Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
ĐỨC CHÚA TRỜI RẤT LỚN – QUYỀN NĂNG VÀ ĐÁNG SỢ!A GREAT GOD – MIGHTY AND TERRIBLE! bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr. Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẩn, có ích cho sự dạy dỗ …” (2 Ti-mô-thê 3:16). |
Khi chúng ta mở Kinh Thánh ra chúng ta đọc về sự khải thị của chính Đức Chúa Trời. Tôi chú giải Tiến sĩ W.A. Criswell (1909-2002) – Có nhiều việc chúng ta có thể học bởi sự nghiên cứu và quan sát. Chúng ta có thể học về đất và hột giống, cây và trái, nước và nước khoáng, cá và gia súc, sức nặng của trọng lượng và sự di chuyển của các ngôi sao. Bởi sự nghiên cứu và quan sát chúng ta có thể học được nhiều thứ trong thế giới tự nhiên. Nhưng cái gì ở đằng sau sự thực tại đó? Cái gì thực hữu trên cả những gì chúng ta có thể nghiên cứu và quan sát trong thế giới vật thể? Ý nghĩa và mục đích của đời sống là gì? Những điều nầy chúng ta không thể nào học bởi sự sự nghiên cứu và quan sát. Ai là người đã tạo dựng nên thế giới, vũ trụ và các ngôi sao? Lý thuyết, quan sát, và nghiên cứu chỉ đến một mức độ nào thôi. Nhưng chúng ta không thể đi hơn những gì thiển cận và thể chất. Ý nghĩa nằm hơn những gì chúng ta thấy, sờ, ngửi, và nghe – đây là điều mà chúng ta không thể học.
Chúng ta có thể ngấm những vì sao mãi mãi và đến một sự kết luận rằng ai đó làm nên chúng là vĩ đại và đầy quyền năng. Nhưng tên của Đấng nầy là gì? Ngài là ra sao? Ngài có biết chúng ta không? Ngài có thể gọi chúng ta bằng tên không? Chúng ta có thể nhìn những vì sao mãi mà vẫn không hề biết Ngài.
Chúng ta có thể nghiên cứu vẻ đẹp của hoàng hôn, những cây xinh xắn trong công viên, những hoa đã mọc lên từ dưới đất. Chúng ta có thể nghiên cứu tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên. Chúng ta có thể kết luân rằng ai đó đã tạo dựng họ yêu điểu đẹp, sự hài hoà, và màu sắc. Nhưng Ngài là ai? Ngài ra sao? Chúng ta có thể nghiên cứu cầu vồng và những cụm mây, và những sắc thái của màu ở Grand Canyon và hoàng hôn sáng chói của Arizona. Chúng ta có thể nghiên cứu tất cả mãi mãi và không hề biết về Ngài.
Chúng ta có thể nhìn xem chính mình. Chúng ta nghiên cứu phong tục tập quán của cả thế giới. Nghiên cứu xã hội học và đạo lý, chúng ta đến sự kết luận rằng ai đó tạo nên chủng tộc loài người có một khái niệm về trình tự và đạo đức. Nhưng Đấng nầy là ai và tên Ngài là gì? Ngài có biết chúng ta không? Làm cách nào mà Đức Chúa Trời có thể làm nên chúng ta cách nầy? Những điều nầy tuyệt đối được giấu kín khỏi nhân loại. Những điều nầy chỉ được biết bởi sự vạch trần ra và sự khải thị chính mình của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời không bày tỏ chính Ngài ra, thì chúng ta không bao giờ biết về Ngài (phỏng theo “Sự Khải-Thị Chính Mình của Đức Chúa Trời ‘The Self-Revelation of God’” bởi W. A. Criswell, Ph.D.).
