Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




CHÚA CỦA SỰ PHỤC HƯNG

(BÀI GIẢNG SỐ 14 VỀ SỰ PHỤC HƯNG)
THE GOD OF REVIVAL
(SERMON NUMBER 14 ON REVIVAL)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 2 tháng 11 năm 2014
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord's Day Evening, November 2, 2014

“Ôi! Ước gì Ngài xé rách các từng trời, Ngài ngự xuống và làm rúng động các núi trước mặt Ngài, như lửa đốt củi khô, như lửa làm sôi nước, hầu cho kẻ thù nghịch biết danh Ngài, các dân tộc run rẩy trước mặt Ngài. Khi Ngài đã làm những sự đáng sợ mà chúng tôi không trông mong, thì Ngài ngự xuống, và các núi đều rúng động trước mặt Ngài” (Ê-sai 64:1-3).


Dân Y-sơ-ra-ên ở trong tình trạng tồi tệ. Họ đầy lo sợ và sầu nảo. Nhưng tiên tri cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời để phục hồi họ. Ông nhắc cho họ nhớ Đức Chúa Trời đã làm gì cho họ trong quá khứ. Ông cầu xin Đức Chúa Trời làm lại điều đó cho họ. Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi. Ngài là đấng hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời. Những gì Ngài đã làm trong quá khứ thì Ngài cũng có thể làm điều đó ngày nay. Vì vậy mà tiên tri đã nhắc lại về Đức Chúa Trời,

“Khi Ngài đã làm những sự đáng sợ mà chúng tôi không trông mong, thì Ngài ngự xuống, và các núi đều rúng động trước mặt Ngài” (Ê-sai 64:3).

Từ đoạn văn nầy chúng ta thấy ba điều.

I. Thứ nhất, sự hiện diện của Đức Chúa Trời là niềm hy vọng duy nhất của chúng ta.

Ê-sai đã thấy điều nầy khi ông cầu nguyện, trong câu một, “Ôi! Ước gì Ngài xé rách các từng trời và Ngài ngự xuống” (Ê-sai 64:1). Trở về trước một chút thì ông cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời “Xin Chúa từ trên ngó xuống” (Ê-sai 63:15). Nhưng sự cầu nguyện của ông thêm lên. Ông bắt đầu cầu xin Chúa ngó xuống. Nhưng bây giờ ông thốt lên, “Ngài ngự xuống.” Bây giờ ông cầu xin Chúa xé rách từng trời – và ngự xuống để giúp đở cho dân sự của Ngài.

Chúa Giê-su Christ đã mở đường cho chúng ta đến với Đức Chúa Trời. Ngài không có nâng bức màn trong Đền Thờ lên. Không! Ngài xé nó ra làm hai, từ trên chí dưới. Vì thế con đường đến với Đức Chúa Trời đã được mở ra cho đến đời đời! Chúa Giê-su Christ được cất lên qua các từng trời đã mở ra mà vào trong thiên đàng! Và qua từng trời mở ra đó Đức Thánh Linh ngự xuống trên hội thánh vào ngày Lễ Ngũ Tuần.

Chúng ta nên cầu xin Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống lần nữa trên chúng ta! Ngày nay, chúng ta hãy cầu nguyện với tất cả tấm lòng của chúng ta để Đức Chúa Trời ngự xuống và hiện diện ở giữa chúng ta! Một mục sư lâu năm của tôi tại Hội Thánh người Hoa là Tiến sĩ Timothy Lin. Tiến sĩ Lin nói,

