Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ BAN CHO KHÔNG XIẾT KỂ

THE UNSPEAKABLE GIFT
(Vietnamese)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng tại Hội Thánh Báp-Tít Tabernacle tại Los Angeles
Chiều Chúa Nhật, ngày 25 tháng 1 năm 2015
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, January 25, 2015

“Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không xiết kể”
(2 Cô-rinh-tô 9:15).


Vào năm 1994 một cơn động đất làm nhà của chúng tôi rung lạch cạch trong giữa đêm khuya. Điều đó làm tôi nghĩ đến những món đồ có giá trị trong nhà. Tôi suy nghĩ đến nhà có thể bị hoả hoạn. Nếu nhà bị cháy ruị thì sao? Nếu như tôi chỉ có ba hoặc bốn phút để thoát thân? Tôi sẽ lấy món gì đi với tôi? Rôi tôi suy nghĩ, tôi sẽ chạy vội vàng về phòng ngũ và mở ngăn kéo, và lấy những chùm tóc đã cắt lần đầu tiên từ đầu những con trai của tôi, và tôi sẽ chộp chiếc giầy màu đồng sơ sinh từ trên đầu tủ. Nếu tôi có thêm một phút nữa, tôi sẽ chộp lấy bức ảnh mẹ và những người con trai. Và có vài giây thì tôi sẽ đào xới áo cưới của vợ tôi, đã được bỏ vào thùng và niêm phong lại, và tôi sẽ chộp lấy vài món đồ gốm vào thời Suy Yếu (Depression) mà được tặng trong ngày cưới của mẹ tôi vào năm 1934.

Những món đồ đó đáng giá bao nhiêu? Hầu như không đáng giá. Quý vị có thể lấy được $25 cho aó cưới cũ đó. Còn những món khác thì không có giá trị tiền bạc gì. Nhưng chúng đối với tôi là vô giá! Những món quà vĩ đại đã gắn bó trong lòng chúng ta, và trong tâm hồn của chúng ta.

Sau khi bà nội của tôi qua đời, họ cho tôi biết là nhà của bà đã được dọn dẹp sạch ngay ngày hôm sau. Tôi bị trở ngại về việc đến đó. Tôi chạy vào nhà và chỉ lấy được một món – cái chậu cũ với cây leo trong đó. Cái đó là vật mà bà đã thích, và đó là món đồ tôi lấy duy nhất. Khi tôi viết bài giảng nầy tôi nhìn dậy leo đó trên bàn của tôi. Tôi giữ chậu dây leo đó dù đi đến nơi nào hơn sáu mươi năm qua. Nó không đáng giá hai đồng, nhưng đó là món duy nhất tôi lấy từ nhà bà lúc tôi mười lăm tuổi. Nó không đáng giá $2, nhưng là vô giá đối với tôi! Những món quà vĩ đại đã gắn bó trong lòng chúng ta, và trong tâm hồn của chúng ta.

Khi anh em bà con của tôi và vơ qua đời, tôi lái xe đến nhà của họ. Nhà đã bán và đồ đạc trong nhà cũng phải dẹp hết ngày hôm sau. Mọi vật chồng lên một đống trên sàn nhà ngoài phòng trước. Có một người hỏi tôi, “Bạn có muốn lấy cái gì không?” Tôi trả lời, “Vâng, tôi muốn lấy tấm gỗ có hình những con vịt khắc trên nó.” Họ trao cho tôi và lái xe đi trong sự đau buồn. Tấm gỗ đó được treo trong phòng của con trai tôi cho đến ngày nay. Nó đến từ căn nhà mà tôi đã từng sống qua lúc mười ba tuổi. Nó không đáng giá $25, nhưng lại là vô giá đối với tôi! Những món quà vĩ đại đã gắn bó trong lòng chúng ta, và trong tâm hồn của chúng ta.

