Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
SỐNG TRONG THỜI ĐIỂM CỦA SỰ BỘI ĐẠOLIVING IN A TIME OF APOSTASY bởi Tiến sĩ R.L. Hymes, Jr. Bài giảng tại Hội Thánh Báp-tít Tabernacle, Los Angeles “Nếu Ngài chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác này, chỉ gìn giữ Nô-ê là thầy giảng đạo công bình với bảy người khác mà thôi; nếu Ngài đã đoán phạt thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy phá đi khiến hóa ra tro, để làm gương cho người gian ác về sau; nếu Ngài đã giải cứu người công bình là Lót, tức là kẻ quá lo vì cách ăn ở luông tuồng của bọn gian tà kia, (vì người công bình này ở giữa họ, mỗi ngày nghe thấy việc trái phép của họ, bèn cảm biết đau xót trong lòng công bình mình)” (II Phi-e-rơ 2:5-8). |
Trong chương này, Sứ-đồ Phi-e-rơ rao giảng như một tiên tri. Từ câu 1-3, ông cho biết giáo sư giả sẽ đến và đem vào những lời giảng dị giáo đầy tội lỗi. Ông cho biết rằng họ sẽ chối từ Chúa Jê-sus Christ. Nhiều người sẽ nghe theo. Kết cục là chân lý Kinh Thánh sẽ bị giảng như là của sự ác. Ông cho biết những kẻ giáo sư giả này sẽ làm vì đồng tiền, không phải cho Đức Chúa Trời. Thật đúng như hình ảnh của thế giới chúng ta ngày nay! Chúng ta hiện đang sống trong thời kỳ của sự bội đạo, giảng dạy sai lầm khủng khiếp – và sự trỗi dậy của tân ngoại giáo.
Tôi phải thừa nhận là tôi thật sự không thích Carl F. H. Henry (1913-2003) lắm. Ông ta là nhà thần học truyền giáo mới. Nhưng đối với tôi dường như ông ta chỉ muốn chứng tỏ mình là người “uyên bác” như thế nào mà thôi. Theo ý tôi, ông không công bố chân lý mạnh mẽ như đáng phải có. Tuy nhiên, tôi chưa đọc một lời tuyên bố rõ ràng nào về sự bội đạo ngày hôm nay như điều ông viết. Tiến sĩ Henry viết,
Thế hệ chúng ta đang bị lạc mất chân lý Đức Chúa Trời…Vì sự lạc mất này đang trả giá đắt bằng sự tái phát nhanh chóng chủ nghĩa tà giáo. Sự man rợ lại đang quấy động; chúng ta có thể nghe chúng gầm gừ và náo động trong tiến độ thời gian chúng ta [ở Trung Đông, Bắc Phi, dọc ngang Âu Châu – Hồi giáo đang tiến tới. Từ tòa Bạch Ốc xuống, giới lãnh đạo của đất nước chúng ta bối rối, yếu hèn và vô thần]…
Sự man rợ đang quậy tung bụi của nền văn minh suy đồi và đã len lỏi núp bóng vào Hội thánh tàn tật (Tiến sĩ Carl F.H. Henry, Hoàng Hôn Của Nền Văn Minh Vĩ Đại: Chuyển Đổi Về Hướng Tân Ngoại Giáo ‘Twilight of a Great Civilization: The Drift Toward neo-Paganism’, Nhà Xuất Bản Crossway, năm 1988; lời bình của tôi trong dấu ngoặc).
Nhà thăm dò dư luận nổi tiếng George Barna cho chúng ta biết, trong sự ảnh hưởng, hội thánh chúng ta không có tương lai. Ông cho biết rằng trên 80% giới trẻ ngày nay trong các hội thánh sẽ bỏ đi, “không bao giờ trở lại” – trước khi họ bước đến tuổi ba mươi. Và các hội thánh dường như không biết phải làm cách nào để chuyển đổi niềm tin giới trẻ lạc mất bên ngoài! Điều mà họ có khả năng làm được là thuyết phục ai đó rời hội thánh mình đang nhóm và đến với hội thánh họ. Các vị Mục sư tháo bỏ cà-vạt và đem nhạc rock vào buổi thờ phượng Chúa sáng Chúa Nhật trong một nỗ lực vô vọng hầu được mang tiếng “chịu chơi” và “đương đại”. Giờ đây họ nên hiểu ra là nó không có hiệu quả gì hết! Thế giới lạc mất này đang nhìn họ và cười nhạo! Thật là bi thảm! Đức Chúa Trời biết tôi đã khóc cho hội thánh chúng ta như thế nào!
