Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




NGÀI SẼ LÀM SÁNG DANH TA

HE SHALL GLORIFY ME
(BÀI GIẢNG SỐ 5 - SỰ PHỤC HƯNG)
(BÀI GIẢNG SỐ 5 ON REVIVAL)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L.Hymes, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bải giảng tại Hội thánh Baptist Tabernacle thành phố Los Angles
Tối Chúa Nhật ngày 17 tháng 8 năm 2014
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, August 17, 2014


Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones từng là một môn sinh cẩn trọng về sự phục hưng. Ông nghiên cứu lịch sử sự phục hưng, và thậm chí có kinh nghiệm về điều này ngay tại hội thánh của ông ở xứ Wales năm 1931. Trong bài giảng về nhà truyền giáo lỗi lạc Howell Harris (1714-1773), vị “Tiến sĩ” nói, “Một lần nữa chúng ta lại ở trong tình trạng tối tăm và chết chóc tương tự như trong những năm đầu của thế kỷ thứ 18” (D.M. Lloyd-Jones, Thanh Giáo: Nguồn Gốc và Kế Thừa ‘The Pruritans: Their Origins and Successors,’ The Banner of Truth Trust, phiên bản 1996, tr. 302). Trong một quyển sách khác, Tiến sĩ Lloyd-Jones viết về “sự bội đạo thảm hại đã và đang định hình hội thánh trong suốt thời gian 100 năm (nay đã 150 năm) qua” (Sự Phục Hưng ‘Revival’, Nhà Xuất Bản Crossway, 1987, tr. 55).

Trong kinh nghiệm cá nhân suốt 55 năm hầu việc, tôi đã từng chứng kiến sự suy thoái trầm trọng trong sức sống và năng quyền của hội thánh. Hội thánh đương đại, cách tổng quát, khó mà giống hội thánh thời tôi còn trẻ – và sự đổi thay đó không phải là sự thay đổi tốt. Thật vậy, “chúng ta một lần nữa, trở lại tình trạng tối tăm và chết chóc.” Thật vậy, chúng ta đang ở trong tình trạng “bội đạo tồi tệ.”

Tôi cho rằng tình trạng kinh khủng này xảy ra phần lớn là vì quý Mục sư đã quên điều tạo nên một Cơ Đốc Nhân là gì. Trong kinh nghiệm cá nhân tôi, rất ít người giảng đạo biết thực tế về sự cải đạo và đời sống mới, nhưng tôi sẽ không bàn về điều đó tối nay.

Nhiều người thuyết trình về sự phục hưng biết chúng ta cần Đức Thánh Linh hành động để phấn hưng những hội thánh! Thế nhưng có rất ít người biết chính xác mình cần Đức Thánh Linh làm gì. Họ không biết mình cần Đức Thánh Linh làm gì vì họ chưa nhận thức được chiều sâu kinh khủng của nan đề họ đang đối diện. Họ nghĩ rằng hầu hết con dân Chúa trong Hội thánh mình đã được cứu, và họ cho rằng mình biết cách hướng dẫn tân tín hữu kinh nghiệm sự cứu rỗi. Tôi chưa biết chắc ai trong số người giảng dạy chính có được sự soi sáng đủ về vấn đề này. Kết quả là, một số lớn hội thánh chúng ta đầy chật những linh hồn lạc mất! Chúng tôi có viết tường tận về nan đề này trong cuốn sách Sự Bội Đạo Ngày Hôm Nay ‘Today’s Apostasy’ (nhấn vào đây để xem)

Tôi sẽ không đề cập đến nan đề của sự phục hưng trong cách nhìn tổng quát tối nay. Điểm chính tôi muốn đề cập là chúng ta sẽ cầu nguyện điều gì nếu chúng ta muốn Đức Chúa Trời đổ sự phấn hưng lên hội thánh địa phương riêng của mình. Một trong những cạm bẫy chúng ta dễ sa vào khi đọc sách đề cập đến sự phấn hung là chúng ta trông chờ một sự thay đổi lớn trên tất cả các hội thánh – it ra cũng là một số lớn. Và khi chúng ta không thấy điều đó xảy ra, chúng ta cảm thấy vô vọng.

Chúng ta phải hiểu rằng mỗi sự biến đổi niềm tin là một phép lạ. Tiến sĩ Cagan và tôi lượt qua danh sách những người được hy vọng cải đạo. Chúng tôi nhận thấy mỗi tháng đều có vài người biến đổi niềm tin. Có nghĩa là phép lạ cải đạo đã diễn ra mỗi tháng tại hội thánh chúng tôi suốt một năm qua. Dĩ nhiên, tôi không nói về “quyết định” cải đạo, tôi đang nói đến sự biến đổi thật sự. Điều chúng tôi cầu nguyện cho sự phấn hưng là có thêm nhiều phép lạ cải đạo, cầu nguyện xin Chúa đến và thay đổi lòng nhiều người để họ đến với Đấng Christ.

