Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




NHỮNG TÍN HỮU CHƯA ĐƯỢC BIẾN ĐỔI
TRONG NHỮNG NGÀY SAU CÙNG

(BÀI GIẢNG SỐ 5 CỦA SÁCH 2 PHI-E-RƠ)
UNCONVERTED CHURCH MEMBERS IN THE LAST DAYS
(SERMON #5 ON II PETER)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Báp-Tít Tabernacle, Los Angeles
tối Chúa Nhật ngày 31 tháng 5 năm 2015
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, May 31, 2015

“Dầu vậy, trong dân chúng cũng đã có tiên tri giả, và cũng sẽ có giáo sư giả trong anh em; họ sẽ truyền những đạo dối làm hại, chối Chúa đã chuộc mình, tự mình chuốc lấy sự hủy phá thình lình” (2 Phi-e-rơ 2:1).


Sứ đồ Phi-e-rơ nói rằng những giáo sư giả “ở giữa anh em” trong hội thánh. Điều đó thật sự đang tăng dần ngày nay.

“Vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo lành; nhưng vì họ ham nghe những lời êm tai, theo tư-dục mà nhóm họp các giáo sư xung quanh mình” (2 Ti-mô-thê 4:3).

Người ta muốn nghe điều mà êm tai họ. Cho nên giáo sư giả rất phổ biến ngày nay. Những giáo sư tôi thấy trên đài truyền hình ngày nay đều hầu như nằm trong hạng nầy. Họ bí mật đem vào những dị giáo đáng ghét.

Chương hai của II Phi-e-rơ miêu tả những giáo sư giả nầy. Sứ-đồ nói họ sẽ dạy “những dị giáo đáng ghét,” ngay cả việc phủ nhận Đấng Christ. Họ phủ nhận Chúa Giê-su bằng cách không giảng về Phúc Âm. Ông nói họ sẽ là antinomians (người cho rằng không cần luật đạo đức, chỉ được cứu bởi đức tin thôi). Họ sẽ dạy người ta rằng họ có thể sống trong tội lỗi và vẫn là Cơ-đốc Nhân. Họ sẽ làm vì tiền hơn là vì Chúa. Sự phán xét của họ sẽ rất nặng. Họ sẽ bị xét như những thiên sứ mà chống đối đã “bị quăng vào địa ngục.” Họ sẽ bị xét như những người của thời Nô-ê bị phán xét trong cơn Đại Hồng Thủy. Họ sẽ bị xét đoán như những thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ bị phán bởi lửa từ Thiên Đàng.

Qua ba thí vụ đó Phi-e-rơ chỉ ra rằng những giáo sư giả, và những ai mà theo họ, sẽ bị phán xét. Những giáo sư giả nói rằng Cơ-đốc Nhân có thể sống trong tội lỗi và vẫn được cứu. Họ là những người ngạo mạn và to mồm. Họ nói xấu nghịch cùng những người lãnh đạo Cơ-đốc chân chính. Họ từ chối để vâng theo thẩm quyền của Kinh Thánh. Những giáo sư giả nầy cũng không hiểu những điều nghịch mà họ nói. Họ là nô lệ của tội lỗi. Những người nầy là “đốm” và “vết nhơ” trong hội thánh. Mặt của họ đầy sự gian dâm. Họ không thể ngưng phạm tội. Họ dụ dỗ những người không vững. Họ bị nguyền rủa. Họ giống như tiên tri giả Balaam, là người giảng vì tiền.

Những Cơ-đốc Nhân giả nầy như là những giếng khô, những giếng không có nước. Họ nói điều lành nhưng họ lừa dối những người theo họ. Họ hứa với những người theo họ sự tự do. Nhưng chính họ là nô-lệ cho những tham muốn tội lỗi. Họ là những nô-lệ của sự sa đoạ. Họ dẩn dắt những người mới tin đi lạc lối. Họ sẽ bị xét rất nặng vì cố tình quay đi khỏi điều răn của Kinh Thánh. Họ như là chó với heo. Họ giả đò là Cơ-đốc Nhân tốt, nhưng bây giờ họ trở lại với tội lỗi củ của họ. Như chó với heo, bản chất của họ chưa được biến đổi bởi Đấng Christ. Đó là những gì mà chương hai của II Phi-e-rơ cho chúng ta biết.

Tại sao Phi-e-rơ bỏ nguyên một chương để nói về những Cơ-đốc Nhân giả nầy? Trước hết, họ đã tồn tại qua suốt lịch sử của Cơ-đốc Giáo, và chúng ta cần được cảnh báo. Thứ nhì, họ tăng thêm lên trong con số và cường độ trong ngày sau rốt. Xin xem 2 Phi-e-rơ 3:3. Hãy đứng lên và đọc lớn tiếng.