     Trong thời Cựu Ước [điều kiện tất yếu] để con dân của Đức Chúa Trời được phước là có sự hiện diện của Đức Chúa Trời…
     Một thí dụ tốt là Y-sác. Trong [thời] của ông tại đất Phi-li-tin, ông có đủ khả năng để thu hoạch gắp trăm lần ở giữa chủng tộc kỳ thị và ngược đãi – bởi vì sự hiện diện của Chúa…Ngay cả vua của dân Phi-li-tin nói với ông rằng, “Chúng tôi đã thấy rõ ràng Đức Giê-hô-va phù hộ người” (Sáng-Thế-Ký 26:28)…
     Cùng một sự thật như vậy về Giô-sép. Đã bị bán qua xứ lạ để làm nô lệ…và bị bỏ tù quan, Giô-sép cuối cùng cũng có thể quăng đi [quần áo] tù thay vào nhung lụa tốt và cai trị cả xứ Ê-díp-tô. Lý do cho kế quả đột ngột là vì có sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở cùng ông. “…vì có Đức Giê-hô-va phù hộ chàng, xui cho việc chi chàng làm cũng được thạnh vượng” (Sáng-Thế-Ký 39:23).
     Sự quan trọng của sự hiện diện của Đức Giê-hô-va đã trở nên hiển nhiên hơn trong thời Hội Thánh Đầu Tiên…bí quyết cho hội thánh tăng trưởng trong thời Hội Thánh Đầu Tiên là sự hiện diện của Đức Chúa Trời, và công việc của Đức Thánh Linh là bằng chứng chắc chắn về sự hiện diện của Ngài. Hội Thánh của những ngày cuối phải có sự hiện diện của Dức Chúa Trời nếu hội thánh muốn lớn lên, hoặc tất cả sự cố gắng sẽ trở nên vô ích (Timothy Lin, Ph.D., Bí Quyết cho Tăng Trưởng Hội Thánh ‘The Secret of Church Growth’, FCBC, 1992, trang 2-6).

“Ôi! Ước gì Ngài xé rách các từng trời, Ngài ngự xuống …” (Ê-sai 64:1).

Sự hiện diện của Đức Chúa Trời với Môi-se – và Đức Chúa Trời giải phóng dân sự của Ngài ra khỏi xứ nô lệ tại Ai-Cập. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở với họ khi họ lang thang trong đồng vắng. Ngài ngự xuống với họ trong trụ mây và trụ lửa để dẩn đường họ. Khi bảng hiệu được viết lên của người Y-sơ-ra-ên “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta,” họ chiến thắng từ bờ biển nầy đến bờ biển nọ. Nhưng khi họ làm buồn lòng Đức Chúa Trời thì họ trở thành một quốc gia yếu đuối, nhu nhược. Họ bị đày qua Ba-by-lôn làm nô lệ. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời là sự vinh hiển của Y-sơ-ra-ên. Nhưng không có sự hiện diện của Đức Chúa Trời họ không thể làm được gì.

Đây là những ngày tối tăm và kinh khủng. Hội Thánh của chúng ta suy yếu. Những người rao giảng không có năng quyền. Chúng ta ở đây là trung tâm của một thành phố gian ác – sự tối tăm và Sô-đôm tà giáo của thế giới Phương Tây! Quyền lực mạnh mẽ của Địa Ngục tạo ra những điều xấu xa nhất, tồi tệ nhất để ngăn cản chúng ta. Nhưng Đức Chúa Trời đã ở cùng chúng ta! Bây giờ nhà thờ của chúng ta đã trả xong – là một phép lạ! Đức Chúa Trời đã ở cùng chúng ta và bây giờ những bài giảng nầy đã được đăng tải trên mạng lưới Internet cho khoảng 80,000 người xem mỗi tháng! Đức Chúa Trời đã ở cùng chúng ta. Nhưng bây giờ chúng tôi phải đem nhiều người trẻ vào đầy trong hội thánh. Bạn nói, “Điều đó không thể nào được.” Vâng, tôi cũng biết cái cảm giác đó. Nhưng cảm giác đó nó đến từ con người xác thịt của chúng ta và đến từ Sa-tan. Chúng ta phải nhớ những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta khi Ngài giải cứu nơi nhóm họp của chúng ta. Và, những người trẻ, bạn phải cầu nguyện nhiều hơn trước kia để Đức Chúa Trời Toàn Năng hiện diện trong việc chứng đạo và trong sự thờ phượng của chúng ta!