Bây giờ, chính xác điều gì chúng ta cần phải cầu nguyện đây? Tôi tin rằng mối quan tâm chính của chúng ta là cầu xin Đức Thánh Linh đến trong năng quyền lớn hơn. Tôi nhận biết nhiều người sẽ phản đốì điều tôi trình bày ở đây. Có quá nhiều sự dạy dỗ sai lạc về Đức Thánh Linh trong thế kỷ thứ hai mươi, thành ra tôi không trách họ. Thế nhưng, Đức Thánh Linh là nguồn của sự cải đạo cá nhân cũng như của sự phục hưng. Con dân Chúa ngày hôm nay nghĩ là Đức Thánh Linh làm cho họ “nói tiếng lạ,” hoặc cho họ có khả năng làm nhiều tiền hay được chữa lành thân thể. Tất cả những điều kể trên không liên quan đến công việc trọng tâm, công việc chính của Đức Thánh Linh. Xin lật Kinh Thánh trong sách Giăng 16:4. Ở đây, chúng ta sẽ học được công việc chính của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jê-sus phán,

“Ngài sẽ làm sáng danh ta” (Giăng 16:14).

Tiếng Hy-lạp dịch chữ “sáng danh” nghĩa là để “tôn kính, quý mến, tán dương, tôn ngợi” (Strong #1392). Công việc của Đức Thánh Linh là tôn kính Đấng Christ, giúp chúng ta quý mến, tán dương, và vinh danh Đấng Christ,

Khi người ta giả vờ cải đạo, thì luôn luôn là vì họ đã từ chối chính Đấng Christ. Như Tiến sĩ Cagan chỉ ra trong cuốn sách, Sự Bội Đạo Ngày Hôm Nay ‘Today’s Apostasy,’

Tín hữu Công Giáo đại khái nghĩ theo phương diện của sự cứu rỗi bằng công đức: từ bỏ một vài tội lỗi, đi nhà thờ, theo Chúa Jê-sus, yêu mến Chúa Jê-sus, xưng tội, và “làm người tốt” cách chung chung.

Tín hữu Báp-tít, người truyền bá Tin Lành Phúc Âm hoặc Cải Cách thì đặt niềm tin vào sự báp-tem, đọc “lời cầu nguyện tội nhân,” hoặc tin Tín lý Cơ Đốc Nhân một nhẩm, như có thể đọc thuộc lòng “kế hoạch cứu rỗi,” hay “Giáo lý Vấn Đáp Westminster.”

Tín hữu Ngũ Tuần hoặc theo phái thuyết phục thì thường nghĩ trên phương diện cảm xúc và kinh nghiệm. Nếu một người nào đó có kinh nghiệm với điều mà họ nghĩ là “Thánh Linh,” cảm thấy phước hạnh của Chúa trên đời sống mình, hay cảm thấy bình an hay vui mừng trong tấm long,” thì người đó cho rằng mình đã được cứu.

Những người như vậy nhiều lần đến với chúng tôi để được cố vấn, tìm kiếm sự bảo đảm hoặc một cảm xúc khác khi trên thực tế họ chưa bao giờ được cứu qua sự tin nhận Chúa Jê-sus Christ (Sự Bội Đạo Ngày Hôm Nay ‘Today’s Apostasy,’ Nhà Xuất Bản Hearthstone, bản in 2001, tr. 141)

Đây là cách thường xảy ra tại hội thánh chúng tôi. Khi mục sư hỏi họ kể về thời điểm họ được cứu, họ thường luôn bắt đầu bằng một câu chuyện “mông lung” dài lê thê, thông thường nói ý nghĩ của mình về một bài giảng nghe trước đó, và nhiều chi tiết khác, bao gồm luôn cả cảm nhận rằng họ là tội nhân. Họ kể chuyện khá hay, thuật chi tiết đầy đủ để dẫn dắt họ đến quyết định tạm gọi là cải đạo. Thế rồi họ cắt ngang câu chuyện. Hầu hết họ kết thúc bằng câu nói, “Và tôi đã tin nhận Chúa Jê-sus,” hoặc “Và tôi đã đến với Chúa Jê-sus.”