“Trước hết phải biết rằng, trong những ngày sau-rốt, sẽ có mấy kẻ hay gièm chê, dùng lời giễu-cợt, ở theo tình dục riêng của mình” (2 Phi-e-rơ 3:3).

Quý vị đồng an toạ. Hãy chú ý câu nói, “trong những ngày sau-rốt.” Những người chế giễu đó cũng là những Cơ-đốc Nhân mà chúng ta đọc trong chương hai. Kinh Thánh có nhiều điều để nói về con số lớn Cơ-đốc Nhân giả trong những ngày sau-rốt. Bề ngoài của họ thì giữ điều nhân đức, nhưng không có quyền phép từ Chúa trong họ (2 Ti-mô-thê 3:5). “Trong đời sau-rốt…[họ theo] các thần lừa dối, và đạo lý của [quỉ dữ]” (1 Ti-mô-the 4:1). Tới khi mà thế gian đi vào Khổ Nạn hôi thánh được mô tả như “chổ ở của các ma-quỉ, nơi hang hố của mọi tà thần, hang hố của mọi giống chim dơ dáy” (Khải Huyền 18:2). Lúc bấy giờ hội thánh sẽ được gọi, “Con Đại Dâm Phụ” (Khải Huyền 17:1, 19:2). Tiến sĩ J. Vernon McGee nói rằng “đại dâm phụ” “là bao gồm những ai mà chưa bao giờ tin nhân Christ là Đấng Cứu Chuộc” (J. Vernon McGee, Th.D., Xuyên Qua Kinh Thánh ‘Thru the Bible’, quyển 5, Nhà Xuất Bản Thomas Nelson, 1983, tr. 1030; ghi chú dựa trên Khải Huyền 17:1).

Tiến sĩ John F. Walvoord, là viện trưởng của Chủng Viện Thần Học Dallas, nói rằng, “Một người mà phủ nhận người và việc làm của Chúa Giê-su Christ trong định nghĩa Kinh Thánh là không phải Cơ-đốc Nhân chút nào. Người đó là chống Cơ-đốc Nhân; chống lại Phúc Âm, là tín đồ dị giáo, là người không được cứu. Là một người chưa được chạm đến bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Bi kịch là những gì Phi-e-rơ dự đoán hoàn toàn quá hiển nhiên trong hội thánh tự xưng ngày nay…Nhiều Cơ-đốc Nhân không nhận thức rõ khoãng rộng và chiều sâu của sự không tin mà đã tràn ngập trong hội thánh…Phi-e-rơ đã đoán trước từ lâu rồi. Không có cần chờ đợi cho sự thực hiện. Vì điều đó đã ứng nghiệm rồi” (John F. Walvoord, Th.D., “Hội Thánh Hiện Đại Đi Đâu Vậy? ‘Where is the Modern Church Going?’” trong Lời Tiên Tri và Thập Niên Bảy Mươi ‘Prophecy and the Seventies’, Charles L. Feinberg, Th.D., Ph.D., chủ bút, Nhà In Moody, 1971, tr. 113, 114).

Tôi có thể cho quý vị biết, là chính mắt chứng kiến, một số lớn những người truyền đạo mới “chưa được chạm bởi ân điển của Chúa” và “chưa được cứu” – như Tiến sĩ Walvoord đã nói. Đây là sự thật tại những chủng viện và trong thuộc viên những hội thánh của chúng ta. Như Tiến sĩ Walvoord đã nói, “Đa số Cơ-đốc Nhân không nhận thức rõ khoãng rộng và chiều sâu của sự không tin đã tràn ngập trong hội thánh.”

Câu hỏi của tôi là – tình trạng tồi tệ đó làm sao xảy ra vậy? Muốn tìm câu trả lời thì chúng ta chỉ cần nhìn lại sự gì đã xảy ra. Bắt đầu trong thế kỷ mười chin, khoãng 1824, Charles G. Finney đổi sự thay đổi tôn giáo thành “sự quyết định” vội vàng và không ý nghĩa gì hết.

