Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




ẲN DỤ VỀ NGƯỜI GIEO GIỐNG

THE PARABLE OF THE SOWER
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L.Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng tại Hội Thánh Tabernacle Los Angeles
Chiều Chúa Nhật ngày 8 tháng Mười Một năm 2015
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, November 8, 215


Hôm nay tôi sẽ giảng bài giảng này khác hơn cách tôi thường làm. Tôi muốn quý vị mở Kinh Thánh sách Mác chương 4 ra. Tôi sẽ giảng giải cho quý vị Ẩn Dụ Về Người Gieo Giống. Ẩn dụ này được tìm thấy trong các sách Ma-thi-ơ, Mác, và Lu-ca. Nhưng tối nay chúng ta sẽ học trong sách Mác. Ẩn dụ là một câu chuyện Chúa Giê-su kể để minh họa và minh chứng một lẽ thật thuộc linh.

Lẽ thật chính của ẩn dụ này là gì? Nó là như vầy – đa số người nghe về Phúc Âm sẽ không được cứu! Cho đến nay, một số đông người nghe về cách làm thế nào để được cứu sẽ không được cứu. Họ sẽ đi vào Địa Ngục! Đám đông đó sẽ đi vào Địa Ngục. Chỉ có một số nhỏ người được cứu mà thôi. Điều này làm nhiều người trong chúng ta ngạc nhiên ngày hôm nay. Họ nói, “Tôi không tin Đức Chúa Trời sẽ đem người ta xuống Địa Ngục.” Quý vị sẽ cho họ biết, “Nhưng Đức Chúa Trời của Kinh Thánh có đem người ta xuống Địa Ngục.” Họ sẽ tiếp tục nói, “Tôi không tin Đức Chúa Trời đó. Đức Chúa Trời của tôi sẽ không bao giờ làm điều đó đâu.” Điều họ muốn nói là Đức Chúa Trời họ dựng nên trong trí họ sẽ không làm điều đó. Nhưng chúng ta không nói về Chúa mà quý vị dựng nên trong trí mình. Phương cách “Mười Hai Bước” người ta nói về “Đức Chúa Trời như quý vị hiểu Ngài.” Nhưng tôi cũng không nói về vị Chúa sai lạc đó nữa. Chúa mà quý vị “dựng nên” trong trí riêng mình là chúa giả tạo. “Đức Chúa Trời như quý vị hiểu Ngài” là chúa sai lạc. Tôi đang nói về một Đức Chúa Trời mà chúng ta không hiểu gì về Ngài hết! Ngài là Đức Chúa Trời đã thể hiện chính mình Ngài cách lạ lùng trong trong Kinh Thánh. Ngài là Đức Chúa Trời của Kinh Thánh! Không một ai khác hết! Tôi không nói đến vị chúa sai lạc mà quý vị đặt lòng tin vào. Tôi đang nói đến một Đức Chúa Trời thật – đã thể hiện cho chúng ta thấy trong Kinh Thánh. Vị chúa sai lạc của quý vị không đem con người vào Địa Ngục. Nhưng Đức Chúa Trời thật thì có. Trong sách Ma-thi-ơ 7:13, Đức Chúa Giê-su Christ phán rằng đa số mọi người “đi vào sự hư mất” trong Địa Ngục. Trong câu kế tiếp, Đức Chúa Giê-su cho biết những người được cứu thì “ít” – thật sự rất “ít”. Và đây là điểm chính của ẩn dụ này.

Đây là một câu chuyện đơn giản Chúa Giê-su Christ kể lại. Ngài nói rằng có một người nông dân đi ra gieo giống. Khi ông ta rải giống, một số rơi dọc theo đường. Chim liền đáp xuống và ăn hết. Một số hạt khác thì rơi vào đất đá sỏi, không có nhiều đất thịt. Hạt giống tức thì mọc lên, thế nhưng khi mặt trời mọc lên thì bị cháy héo và chết, vì nó không có rễ mọc sâu. Một số hạt giống khác rơi nhằm bụi gai. Cỏ dại bụi gai mọc rậm nên làm cây bị nghẹt ngòi, và không kết quả gì hết. Cuối cùng, một số còn lại rơi vào đất tốt, cây mọc lên và kết thật nhiều quả. Đó là ẩn dụ. Câu chuyện khá đơn giản – nhưng nó chỉ cho chúng ta thấy một lẽ thật quan trọng – rất ít người được nghe về Phúc Âm được cứu

!