Khi mẹ tôi bán nhà, họ gọi tôi và nói, “Nếu con muốn lấy món gì, thì phải tới lấy hôm nay, vì ngày nay là ngày cuối.” Nhưng đã qua khỏi trưa rồi. Tôi không hiểu tại sao họ không gọi cho tôi biết trước một hai ngày. Tôi vội vàng thuê xe tải. Tôi lấy cây đàn dương cầm cũ, một vài con vịt bằng thạch cao, và hai tượng nữa người – một là người Mỹ da đỏ và tượng kia là cowboy Tây Ban Nha. Hết đống đồ đó không đáng giá $200. Nhưng quý vị không thể trả tôi $10,000 cho những món đồ đó. Chúng đối với tôi là vô giá. Vâng, những món quà vĩ đại đã gắn bó trong lòng chúng ta, và trong tâm hồn của chúng ta.

Một aó cưới cũ, hai chùm tóc, một dây leo mọc trong chậu, vài bát đĩa sành, cây dương cầm hư, hai tượng nữa người bị trầy và mờ – đống đồ vụn đối với thế gian – nhưng đối với tôi thì hơn cả gia tài! Tôi không thể diển tả cho quý vị, hay giải thích giá trị và giá cả của chúng. Quý vị xem, những món quà vĩ đại đã gắn bó trong lòng và tâm hồn của chúng ta.

Tôi có người bạn thời trung học tên là Mike. Sau khi tôi rời khỏi trường anh đã trở thành một người chán nản và đưa đi đến tự tử. Tôi đến thăm mẹ của anh. Tôi nói với bà ta anh là bạn của tôi. Bà tin cậy và trao cho tôi cái máy đánh chử đắc tiền của anh, bà đưa quần áo của anh cho tôi. Bà bị khích động và đau buồn quá đổi bởi bi kịch mất đi người con duy nhất của bà. Nếu bà là một người nhà giàu, tôi chắc rằng bà sẽ nói, “Tôi làm chủ căn biệt thự ở Beverly Hills. Tôi có 10 triệu Mỹ kim trong ngân hàng. Tôi làm chủ sợi dây chuyền hột xoàn vô giá. Nhưng tôi có thể bỏ đi tất cả nếu tôi được lại đứa con trai của tôi.” Bạn thấy đó, những món quà vĩ đại nhất đã gắn bó với tấm lòng và trong linh hồn của chúng ta.

Khi tôi đọc đoạn văn, được viết bởi Sứ đồ Phao-lô, tôi nghĩ rằng tôi biết ông muốn nói gì,

“Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không xiết kể” (2 Cô-rinh-tô 9:15).

Trong tiếng Hy-lạp chữ “không xiết kể (unspeakable)” là anĕkdiēgētōs. Nó có nghĩa là “cái điều mà không thể giải thích đầy đủ được, cái mà không sao diễn tả được” (James Strong). Nó có nghĩa là điều “không thể diển đạt được” (George Ricker Berry). Nó ám chỉ đến món quà mà không thể giải thích đầy đủ được, hay diển đạt được, hoặc diển tả bằng lời được. Nó nói đến Chúa Giê-su Christ – món quà yêu thương của Đức Chúa Trời gởi đến cho một thế giới tội lỗi, hư mất! Đó là Chúa Giê-su, Con của Đức Chúa Trời! Suy nghĩ điều đó trong ngôn ngữ nầy.

I. Thứ nhất, Chúa Giê-su Christ sự ban cho của Đức Chúa Trời đã làm cho trái đất nầy trở nên chổ đặc biệt.

Khi Đức Chúa Trời sai Chúa Giê-su đến với chúng ta, nó đã làm cho thế giới nhỏ bé của chúng ta trở thành chổ độc nhất vô nhị. Không có chổ nào trong khoảng không của vũ trụ bao la rộng lớn nầy giống như trái đất nầy. Trái đất là chổ tuyệt đối độc nhất vô nhị. Ở giữa muôn vàn ngôi sao và các tinh tú, không có chổ nào giống như trái đất của chúng ta. Nhưng tại sao trái đất lại khác với các tinh tú khác ở trong hệ thống vũ trụ nầy?