Điều mà thiếu trong “sự quyết định” hiện đại là sự nhận thức tội lỗi! Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones nói, “John Bunyan nói cho chúng ta trong Ân Điển Thừa Thãi ‘Grace Abounding’ rằng ông ở [dưới sự nhận thức tội lỗi] và ở trong sự quằn quại tâm linh trong mười tám tháng. Yếu tố thời gian không quan trọng, nhưng một người đàn ông nào thức tỉnh và nhận thức tội lỗi chắc bị phiền muộn về điều đó. Làm sao ông có thể chết và nhìn mặt Chúa được?” (Martyn Lloyd-Jones, M.D., Sự Tin Chắc ‘Assurance’ (Rô-ma 5), Nhà Xuất Bản Banner of Truth Trust, 1971, tr. 18).

Thứ Sáu vừa qua tôi đọc Tiến Triển của Người Du Hành ‘Pilgrim’s Progress’ của John Bunyan. Điều mà ông nói về sự nhận thức của tội lỗi và biến đổi thật sự là quá thường trước Finney đến đổi điều đó là niềm tin tổng quát hầu như cho tất cả người truyền đạo. Tiến Triển của Người Du Hành ‘Pilgrim’s Progress’ là in ra cho George Whitefield, và bán tại những Hội Thánh Giám Lý Calvinistic khắp Anh Quốc và Hoa Kỳ. Bảy lần xuất bản Tiến Triển của Người Du Hành ‘Pilgrim’s Progress’ là in ra cho John Wesley và được đọc bởi những tín hửu Giám Lý Wesleyan khắp thế giới nói tiếng Anh. Tiến Triển của Người Du Hành ‘Pilgrim’s Progress’ được đọc và yêu chuộng bởi hàng ngàn người trong tất cả hệ phái Tin Lành. Chính Bunyan là tác giả Báp-tít mà được nhiều người đọc nhất qua các thời đại. Lần đầu xuất bản trong 1678, sách của Bunyan được in ra nhiều số bản, và bản ra nhiều bản hơn những sách tiếng Anh nào khác, ngoại trừ bản Kinh Thánh King James. Spurgeon, người lỗi lạc đã đọc Tiến Triển của Người Du Hành ‘Pilgrim’s Progress’ hơn 75 lần. Những câu trích dẫn và những sự minh hoạ từ trong sách xuất hiện hết lần nầy tới lần khác trong những bài giảng của Spurgeon. Đó là quyển sách nói về thay đổi tôn giáo – và đây là điều mà hầu như tất cả người Tin Lành và Báp-tít tin về sự biến đổi cho tới khi Finney thay đổi sự biến đổi thành sự quyết định vào thế kỷ thứ mười chin.

Trong một đoạn gọi là “Hopeful Nói Về Sự Biến Đổi Của Ông” chúng ta học được nhiều việc về sự cứu rổi đã bị quên đi là hậu quả của “chủ nghĩa quyết định” của Finney.

Phân đoạn nầy bắt đầu với sự tranh luận giữa Faithful và Hopeful. Hopeful nói ông bắt đầu trước tiên là nghĩ về sự cứu rổi của ông khi ông nhận thấy sự trống vắng của thế giới – không có hội thánh, sự giả dối, sự chưởi thề, những cuộc truy hoan như đi đến Las Vegas. Nhưng ông nói, “Lúc đầu, tôi nhắm mắt để chống lại sự soi sáng (của Kinh Thánh).” Rồi ông nói,

“Trước tiên – tôi không biết đây là công việc của Đức Chúa Trời trên tôi. Tôi không bao giờ nghĩ rằng Đức Chúa Trời bắt đầu sự biến đổi tội nhân bởi việc thức tỉnh họ từ tội lỗi. Thứ hai – tội lỗi vẩn thấy ngọt ngào trong con người xác thịt của tôi, và tôi không muốn rời bỏ nó. Thứ ba – tôi không biết làm sao thoát khỏi những người bạn hư mất của tôi, vì sự hiện diện của họ khêu gợi đến tôi. Thứ tư – thời gian mà tôi cảm nhận được tội lỗi là những lúc bối rối và lòng sợ hãi hàng giờ đến nổi mà tôi không thể chiụ được chúng.”

Christian nói, “Đôi khi dường như bạn đã thoát khỏi được sự phiền toái của bạn.”

“Vâng,” Hopeful nói, “nhưng sự cám dổ sẽ bước vào trong tâm trí tôi lần nữa, và rồi tôi trở thành xấu hơn là trước kia.”

Hopeful nói rằng sự nhận thức tội lỗi sẽ trở lại với ông và giày vò ông.

Christian hỏi, “Rồi sau đó bạn sẽ làm gì?”

