Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT ĐẤNG CỨU THẾ

THE TEARS OF THE SAVIOUR
(Vietnamese)

bởi Dr. R.L.Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng tại Hội thánh Tabernacle Los Angles,
Sáng Chúa Nhật, ngày 4 tháng 10, năm 2015
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, October 4, 2015

“Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì” (Ê-sai 53:3).


Gần đây, tôi có xem một đoạn vi-đi-ô quay lại cảnh một vị truyền đạo đang nói lớn tiếng với một nhóm người chưa tin Chúa bên ngoài khuôn viên nhà thờ ông đang nhóm. Ông ta luôn mồm la họ, “Các bạn sẽ đi xuống địa ngục!” “Bạn sẽ bị thiêu đốt trong lửa Hỏa Ngục đời đời!” Tôi tắt đoạn vi-đi-ô đó và cảm thấy nao nao trong lòng. Không hề có một lời tử tế nào ra từ miệng người truyền đạo, không một lời thương cảm cho người bị bối rối và lạc mất ông đang đối diện, không một lời đề cập đên tình yêu Chúa Giê-su dành cho thế giới bị lạc mất.

Tôi không biết có trường hợp nào Chúa Giê-su giảng như thế cho đám dân đông hay không. Vâng, Ngài có nói lời nghiêm khắc. Vâng, Ngài có bảo với người nghe là họ sẽ đi địa ngục. Thế nhưng, Ngài dành lời nghiêm khắc đó cho thầy thông giáo và người Pha-ri-si – thành phần lãnh đạo tôn giáo sai lạc vào thời của Ngài. Tôi cũng đã từng nghe người truyền đạo la lối chống lại người Mormon, Công giáo, Hồi giáo, kẻ lầm đường lạc lối, ngay cả với sinh viên tại các trường đại học. Tuy nhiên, càng lớn tuổi, tôi càng nhận thấy rằng lối giảng đạo của họ không đúng với khuôn mẫu dạy dỗ của Đấng Christ. Càng lớn tuổi, tôi càng nhận thấy rằng Chúa Giê-su dành lời quở trách nặng nề cho giới lãnh đạo tôn giáo thời đại chúng ta. Những người mà, giống như người Pha-ri-si, dạy về giáo lý sùng đạo nhiều hơn là Phúc Âm, đả phá Kinh Thánh trong các viện thần học như Fuller, người giảng đạo vì tiền, dạy về tâm lý tự hoàn thiện bản thân, người giảng dạy về thuyết “đặt tên lấy tiền,” người rao giảng những sứ điệp làm giàu cấp tốc, và cả những người giảng dạy sự cứu rỗi chỉ qua lời cầu nguyện gọi là “cầu nguyện của tội nhân.” Vâng! Tôi cho rằng nếu Chúa Giê-su giảng dạy ngày hôm nay, Ngài sẽ dạy như thế với họ, “Quý vị sẽ đi xuống địa ngục.” Nhưng Ngài sẽ dành cách răn dạy đó cho kẻ dạy đạo và giáo sư giả trong thời đại chúng ta đây! – cho những người đóng cửa nhà thờ tối Chúa Nhật, khiến cho giới trẻ trong nhà thờ họ không có chỗ nhóm họp sinh hoạt tối Chúa Nhật, cho những kẻ dạy Kinh Thánh từng câu một khô-như-ngói, nhắm vào đối tượng thiêng liêng quá mấu chỉ đi nhà thờ vào sáng Chúa Nhật nhưng lại lạc mất thôi, cho những người chủ trương đem nhạc rock vào nhà thờ - bịt miệng các thầy truyền đạo rao giảng Lời Chúa – cho những người cho rằng Dòng Huyết Báu của Chúa Giê-su đã bị hư mất, không còn đủ để tẩy sạch tội lỗi người nam và nữ đang bị lạc mất! Tôi nghĩ rằng Chúa Cứu Thế sẽ lật đổ bàn đổi chác tiền bạc, trong hội thánh, và quở họ rằng,

“Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi đóng nước thiên đàng trước mặt người ta; các ngươi không vào đó bao giờ, mà có ai muốn vào, thì lại ngăn trở” (Ma-thi-ơ 23:13)

“Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi rửa bề ngoài chén và mâm, nhưng ở trong thì đầy dẫy sự ăn cướp cùng sự quá độ” (Ma-thi-ơ 23:25).

“Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi giống như mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy” (Ma-thi-ơ 23:27).

“Hỡi loài rắn, dòng dõi rắn lục kia, thế nào mà tránh khỏi sự đoán phạt nơi địa ngục được?” (Ma-thi-ơ 23:33)

Đúng, tôi nghĩ là Đấng Christ sẽ dạy như thế đối với thầy truyền đạo và giáo sư giả ngày nay và trong thời đại chúng ta!

Ngài không bao giờ giảng dạy như vậy với đoàn dân đông đến nghe Ngài. Với họ, Ngài là “người từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm.” Ngài trò chuyện nhỏ nhẹ với người đàn bà tại giếng, dù bà đã từng làm đám cưới năm lần, và sống đời sống tà dâm cho đến khi Ngài gặp bà. Ngài nói nhỏ nhẹ với người đang mắc bệnh sắp chết, “vậy, ai rờ đến [viền áo Ngài] cũng đều được lành bệnh cả” (Ma-thi-ơ 14:36). Với người đàn bà phạm tội tà dâm Ngài cũng nói nhẹ nhàng, “Ta cũng không định tội ngươi nữa; hãy đi, đừng phạm tội nữa” (Giăng 8:11). Ngài phán cùng người trộm cướp trên cây thập tự cạnh bên Ngài, “Hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi” (Lu-ca 23:43). Với người đau bại, Ngài phán, “Hỡi con, hãy vững lòng, tội lỗi con đã được tha” (Ma-thi-ơ 9:2). Ngài phán cùng người đàn bà tội lỗi đến hôn chân Ngài, “Tội lỗi ngươi đã được tha rồi” (Lu-ca 7:48).

Chúa Giê-su có bao giờ cười không? Có thể có, nhưng điều này không được kể lại trong Kinh Thánh. Trong trang sách Thánh Kinh, chúng ta được cho biết Ngài là người “từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm” (Ê-sai 53:3). Và trên nhiều trang Kinh Thánh khác, chúng ta được biết Ngài đã khóc ba lần, trong câu Kinh Thánh hôm nay, chúng ta thấy rằng đây chính là một phần của cá tính Ngài – và phần quan trọng. Khó mà tưởng tượng được rằng đức Phật khóc – không thể tưởng tượng các vị thần La-mã vô cảm, hoặc thánh A-la máu lạnh của Hồi giáo, rơi nước mắt. Những giọt nước mắt của Chúa Giê-su chỉ cho chúng ta thấy tấm lòng trắc ẩn của Ngài đối với nhân loại đang thống khổ.

Hầu hết các bạn biết tôi rất kính trọng Winston Churchill. Thế nhưng các bạn có thể không biết ông như người nước Anh biết về ông trong Thế Chiến Thứ Hai.

St. Paul's Cathedral
Thánh Đường Thánh Phao-lô, Luân Đôn, trong lần bị ném bom.

Bạn có thể chỉ biết ông qua vẻ mặt nghiêm nghị trên bức ảnh nổi tiếng do Yousuf Karsh chụp lại. Nhưng trong suốt nhiều tháng thành phố Luân Đôn bị tàn phá và thiêu hủy do những trận dội bom của Hít-le, dân chúng nước Anh thấy ông qua một cái nhìn khác. Sau một trận bị ném bom, họ có thể thấy ông đi bộ đến những căn nhà bị tàn phá với nước mắt chảy dài trên gò má.