Nhiều vị Mục sư đã bị suy đồi vì trường thần học theo trường phái tự do như trường Thần Học Fuller. Nhiều vị Mục sư bảo thủ bị bất lực vì trường họ học chỉ dạy họ phân tích cú pháp của từ ngữ Hy-lạp nhưng chưa bao giờ tạo cho họ nguồn cảm hứng giảng đạo. Tiến sĩ Michael Horton có viết về thảm họa này. Sách của ông mang tựa đề, “Cơ Đốc Giáo Thiếu Đấng Christ: Phúc Âm Thay Thế Của Hội Thánh Mỹ ‘Christless Christianity: The Alternative Gospel of the American Church’ (Baker Books, năm 2008). Năm 1996, nhà Xuất Bản Moody đã cho in quyển sách tựa đề Cuộc Khủng Hoảng Truyền Giáo Sắp Đến ‘The Coming Evangelical Crisis’. Quyển sách đó đã được viết mười chín năm trước. Giờ thì cuộc khủng hoảng đang diễn ra, ngay bây giờ! Hội thánh Chúa chúng ta đang bị lộn xộn, ai cũng biết vậy! Các buổi thờ phượng Chúa tối Chúa Nhật ở hầu hết các hội thánh bị đóng cửa. Đó là dấu hiệu của sự suy tàn! Các buổi cầu nguyện ở các hội thánh đã bị xóa bỏ đi từ lâu. Đó là dấu hiệu của sự suy tàn! Ngày nay, hiếm có hội thánh nào vẫn còn tổ chức được các chương trình chinh phục linh hồn tội nhân mạnh mẽ. Đó là dấu hiệu của sự suy tàn! Cái gọi là “giảng luận” chỉ đơn giản là bài học Kinh Thánh theo từng câu một khô khan. Đó là dấu hiệu của sự suy tàn! Ngay cả nếu không có ai than phiền – tôi sẽ làm điều đó! Nếu không có ai nói gì hết, tôi sẽ nói. Điều tôi nói cần được nói ra, lớn tiếng và rõ ràng! Chúng ta đang sống trong thời kỳ bội đạo ghê gớm! Chúng ta đang sống trong thời kỳ được mô tả trong sách II Phi-e-rơ 2:1-3!
Quý vị có thể hỏi, “Tại sao ông Mục sư lại nói về điều đó? Nó sẽ làm rối trí giới trẻ!” Lại sai nữa! Nói ra sự thật thì không có làm rối trí người ta đâu! Thật ra, nếu tôi không nói ra sự thật, thì chính họ mới thật sự bị rối trí – bị mập mờ vì những ý tưởng truyền giáo tân thời giãy chết, và những nhóm học Kinh Thánh! Họ sẽ bị xáo trộn nếu họ không nhận biết mình đang sống trong thời điểm của sự không tin kính và bội đạo ghê gớm – sự bội đạo khủng khiếp nhất mà hội thánh Chúa đã kinh nghiệm từ thời Cải Chánh! Sự bội đạo sâu đậm nhất trong vòng 500 năm qua! Như vậy đấy! Chúng ta đang sống trong thời kỳ được Sứ-đồ Phi-e-rơ mô tả trong sách II Phi-e-rơ 2:1-3. Vậy thì, câu trả lời là gì? Xin vui lòng đứng dậy và đọc II Phi-e-rơ 2:5-8. Nó nằm ở trang 1318 sách Học Kinh Thánh Scofield .
“Nếu Ngài chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác này, chỉ gìn giữ Nô-ê là thầy giảng đạo công bình, với bảy người khác mà thôi; nếu Ngài đã đoán phạt thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy phá đi khiến hóa ra tro, để làm gương cho người gian ác về sau; nếu Ngài đã giải cứu người công bình là Lót, tức là kẻ quá lo vì cách ăn ở luông tuồng của bọn gian tà kia, (vì người công bình này ở giữa họ, mỗi ngày nghe thấy việc trái phép của họ, bèn cảm biết sự đau xót trong lòng công bình mình)” (II Phi-e-rơ 2:5-8).
Mời quý vị an tọa.