Nếu bạn nói, “Trái đất thì khác vì nó có sự sống ở đây,” người không tin sẽ nói, “không.” Người ấy sẽ nói rằng có những thế giới và những hành tinh khác cũng có sự sống của con người. Bạn không thể tranh luận về điều đó. Bạn có thể nói điều đó không đúng, nhưng bạn không có gì để chứng minh nó. Cũng có thể có sự sống trên những hành tinh khác. Điều đó không có làm gì cho hành tinh của chúng ta khác lạ. Trong sự phân tích cuối cùng, điều đã làm cho hành tinh của chúng ta trở nên độc nhất vô nhị và đặc biệt là Chúa Giê-su đã đến đây. Từ một thế giới vô hình nơi Đức Chúa Trời ngự, từ một chiều hướng khác, từ Tầng Trời Thứ Ba, Chúa Giê-su đã giáng xuống và sống giữa chúng ta, Kinh Thánh dạy,

“Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp” (Ga-la-ti 4:4).

Khi kỳ hạn đến, “Đức Chúa Trời bèn sai Con của Ngài.” Ngài sai Chúa Giê-su đến. Trong tiếng Hy-Lạp là chữ ĕxapŏstellō (sai đi, ra phía trước, gởi ra). Chúa Giê-su được sai đi từ đâu? Ngài được sai ra phía trước từ đâu? Ngài được gởi ra từ đâu? Ngài được sai đi, ra phía trước, và gởi ra khỏi từ Thiên Đàng! Ngài được gởi đi vào trong tử cung của người đàn bà, nữ Đồng Trinh Ma-ri. Ngài được tỏa ra từ tầng trời Thứ Ba vào trong thế giới của chúng ta. Đó là những gì đã làm cho thế giới của chúng ta khác lạ! Đó là những gì đã làm cho thế giới của chúng ta trở nên độc nhất vô nhị! Chúa Giê-su đã đến đây, đến hành tinh nhỏ bé nầy, đến trái đất nhỏ bé nầy của chúng ta. Con trai của Đấng Tối Cao cai trị vũ trụ, các tinh tú và vạn vật, Con Trai đó được gởi đến hành tinh nầy không có ở chổ khác! “Đức Chúa Trởi bèn sai Con Ngài” đến bán đảo nhỏ xíu nầy, đến hành tinh trái đất nầy – và không có ở chổ khác! Đức Chúa Trời gởi Con của Ngài đến trái đất nầy, và điều đó đã làm cho hành tinh của chúng ta khác hơn từ tất cả những cái khác trong cái vũ trụ không thể dò được và vô tận của Đức Chúa Trời! Chúa Giê-su Christ đã đến đây! Và đó là điều làm cho chúng ta khác lạ! “Đức Chúa Trời bèn sai Con của Ngài,” và Ngài “đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, (chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con Một đến từ nơi Cha,) đầy ơn và lẽ thật” (Giăng 1:14). William Booth là người sáng lập ra Salvation Army, như đã biết. Cháu trai của ông đã viết ra bài thánh ca tuyệt đẹp nầy,

Xuống từ vinh hiển của Ngài,
   Câu chuyện đời đời còn hoài,
Chúa, Đấng Cứu Chuộc tôi đến,
   Và tên Ngài là Giê-su.
Sanh trong chuồng chiên,
   Với Ngài là sự xa lạ,
Người của buồn rầu, nước mắt, và đao đớn.
   (“Xuống Từ Vinh Hiển Ngài ‘Down From His Glory’
bởi William E. Booth-Clibborn, 1893-1969; cháu ngoại/nội của William Booth, người sáng lập Salvation Army).