Sir Winston Churchill
Churchill trong cuộc dội bom tại Luân Đôn

Ông dừng chân bên ngoài đống đổ nát của một chỗ trú ẩn, nơi bốn mươi người lớn và trẻ em bị giết chết đêm hôm trước. Đám đông vây quanh khi ông Churchill lau nước mắt. Đám đông la lớn, “Chúng tôi biết ông sẽ đến mà!” Một bà cụ khóc lớn tiếng, “Mọi người thấy không, ông ta thật sự quan tâm, ông đang khóc đó.” Thế rồi có một tiếng khóc khác từ trong đám đông, “Chúng tôi có thể chịu đựng được! Ông nói với Hít-le, chúng ta chịu đựng được!” Hít-le có thể đã tiêu diệt nhà cửa và thành phố của họ bằng bom đạn, nhưng chỉ khi nào hắn diệt được tinh thần của họ thì hắn mới chiến thắng. Được biết là chính những giọt nước mắt vì dân của Churchill đã khiến dân chúng vượt qua được sức mạnh của cỗ máy chiến tranh Na-zi. Ông đã khóc khi thấy người ta sắp hàng trên đường phố đổ nát, chờ mua thức ăn cho chim hoàng yến. Ông khóc khi thấy thi thể người chết và trẻ em đang ngắc ngoải chờ chết trong đống đổ nát. Ông không bao giờ khóc vì sợ hãi, nhưng luôn vì sự đau khổ của dân chúng nước ông.

Ông Churchill không phải là Cơ Đốc Nhân giáo điều. Nhưng ông đã học cách thể hiện tình cảm như một Cơ Đốc Nhân của người vú nuôi thuộc giáo phái Giám Lý, bà Everest. Tấm ảnh của bà được treo gần giường ngủ của ông cho đến khi ông qua đời. Thế nên, ông đã có tình cảm như một Cơ Đốc Nhân, hơn bất cứ một lãnh tụ nào tôi biết trong thời đại chúng ta. Thật không thể tưởng tượng được Ayatolla Ali Khamenei, Vladimir Putin, hoặc Barack Obama khóc vì thương cảm nỗi thống khổ của dân chúng. Lòng trắc ẩn là một phẩm tính của người Cơ Đốc – được dạy cho thế giới người La-mã trong Thế Kỷ thứ Nhất bởi Chúa Giê-su, “con người từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm” (Ê-sai 53:3).

“Người từng trải sự buồn bực,” Ô, tên gọi lạ lùng,
   Vì Con Đức Chúa Trời đã đến,
Cho người tội lỗi được hoàn lương!
   Ha-lê-lu-gia! Ngài thật là Đấng Cứu Thế!
(“Ha-lê-lu-gia, Ngài thật là Đấng Cứu Thế! ‘Hallelujah, What a Savior!’
      bởi Philip P. Bliss, 1838-1876)

Ba lần trong Kinh Thánh chúng ta được biết Chúa Giê-su khóc.

I. Thứ nhất, Chúa Giê-su khóc vì thành Giê-ru-sa-lem.

Buổi sáng, Ngài cỡi lừa vào thành Jê-ru-sa-lem. Một đám đông theo Ngài la lớn rằng, “Hô-sa-na Con vua Đa-vít! Đáng khen ngợi cho Đấng nhân danh Chúa mà đến! Hô-sa-na ở trên nơi rất cao” (Ma-thi-ơ 21:9). Đây là “Chuyến vào Thành Vinh Quang” của Chúa Jê-sus trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá.

The Triumphal Entry
Chuyến vào thành khải hoàn của Chúa Jê-sus trong “Chúa Nhật Lễ Lá”.

Thế nhưng chúng ta lại ít khi được biết ngày đó kết thúc như thế nào,

“Khi Đức Chúa Jê-sus gần đến thành, thấy thì khóc về thành” (Lu-ca 19:41).

Tiến sĩ W.A.Criswell là một trong ba vị Mục sư lỗi lạc nhất tôi từng được nghe đến. Ông là Mục sư của hội thánh First Baptist tại Dallas, Texas trong gần sáu mươi năm. Trong một bài giảng của ông, tiến sĩ Criswell nói về một vị truyền đạo đến quản nhiệm một hội thánh trong một thành phố lớn.