Lời trong đoạn Kinh Thánh được Chúa ban phát cho chúng ta thấy mình đang sống trong thời kỳ của sự bội đạo, tội lỗi và xáo trộn. Đó là chủ đề của đoạn Kinh Thánh. Sứ đồ Phi-e-rơ nêu ra ví dụ của hai nhân vật, Nô-ê và Lót. Bằng cách kể về cuộc đời của hai người đàn ông này, ông chỉ cho chúng ta biết sống như một Cơ Đốc Nhân cách nào trong thời điểm của sự xáo trộn tâm linh hiện nay.
Cơ Đốc Nhân luôn bị thần linh thế gian thử thách, cụ thể là trong giai đoạn của sự bội đạo như vầy. Chúng ta bị thử thách vì thực tế chúng ta là thiểu số. Đó là một thử thách lớn. Giả sử chúng ta đang sống trong thế kỷ thứ 18, chúng ta có lẽ được dự phần trong một cuộc phấn hưng vĩ đại, cuộc phấn hưng bao gồm quần đảo nước Anh và cả Bắc Mỹ. Có rất nhiều người quanh chúng ta tin vào sự giảng đạo chân thật, sự chuyển đổi niềm tin chân chính, và sự cầu nguyện chân thành. Điều này cũng phần nào đúng với giai đoạn thế kỷ thứ 19 – ít hơn một chút nữa trong khoảng 70 hoặc 80 năm đầu của thế kỷ thứ 20.
Thật ngạc nhiên vì thời gian trôi qua quá nhanh. Khi quý vị ở độ tuổi tôi thì 35 năm có vẻ quá ngắn. Chỉ 35 năm trước đây, tình hình có khác hơn rất nhiều. Vị Tổng thống đắc cử lúc ấy là Ronald Reagan. Ông Billy Graham khoảng hơn 60 tuổi, vẫn còn tổ chức các chương trình truyền giảng vĩ đại. Jerry Falwell phát hình trên TV mỗi tối Chúa Nhật, thu hàng triệu Mỹ kim, dường như dẫn đầu trong phong trào “Luân Lý Đa Số ‘Moral Majority’” để ngăn chận việc phá thai. Mùa xuân năm 1980, Tiến sĩ John R. Rice vẫn còn giảng đạo. Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones vẫn còn tại thế. Tiến sĩ Francis Schaffer cũng vậy. Thời ấy không phải là thời điểm hoàn hảo. Thế nhưng nếu so sánh với năm 2015, thì thời điểm ấy vẫn là thời điểm tốt hơn cho Cơ Đốc Nhân rất nhiều. Giờ đây, chúng ta lại bị biến thành nhóm thiểu số bị ghét bỏ! Ý tôi muốn nói – người ta căm ghét chúng ta! Họ sợ chúng ta và căm ghét chúng ta! Mỗi người Báp-tít, mỗi vị truyền giáo, mỗi người Ngũ Tuần, ngay cả La-mã Thiên Chúa Giáo – hễ ai có liên quan đến Cơ Đốc Giáo đều cảm thấy như vậy. Thế giới bên ngoài căm ghét chúng ta. Chính điều này khiến chúng ta khó mà trung tín với Đức Chúa Trời, khó hơn thời của những thế kỷ trước và thời điểm khác trong quá khứ.
Nô-ê cũng đã cảm nhận được sự thử thách đó – thử thách của việc đứng một mình đơn độc. Chúng ta được kể lại trong đoạn Kinh Thánh là Đức Chúa Trời “gìn giữ Nô-ê người thứ tám” (II Phi-e-rơ 2:5). Ông Nô-ê đã sống trong một thời điểm tệ hại của sự suy đồi đạo đức và bội đạo trước trận Đại Hồng Thủy. Đó là thời của tột cùng gian ác và hoạt động ma quỷ. Nó tệ đến nỗi “ý tưởng loài người chỉ là xấu luôn” (Sáng Thế Ký 6:5). Và Đức Chúa Trời phán,
“Thần Ta sẽ chẳng ở trong loài người luôn” (Sáng Thế Ký 6:3)
Tình trạng thế giới khi ấy quá tồi tệ đến mức hầu như chẳng có ai được cứu. Quý vị hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời “cứu Nô-ê người thứ tám.” Có nghĩa là chỉ có Nô-ê, vợ của ông – và ba người con trai cùng vợ mình được cứu mà thôi. Chỉ có tám người được cứu trên toàn thế giới! Điều quan trọng chúng ta nên suy nghĩ về Nô-ê là làm thế nào mà ông đã sống được trong một thế giới chung quanh mình đầy tội lỗi, đến nỗi phải dẫn đến sự đoán phạt bằng trận Đại Hồng Thủy.