Nằm sâu trong phận Orange County, California, trong thành phố Yorba Linda, có một ngôi nhà trắng nhỏ. Nó chỉ có hai phòng ngủ nhỏ và một cái nhà bếp chật hẹp trong tầng trệt, và một phòng rất nhỏ trên gác. Dù vậy có hàng ngàn người đi qua phòng trước và nhà bếp trong căn nhà nhỏ đó trong mấy năm gần đây. Chính tôi cũng đã đi qua căn nhà nhỏ đó ít nhất là 40 lần, dẩn những người tham quan đến xem. Tại sao có nhiều người đến đó? Điều gì đã làm cho ngôi nhà nhỏ đó trở thành lôi cuốn hấp dẩn? Bởi vì có ai đã sanh ra ở nơi đó. Tổng Thống thứ 37 của nước Mỹ, đã được sanh ra trong căn phòng nhỏ đó dưới tầng trệt. Điều đó đã làm cho ngôi nhà đó trở nên đặc biệt! Nó đặc biệt vì có ai đã sanh ra nơi đó. Khi ông qua đời, có năm vị tổng thống còn sống ngồi với hơn bốn ngàn người, trong khi Billy Graham giảng trong tang lễ, trước ngôi nhà nhỏ đó, vì có ai đã sanh ra ở nơi đó. Vị tổng thống được sanh ra nơi đó. Và trái đất được đứng riêng ra như là một nơi riêng biệt, một chổ đặc biệt trong vũ trụ, bởi vì Chúa Giê-su Christ đã đến và được sanh ra ở đây! Trong chổ nầy! Trên hành tinh nầy!

“Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không xiết kể” (2 Cô-rinh-tô 9:15).

II. Thứ hai, Chúa Giê-su Christ sự ban cho của Đức Chúa Trời đã làm cho con người trở nên thánh.

Sau cơn Đại Hồng Thủy, Đức Chúa Trời phán với tộc trưởng Nô-ê,

“Hễ kẻ nào làm đổ máu người, thì sẽ bị người khác làm đổ máu lại; vì Đức Chúa Trời làm nên người như hình của Ngài" (Sáng-Thế-Ký 9:6).

Con người được dựng nên như hình của Đức Chúa Trời. Con người mang ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Vì thế chính Đức Chúa Trời thành lập bản án xử phạt cho những ai cướp lấy mạng sống người khác bằng cách giết người. Đời sống nhân loại được thánh hóa mãi mãi bởi món quà là Chúa Giê-su Christ, Con Đức Chúa Trời. Và đó là lý do tại sao chúng ta dành ra một ngày Chúa Nhật trong tháng Giêng mỗi năm như là “Chúa Nhật Quyền Được Sống ‘Right to Life Sunday’.” Chúng ta tưởng nhớ điều đó buổi Chúa Nhật tuần rồi, là ngày kỷ niệm bốn mươi hai năm của Roe V. Wade, khi một vài ông già trong những cái áo choàng đen nói rằng người đàn bà giết con mình là hợp pháp. Từ lúc đó tới nay đã có 57 triệu trẻ sơ sinh bị giết bởi việc phá thai. Xin Chúa giúp đỡ chúng ta!

Tôi nói tất cả những điều đó trong bài giảng của tôi sáng Chúa Nhật vừa qua. Khi tôi giảng điều đó, một người đàn bà cùng với cô con gái của bà vội đứng lên và bỏ ra ngoài nhà thờ của chúng ta. Tôi đoán rằng đó là tại sao hầu hết những mục sư không bao giờ nói về việc phá thai. Nhưng đó thật hổ thẹn, bởi vì mỗi một người đàn bà ai là người đã từng phá thai đều cần đến sự rửa sạch bởi Huyết của Chúa Giê-su. Tôi ước mong rằng người đàn bà trẻ đó ở lại để nghe về tình yêu thương của Chúa Giê-su dành cho bà! Nếu không được rửa sạch bởi Huyết của Chúa Giê-su, lương tâm của người đàn bà sẽ cắn rức trong suốt cuộc đời của bà. Và bà sẽ bị ám ảnh bởi việc đó trong suốt cỏi đời đời. “Tôi đã giết con của tôi! Tôi đã giết con của tôi! Ôi Chúa, tôi đã giết con của tôi!” Sự suy nghĩ đó sẽ ám ảnh bà ta trong suốt cuộc đời nầy và đời sau. Trong cuộc đời thế tục của bạn, chính trị gia trong trường đại học sẽ không nói cho bạn về điều đó! Nhà tâm lý học, não chết sẽ không nói cho bạn về điều đó. Nhưng tấm lòng của bạn và lương tâm của bạn sẽ luôn nói cho bạn nếu như bạn đã phá thai! “Ôi Chúa. Tôi đã giết con của tôi!” Người bác bỏ Chúa nói người đàn bà có “quyền để chọn.” Nhưng họ sẽ không bao giờ nói cơn ác mộng đó sẽ đeo đuổi cô gái ấy trong suốt cuộc đời của cô! Tại sao? Vì cuộc sống nhân loại là thiêng liêng, đó là tại sao! Loài người được dựng nên như hình của Ngài, đó là tại sao!