Bốn loại đất trong ẩn dụ tượng trưng cho bốn loại người được nghe về Phúc Âm Cứu Rỗi. Hạt giống là Lời Đức Chúa Trời, Kinh Thánh, sứ điệp về sự cứu rỗi qua Đức Chúa Giê-su Christ. Mỗi người đến nhà thờ này để được nghe Phúc Âm rao giảng. Điều họ đáp ứng như thế nào được thể hiện qua bốn loại đất nói đến trong ẩn dụ này.

I. Trước hết, người nghe về Phúc Âm và quên đi ngay lập tức thì bị hư mất.

Hãy xem sách Mác 4:15

“Những kẻ ở dọc đường là kẻ đã chịu đạo gieo nơi mình; nhưng vừa mới nghe đạo, tức thì quỷ Sa-tan đến, cướp lấy đạo đã gieo trong lòng họ đi” (Mác 4:15).

Những người này đến và thăm viếng Hội thánh chúng ta một hai lần. Họ nghe giảng Lời Chúa, về sứ điệp cứu rỗi. Nhưng rồi “chim trời đến ăn hết” (Mác 4:4). Chim trời đến ăn hạt giống đại diện cho quỷ Sa-tăn và yêu quái. “Tức thì quỷ Sa-tăn đến, cướp lấy đạo đã gieo trong lòng họ đi” (Mác 4:15).

Chúng ta cho họ biết rằng Đấng Christ chết trên Thập tự giá để đền tội cho họ. Ma quỷ lại nói rằng, “Ông bà anh chị em không có tội gì hết. Quý vị là người tốt.” Vì thế Lời Chúa bị Ma quỷ nhanh chóng cướp lấy đi bằng cách nói trong tâm trí họ. Chúng ta nói, “Đấng Christ từ kẻ chết sống lại ban cho quý vị sự sống đời đời.” Ma quỷ nói, “Đừng tin điều đó! Đó chỉ là chuyện thần thoại, là cổ tích thôi.” Vì thế Lời Chúa bị Ma quỷ nhanh chóng cướp lấy đi bằng cách nói trong tâm trí họ. Đức Chúa Giê-su phán Ma quỷ là “kẻ dối trá” (Giăng 8:44). Nó dối gạt quý vị hầu ngăn trở quý vị tin nhận Phúc Âm và được cứu. Nó muốn giữ quý vị làm nô lệ cho nó!

Chúng ta mời gọi nhiều người chưa được cứu đến nhà thờ mỗi Chúa Nhật để được nghe về Phúc Âm. Đa số họ không bao giờ quay trở lại. Chúng ta cho họ nghe về sứ điệp của sự cứu rỗi. Chúng ta chuẩn bị bữa ăn trưa (hoặc bữa ăn chiều) và tiệc sinh nhật lớn cho họ. Chúng ta tạo sự dễ dàng cho họ đến với Hội thánh. Nhưng đa số họ lại không nhớ điều tôi giảng cho họ gì hết. Tạo sao vậy? Vì “tức thì quỷ Sa-tan đến, cướp lấy đạo đã gieo trong lòng họ đi,” đó là lý do tại sao! Một số người đến nhà thờ nhiều lần mà không nhận lãnh được điều gì hết từ trong các bài giảng. Tại sao? Vì mỗi lần họ lắng nghe Ma quỷ quyến dụ, và nó lại giựt lấy Lời Chúa ra khỏi lòng họ. Chúng ta thậm chí gởi cho họ bản thảo bài giảng để đem về nhà đọc. Liệu họ có thật sự đọc và nghiêm túc suy nghĩ về điều đó không? Không, chắc không đâu. Tôi biết hầu hết họ liệng bản thảo đó vào sọt rác khi về đến nhà. Tôi biết vậy. Nhưng chúng ta vẫn tiếp tục làm như vậy. Tại sao chúng ta lại tiếp tục làm như vậy? Bởi vì Đức Chúa Giê-su phán, “Hãy ra ngoài đường và dọc hàng rào, gặp ai thì ép mời vào, cho được đầy nhà ta” (Lu-ca 14:23). Bởi vì Đức Chúa Trời phán dạy,

“Vậy, ngươi khá đem lời ta nói cùng chúng nó, dầu nghe, dầu chẳng khứng nghe, vì chúng nó rất là bạn nghịch” (Ê-Xê-Chi-Ên 2:7).