Rồi, một người nữa là Lót. Như quý vị có đọc về Lót trong sách Sáng Thế Ký, quý vị có thể ngạc nhiên khi nghe Phi-e-rơ gọi ông ta “người công bình Lót” trong đoạn Kinh Thánh (II Phi-e-rơ 2:7b). Nhưng sứ đồ Phi-e-rơ không có nói về sai lầm của Lót dọn về ở tại thành Sô-đôm. Vị Sứ-đồ cho chúng ta biết cảm nhận của Lót và điều ông ta đã làm sau khi dời đến ở tại Sô-đôm. Đoạn Kinh Thánh nói ông ta “quá lo vì cách ăn ở luông tuồng của bọn gian tà kia” (2:7b). Nếu đọc Sáng Thế Ký đoạn 19, quý vị sẽ thấy rõ tình trạng của thành phố đó ra sao – suy đồi, dâm đãng, xấu hổ. Và trong thành phố đó, Lót cùng gia đình ông đang sinh sống.
Họ cùng trong một cảnh ngộ như Nô-ê và gia đình ông. Trong chương thứ 18 của sách Sáng-Thế-Ký, chúng ta đọc thấy Đức Chúa Trời đã không phá hủy thành Sô-đôm nếu chỉ có mười người công bình sống ở đó. Thế nhưng cũng không có nổi mười người – chỉ có Lót và con cái ông. Họ là những người duy nhất cố gắng sống đời sống tin kính. Tất cả những người khác còn lại trong thành phố lớn đó đều sống vô tín và phó mình cho tội lỗi.
Chúng ta thấy, từ Nô-ê và từ Lót, thật là một thách thức cực kỳ khó khi mình là thành viên của một nhóm người Cơ Đốc thiểu số. Còn khó hơn cho một người trong gia đình sống đời sống Cơ Đốc. Tôi còn nhớ rất rõ người thân tôi nhạo báng, chế giễu và chọc cười vì tôi cố sống đời sống tin kính như Cơ Đốc Nhân. Nếu quý vị là Cơ Đốc Nhân duy nhất tại trường học, sở làm, hoặc trường đại học, tại nhà, quý vị sẽ thường xuyên bị chế giễu. Quý vị sẽ bị người ta cho mình là dại dột nếu quý vị muốn làm người Cơ Đốc Nhân tốt. Càng là Cơ Đốc Nhân tốt bao nhiêu, thì thế giới lạc mất này càng chống lại quý vị bấy nhiêu. Đây là một thách thức lớn. Hầu hết các người trẻ tuổi thất bại sự thử thách này. Họ cảm thấy phải nhượng bộ “bạn bè” mình tại trường học hoặc sở làm. Có hai điều xảy ra cho những người “nhượng bộ” thế giới lạc mất này:
1. Nếu họ được cứu, họ sẽ mất niềm vui mình. Bạn không thể cùng làm bạn với thế gian, đồng thời có niềm vui của Đấng Christ, và họ sẽ mất phần thưởng trong vương quốc Đấng Christ.
2. Nếu họ có bạn thân trong thế giới lạc mất này, họ sẽ không chịu chuyển đổi niềm tin mình. Kinh Thánh nói, “Cho nên, ai muốn làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên nghịch thù cùng Đức Chúa Trời vậy” (Gia-cơ 4:4).
Tiến sĩ John R. Rich có nói, “Quý vị có bao giờ mất… bạn bè mình vì Chúa không? Nếu Cơ Đốc Nhân chưa bao giờ làm quý vị mất…một người bạn nào…thì bạn có thật sự cho rằng mình yêu Chúa nhiều không? Thật sự trở thành người Cơ Đốc Nhân tốt sẽ làm quý vị mất bạn” (John R. Rice, D. Thiệt Hại Gì Cho Việc Thành Người Cơ Đốc Nhân Tốt ‘What It Costs to Be a Good Christian’, Nhà Xuất Bản Sword of the Lord, năm 1952, tr. 28). Kinh Thánh nói,
“Phuớc cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, Chẳng đứng trong đường tội nhân, không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng” (Thi-Thiên 1:1).