Một ngày kia tôi nghiên cứu đến phần thứ hai của dòng nhạc của bài hát dễ thương, “Tình Yêu Thương của Đức Chúa Trời ‘The Love of God’,” được viết bởi một người điên dại trong một bệnh viện tâm thần. Sau khi người bệnh qua đời, người ta tìm thấy những dòng chữ nầy được viết lên trên tường của phòng ông ta,

Khi thời gian bạc sẽ trôi qua mất, Ngai vàng và vương quốc thế gian ngã,
   Khi con người, những ai chối sự cầu nguyện, Trên vầng đá và núi đồi kêu lên,
Tình yêu Chúa vững vàng, sẽ còn hoài, Thảy đều vô lường và chắc,
   Ân điển chuộc lại cho giòng dỏi A-đam – Bài ca của thánh và thiên sứ.
Ôi tình yêu của Chúa, thật giàu và tinh khiết! Thật vô lường và chắc!
   Sẽ mãi mãi trường tồn, Bài ca của thánh và thiên sứ.
(“Tình Yêu của Chúa ‘The Love of God’” bởi Frederick M. Lehman, 1868-1953;
   dòng hai bài nhạc, vô danh).

Sự ban cho của Đức Chúa Trời trong Christ Giê-su mãi mãi thánh hóa đời sống nhân loại, ngay cả đời sống của một người bất hạnh nghèo kh đã chết trong căn phòng nhỏ của bệnh viện tâm thần. Là một con người ông ta là quý báu trong cái nhìn của Thượng Đế. Đức Chúa Trời yêu thương ông và sai Chúa Giê-su chết thế cho ông để cứu linh hồn ông! “Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không xiết kể”

(2 Cô-rinh-tô 9:15).

III. Thứ ba, Chúa Giê-su Christ, sự ban cho của Đức Chúa Trời có thể tha thứ tội lổi và cứu linh hồn của chúng ta.

Lắng nghe lần nữa phân đoạn Kinh Thánh tuyệt hảo đó mà Ông Prudhomme đã đọc trước bài giảng nầy,

“Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào!” (Rô-ma 5:6-9).

Khi Chúa Giê-su chịu chết trên Thập Tự Giá thì Ngài đã trả thay tất cả tội lỗi cho chúng ta. “Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội” (Rô-ma 5:6). Chúng ta thảy đều không đủ năng lực để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và tự giải cứu chính mình. Chúng ta là kẻ có tội. Nhưng “Đấng Christ chịu chết vì kẻ có tội.” Đó là sự ban cho không xiết kể của Đức Chúa Trời!

Tất cả chúng ta là tội nhân. Nhưng “đang khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (Rô-ma 5:8). Đó là sự ban cho không xiết kể của Đức Chúa Trời!

“Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào” (Rô-ma 5:9). Sự chết của Ngài thế chổ cho chúng ta – đó là sự ban cho không xiết kể của Đức Chúa Trời! Sự bào chữa, và sự rửa sạch tội lỗi chúng ta bởi Huyết của Ngài – đó là sự ban cho không xiết kể của Đức Chúa Trời!

Và trên tất cả Đức Chúa Trời muốn chúng ta quay trở lại với Ngài và tin nhận Con của Ngài, là Chúa Giê-su. Một khi bạn tin nhận Chúa Giê-su thì bạn sẽ được cứu! Đó là sự ban cho không xiết kể của Đức Chúa Trời ban cho những ai tin nhận Chúa Giê-su!