Sau đó chúng tôi yêu cầu họ kể một ít về Chúa Jê-sus, và về điều xảy ra sau khi họ đến với Chúa Jê-sus (hoặc tin cậy Ngài). Đây là lúc toàn bộ câu chuyện bị sụp đổ. Họ không thể nói được gì nhiều, bất cứ điều gì về Chúa Jê-sus. Trong cuốn sách Chung Quanh Cái Cửa Cổng Nhỏ ‘Around the Wicket Gate,’ Spurgeon viết, “Hiện đang có một khuynh hướng tồi tệ trong vòng người tín hữu là đẩy Đức Chúa Jê-sus Christ ra khỏi Phúc Âm” (Nhà Xuất Bản Pilgrim, bản in 1992, tr. 24). Tôi bảo tôi muốn họ tiếp tục đến và lắng nghe về Phúc Âm. Tôi muốn được đảm bảo Chúa Jê-sus là trọng tâm trong lời chứng của họ. Cho dù lời làm chứng của một người có hấp dẫn như thế nào đi nữa, nếu Đấng Christ không phải là trọng tâm, thì họ vẫn chưa được cứu

!

Đức Thánh Linh vận hành hai điểm chính trong mỗi sự cải đạo chân thật. Điểm trước tiên được ghi trong sách Giăng 16:8-9,

“Khi Ngài đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét: về tội lỗi, vì họ không tin ta” (Giăng 16:8-9).

Tuyên án tội lỗi là công việc đầu tiên của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Chúng ta có khuynh hướng xem sự cải đạo là chuyện tầm thường, chuyện nhỏ, mà một người có thể chỉ lầm bầm vài chữ, hoặc học nói một vài điều thông thường là đủ. Cầu xin Đức Chúa Trời giúp chúng ta! Chúng ta đã loại bỏ Đức Thánh Linh! Chúng ta quên đi rằng Ngài phải phán quyết chúng ta về tội lỗi và sự phản loạn chống lại Chúa của mình! Tiến sĩ Lloyd-Jones mô tả sự tuyên án giống như việc chúng ta xem thấy dịch bệnh trong lòng mình, và sự thối tha của mầm bệnh chúng ta thừa hưởng từ A-đam. Sự tuyên án là thấy sự vô vọng của mình, sự tuyệt vọng của mình hoàn toàn trước mặt Đức Chúa Trời công bình thánh khiết, là Đấng gớm ghiết tội lỗi trong sự hiện thân trọn vẹn của Ngài (Diễn giải từ Sự Phấn Hưng ‘Revival,’ Nhà Xuất Bản Crossway Books, năm 1987, tr.42). Điều đó có xảy ra, nhiều hay ít, cho tất cả những người thật sự cải đạo. Tiến sĩ Loyd-Jones nói, “Hễ ai tỉnh thức và bị tuyên án tội lỗi cần phải bị lo lắng về điều này. Làm thế nào anh ta có thể chết và đối diện với Chúa đây?” (Sự Đảm Bảo, Rô-ma 5 ‘Assurance, Romans 5,’ The Banner of Truth Trust, năm 1971, tr. 18).

Đó là điều đầu tiên Đức Thánh Linh thi hành trong sự cải đạo thật. Ngài làm rúng động con người. Nếu bạn không cảm thấy phiền muộn về bản tính tội lỗi tự nhiên của mình thì hẳn bạn sẽ không suy nghĩ nhiều về Chúa Jê-sus Christ. Bạn có nghe lời thuật về Chúa chết trên Cây Thập Tự, nhưng điều đó chỉ có chút ít ý nghĩa với bạn. Tại sao vậy? Vì bạn chưa bao giờ bị kết án về “tội lỗi, về sự công bình, và về sự phán xé” (Giăng 16:8). Tuy nhiên, tội nhân bị lạc mất cũng không nên dựa vào sự kết án thôi! Chỉ sự kết án sẽ không cứu được bạn đâu!

Gần đây tôi có trò chuyện với một thanh niên đang bị dằn vặt về tội lỗi mình nhiều ngày qua. Tôi khuyên anh đến với Chúa Jê-sus để được cứu qua Huyết của Ngài. Anh ta dường như có làm điều đó. Anh ta dường như có đến với Chúa Jê-sus. Tôi chờ anh một vài tuần và sau đó xin anh cho tôi biết anh được cứu như thế nào. Anh ta kể dài dòng về tội lỗi mình. Thật không nghi ngờ gì khi anh đang bị dằn vặt về tội lỗi minh. Thế nhưng anh kết thúc bằng câu nói, “Và rồi tôi đến với Chúa Jê-sus.” Tôi xin anh kể thêm cho tôi nghe một chút về Chúa Jê-sus. Anh hơi lúng túng, nhưng cũng thể hiện rõ ràng mặc dù anh có dằn vặt về tội lỗi, anh ta vẫn chưa tìm thấy được bình an trong Chúa Cứu Thế và Huyết của Ngài!