“Ôi! Ước gì Ngài xé rách các từng trời, Ngài ngự xuống …” (Ê-sai 64:1).

Sự hiện diện của Đức Chúa Trời là niềm hy vọng duy nhất của chúng ta! Không có người nào sẽ ở lại. Không có người nào sẽ được thay đổi. Không có người nào sẽ trở thành hội viên mạnh mẽ trong hội thánh của chúng ta – nếu như Đức Chúa Trời không ngự xuống và ở giữa chúng ta!

II. Thứ hai, sự hiện diện của Đức Chúa Trời tạo nên sự kinh ngạc.

Đoạn văn nói, “Khi Ngài đã làm những sự đáng sợ mà chúng tôi không trông mong, thì Ngài ngự xuống.” Bản dịch hiện đại chữ “đáng sợ (terrible)” như chữ “tuyệt (awesome).” Tôi không bận tâm đến chữ đó vì nó bị lạm dụng quá nhiều. Nó có thể tốt hơn khi nghĩ chữ nầy như là “kinh ngạc về những điều mà chúng ta không trông mong.” Người Do Thái thường nói, “Chúa là Đức Chúa Tròi hay làm phép lạ” (Thi-Thiên 77:14).

Bạn có nghĩ rằng người Do Thái có chắc rằng họ đi bộ qua Biển Đỏ, với nước dồn đống lại cả hai bên không? Nhưng họ có – và dân Ê-díp-tô đuổi theo họ đã bị nhận chìm khi nước chảy trở lại. Bạn có nghĩ rằng người Do Thái mong đợi trại của họ nơi đồng vắng có ánh sáng tốt hơn là ánh sáng của đèn điện chúng ta không? Nhưng họ được thấp sang bởi ánh sáng của trụ lửa mỗi đêm. Khi họ đói, họ có mong đợi ăn bánh Ma-na từ trời không? Khi họ khát, họ có mong đợi uống được nước từ vầng đá chảy ra không? Khi họ đi vòng quanh thành Giê-ri-cô, họ có nghĩ rằng tường thành sẽ sập xuống khi họ thổi kèn và la lớn lên không? Không, lịch sử của Y-sơ-ra-ên đầy tràn sự kinh ngạc, những sự kinh sợ giống như vậy “những điều chúng tôi không trông mong” khi Đức Chúa Trời ngự xuống.

Bất cứ ai mà trong mong Đức Chúa Trời sẽ ngự xuống trong hình hài Đấng Christ? Có bất cứ ai mà trong mong rằng Ngài sẽ chết trên Thập Tự Giá “là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình,” để đem chúng ta đến Thiên Đàng? (1 Phi-e-rơ 3:18). Có bất cứ ai mà nghỉ rằng những Môn-đồ sợ hải đó, trốn trong phòng đã khoá lại, sẽ đem Phúc Âm về Đấng Christ qua suốt thế giới La-mã? Bất cứ ai mà nghỉ rằng một hòn đảo nhỏ, kém phòng thủ, hướng dẩn bởi một ông già dùng gậy, sẽ chiến đấu cùng Hitler và quân đội hùng mạnh của ông – và chiến thắng? Có ai nghỉ rằng người Do Thái, rải rác qua suốt thế giới, sẽ trở lại Do Thái sau hai ngàn năm trong sự đày ải? Có ai mà nghỉ rằng quốc gia Do Thái nhỏ xíu có thể đứng vửng nghịch cùng biển người Hồi Giáo cuồng tín hơn sáu mươi năm? Có ai cho rằng vài người Cơ-đốc Trung Hoa sẽ tiếp tục sống hơn nữa thế kỷ dưới sự khủng bố khác nghiệt của Mao Trạch Đông (Mao Tse Tung) và Đôi Quân Đỏ? Có ai nghỉ rằng từ “hội thánh tư gia” nhỏ bé sẽ nổi lên sự phục hưng vĩ đại trong lịch sử thế giới? Có bất cứ ai mà nghỉ rằng sự gặt hái lớn những linh hồn Hippi gần đến trần trụi, hút chất ma tuý trong thời cuối 1960 và đầu tập niên 70? Có ai nghỉ rằng hội thánh chúng ta có thể sống sót một chận chia rẽ tệ hại nhất mà tôi chưa bao giờ nghe? Có ai mà nghỉ rằng ba mươi chính người có thể lạc quyên mười sáu ngàn đồng mổi tháng trong hai mươi năm để trã cho cơ sở nầy? Có ai ngờ được rằng Đức Chúa Trời ban cho tôi một bà mục sư kỳ diệu nhất trên tất cả thế gian nầy? Có ai mà nghỉ rằng tôi sẽ có hai người con trai mạnh mẽ cùng tôi ở trong nhà thờ mỗi Chúa Nhật? Có ai nghỉ rằng Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta một người đàn ông có hai bằng Tiến sĩ, một bác sĩ để giúp lảnh đạo hội thánh chúng ta? Và có ai, trong những chiêm bao điên cuồng, nghỉ rằng người mẹ khốn khổ, già nua, thất bại và buồn phiền sẽ trở nên một người Cơ-đốc nổi bật ở tuổi tám mươi?