Cứu! Cứu! Hết thảy tội tôi đã được tha, thảy tội tôi tiêu mất!
Cứu! Cứu! Tôi được cứu bởi huyết của Đấng chịu đóng đinh!
   (“Được Cứu bởi Huyết ‘Saved by the Blood’” bởi S. J. Henderson, thế kỷ 19).

Người tội nên vội quay bước bữa nay Chạy đến với Giê-su ngay;
Tin quyết Chúa đã thay anh lâm hình, Lòng liền được Chúa tái sinh.
Chỉ tin nơi Ngài, duy nhờ cậy Ngài, đừng bê trể rày mai;
Chúa chắc cứu anh, anh đừng ngại rày, Ngài vui cứu anh ngay
   (“Chỉ Tin Nơi Ngài ‘Only Trust Him’” bởi John H. Stockton, 1813-1877).

“Tin nhận” Chúa Giê-su có nghĩa gì? Nó có nghĩa là đặt chính bạn trong tay của Ngài, giống như bạn tin cậy một người bác sĩ giỏi. Khi tôi được bảy tuổi, bác sĩ Pratt nói với mẹ của tôi là tôi phải mổ cắt amiđan. Tôi quá khủng hoảng khi mẹ nói với tôi là tôi “sẽ bị gây mê.” Tôi sợ hãi điều đó. Tôi quá sợ hãi khi phải “bị gây mê.” Dù sao, tôi chỉ mới có bảy tuổi thôi. Đén khi chúng tôi đế bệnh viện, tim của tôi đập thình thịch và run như cầy sấy. Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho tôi khi người ta “gây mê cho tôi.” Trố mắt nhìn một người y tá to lớn và nhìn đáng sợ với trang phục màu trắng, đi đến để chuẩn bị cho tôi. Tôi sợ hãi và gần như muốn nhảy xuống và chạy trốn! Nhưng rồi Bác sĩ Pratt bước vào. Tôi biết ông ta trong suốt thời niên thiếu. Ông đã đỡ đẻ khi tôi mới sanh ra, và ông đã làm bác sĩ cho tôi từ đó. Ông là một ông già tử tế. Tôi quý mến ông. Và tôi tin cậy nơi ông. Ông nói, “Đừng lo lắng, Robert. Nó sẽ xong trong vài phút.” Tim tôi bớt đập nhanh vì tôi tin cậy nơi Bác sĩ Pratt. Trong phút chốc tôi đã “ngũ mê.” Một hồi, tôi thức dậy và thấy gương mặt mĩm cười của ông. Bác sĩ Pratt nói, “Đã xong rồi, Robert. Một chút nữa con có thể về nhà.” Tôi rất tin cậy nơi bác sĩ già tốt đó. Đó là những gì mà tôi mong muốn bạn đến với Chúa Giê-su.

Chỉ tin nơi Ngài, duy nhờ cậy Ngài, đừng bê trể rày mai;
Chúa chắc cứu anh, anh đừng ngại rày, Ngài vui cứu anh ngay.

Bác sĩ Chan, xin vui long thay cho chúng tôi mà cầu nguyện. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Rô-ma 5:6-9.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Tình Yêu của Đức Chúa Trời ‘The Love of God’” (bởi Frederick M. Lehman, 1868-1953).


DÀN BÀI CỦA

SỰ BAN CHO KHÔNG XIẾT KỂ

THE UNSPEAKABLE GIFT

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không xiết kể”
(2 Cô-rinh-tô 9:15).

I.   Thứ nhất, Chúa Giê-su Christ, sự ban cho của Đức Chúa
Trời đã làm cho trái đất trở nên chổ đặc biệt, Ga-la-ti 4:4;
Giăng 1:14.

II.  Thứ hai, Chúa Giê-su Christ, sự ban cho của Đức Chúa
Trời đã làm cho con người trở nên thánh, Sáng-thế-ký 9:6.

III. Thứ ba, Chúa Giê-su Christ, sự ban cho của Đức Chúa
Trời có thể tha thứ tội lỗi và cứu linh hồn của chúng ta,
Rô-ma 5:6-9.