     “Khi đến lúc giảng, thì vị Mục sư không có mặt ở đó. Một chấp sự được nhờ đi kiếm vị Mục sư. Ông tìm thấy vị Mục sư trong văn phòng, đứng nhìn ra ngoài cửa sổ, hướng về phía khu nhà ổ chuột rộng thênh thang phía bìa của thành phố. Khi ông dõi theo về hướng ấy, thì vị Mục sư đang khóc. Người chấp sự nhắc, “Thưa Mục sư, đã đến giờ giảng rồi và mọi người đang chờ Mục sư đó”. Vị Mục sư trả lời, ‘Tôi chỉ vừa nắm bắt được nỗi buồn khổ và tan vỡ, vô vọng của con người. Hãy xem kìa. Cứ xem đi’ – ông chỉ tay về hướng thành phố. Vị chấp sự đáp, ‘Vâng tôi biết. Nhưng chỉ chẳng bao lâu nữa, ông sẽ quen thôi. Đã đến giờ ông giảng rồi đó.”

Thế rồi, tiến sĩ Criswell nói tiếp,

“Đây là điều tôi e ngại cho tôi, cho hội thánh chúng ta và trong tất cả các hội thánh. Chúng ta rồi sẽ quen thôi. Người ta đang bị lạc mất – họ còn sót lại điều gì? Họ không có hy vọng – có còn gì nữa đâu? Cuối cùng thì chúng ta cũng sẽ quen đi thôi – và cho nó qua đi. Điều đó khiến chúng ta không giống Đấng Christ ‘Khi Đức Chúa Jê-sus gần đến thánh, thấy thì khóc về thành.” (W.A. Chriswell, Ph.D., Đấng Christ Thương Xót ‘The Compassionate Christ,’ Nhà Xuất Bản Crescendo, năm 1976, tr. 58).

Khi Chúa Giê-sus đứng trên núi Ô-li-ve hôm ấy và nhìn về thành phố Giê-ru-sa-lem, ai có thể tưởng được rằng chỉ bốn mươi năm sau, thành phố ấy đã bị xóa sổ? Ai có thể tưởng được rằng thế hệ sau đó, các quân đoàn lính La-mã của tướng tổng tư lệnh Titus đã phá sập cổng, tường và châm lửa đốt đền thánh của Đức Chúa Trời? Không gì còn sót lại ngoại trừ bức tường đá bao bọc chung quanh Đền Thánh. “Đền thờ chỉ còn để lại sự hoang vắng.” Và Ngài đã khóc. Chúa Jê-sus khóc cho người lạc mất trong thành.

Ai đó sẽ nói rằng, “Nhưng thưa Mục sư, chúng ta còn có thể làm được điều gì? Chúng ta không thể cứu hầu hết mọi người. Nhưng mình có thể cứu vài người. Mục sư có thể đến đó vào tối thứ Tư và thứ Năm để truyền giảng. Mình có thể truyền giảng vào tối thứ Bảy! Rồi Mục sư đến và mời gọi họ vào chiều Chúa Nhật! Mục sư có thể làm được mà! Một ngày nào đó, đường phố trong thành phố chúng ta sẽ đầy những mảnh vụn, lửa khói, máu chảy và cả chết chóc nữa. Khi ấy sẽ quá trễ để cứu họ. Giờ đây, trong giờ này, hãy đi ra như người lính đánh trận cho Thập tự giá và tín đồ Đấng Christ. Đây là thời giờ đến giúp người nghèo khó, người bị lạc mất tìm đến Đấng Christ, tìm đến sự tha thứ, và hy vọng! “Và khi Chúa Jê-sus gần đến thành, Ngài thấy và khóc về thành.”

II. Thứ nhì, Chúa Jê-sus khóc vì thương xót.

Ngài phán cùng các Môn đồ, “La-xa-rơ, bạn ta…chết rồi” (Giăng 11:11, 14). Ngài nói, “ta đi đánh thức người” – nghĩa là, vực ông ta dậy từ trong cõi chết. Và rồi họ cùng đến Bê-tha-ny, nhà của La-xa-rơ. Người ngoại đạo nói về “bãi tha ma.” Nhưng Cơ Đốc Nhân thì nói về “nghĩa trang” – trong tiếng Hy-lạp nghĩa là nơi yên nghỉ, nơi chúng ta chôn người chết cho đến ngày Chúa Jê-sus trở lại để đánh thức họ dậy. Đó là điều Ngài sẽ làm cho La-xa-rơ. Nhưng Ngài chờ bốn ngày rồi làm phép lạ để thể hiện năng quyền và thần tính của Ngài, hầu mọi người tin đến Ngài.