“Khi Ngài đã làm những sự đáng sợ mà chúng tôi không trông mong, thì Ngài ngự xuống …” (Ê-sai 64:3).

Khi Đức Chúa Trời ngự xuống Ngài làm những việc đáng sợ mà không ai trông mong!

Chúa tôi, lạ lùng thay duy Ngài,
Oai nghiêm Ngài thật sáng láng;
Lòng nhân từ Ngài ngự thật đẹp thay
Trong sâu thẩm của sáng cháy,
Trong sâu thẩm của sáng cháy!

Thật lạ lùng thay, thật đẹp thay,
Sự chiêm ngưỡng Ngài diệu thay;
Sự khôn ngoan, năng quyền vô tận của Ngài,
Thật thánh khiết thay,
Thật thánh khiết thay!
   (“Chúa Tôi, Lạ Lùng Thay Duy Ngài ‘My God, How Wonderful Thou Art’
      bởi Frederick W. Faber, 1814-1863).

Tôi đang cho bạn một số lời của Ê-sai trong bài giảng của Spurgeon tối nay. Tôi chỉ dùng bố cục và một vài suy nghĩ của ông. “Hoàng tử của những người rao giảng” vĩ đại đã nói,

Khi Đức Chúa Trời ngự xuống giữa dân sự Ngài làm những việc mà chúng ta không trông mong…Ngài có thể cứu hết những người bướng bỉnh, và mang những người chống đối đến chân Chúa Giê-su. [Cầu Nguyện] cho Ngài để làm việc đó như vậy (C.H. Spurgeon, “Đấng Kinh Ngạc ‘Divine Surprises’,MTP, quyển XXVI, Nhà Xuất Bản Pilgrim, tái bản 1972, trang 298).

III. Thứ ba, sự hiện diện của Đức Chúa Trời khắc phục mọi khó khăn và mọi chướng ngại.

“Khi Ngài đã làm những sự đáng sợ mà chúng tôi không trông mong, thì Ngài ngự xuống, và các núi đều rung động trước mặt Ngài” (Ê-sai 64:3).

Đay là một cách nói kỳ diệu, “các núi đều rung động trước mặt Ngài.”