Hopeful nói, “Tôi cố gắng để sửa đổi đời sống tôi.” Tôi cố gắng để không phạm tội. Tôi lẩn tránh tội lỗi của tôi và từ những người bạn hư mất của tôi. Tôi bắt đầu cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, và làm những việc thiện khác.”

Christian hỏi, “Điều đó có giúp được bạn không?”

Hopeful nói, “Vâng, trong một thời gian. Nhưng không bao lâu tôi lại gặp phiền phức nữa, cho dù tôi đã cải thiện chính mình rồi.”

Christian hỏi, “Việc đó xảy ra thế nào?”

Hopeful nói, “Khi tôi nhớ đến tất cả những việc làm công bình của tôi như là giẻ rách bẩn thỉu, và khi tôi nhớ rằng bởi luật pháp thì không có người nào được công bình, tôi mới biết rằng tôi quá ngu xuẩn khi nghĩ là tôi có thể vào Thiên Đàng bởi vì tôi tốt và vâng theo luật pháp. Tôi cũng nghĩ rằng, ngay cả việc nếu bây giờ tôi có thể được toàn hảo, những tội lỗi củ của tôi cũng vẩn bị ghi vào trong quyển sách của Đức Chúa Trời. Tất cả những lỗi lầm trước kia sẽ kết tội tôi nếu nó không được thanh tẩy – và tôi không thể loại bỏ chúng! Tôi trải qua nhiều cuộc xung đột hơn, nhưng tôi vẩn không được bình an. Tôi nhận ra có quá nhiều tội lỗi trong tôi nên không thay đổi được. Faithful nói với tôi rằng tôi không thể được cứu, ngoại trừ tôi có thể nhận được sự công chính của một Đấng vô tội. Ông ấy nói với tôi rằng Đấng nầy là Chúa Giê-su, là Đấng ngồi bên hửu của Đức Chúa Trời. Faithful nói, ‘Anh phải được bào chữa bởi Ngài – là Đấng đã chịu khổ hình trên thập giá vì tội lỗi của anh.’”

Christian hỏi, “Rồi bạn đã làm gì?”

Hopeful nói, “Tôi phản đối nó. Tôi nghĩ Chúa Giê-su không muốn cứu tôi."

“Rồi thì Faithful nói gì với bạn?”

“Anh ta kêu tôi đến với Chúa Giê-su.”

“Bạn có làm theo điều mà anh ấy nói không?”

“Tôi đã cố gắng, cố gắng, và cố gắng.”

“Đức Chúa Cha có bày tỏ Đức Chúa Con cho bạn không?”

“Lần thứ nhất không có, lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ tư, lần thứ năm và ngay cả lần thứ sáu cũng không có.”

“Bạn có suy nghĩ đến là phải ngưng lại hông?”

“Vâng, cả trăm lần”

“Và tại sao bạn không ngưng lại?”

“Tôi tin những điều gì tôi đã nghe được là sự thật, ngoài sự công bình của Chúa Giê-su Christ thì tất cả những gì của thế gian không thể cứu được tôi. Vì thế, tôi tự nghĩ, ‘Nếu tôi ngừng lại, tôi sẽ chết, và tôi không thể chết ngoài tại Ngôi của Ân Điển.’ Vì vậy tôi cứ tiếp tục cho đến khi Cha chỉ cho tôi thấy Con của Ngài.”

“Và Chúa Giê-su đã bày tỏ cho bạn thế nào?”

“Tôi không thấy Ngài bằng mắt trần của tôi, nhưng bằng con mắt của tấm lòng. Sự việc xảy ra như vầy: Một ngày kia tôi rất buồn. Và sự buồn rầu nầy là do nơi cái nhìn mới về sự to lớn và tính đê hèn của tội lỗi tôi. Tôi không hướng gì về phía trước ngoài Địa Ngục và sự nguyền rủa đời đời của linh hồn tôi. Thình lình tôi nhận biết rằng Chúa Giê-su nhìn xuống tôi từ Thiên Đàng và nói, “Hãy tin nhận Chúa Giê-su, thì ngươi sẽ được cứu.’ Tôi nói, ‘Chúa ôi, tôi là một tội nhân, một tội nhân rất xấu xa.’ Và Ngài đã trả lời, ‘Ân điển ta đủ cho ngươi.’ Rồi tôi nói, ‘Nhưng Chúa ôi, tin là cái gì?’ Rồi tôi nghe Ngài phán, ‘Ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khác,’ tin và đến là giống như nhau. Và ai đã đến – là chạy hết tấm lòng mình theo sự cứu chuộc trong Đấng Christ – là thật sự tin nhận Chúa Giê-su Christ. Rồi nước mắt tuôn đổ và tôi nói, ‘Nhưng, Chúa Giê-su ôi, có thể nào một tội nhân xấu xa như tôi mà Ngài lại chấp nhận tôi và cứu tôi sao?’ Và tôi nghe Ngài phán, ‘Kẻ nào đến cùng ta, ta sẽ không bỏ ra ngoài đâu.’ Rồi Ngài nói, ‘Đức Chúa Giê-su Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội.’ ‘Ngài yêu thương chúng ta và rửa sạch tội lỗi chúng ta bời huyết của Ngài.’ Từ tất cả những điều đó tôi nhận biết rằng tôi phải tìm kiếm sự công chính của Ngài, và để được tha thứ tội lỗi, tôi phải tìm đến huyết của Ngài, là Đấng đã đổ huyết ra trên Thập Tự Giá để trả thay tội lỗi tôi. Tôi đã đến với Chúa Giê-su. Mắt tôi tràn tuôn giọt lệ, và lòng tôi tràn ngập tình yêu Chúa Giê-su Christ, yêu dân sự Ngài và đường lối của Ngài.