Khi Chúa Jê-sus đến gần mộ La-xa-rơ, Ma-ri chị của La-xa-rơ tiếp đón Ngài.

“Đức Chúa Jê-sus thấy người khóc, và những người Giu-đa đi với người cũng khóc, bèn đau lòng cảm động mà phán rằng: các ngươi chôn người ở đâu” (Giăng 11:33).

Trong nguyên bản tiếng Hy-lạp, điều ấy có nghĩa là lòng Chúa Jê-sus hoàn toàn tan vỡ. Lòng Ngài nhấp nhỏm, thổn thức, khắc khoải (ĕmbrimaŏmai) – thật sự bị khuấy động, chấn động như biển trong cơn bão, băn khoăn, bồn chồn (tarassō). Quý vị có bao giờ cảm giác như vậy không khi người thân của mình qua đời? Tôi đã từng trải qua điều đó. Tôi đã từng tan vỡ, nhấp nhỏm, thổn thức. Tôi đã từng bị băn khoăn, lòng tuôn trào như nước sôi, thật sự khuấy động. Tôi chỉ mới từng trải qua những nỗi đau tột cùng và nặng nề vài lần trong đời – nhưng cũng đủ để hiểu điều Chúa Jê-sus trải qua. Tôi đã kinh nghiệm điều này khi bà ngoại thân thương của tôi, Mom Flowers, qua đời. Tôi cảm giác như đời mình bị bóp dẹp khi đang học tại viện thần học Báp-tít Nam Phương. Tôi cảm giác như vậy khi mẹ tôi, bà Cecelia, qua đời. Không có gì sai cả. Chúa Jê-sus thể hiện cho chúng ta thấy qua nỗi buồn của Ngài, là chúng ta không phạm tội khi thể hiện nỗi buồn. Ngài cảm động khi chứng kiến tấm lòng thương cảm của Ma-ri, Ma-thê, và những người bạn của La-xa-rơ, khi họ khóc vì người thân mình qua đời.

Chúa Jê-sus biết Ngài sẽ làm La-xa-rơ sống lại ít phút sau đó. Nhưng lòng Ngài tan vỡ và đau khổ vì thực tế của cái chết và nỗi buồn mang đến cho chúng ta. Thế rồi, hai câu Kinh Thánh sau đó, trong chương thứ mười một của sách Tin Lành Giăng, chúng ta được biết câu ngắn nhất trong toàn bộ quyển Kinh Thánh. Qua sự đau khổ và thổn thức, Chúa Jê-sus hỏi, “Các ngươi đã chôn người ở đâu? Chúng thưa rằng: Lạy Chúa, xin hãy lại coi.” Đây là câu ngắn nhất,

“Đức Chúa Jê-sus khóc” (Giăng 11:35).

Ngài chia xẻ nỗi đau của Ma-ri và Ma-thê, vì Ngài cũng yêu thương anh của họ, La-xa-rơ. Và Chúa Jê-sus cũng chia xẻ nỗi đau, sự buồn khổ với chúng ta nữa. Tôi cảm thấy thương hại cho thế hệ lớp trẻ. Trong quá nhiều nhà thờ, họ đã không còn hát những bài thánh ca xưa nữa – những bài hát thấm đượm vào lòng và an ủi linh hồn. Trẻ em ngày nay không còn biết những bài thánh ca đó nữa, thế nên đã không thể sử dụng nó trong lúc khó khăn. Những bài thánh ca xưa đó chính là những âm điệu nâng đỡ linh hồn tôi vượt qua bóng tối cuộc đời.

Ôi Jê-sus Chúa ta là bạn thật,
   Bằng lòng gánh tội lỗi chúng ta!
Ban ơn cho chúng ta hôm mai thân mật,
   Trình cho Chúa bao tâm sự ta…
Ta tìm đâu thiết hữu bằng Ngài nay,
   Sẵn xẻ chia đoạn khổ chặng phiền.
Duy Jê-sus rõ khúc nôi ta rày,
   Vậy mau khẩn đảo nơi bệ thiêng.
(“Jê-sus là Bạn Thật ‘What a Friend We Have in Jesus’” –
      Joseph Scriven, 1819-1886).