Khi Đức Chúa Trời ngự xuống Do Thái, những kẻ thù mạnh mẽ, vút lên họ như những núi lớn, đã bị bại, và những núi lớn nầy đều sụp đổ bởi vì sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Khi Đức Thánh Linh ngự xuống trong sự phục hung, những tấm long cứng cỏi sẽ rủ xuống trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời! Có một số người trong vòng chúng ta có tấm lòng cứng như đá. Chúng ta cầu nguyện cho họ, giảng cho họ, nhưng không có tác động gì. Chúng ta thấy hầu như họ sẽ không bao giờ được biến đổi. Nhưng Đức Chúa Trời ngự xuống, những tấm lòng cứng nhất cũng sẽ bị bể. Họ sẽ đột nhiên cảm nhận tội lỗi của mình. Họ sẽ đột nhiên thấy rằng chỉ có Chúa Jê-sus mới có thể cứu họ. Khi Đức Chúa Trời ngự xuống họ sẽ cảm giác được nhu cầu cần Huyết của Chúa Jê-sus để tẩy sách họ khỏi tội lỗi. Những giọt lệ của sự nhận thức về tội lỗi sẽ làm mềm những tấm lòng cứng cỏi. Và rồi họ sẽ biết bài thơ nhỏ nầy có ý nghĩa gì,

Tan vỡ bởi sự nhân từ của Ngài, con sấp mình xuống đất
Và khóc để ca ngợi sự nhân từ mà con tìm được.

Rằng đó là việc luôn luôn xảy ra trong sự phục hưng. Tiến sĩ Lloyd-Jones đưa ra định nghĩa sự phục hưng như sau,

Phụ hưng là Thánh Linh của Đức Chúa Trời tuông đổ ra…Là Thánh ngự xuống trên con người.

Rồi ông nói về Howell Harris, mục sư vĩ đại của Welsh. Howell Harris được biến đổi tại buổi nhóm Lễ Tiệc Thánh. Ông ta đã trãi qua sự vùng vẫy nội tâm một thời gian khá dài. Ma quỷ đang cố gắng lung lay đức tin của ông trong mọi mặt. Nhưng khi ông đến dự Tiệc Thánh thì “các núi đều rung động trước mặt [Đức Chúa Trời].” Howell Harris đã nói,

Đấng Christ tuôn huyết trên thập tự luôn được giữ lại trước mắt tôi; và sức mạnh được ban cho tôi để tin rằng tôi nhận được sự tha thứ [cho tội lỗi của tôi] vì giá trị của huyết đó. Gánh nặng tôi mất không còn nữa; tôi nhảy với sự vui mừng trên đường về nhà…Để rồi tôi có thể nhớ mãi với lòng biết ơn (Martyn Lloyd-Jones, M.D., “Howell Harris và Phục Hưng ‘Howell Harris and Revival’,” Người Thanh Giáo: Nguồn Gốc và Người Nối Nghiệp của Họ ‘The Puritans: Their Origins and Successors,’ Banner of Truth, bản 1996, trang 289, 285).

Howell Harris trở nên một trong những người rao giảng đầy ơn mà được dùng trong thời Tỉn Thức Vĩ Đại Đầu Tiên. Nêu bạn đọc nhật ký của ông, bạn sẽ thấy, hết lần nầy tới lần khác phục hưng đến như thế nào. Những người lạc mất được biến đổi khi Đức Thánh Linh ngự xuống trong quyền năng. Harris đã nói, “Bảo lớn [cơn gió mạnh của Thánh Linh] ngự xuống khi tôi bày tỏ sự chết vô hạn của Đấng Cứu Chuộc chúng ta.” “Chúa đến trong quyền năng.” Một cơn gió mạnh ngự xuống khi tôi bày tỏ về sự cao trọng của sự cứu rỗi.” Đàn ông đơn sơ nầy rao giảng và đúng là có cả ngàn người được biến đổi tài nước Anh và ngay cả ở Wales.