Nhưng Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài qua Kinh Thánh cho chúng ta. Kinh Thánh là sự khải thị chính Chúa cho thế gian hư mất. Như Sứ-đồ Phi-e-rơ đã nói, Kinh Thánh là “như cái đèn soi-sáng trong nơi tối-tâm” (2 Phi-e-rơ 1:19). Tôi đã từng nghiên cứu tôn giáo hơn nữa thế kỷ. Chúng tôi được cho biết là có khoảng 600 tôn giáo trên thế giới. Tôn giáo nào là thật? Làm cách nào mà chúng ta biết? Chúng ta có thể nghiên cứu tôn giáo trên thế giới mãi mãi và vẩn không biết Ngài. Đức Chúa Trời phải bày tỏ chính Ngài cho chúng ta. Và đó chính là điều mà Ngài đã làm. Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài đến nhân loại trong Kinh Thánh, chính là “bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn, có ích cho sự dạy dổ….” (2 Ti-mô-thê 3:16). Kinh Thánh là nguồn kiến thức duy nhất về Đức Chúa Trời. Ngoài Kinh Thánh, chúng ta sẽ không biết gì về Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ không biết rằng Đức Chúa Trời là Ba Ngôi. Chúng ta sẽ không biết những thuộc tính của Đức Chúa Trời – Đấng Toàn Tại, Đấng Toàn Tri, Đấng Toàn Năng, sự không biến đổi của Ngài, sự thánh khiết của Ngài, sự công bình của Ngài, sự công lý của Ngài, sự nhân từ của Ngài, và sự chân thật của Ngài. Đây là những điều mà chúng ta không thể biết về Đức Chúa Trời nếu Ngài không có bày tỏ chúng cho chúng ta qua Kinh Thánh. Mọi điều chúng ta hiểu biết về Đức Chúa Trời chân thật là từ Kinh Thánh bởi vì,
“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẩn, có ích cho sự dạy dổ…” (2 Ti-mô-thê 3:16).
Chúng ta phải nói như thế nào đây về Đức Chúa Trời là Đấng xử phạt tội lỗi? Tiến sĩ George Buttrick, chủ bút phủ nhận Kinh Thánh của Kinh Thánh của Người Phiên Dịch ‘The Interpreter’s Bible,’ đã nói, “Đức Chúa Trời đó là ma-quỷ của tôi.” Ông nói rằng Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh là “ma-quỷ.” Robert Ingersoll gọi Đức Chúa Trời của Kinh Thánh là, “Đức Chúa Trời hung ác,” và nói rằng “Tôi ghét ông ta.” Sự căm ghét Đức Chúa Trời là Đấng xử phạt tội lỗi thường được nghe bởi sinh viên từ giáo sư trong trường đại học của họ. Nhưng George Buttrick không có căn cứ cho sự phủ nhận sự phán xét của Đức Chúa Trời mà chỉ là sự kỳ thị của riêng ông. Ingersoll không có căn cứ để phủ nhận Đức Chúa Trời là Đấng phán xét tội lỗi mà chỉ là sự kỳ thị của riêng ông. Và giáo sư đại học của quí vị không có căn cứ để phủ nhận Đức Chúa Trời là Đấng phán xét tội lỗi mà chỉ là sự kỳ thị riêng của ông ta.
Làm sao chúng ta biết rằng họ đã sai? Và làm sao chúng ta hiểu biết Đức Chúa Trời hơn là họ? Câu trả lời nằm trong đoạn Kinh Thánh của chúng ta,
“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẩn, có ích cho sự dạy dổ…” (2 Ti-mô-thê 3:16).
Tất cả từ ngữ tiếng Hê-bơ-rơ và Hy-lạp của Kinh Thánh là được đưa ra bởi theopneustos (soi-dẩn, ‘Đức Chúa Trời hà hơi’) và có lợi (ōphĕlímos – có ích) cho sự dạy dổ (didaskalian – chỉ thị, dạy dổ). Học giả người Đức, Tiến sĩ Fritz Rienecker đã nói, “Sự viết [về Kinh Thánh là] Đức Chúa Trời hà hơi…Sự dạy dổ theo giáo sư Do-Thái là rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trên và trong những tiên tri và phán qua họ đặng lời nói ra không phải đến từ chính họ, nhưng từ miệng của Đức Chúa Trời và họ nói và viết bởi Thánh Linh. Hội thánh đầu tiên tất cả [hoàn toàn] điều đồng ý với cái tầm nhìn nầy” (Fritz Rienecker, Ph.D., Chìa Khoá Ngôn Ngữ Học cho Tân Ước Hy-lạp ‘A Linguistic Key to the Greek New Testament,’ dịch từ Đức bởi Cleon L. Rogers, Jr.; ghi chú dựa trên 2 Ti-mô-thê 3:16).