“Đức Chúa Jê-sus khóc” (Giăng 11:35).

Dòng lệ quý báu của Chúa Jê-sus. Tấm lòng thương cảm của Chúa Jê-sus. Tạ ơn Đức Chúa về lòng trắc ẩn của Đức Chúa Jê-sus.

Tiến sĩ Henry M. McGowan dẫn tôi đến với gia đình ông tại hội thánh Báp-tít lần đầu tiên khi tôi còn nhỏ. Có lần ông bảo tôi là ông xem tôi như con trai ông. Gia đình tôi và tôi trở lại Vernon, Texas thăm viếng ông nhiều lần. Trong một chuyến đi như vậy, ông cho tôi một bài thơ nhỏ giải thích rất nhiều điều. Nó được một cô bé tên Mary Stevenson viết khi cô mới 14 tuổi:

Một đêm tôi mơ một giấc mơ.
Tôi đang dạo bước cùng Chúa tôi trên bờ biển.
Dọc ngang bầu trời đêm thoáng hiện cảnh đời tôi.
Mỗi một cảnh hình, tôi phát hiện hai đôi chân trên bờ cát,
Một là của tôi, đôi kia thuộc Chúa tôi.

Cảnh cuối đời tôi thoáng hiện trước mắt tôi,
Tôi nhìn lại những dấu chân trên cát
Tôi phát hiện nhiều lần trong đời,
Đặc biệt lúc buồn khổ và thấp nhất trong cuộc đời,
Chỉ còn có một đôi dấu chân thôi.

Lòng bối rối, tôi liền hỏi Chúa.
“Thưa Chúa, Ngài bảo rằng khi con theo Ngài,
Chúa sẽ đi với con mỗi ngày suốt đoạn đường.
Nhưng con sao thấy trong lúc buồn khổ nhất và tận cùng nhất trong đời,
Thì chỉ còn lại một đôi dấu chân thôi.
Con không hiểu tại sao, khi con cần Chúa nhiều nhất, Ngài là lìa bỏ con

Ngài bèn thì thầm, “Con yêu quý của ta, ta yêu thương con và không bao giờ lìa bỏ con.
Không bao giờ, cả trong lúc khó khăn hay thử thách.
Khi con chỉ thấy còn có một đôi dấu chân,
Ấy là khi ta đang ẳm bồng con đó.”
   (“Dấu Chân Trên Cát ‘Footprints in the Sand’” bởi Mary Stevenson (1922-1999), viết năm 1936).

Đức Chúa Jê-sus khóc vì đất nước chúng ta – bị lạc mất, vô vọng. Đức Chúa Jê-sus khóc vì thương cảm khi chúng ta đi qua những giai đoạn buồn khổ cuộc đời.

III. Thứ ba, Chúa Jê-sus khóc vì chúng ta khi Ngài đền tội cho tội lỗi chúng ta.

Sách Hê-bơ-rơ viết,

“Khi Đấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân đức Ngài, nên được nhậm lời” (Hê-bơ-rơ 5:7).

Đây Chúa Jê-sus, khóc trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, đêm trước khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Tiến sĩ Criswell viết,

Ý nghĩa của sự đau đớn nơi Ghết-sê-ma-nê là gì? Khi Ngài chịu đau đớn đến nỗi trong khi cầu nguyện “mồ hôi Ngài trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44)…Tiên tri Ê-sai viết, “Đức Chúa Trời khiến linh hồn Chúa Jê-sus làm của lễ dâng đền tội.” Ê-sai viết, “Đức Chúa Trời sẽ thấy việc Ngài làm và hài lòng.” Bằng cách nào đó, trong một sự huyền bí chúng ta không thể hiểu được, Đức Chúa Trời đã khiến Ngài chịu đựng tội lỗi của chúng ta. Và khi Ngài gánh lấy gánh nặng tội lỗi của toàn thể nhân loại, Ngài đã khóc thổn thức với những giọt nước mắt nặng trĩu, “Thưa Cha, nếu có thể được, xin cất chén này khỏi con” (như đã trích, tr.60).