Phục hung có xảy ra trong hội thánh chúng ta không? Có, nhưng chúng ta phải thật sự muốn nó. Tôi đã đọc quyển sách nhỏ kỳ diệu do người phụ nữ Na-uy là người giáo sĩ đến Trung Hoa từ năm 1900 cho đến 1927. Bà ta cầu nguyện cho sự phục hưng hết năm nầy đến năm khác. Bà kiên ăn và cầu nguyện. Trong 1907 bà đọc về cuộc phục hưng vĩ đại xãy ra tại Đại Hàn. Bà mong muốn sự phục hưng đến trên Trung Hoa. Bà thực sự muốn sự phục hưng. Điều đó đến một cách đột ngột giữa vòng nhóm người phụ nữ Trung Hoa. Rồi thì nó lan ra, và hằng trăm người được biến đổi, vừa trước khi bà rời khỏi Trung Hoa và về lại Na-uy.

Chúng ta có thể nào được một chút điều đó trong hội thánh của chúng ta không? Vâng, nhưng chúng ta phải cầu nguyện như chúng ta chưa từng cầu nguyện bao giờ. Chúng ta phải cầu nguyện như Ê-sai cầu trong câu đầu.

“Ôi! Ước gì Ngài xé rách các từng trời, Ngài ngự xuống và làm rúng động các núi trước mặt Ngài” (Ê-sai 64:1).

Nếu bạn chưa được thay đổi, chúng tôi sẽ cầu nguyện cho bạn. Chúng tôi sẽ cầu xin Đức Chúa Trời làm cho bạn nhận thức được tội lỗi của bạn, và xin Ngài kéo bạn đến với Chúa Giê-su Christ.

Chúa Giê-su Christ đã chịu chết trên Thập Tự Giá để đền tội cho bạn. Ngài sống lại từ cỏi chết và đang sống trên tầng trời thứ ba và cầu thay cho bạn. Nhưng bạn phải ăn năn và tin nhận Ngài để được cứu khỏi tội lỗi.

Bạn có thể nói, “Tôi không phải là tội nhân. Tôi là một con người tốt.” Nhưng Kinh Thánh nói rằng, “Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta” (1 Giăng 1:10). Chúng tôi cầu xin Thánh Linh của Đức Chúa Trời giúp bạn nhận thức tội lổi của bạn, và kéo bạn đến với Chúa Giê-su, để được rửa sạch tội lổi bởi Huyết của Ngài. Bác sĩ Chan, vui lòng thay cho chúng tôi mà cầu nguyện. A-men!

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Ê-sai 64:1-3.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chúa tôi, Lạ Lùng Thay Duy Ngài ‘My God, How Wonderful Thou Art’
(bởi Frederick W. Faber, 1814-1863;
theo điệu “Majestic Sweetness Sits Enthroned”).


DÀN BÀI CỦA

CHÚA CỦA SỰ PHỤC HƯNG

(BÀI GIẢNG SỐ 14 VỀ SỰ PHỤC HƯNG)
THE GOD OF REVIVAL
(SERMON NUMBER 14 ON REVIVAL)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Ôi! Ước gì Ngài xé rách các từng trời, Ngài ngự xuống và làm rúng động các núi trước mặt Ngài, như lửa đốt củi khô, như lửa làm sôi nước, hầu cho kẻ thù nghịch biết danh Ngài, các dân tộc run rẩy trước mặt Ngài. Khi Ngài đã làm những sự đáng sợ mà chúng tôi không trông mong, thì Ngài ngự xuống, và các núi đều rúng động trước mặt Ngài” (Ê-sai 64:1-3).

I.   Thứ nhất, sự hiện diện của Đức Chúa Trời là niềm hy vọng duy nhất của chúng ta, Ê-sai 64:1; 63:15; Sáng-Thế-Ký 26:28; 39:23.

II.  Thứ hai, sự hiện diện của Đức Chúa Trời tạo nên sự kinh ngạc,
Thi- Thiên 77:14; 1 Phi-e-rơ 3:18; Ê-sai 64:3.

III. Thứ ba, sự hiện diện của Đức Chúa Trời khắc phục mọi khó khăn và mọi chướng ngại, Ê-sai 64:3, 1; 1 Giăng 1:10.