Nhìn lại lịch sử Cơ Đốc Giáo, quý vị sẽ thấy tất cả những Cơ Đốc Nhân thực thụ là những người đàn ông, đàn bà biệt riêng khỏi thế giới lạc mất này. Hãy lấy ông Tertullian làm ví dụ. Ông ta sống trong khoảng từ năm 160 đến 220 A.D. (sau công nguyên). Ông chứng kiến Cơ Đốc Nhân bị chính quyền La-Mã vô thần hành quyết. Ông ta chứng kiến Cơ Đốc Nhân bị tra tấn, chặt đầu, và bị ném vào đấu trường để sư tử xé xác. Ông ta kinh ngạc truớc sự can đảm của họ. Ông nói, “Nhất định phải có điều gì đó trong Cơ Đốc Giáo khiến người tin có thể làm được như vậy. Họ sẵn sàng để từ bỏ mọi thứ, ngay cả chính mạng sống mình.” Ông cũng lấy làm kinh ngạc về tình yêu thương họ dành cho nhau. Khi ông 35 tuổi, ông đã tin nhận Chúa Cứu Thế cách đột ngột, dứt khoát và thấu đáo. Ông quyết định bào chữa bênh vực cho người Cơ Đốc bị khinh dễ và chịu nạn. Ông viết sách chống lại nạn tà giáo trong những hội thánh đầu tiên. Cuối cùng, ông rời Công Giáo La-Mã vì giáo hội trở nên trần tục. Thoạt đầu, ông đến với giáo hội Montanists, tương tự như giáo hội Ngũ Tuần hiện đại. Sau khi rời giáo hội, ông chăn dắt bầy chiên tại Hội thánh ông thành lập. Vì thế ông đã trở thành người Tin Lành đầu tiên. Tôi có biết một thanh niên Đại Hàn chuyển đổi được niềm tin mình nhờ nghiên cứu các bài giảng đầy quyền năng của Tertullian. Các bạn trẻ ơi, hãy trở nên giống như Tertullian! Như ông đã từng giống Nô-ê và Lót!
Tiếp theo, hãy suy nghĩ về Peter Waldo. Ông ta sống ở Pháp vào những năm 1140 đến 1205 A.D. (sau công nguyện). Ông là một thương gia giàu có. Thế nhưng vào một đêm nọ, một người bạn ngã chết tại bàn ăn tối nhà ông. Sự việc này đã gây chấn động trong Peter Waldo, và ông đã trở thành một Cơ Đốc Nhân thực thụ. Ông bắt đầu giảng đạo và đã có nhiều người theo. Ông nhấn mạnh về việc nghiên cứu Kinh Thánh và chinh phục linh hồn tội nhân. Những người theo ông được gọi Waldensians. Ông bị Giáo hội Công giáo dứt phép thông công, nhưng nhờ phép lạ, ông tiếp tục giảng đạo cho đến ngày qua đời. Ba trăm năm sau, người theo Waldo gia nhập Tin Lành tại Geneva, Thụy sĩ. Các bạn trẻ ơi, hãy sống giống như Peter Waldo! Như ông đã từng giống Nô-ê và Lót!
Rồi đến cô Lottie Moon. Bà sống từ năm 1840 đến 1912. Vào năm 1873, bà đến Trung Hoa trong tư cách Giáo sĩ Báp-tít. Lúc ấy, sống tại Trung Hoa rất nguy hiểm. Bà đem lòng yêu thương vị giáo sư dạy Thánh Kinh Cựu Ước tên Crawford Toy. Họ đã đính hôn để đi đến hôn nhân. Nhưng không lâu sau, bà khám phá ra chồng chưa cưới của bà không hoàn toàn tin vào Kinh Thánh. Lòng tan vỡ đau khổ, nhưng bà đình chỉ việc đính hôn chỉ vì ông Toy không tin kính Chúa. Bà Lottie Moon ở lại Trung Hoa. Bà không bao giờ lập gia đình. Đến năm 1912, bà trở bệnh vì nhường thức ăn cho các giáo sĩ khác và dân chúng Trung Hoa. Bà xuống cân chỉ còn có 50 pao (khoảng 22.72 kg), và được gởi trở về Mỹ. Bà qua đời trên đường về nhà. Cho đến ngày hôm nay, bà được xem là một trong những vị giáo sĩ giỏi nhất mà Hội Đồng Báp-tít Nam Phương sản sinh ra. Hội thánh Chúa vẫn còn nhắc về bà trong mỗi dịp Lễ Giáng Sinh – khi họ có cuộc lạc quyên “Quỹ Dâng hiến Lottie Moon” cho những cuộc truyền giáo hải ngoại. Họ không thường nhắc về bà đã từ hôn với người chồng sắp cưới vì ông không phải là người tin Chúa. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ luôn nhớ! Các bạn trẻ ơi, hãy trở thành như bà Lottie Moon! Như bà đã từng giống như Nô-ê và Lót!