Đức Chúa Jê-sus khóc trong những giọt nước mắt trĩu nặng, để Đức Chúa Trời không cất Ngài đi trên Ghết-sê-ma-nê, để rồi Ngài có thể sống mang lấy tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài lên thập tự giá sáng hôm sau. Trên thập tự giá, Ngài phán, “Mọi việc đã được trọn” (Giăng 19:30) – và Ngài gục đầu xuống và chết. Trong than khóc và lệ tuôn, Ngài đã bị đóng đinh vào cây thập tự để đền tội lỗi cách trọn vẹn cho chúng ta.

Trên đồi Gô-tha, một buổi sáng chết chóc,
   Christ, Đấng Cứu Thế tôi lê bước nhọc nhằn và kiệt quệ;
Để đối diện sự chết của tử tội trên Thập Tự giá,
   Để cứu chúng ta khỏi sự chết mất vĩnh cửu.
Đáng chúc phước thay Đấng Cứu Chuộc! Đáng tôn thay!
   Tôi nay dường như thấy Ngài trên cây Calvary;
Bị thương, tuôn huyết vì tội nhân –
   Mù lòa, không ai quan tâm – vì chết thay cho tôi!
(“Đáng Chúc Phước Thay Đấng Cứu Chuộc ‘Blessed Redeemer’
      bởi Avis Burgeson Christiansen, 1895-1985).

Tôi xin quý vị hãy đặt lòng tin nơi Chúa Jê-sus, người đã tuôn lệ và đổ huyết Ngài trên thập tự để cứu quý vị khỏi tội và sự Đoán Xét. Ngài giờ đây đang ngự trên Thiên đàng, bên phải Đức Chúa Trời. Hãy đến với lòng tin đơn thuần và tin cậy. Dòng Huyết Quý Báu của Ngài sẽ tẩy sạch tội quý vị - và ban cho quý vị sự sống đời đời. Muốn thật hết lòng. Xin Tiến sĩ Chan hướng dẫn chúng tôi trong lời cầu nguyện.

Nếu bạn nhận được phước từ bài giảng nầy, Tiến sĩ Hymers rất muốn nghe từ bạn. KHI BẠN VIẾT CHO TIẾN SĨ HYMERS BẠN CẦN PHẢI CHO ÔNG BIẾT BẠN VIẾT TỪ QUỐC GIA NÀO BẰNG KHÔNG ÔNG KHÔNG THỂ TRẢ LỜI E-MAIL CHO BẠN ĐƯỢC. E-mail của Tiến sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net (bấm vào đây). (bấm vào đây). Bạn có thể viết cho ông bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể bằng tiếng Anh được thì tốt. Nếu bạn muốn viết thư đến Tiến sĩ Hymers và gởi bưu điện thì địa chỉ của ông là P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Bạn có thể gọi điện thoại cho ông tại (818) 352-0452.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến sĩ Hymers hằng tuần trên trang mạng
 tại www.sermonsfortheworld.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Lu-ca 22:39-44.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Đáng Chúc Phước là Đấng Cứu Chuộc ‘Blessed Redeemer
(bởi Avis Burgeson Christiansen, 1895-1985).


DÀN BÀI CỦA

GIỌT NƯỚC MẮT ĐẤNG CỨU THẾ

THE TEARS OF THE SAVIOUR

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

“Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì” (Ê-sai 53:3).

(Ma-thi-ơ 23:13, 25, 27, 33; 14:36; Giăng 8:11;
Lu-ca 23:43; Ma-thi-ơ 9:2; Lu-ca 7:48)

I.    Thứ nhất, Chúa Jê-sus khóc vì thành Giê-ru-sa-lem,
Ma-thi-ơ 21:9; Lu-ca 19:41.

II.   Thứ nhì, Chúa khóc vì cảm thông, Giăng 11:11, 14, 33, 35.

III.  Thứ ba, Chúa Jê-sus khóc vì chúng ta khi Ngài đền tội cho tội lỗi chúng ta, Hê-bơ-rơ 5:7; Lu-ca 22:44; Giăng 19:30.