Vì thế Kinh Thánh là bảo tàng của những lời được soi dẩn bởi Đức Chúa Trời, mỗi chữ Hê-bơ-rơ và Hy-lạp đến “từ miệng của Đức Chúa Trời” chính Ngài! Những gì mà chúng ta muốn biết về Đức Chúa Trời phải đến từ Kinh Thánh và không phải nơi nào khác. Như Luther đã nói, “sola scriptura” – duy chỉ Kinh Thánh là nguồn của những niềm tin và sự dạy dổ của chúng ta. Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones đã nói, “Chỉ có hai vị trí cơ bản; một là chúng ta xem Kinh Thánh như là có uy quyền, hoặc là chúng ta tin tưởng vào ý của loài người…nguyên trường hợp của Kinh Thánh là rằng đây là một sự khải thị dị thường về Đức Chúa Trời” (Thông Công cùng Đức Chúa Trời ‘Fellowship with God,’ Nhà Xuất Bản Crossway Books, 1993, tr. 104). Cho nên khi nào người ta nói, “Đó là ý kiến riêng của bạn” – Tôi trã lời, “Không, đó không phải là ý kiến của tôi, đó là ý của Kinh Thánh, là sự dạy dổ rõ ràng từ Lời của Đức Chúa Trời.” Rồi họ nói, “Nhưng làm sao bạn giải thích nó?” Tôi nói, “Cách giống như tôi giải thích tờ báo – nó đúng như là lời tôi nói."
Những người hư mất không thích điều đó. Bạn có biết tại sao không? Vì họ đang lắng nghe tiếng nói của Ma-quỉ. Ma-quỉ đã làm bối rối tổ mẩu đầu tiên của chúng ta khi nó nói rằng Đức Chúa Trời không có ý nói như vậy đâu (Sáng-thế-kỷ 3:1-5). Quan niệm rằng bạn không thể tin cậy Lời Đức Chúa Trời là điều mang đến sự Sa-ngã của Con Người, và tiêu diệt nhân loại! Xin Chúa giúp đỡ chúng ta! Mọi việc chúng ta biết về một Đức Chúa Trời thực hữu đều chỉ đến từ Kinh Thánh. Để ý điều tôi nói, “Mọi việc chúng ta biết về một Đức Chúa Trời thực hữu…” chỉ đến từ Kinh Thánh. Không phải đến từ Kinh Koran. Không phải từ sách của Mormon. Không phải từ Kiến Thức và Sức Khỏe ‘Science and Health’ của Baker Eddy, không phải từ sự cắt xén, cân nhắc kỷ càng của việc dịch sai lạc từ Kinh Thánh của Nhân Chứng Giê-Hô-Va. Mọi việc chúng ta biết về một Đức Chúa Trời thực hữu chỉ đến từ Kinh Thánh. Bây giờ, Kinh Thánh nói gì về Đức Chúa Trời? Kinh Thánh nói những gì về Đức Chúa Trời thì rất khác biệt với những gì người ta nói về Ngài ngày nay. Thông thường con người nghĩ về một trong hai điều về Đức Chúa Trời. Họ nghĩ,
1. Đức Chúa Trời đó không có sự tồn tại, hoặc
2. Đức Chúa Trời đó là Đức Chúa Trời của sự yêu thương, và không bao giờ xử phạt tội lổi.
Nhưng cả hai quan niệm đó không phải ra từ Kinh Thánh. Cả hai ý tưởng đó đều là từ con người, và không giải thích được Đức Chúa Trời thực hữu.