“Nếu Ngài chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác này, chỉ gìn giữ Nô-ê là thầy giảng đạo công bình với bảy người khác mà thôi; nếu Ngài đã đoán phạt thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy phá đi khiến hóa ra tro, để làm gương cho người gian ác về sau; nếu Ngài đã giải cứu người công bình là Lót, tức là kẻ quá lo vì cách ăn ở luông tuồng của bọn gian tà kia” (II Phi-e-rơ 2:5-7).
Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones, nhà truyền giáo nổi tiếng người Anh của thế kỷ thứ hai mươi, giảng lời Chúa trong cùng một đoạn Kinh Thánh trong sách II Phi-e-rơ. Tiến sĩ Lloyd-Jones kết thúc bài giảng của ông như thế này,
Tôi chấm dứt bài giảng với một câu hỏi. Chúng ta có giống như ông Nô-ê và Lót không? Thế giới ngày hôm nay giống thế giới [họ] sống cách kỳ lạ. Có dễ cho người ta nhận dạng chúng ta là Cơ Đốc Nhân hay không? Chúng ta có khác biệt gì chăng, có nổi bật hơn không?...Chúng ta có trăn trở về những linh hồn con người đang tự ném mình vào sự hủy hoại hay không? Chúng ta có cầu nguyện cho họ và cố hết sức mình làm chứng để thúc đẩy sự phục hưng thật hay không? Đó là thách thức của Nô-ê và Lót cho người Cơ Đốc hiện đại (Martyn Lloyd-Jones, MD., “Kiểu Mẫu của Nô-ê và Lót,” Giải Nghĩa Sách 2 Phi-e-rơ ‘Expository Sermons on 2 Peter’, Nhà Xuất Bản Banner of Truth Trust, năm 1983, tr. 154).
Xin vui lòng đứng dậy và hát bài số 6 trong tập bài hát. Hãy hát lớn lên!
Đời con, tình cảm con xin dâng cho Ngài, Chiên Con của Chúa đã chết vì con;
Xin cho con được trung tín luôn, Đấng Cứu Chuộc và Đức Chúa Trời con!
Con sẽ sống cho Ngài, Đấng chết vì con, Thật đời con thỏa thích thay!
Con sẽ sống cho Ngài, Đấng chết vì con, Đấng Cứu Chuộc và Đức Chúa Trời con!
Con bây giờ tin Ngài, vì Ngài chết cho con được sống;
Thế nên nay con tin cậy Ngài, Đấng Cứu Chuộc và Đức Chúa Trời con!
Con sẽ sống cho Ngài Đấng chết vì con, thật đời con thỏa thích thay!
Con sẽ sống cho Ngài, Đấng chết vì con, Đấng Cưú Chuộc và Đức Chúa Trời con!
Đấng chết trên đồi Cal-va-ry, để cứu linh hồn và cho con được tự do,
Con sẽ dâng đời con cho Ngài, Đấng Cứu Chuộc và Đức Chúa Trời con!
Con sẽ sống cho Ngài Đấng chết vì con, thật đời con thỏa thích thay!
Con sẽ sống cho Ngài, Đấng Cứu Chuộc và Đức Chúa Trời con!
(“Con Sẽ Sống cho Ngài ‘I’ll Live for Him’” – do Ralph E. Hudson, 1843-1901; Mục sư sửa lời.)
Lạy Cha Thiên Thượng, chúng con cầu xin Ngài cho có người tin nhận Chúa Jê-sus, Con Ngài – và được thanh tẩy khỏi tội lỗi bởi dòng Huyết Quý Báu Ngài đổ ra trên Thập Tự Giá. Trong danh Chúa Jê-sus, A-men.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net –
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.
Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.
Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng do Tiến sĩ Kreighton L. Chan: II Phi-e-rơ 2:4-9.
Đơn Ca Trước Bài Giảng do Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Như Lúc Này ‘In Times Like These’” (bởi Ruth Caye Jones, 1902-1972).