Đang khi chúng ta càng tiến gần đến “những ngày sau rốt,” con người ta càng ngày càng trở nên bội nghịch cùng Đức Chúa Trời. Vì thế Ma quỷ và yêu quái nó lại càng có khả năng giựt lấy Lời Chúa ra khỏi lòng và trí con người hơn. Bốn mươi năm trước, quý vị có thể đặt tấm bảng như thế này, “Học Kinh Thánh tại đây lúc 7:00 giờ tối.” Nhiều thanh niên có thể tới học, chỉ bằng cách đọc thấy tấm bảng như vậy. Tôi biết. Tôi thành lập hội thánh cho người Híp-pi gần khu vực thành phố San Francisco. Họ là những tội nhân. Quả thật vậy. Nhưng cho dù họ có tệ đi nữa, họ vẫn còn đỡ hơn nhiều thanh niên ngày hôm nay! Ngày nay, người trẻ tuổi mang tấm lòng cứng cỏi đến nỗi quý vị có đập họ với cây búa thợ rèn cũng không chuyển! Thế nhưng chúng ta tiếp tục tiến tới, “cho dù họ có chịu nghe hay [không] nghe – vì Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm vậy! Và thỉnh thoảng chúng ta tìm thấy được một người trong số người được chọn, nghe Phúc Âm và được cứu. Nhưng điều này càng ngày càng thấy hiếm đi khi thời đại chúng ta đang tiến dần đến hồi kết, và hiện tại sẽ đến lúc chấm dứt. Tôi tin chắc rằng, ít nhất trên đất nước Mỹ này, Đức Chúa Trời đang phán xét dân sự bằng cách “cho chúng nó mắc phải sự lầm lạc, là khiến chúng nó tin điều dối giả” (II Thê-sa-lô-ni-ca 2:11). Mặt khác, chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời, bởi ân điển không thể cưỡng lại được, sẽ kéo người được chọn lại, ngay khi đang ở trong thời điểm đầy ma quái này! Chúng ta không trông chờ một đám đông lớn. Chúng ta đang tìm kiếm đó đây một số ít người Đức Chúa Trời chọn để cứu. Vì Đức Chúa Giê-su phán, “Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn ta, bèn là ta đã chọn và lập các ngươi” (Giăng 15:16). Đức Chúa Trời sẽ mang đến người mà Ngài đã chọn bởi ân điển cao quý! Ha-lê-lu-gia! Còn những người Đức Chúa Trời không chọn sẽ bị “quỷ Sa-tan [đến] tức thì, và [cướp] lấy đạo đã gieo trong lòng họ đi” (Mác 4:15). Còn quý vị thì sao? Có phải quý vị là người Đức Chúa Trời chọn hay không – hay là quý vị để quỷ Sa-tan cướp lấy lời Chúa ra khỏi tấm lòng quý vị – để rồi quý vị ra đi và chết trong tội lỗi mình? Vì Chúa Giê-su phán, “Bởi vì có nhiều kẻ được gọi, mà ít người được chọn” (Ma-thi-ơ 22:14).

II. Thứ nhì, những người nghe và đón nhận Phúc Âm cách vui mừng, nhưng lại sa ngã khi bị cám dỗ, cũng bị lạc mất.

Hãy xem sách Mác 4:16-17.

“Cũng vậy, những người chịu giống gieo nơi đất đá sỏi, là những kẻ nghe đạo, liền vui mừng chịu lấy. Song vì trong lòng họ không có rễ, chỉ tạm thời mà thôi, nên nỗi gặp khi vì cớ đạo mà xảy ra sự cực khổ, bắt bớ, thì liền vấp phạm” (Mác 4:16-17).