Vâng, Kinh Thánh dạy rằng Ngài là Đức Chúa Trời của sự yêu thương (1 Giăng 4:16). Nhưng Đức Chúa Trời cũng là Đức Chúa Trời của sự phán xét. Sự phẩn nộ và phán xét của Đức Chúa Trời được đề cập đến trong Kinh Thánh nhiều hơn là tình yêu thương của Ngài. Tiến sĩ Lloyd-Jones nói, “Nếu bạn lấy quan niệm về sự phán xét trong Kinh Thánh ra thì bạn không còn lại bao nhiêu hết” (Trọng Tâm của Phúc Âm ‘The Heart of the Gospel,’ Crossway Books, 1991, trang 98). Trong một chổ khác, Tiến sĩ Lloyd-Jones nói, “Sự bối rối cơ bản với những ai không tin vào lời Kinh Thánh nói về sự phán xét của Đức Chúa Trời tức là họ không tin vào sự khải thị về Đức Chúa Trời. Họ có một Đức Chúa Trời mà họ tạo dựng riêng cho họ” (Mục Đích Nguyên Thủy của Đức Chúa Trời (Rô-ma 9) ‘God’s Sovereing Purpose (Roman 9)’, Nhà Xuất Bản Banner of Truth Trust, 1991, trang 212).
Sự phẩn nộ của Đức Chúa Trời, và sự phán xét của Đức Chúa Trời là những học thuyết xuất hiện qua suốt Kinh Thánh, trong cả Cựu Ước lẩn Tân Ước. Tuần vừa rồi tôi có đọc về sự phán xét của Đức Chúa Trời trong cơn Đại Hồng Thủy
.“Đức-Giê-Hô-Va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà Ta đã dựng nên” (Sáng-thế-ký 6:7).
“Đức Chúa Trời bèn phán cùng Nô-ê rằng: Kỳ cuối cùng của mọi xác thịt đã đưa đến trước mặt ta; vì cớ loài người mà đất phải đầy dẫy đều hung hăng; vậy, ta sẽ diệt trừ họ cùng đất” (Sáng-thế-ký 6:13).
“Mọi loài ở trên mặt đất đều bị hủy diệt, từ loài người cho đến loài thú, loài côn trùng, cùng loài chim trời, chỉ còn Nô-ê và các loài ở với người trong tàu mà thôi” (Sáng-thế-ký 7:23).
Đó là Đức Chúa Trời của sự phán xét! Tôi cũng có đọc về sự phán xét trên dân thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ,
“Đoạn, Đức-Giê-Hô-Va giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó” (Sáng-thế-ký 19:24-25).
Đó là Đức Chúa Trời của sự phán xét! Tiếp theo tôi đọc về sự phán xét kinh khủng của Đức Chúa Trời giáng xuống trên dân Ê-díp-tô – thế nào Đức Chúa Trời phán xét họ vì họ từ chối không cho người Hê-bơ-rơ ra đi tự do,
“Vả, khi giữa đêm, Đức-Giê-Hô-Va hành hại mọi con đầu lòng tại xứ Ê-díp-tô, từ thái tử của Pha-ra-ôn ngồi trên ngai mình, cho đến con cả người bị tù, và hết thảy con đầu lòng của súc vật. Đang lúc ban đêm, Pha-ra-ôn, quần thần, cùng hết thảy người Ê-díp-tô đều chờ dậy; có tiếng kêu la inh ỏi trong xứ Ê-díp-tô, vì chẳng một nhà nào là không có người chết” (Xuất-ê-díp-tô-ký 12:29-30).
Đó là Đức Chúa Trời của sự phán xét! Rồi tôi đọc về sự phán xét giáng trên Na-đáp và A-bi-hu, con trai của A-rôn,
“Hai con trai A-rôn, Na-đáp và A-bi-hu, mỗi người đều cầm lư hương mình, để vào lửa, bỏ hương lên và dâng một thứ lửa lạ trước mặt Đức-Giê-Hô-Va; ấy là điều Ngài không phán dặn họ. Một ngọn lửa từ trước mặt Đức-Giê-Hô-Va lòe ra, nuốt tiêu họ và họ chết trước mặt Đức-Giê-Hô-Va” (Lê-vi-ký 10:1-2).
