hôm nay, mặc dù bạn vẩn còn trẻ, Đức Chúa Trời đang nói với bạn. Nó là qua sự cảm giác cô đơn mà Đức Chúa Trời kêu gọi bạn, mà Đức Chúa Trời kêu gọi đến tấm lòng của bạn. Hãy nghe, những lời của Chúa Giê-su khi Ngài chịu chết trên Thập Tự Giá,

“Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:46).

Đây là những lời mà đặc biệt nói với chúng ta trong khi chúng ta còn trẻ. Đức Chúa Trời là Con chịu sự chia ly khổ sở khỏi Đức Chúa Trời là Cha để chuộc sự chia cách của bạn với Ngài. Bạn đã đi xa khỏi Đức Chúa Trời – và Đấng Christ trả sự hình phạt cho tội lỗi của bạn! Bạn đã quên Đức Chúa Trời – và Đấng Christ trả sự hình phạt cho tội lỗi của bạn! Bạn xa vắng nhà thờ hết Chúa Nhật nầy đến Chúa Nhật khác để làm việc và những điều tội lỗi – mà Đấng Christ trả sự hình phạt cho tội lỗi của bạn! Bạn đến nhà thờ, nhưng chỉ để “nhép miệng” những lời, không bao giờ suy nghĩ gì đến Đức Chúa Trời – mà Đấng Christ trả sự hình phạt cho tội lỗi của bạn! Đấng Christ đã trả sự hình phạt cho sự không tin kình Chúa của bạn trên Thập Tự Giá! Thật là giá quá đắt kinh khủng Ngài phải trả!

Họ tước đoạt quần áo và đánh đập Ngài cho đến chết. Họ đóng đinh tay và chân của Ngài vào cây Thập Tự Giá. Sự tối tâm bao phủ xuống. Sự phẩn nộ của Đức Chúa Trời giáng trên Ngài,

“Đức Giê-Hô-Va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm” (Ê-sai 53:10).

Đức Chúa Trời trừng phạt Chúa Giê-su Christ thay thế cho chổ của bạn, cho tội lỗi của bạn. Và vì thế cuối cùng là sự trừng phạt tồi tệ nhất của tất cả. Đức Chúa Trời từ bỏ Con Ngài và xây mặt Ngài vào trong tối tăm. Và Chúa Giê-su Christ là Con mang tội lỗi của bạn một mình trên Thập Tự Giá.

“Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:46).

Tiếng kêu khóc câu hỏi đáng sợ và kinh khủng đó được trả lời, bởi Sứ-đồ Phi-e-rơ, khi ông nói,

“Vả, Đấng Christ cũng vì tội lổi chịu chết một lần; là [Đấng] công bình thay cho [kẻ] không công bình, để dẩn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 3:18).

Bạn đã từ bỏ Đức Chúa Trời, và Chúa Giê-su đã trả thay tội lỗi cho bạn bởi sự từ bỏ của chính Đức Chúa Trời – trong chổ của bạn, bị đóng đinh trên Thập Tự Giá, cô đơn, và bị chia cắt khỏi Đức Chúa Trời là Cha Ngài, là Đấng mà Ngài yêu bằng cả tâm hồn của Ngài.

Bị đóng đinh trên cây gỗ ghê tởm,
Phô ra cho sự chết và trời cao ở trên,
Những cảnh tượng bị thương và máu tuông,
Phô bày tình yêu tổn thương đau buồn!

Kìa tiếng khóc kinh hãi khiếp sợ,
Ảnh hưởng thiên sứ, khi họ xem;
Bạn Ngài từ bỏ Ngài trong đêm khuya,
Bây giờ Đức Chúa Trời cũng bỏ Ngài!
   (“Tình Yêu của Ngài ‘His Passion’” bởi Joseph Hart, 1712-1768;
      sửa lại bởi Mục Sư).

Chúng ta chỉ suy nghĩ quanh một ít về sự huyền nhiệm trong lời của Chúa Giê-su Christ,

“Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Ma-thi-ơ 27:46).

Nhưng tôi hy vọng rằng bạn nghe đủ để biết rằng Đức Chúa Giê-su đã chịu chết để đền tội lỗi thay cho bạn, và rằng Ngài đã sống lại, đúng vậy, ngồi bên hửu của Đức Chúa Trời trên Thiên Đàng. Tôi hy vọng bạn nghe đủ để thấy rằng niềm hy vọng duy nhất của bạn nằm trong Đấng Christ – bởi vì không có hy vọng vững chắc nào khác. Tôi cầu xin rằng bạn sẽ đến thẳng với Đấng Christ và đón nhận Ngài để được tẩy sạch khỏi mội tội lỗi bởi Huyết đời đời của Ngài – vì không có sự cứu rổi nào khác, trên đất hay trong cỏi đời đời. A-men.


Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Ma-thi-ơ 27:35-46
Hát Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Jack Ngann:
“Tình Yêu của Ngài ‘His Passion’” (bởi Joseph Hart, 1712-1768).


DÀN BÀI CỦA

ĐỨC CHÚA TRỜI – LÌA BỎ ĐẤNG CHRIST!

THE GOD-FORSAKEN CHRIST!

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?”
(Ma-thi-ơ 27:46).

I.   Thứ nhất, người đàn ông Giê-su nầy là ai?
Giăng 3:16; 17:5; 10:30; 1:1-3, 14; Lu-ca 23:34; Ma-thi-ơ 27:45-46.

II.  Thứ hai, tại sao Ngài phải khóc?
Ê-sai 53:4; Ê-phê-sô 4:18; 1 Phi-e-rơ 3:18; Rô-ma 1:28; Ê-sai 53:10.