Loại người đất đá sỏi như vậy thì ngược lại với nhóm người thứ nhất. Họ tiếp nhận Phúc Âm với tất cả sự vui mừng và hân hoan. Họ đến nhà thờ thờ phượng Chúa và rất thích như vậy. Họ hát Thánh Ca với lòng mong muốn ngay từ đầu. Họ đến với các buổi cầu nguyện. Họ đi ra làm chứng danh Chúa. Tốt quá! Họ vui thích được như vậy! Họ đem bản thảo các bài giảng về nhà và chăm chú đọc nó.

Thế nhưng dường như có điều gì đó thiếu vắng. Họ “không có rễ.” Họ không đâm rễ trong Đấng Christ, không có “châm rễ và lập nền trong Ngài” (Cô-lô-se 2:7). Và “thế là họ tồn tại nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.” Tiến sĩ J. Vernon McGee nói, “Họ thật sự sốt sắng nhiệt thành, nhưng lại không có mối liên hệ thật sự với Đấng Christ. Đó chỉ là những cảm xúc cao hứng thôi” (Qua Kinh Thánh ‘Thru the Bible’, ghi chú về Ma-thi-ơ 13:20, 21)

.

Sau một thời gian, họ nhận thấy điều này gây trở ngại cho họ tại nhà thờ. Có chuyện gì đó xảy ra và họ không còn cảm thấy muốn đến nhà thờ nữa. “Họ liền cảm thấy bị xúc phạm” khi có chuyện rắc rối hoặc khó chịu xảy đến cho họ vì lý do đến nhà thờ. Theo nghĩa đen, điều này có nghĩa là “họ liền ngã xuống” (xem bản dịch NIV). Điều này thường xảy ra vào các dịp “lễ” Giáng Sinh và Năm Mới. Họ biết chúng ta muốn họ đến tham dự tiệc Giáng Sinh, dự Thánh Lễ Giáng Sinh đêm 24, và đến dự Lễ Tất Niên. Họ dự định đến. Thế rồi, chuyện bất ngờ xảy đến, họ được mời dự tiệc với người chưa tin Chúa, hoặc có chuyện khác xảy ra. Họ nhượng bộ thế gian – và rồi họ đi, lần đầu chỉ cảm thấy có chút ít “khó chịu” hay xốn xang. Liệu quý vị có “sa ngã” khi bị thử thách qua các dịp “lễ” hay không? Liệu quý vị có đi đến tiệc tùng thế gian, say sưa hoặc khiêu vũ với những người bạn chưa được cứu? Liệu quý vị có chạy đến Las Vegas, hay nơi nào đó, cùng bạn bè lạc mắt không? Mỗi năm chúng ta lại thấy có vài người không đâm rễ sâu trong Đấng Christ, nhanh chóng sa ngã trong các dịp lễ.

Tiến sĩ David F. Wells là một nhà thần học nổi tiếng của phái Cải Cách. Ông nói, “Những [người] này không có ý định trả giá cho điều kiện tự cam kết nếu sứ điệp trên thực tế là muốn người ta tin…Những người [gọi là] ‘cải đạo’ này từ chối không muốn thay đổi đời sống họ theo cách này. Những người này, rõ ràng là giống như nhiều người ở Mỹ ngày hôm nay” (David F. Wells, Ph.D., Can Đảm Làm Người Tin Lành ‘The Courage to be Protestant’, Nhà Xuất Bản Eerdmains, năm 2008, tr. 89).

Tiến sĩ J. Vernon McGee gọi những người này là “Cơ Đốc Nhân Thuốc Tiêu (Alka-Seltzer). Chỉ có nhiều bọt trong họ…Họ không có mối liên hệ thật sự với Đấng Christ. Chỉ đơn giản là cảm xúc cao hứng. Họ là những người dân đá sỏi” (như đã trích).

III. Thứ Ba, những người nghe Phúc Âm, nhưng bị nghẹt ngòi vì sự lo lắng về đời này, sự mê đắm về giàu sang, và sự ham muốn nhiều điều khác, thì bị lạc mất.