Đó là Đức Chúa Trời của sự phán xét! Rồi tôi đọc về một người vi phạm luật pháp bởi vì nhặt lên những nhánh cây trong ngày Sa-bát,
“Đức-Giê-Hô-Va bèn phán cùng Môi-se rằng: Người nầy phải phạt xử tử, cả hội chúng hãy ném đá người ngoài trại quân. Vậy, cả hội chúng đem người ra ngoài trại quân mà ném đá, và người chết, y như Đức-Giê-Hô-Va đã phán dặn Môi-se” (Dân-Số-Ký 15:35-36).
Đó là Đức Chúa Trời của sự phán xét! Rồi tôi đọc về Cô-rê, và những người đi theo ông và chống nghịch lại với Môi-se,
“Vừa khi Môi-se nói dứt các lời nầy, đất ngay dưới chân họ bèn nứt ra; hả miệng nuốt họ, gia quyến và hết thảy phe Cô-rê cùng tài sản của chúng nó. Các người đó còn đang sống và mọi vật chi thuộc về họ đều xuống âm phủ; đất lấp lại và chúng nó bị diệt khỏi hội chúng. Cả Y-sơ-ra-ên ở xung quanh nghe tiếng họ la, đều chạy trốn, vì nói rằng: Chúng ta hãy coi chừng, kẻo đất nuốt chúng ta chăng! Rồi một ngọn lửa từ Đức-Giê-Hô-Va lòe ra thiêu hóa hai trăm năm mươi người đã dâng hương” (Dân-số-ký 16:31-35).
Đó là Đức Chúa Trời của sự phán xét! Rồi tôi đọc tiếp trong sách Phục-Truyền-Luật-Lệ-Ký,
“Vì Giê-Hô-Va Đức Chúa Trời các ngươi là Đức Chúa Trời của các thần, và Chúa của các chúa, tức là Đức Chúa Trời rất lớn, có quyền năng và đáng sợ, không thiên vị ai, chẳng nhận của hối lộ” (Phục-truyền-luật-lệ-ký 10:17).
Và tiếp tục nói,
“Ngươi phải kính sợ Giê-Hô-va Đức Chúa Trời ngươi, phục sự Ngài” (Phục-truyền-luật-lệ-ký 10:20).
Đó cũng là Đức Chúa Trời của sự phán xét.
Tất cả những sự đó được viết ra trong Ngũ Kinh, năm sách của Môi-se. Những việc đó chỉ là một vài sự phán xét của Đức Chúa Trời trong năm sách đầu tiên của Kinh Thánh! Ngài được gọi là “Đức Chúa Trời của các thần, và Chúa của các chúa, tức là Đức Chúa Trời rất lớn, có quyền năng, và đáng sợ…” (Phục-truyền-luật-lệ-ký 10:17).
Rồi sau đó, Đức Chúa Trời phán qua tiên tri Ê-sai, “Trong cơn giận ta đã đạp lên” (Ê-sai 63:3). Tiên tri Nê-hê-mi gọi Ngài là, “Đức Chúa Trời cực đại và đáng kinh” (Nê-hê-mi 1:5). Tiên tri Đa-ni-ên gọi Ngài là, “Đức Chúa Trời cao cả và đáng khiếp sợ” (Đa-ni-ên 9:4).
Nhưng một số người có thể nói rằng, “Đó là Đức Chúa Trời của Cựu Ước. Tôi tin vào Đức Chúa Trời của Tân Ước.” Điều đó nói lên rằng bạn không biết gì về Tân Ước! Chúng ta đọc trong Tân Ước, “Sa vào tay Đức Chúa Trời hằng sống là sự đáng kinh khiếp thay” (Hê-bơ-rơ 10:31). Trong 2 Cô-rinh-tô chương 5, Sứ đồ Phao-lô nói, “Biết rằng sự kính sợ Chúa, chúng ta thuyết phục con người.” Và Chúa Giê-su Christ phán về sự phán xét và Địa Ngục hơn một ai hết trong Kinh Thánh. Đấng Christ phán,
“Rồi những kẻ nầy sẽ vào hình phạt đời đời” (Ma-thi-ơ 25:46).
Chúa Giê-su Christ phán,
“Nếu con mắt ngươi làm cho ngươi sa vào tội lổi, thì hãy móc mà ném cho xa ngươi đi; vì thà ngươi một mắt mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ hai mắt mà bị quăng vào lửa địa ngục” (Ma-thi-ơ 18:9).