Christian nói, “Điều đó đã ảnh hưởng gì trên bạn?”

Hopeful nói, “Nó đã làm cho tôi thấy rằng toàn thể thế giới là tội lỗi và bị lên án. Nó đã làm cho tôi thấy rằng Đức Chúa Trời là Cha có thể bào chữa cho tội nhân là những ai đến với Con Ngài là Chúa Giê-su. Nó đã làm cho tôi thấy xấu hổ về sự ngu dốt của tôi, trước kia trong lòng của tôi chưa bao giờ suy nghĩ về sự đẹp đẽ và tình yêu của Chúa Giê-su Christ. Nó đã làm cho tôi yêu mến đời sống thánh khiết và ao ước làm một điều gì đó để làm rạng danh vinh hiển của Chúa Giê-su. Vâng, tôi nghĩ rằng nếu tôi đã có hàng ngàn ga-lông máu trong cơ thể của tôi, tôi muốn đổ tất cả ra cho sự lợi ích của Chúa Giê-su” (Tóm tắt lại bởi Tiến sĩ Hymers, từ Tiến Triển của Người Du Hành trong Anh Ngữ Hiện Đại ‘Pilgrim’s Progress in Modern English’, được bổ xuyết bởi L. Edward Hazelbaker, Nhà Xuất Bản Bridge-Logos 1998, trang 180-186).

Bạn thân mến, những lời nói đó của John Bunyan là điều phước hạnh của hàng ngàn tấm lòng, cho đến khi sự dơ bẩn rác rưởi của “chủ nghĩa quyết định” đã thay đổi sự cứu chuộc thành một việc gì đó giống như một trò ma thuật. Tôi thiết tha cầu nguyện làm sao cho bạn sẽ đọc đi đọc lại những dòng chữ nầy, để nhận thấy được tội lỗi của mình, và lấy đức tin chạy đến với Chúa Giê-su Christ.

Đây là con đường chân lý. Đây là con đường giải thoát. Đây là con đường dẩn đến Chúa Giê-su Christ. Nó là con đường mà tôi đã được cứu. Nó là con đường mà Ông Griffith đã được cứu. Nó là con đường mà Tiến sĩ Cagan và Bác sĩ Chan đã được cứu. Nó là con đường mà tất cả chúng ta ở đây đã được cứu. Và nó là con đường mà bạn phải được cứu.

“Song cửa hẹp và đường chật dẩn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít” (Ma-thi-ơ 7:14).

Lại Cha, con cầu xin Ngài rằng ai đã nghe hoặc đọc bài giảng nầy sẽ hạ mình xuống và nhận thức được. Và con cầu xin Ngài kéo họ đến với Con Ngài, là Chúa Giê-su, là Đấng đã chịu chết trên Cây Thập Tự để trả thay tội lỗi họ, và đã sống lại từ kẻ chết để ban cho họ đời sống. Trong Danh Ngài, A-men.

Nếu bạn nhận được phước hạnh trong bài giảng nầy, xin vui lòng gởi điện thư cho Tiến sĩ Hymers và nói với ông qua địa chỉ – rlhymersjr@sbcglobal.net (nhấn ở đây). Bạn cũng có thể viết thư cho Tiến sĩ Hymers bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng nếu có thể viết được tiếng Anh thì tốt.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: 2 Phi-e-rơ 2:15-22.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Vầng Đá Muôn Đời ‘Rock of Ages’” (bởi Augustus M. Toplady, 1740-1778).