Hãy xem sách Mác 4:18-19,

“Còn những kẻ chịu giống gieo nơi bụi gai, là kẻ đã nghe đạo, song sự lo lắng về đời này, sự mê đắm về giàu sang, và các sự tham muốn khác thấu vào lòng họ, làm cho nghẹt ngòi đạo, và trở nên không trái” (Mác 4:18, 19).

Tiến sĩ McGee nói, “Ma quỷ đã lấy đi người bên lề đường, và xác thịt chăm cho người đá sỏi, nhưng thế gian lại làm cho Lời Chúa bị nghẹt ngòi trong lòng của lớp người nghe này. Sự lo lắng về đời này tràn vào…Tôi nhận thấy có rất nhiều người đã để thế gian này vượt lên trên Lời của Đức Chúa Trời” (như đã trích).

Chúng ta đã chứng kiến điều này lập đi lập lại theo thời gian. Một vài bạn trẻ đến nhà thờ và trông có vẻ như được thay đổi. Thế rồi, sau một thời gian, họ ra trường và bắt đầu kiếm ra tiền. Họ có con cái. Họ bắt đầu ham muốn những điều khác. Tôi sẽ trích dẫn Kinh Thánh bản NIV để chứng minh rỏ hơn. Câu Kinh Thánh nói như vầy, “kẻ đã nghe đạo, song sự lo lắng về đời này, sự mê đắm về giàu sang, và các sự ham muốn khác thấu vào lòng họ, làm cho nghẹt ngòi đạo.”

Một số lớn người rời bỏ hội thánh chúng tôi khoảng hai mươi năm trước. Một người đàn ông tên Olivas rời bỏ hội thánh chúng ta và thành lập một hội thánh khác thay thế. Ông bảo tín hữu rằng tôi quá khó tính. Họ không cần phải đi đến dự buổi nhóm chiều Chúa Nhật. Họ chỉ cần nhóm buổi sáng và tiếp theo là bữa ăn trưa do mỏi người đem món (pot-luck) thôi. Họ không cần phải đem nhiều người chưa được cứu đến nhà thờ. Họ chỉ cần tới là đủ rồi – và chỉ khi nào tiện thôi. Tốt quá! Họ được giải phóng khỏi người Mục sư già khó tính này rồi! Thế nhưng chẳng bao lâu sau, hầu hết họ rời bỏ hội thánh thay thế đó. Một trong những người họ nói với ông Prudhomme thế này, “Hội thánh này chỉ là một cái trạm, trên đường quay lại thế gian.” Đó là điều đã xảy ra tại “hội thánh chia rẽ Olivas.” Liệu điều này có xảy ra nữa không? Vâng, có thể lắm – nếu sự lo lắng về đời này, sự mê đắm về giàu sang, và tham muốn những điều khác làm nghẹt ngòi Lời Chúa trong đời sống quý vị! Vâng, điều đó sẽ xảy ra cho hội thánh Chúa đầy tín của loại hữu đất gai góc! Vâng, nó sẽ xảy ra.

Bây giờ, xin hãy lắng nghe lời của Tiến sĩ J. Vernon một lần nữa,

Ba loại đất này không tượng trưng cho ba loại người tin Chúa – họ không phải là người tin Chúa! Họ có nghe Lời Chúa và chỉ tuyên bố để nhận…Nói một cách khác, họ không được cứu …Chỉ có một phần tư người thật sự được cứu mà thôi. Thẳng thắn mà nói, tôi tìm thấy tỉ lệ phần trăm người được cứu còn thấp hơn đó nữa trong mục vụ tôi phụ trách (McGee, như đã trích, tr. 73, 75).

Họ sẽ đi ra và nói với bạn rằng họ đã được cứu. Thế nhưng họ chẳng phải là người được cứu gì cả! Tôi hoàn toàn đồng ý với Tiến sĩ McGee. Ông ta nói về những người bị lạc mất này, “Tôi phân loại họ như loại California Nam Phương” người truyền đạo bị lạc mất (như đã trích, tr. 73). Tiến sĩ David F. Wells nói, “Họ là khuôn mẫu[thí dụ] của ‘lối sống Cơ Đốc Giáo ít calo’ mà nhiều hội thánh đang lan truyền…ít hơn một phần mười bọn họ có khái niệm mơ hồ về ý nghĩa như thế nào là môn đồ Đấng Christ trong nghĩa Kinh Thánh (Wells, như đã trích, tr. 91). Đúng như thế, người anh em!