Chúa Giê-su Christ phán,
“Con Người sẽ sai các thiên sứ Ngài thâu mọi gương xấu và những kẻ làm ác khỏi nước Ngài, và quăng những người đó vào lò lửa, là nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng” (Ma-thi-ơ 13:41-42).
Chúa Giê-su Christ phán rằng người nhà giàu chưa được cứu đi vào Địa Ngục,
“Người giàu ở nơi âm phủ đang bị đau đớn, ngước mắt lên, xa thấy Áp-ra-ham, và La-xa-rơ trong lòng người, bèn kêu lên rằng: Hỡi Áp-ra-ham, tổ tôi, xin thương lấy tôi, sai La-xa-rơ nhúng đầu ngón tay vào nước đặng làm cho mát lưởi tôi, vì tôi bị khổ trong lửa nầy quá đổi” (Lu-ca 16:23-24).
Và trong sách cuối của Tân Ước nói rằng,
“Thì người ấy cũng vậy, sẽ uống rượu thạnh nộ không pha của Đức Chúa Trời rót trong chén thạnh nộ Ngài, và sẽ chịu đau đớn trong lửa và diêm ở trước mặt các thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói của sự đau đớn chúng nó bay lên đời đời. Những kẻ thờ lạy con thú và tượng nó, cùng những kẻ chịu dấu của tên nó ghi, thì cả ngày lẩn đêm không lúc nào được yên nghĩ” (Khải-huyền 14:10-11).
Không, bạn không thể để sự nương tựa vào trong Tân Ước! Qua suốt Kinh Thánh, từ sách nầy đến sách khác, Đức Chúa Trời hiện diện là “một Đức Chúa Trời rất lớn, có quyền năng, và đáng sợ” (Phục-truyền-luật-lệ-ký 10:17).
Bạn chỉ có một hy vọng duy nhất là tin cậy vào Chúa Giê-su Christ. Ngài chịu chết trên Cây Thập Tự – để đền tội cho bạn, và tẩy sạch tội lỗi bạn qua Huyết Báu của Ngài. Không có con đường nào khác để tránh khỏi sự phẩn nộ và sự phán xét của Đức Chúa Trời! Sứ đồ Phao-lô nói, “Hãy tin Đức Chúa Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 16:31). Kinh Thánh có chép, “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va” (Châm-Ngôn 3:5). Và Đức Chúa Jêsus Christ phán,
“Ai tin và chịu phép báp têm, sẽ được rổi; nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt” (Mác 16:16).
Ông Griffith, xin vui lòng hát câu một và hai của bài thánh ca “Khi Tôi Thấy Huyết ‘When I See the Blood’.”
Christ, Đấng Cứu Chuộc chết trên Thập Giá,
Chết cho tội nhân, đã trã hết nợ rồi.
Tưới mát tâm hôn con bằng huyết của Chiên Con,
Ta sẽ vượt qua, sẽ vượt qua khỏi con.
Khi Ta thấy huyết bôi, khi Ta thấy huyết bôi,
Khi Ta thấy huyết bôi, Ta sẽ qua, Ta sẽ vượt qua khổi con.
Lãnh tụ của tội nhân, Giê-su sẽ cứu;
Những gì Ngài đã hứa, thì Ngài sẽ làm;
Tẩy trong suối nuớc mở ra cho tội lỗi,
Ta sẽ vượt qua, sẽ vượt qua khỏi con.
Khi Ta thấy huyết bôi, khi Ta thấy huyết bôi,
Khi Ta thấy huyết bôi, Ta sẽ qua, Ta sẽ vượt qua khỏi con.
(“ Khi Ta Thấy Huyết ‘When I See the Blood’” bởi John G. Foote, Thế kỷ 19).
Bác sĩ Chan, vui lòng thay cho chúng tôi mà cầu nguyện. A-men.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net –
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.
Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.
Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Khải-Huyền 14:9-11.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Khi Tôi Thấy Huyết ‘When I See the Blood’” (bởi John G. Foote, thế kỷ 19).