IV. Thứ tư, những người nghe Phúc Âm, chịu lấy, và kết quả, là những người được cứu.

Hãy đọc câu 20,

“Nhưng, những người chịu giống vào nơi đất tốt, là kẻ nghe đạo, chịu lấy và kết quả, một hột ra ba chục, hột khác sáu chục, hột khác một trăm” (Mác 4:20).

Họ là ai? Có lẽ đơn giản nhất là cho quý vị biết tên một số người. Đây là những người quý vị nên bước theo. Đây là những người quý vị nên dùng làm khuôn mẫu cho đời sống mình. Họ là những người như Tiến sĩ và Bà Cagan, Bác sĩ và Bà Chan, Ông Bà Griffith, Ông Bà Song, Ông Bà Mencia, Bà Salazar (đặc biệt là bà ta!), Ông Bà Sanders, Ông Bà Olivacce, Ông Bà Prudhomme, Ông Bà Lee, Bà Hymers, Ông Zabalaga, Sergio Melo, Emi Zabalaga, Lara Escobar, John Samuel Cagan – những người như vậy đó! Tôi chỉ có thể biết tên một vài người trong họ thôi! Hãy noi theo gương mẫu họ và quý vị sẽ không đi sai đâu! Amen! Ngợi khen Chúa! Tôn vinh danh Chúa Giê-su!

Đời sống như vậy bắt đầu bằng niềm tin vào Đấng Christ. Nó được trưởng thành qua sự tin kính Đấng Christ. Nó dẫn đến đời sống làm môn đệ bằng sự tin cậy Đấng Christ. Như lời một bài hát, “Tin cậy Ngài trong bất cứ mọi điều, Tin cậy Đấng Christ, chỉ như vậy thôi!” Không một ai trong ba nhóm người đầu tiên tin cậy Chúa Giê-su! Họ tiếp tục tin tưởng vào chính họ. Đó là lý do tại sao họ “bỏ đi” và rời Hội thánh Chúa. Họ không tin cậy Chúa Giê-su. Họ tin vào suy luận của riêng họ và cảm tính của chính mình. Hãy ngừng tin mình – và bắt đầu tin cậy Chúa Giê-su Christ. Tin Ngài ngay hôm nay, và Ngài sẽ tẩy sạch tội lỗi quý vị bằng chính Huyết Báu của Ngài! Tin cậy Ngài ngay hôm nay, và ngay lập tức quý vị sẽ nhận được sự sống đời đời! A-men! Ha-lê-lu-gia! Tôn vinh danh Chúa Giê-su! Bác sĩ Chan, xin vui lòng hướng dẫn chúng tôi trong lời cầu nguyện.


Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Lu-ca 8:11-15.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
     “Nếu Tôi Có Cả Thiên Hạ ‘If I Gained the World’” (Anna Olander, 1861-1939).


DÀN BÀI CỦA

ẨN DỤ VỀ NGƯỜI GIEO GIỐNG

THE PARABLE OF THE SOWER

bởi Tiến sĩ R.L.Hymers, Jr.

I.    Trước hết, người nghe về Phúc Âm và quên đi ngay lập tức thì bị hư mất. Mác 4:15. 4; Giăng 8:44, Lu-ca 14:23, Ê-xê-chi-ên 2:7;
II Thê-sa-lô-ni-ca 2:11, Giăng 15:16, Ma-thi-ơ 22:14.

II.   Thứ nhì, những người nghe và đón nhận Phúc Âm cách vui mừng, nhưng lại sa ngã khi bị cám dỗ, thì cũng bị lạc mất. Mác 4:16, 17; Cô-lô-se 2:7.

III.  Thứ Ba, những người nghe Phúc Âm, nhưng bị nghẹt ngòi vì sự lo lắng về đời này, sự mê đắm về giàu sang, và sự ham muốn nhiều điều khác, thì bị lạc mất, Mác 4:18-19.

IV.  Thứ tư, những người nghe Phúc Âm, chịu lấy, và kết quả, là những người được cứu, Mác 4:20.