Thường người ta sẽ hỏi tôi, “Ông đến với Chúa Jê-sus như thế nào?” Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng nhau xem sách Giăng 6:44,

“Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng ai được đến cùng ta” (Giăng 6:44a).

Bạn cần được đến gần Chúa Jê-sus bởi Đức Chúa Cha, qua Đức Chúa Thánh Linh. Nói một cách tổng quát, Thánh Linh Đức Chúa Trời chỉ đem tội nhân đến với Chúa Jê-sus khi người ấy dằn vặt về tội lỗi mình, và kêu nài sự thương xót. Khi Chúa Thánh Linh đem người nào đó đến với Chúa Jê-sus, thông thường người ấy bị mù trước đây, nhưng bây giờ được sáng – và họ chiêm ngưỡng vẻ đẹp Đấng Cứu Thế, giang rộng cánh tay ôm họ vào lòng! Họ có thể hát ca ngợi với John Newton (1725-1807),

Tôi đã hư mất bao ngày, nhưng Chúa đã cứu tôi về,

Mù lòa, nhưng nay được sáng.

(“Ơn Lạ Lùng”).

Vì thế, khi nói về sự phục hưng, chúng ta cần suy nghĩ trong ánh sáng của Phúc Âm. Sự phấn hưng, không là gì hơn là Thánh Linh Đức Chúa Trời làm con người cảm nhận được tội lỗi mình, kéo họ đến với Chúa Jê-sus để được cứu rỗi qua Huyết của Ngài. Khi điều đó xảy đến với một cá nhân, như nó đã xảy ra tại hội thánh chúng tôi, nó thật sự là sự cải đạo, phép lạ của sự cải đạo! John W. Peterson thể hiện điều này rõ ràng trong một bài hát của ông,

Nhờ phép lạ mà những vì sao được tạo thành,
   Nhờ phép lạ mà thế giới được lơ lửng trên không.
Nhưng khi Ngài cứu linh hồn tôi,
   Tẩy sạch và làm tôi được trọn vẹn,
Nhờ phép lạ của tình yêu và ân điển.
   (“Nhờ Một Phép Lạ ‘It Took a Miracle’
      bởi John W. Peterson, 1921-2006)

Và khi phép lạ xảy đến với một số người, 10 hoặc 12 một lúc tại một nhà thờ địa phương, đó gọi là sự phấn hưng! Chỉ đơn giản thế thôi! Điều xảy ra cho một sự cải đạo đơn lẻ cũng xảy đến cho nhiều người trong một khoảng thời gian ngắn của sự phục hưng. Khi Đức Thánh Linh đến với năng quyền phấn hưng, Ngài luôn vinh danh Chúa Jê-sus trong đời sống của những người biến đổi thật sự!

“Ngài sẽ làm sáng danh ta” (Giăng 16:14)

Hãy lắng nghe lời Tiến sĩ Lloyd-Jones một lần nữa.

     Sự phấn hưng, trên tất cả mọi điều, là sự tán dương Đức Chúa Jê-sus Christ, con Đức Chúa Trời. Đó là sự phục hồi Chúa Jê-sus làm trọng tâm của nếp sống hội thánh…Sẽ không có giá trị cho Cơ Đốc Giáo không biết tôn vinh và sống cho Ngài, và sống để làm chứng [về] Ngài…đặc biệt về sự chuộc tội của Ngài, sự chết của Ngài trên cây thập tự, thân thể tan vỡ và huyết tuôn đổ của Ngài. Một lần nữa, tôi trích dẫn sự thật tinh ròng mà bạn có thể tự kiểm tra lấy. Bạn có thể tìm thấy rằng trong mỗi lần phục hưng, không ngoại lệ, đều có rất nhiều sự nhấn mạnh về huyết Chúa Jê-sus Christ. Những bài thánh ca được hát trong mỗi lần phấn hưng, đều nói về dòng huyết…trọng tâm…căn bản của Phúc Âm Cơ Đốc là như vầy, “Là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết ấy” (Rô-ma 3:25)…Tôi không thấy hy vọng gì cho sự phấn hưng nếu người đàn ông, đàn bà từ chối dòng huyết Chúa đổ ra trên thập tự…(Sự Phấn Hưng ‘Revival,’ như đã trích, tr. 47,48, 49).

Kìa, trông suối thiêng huyết báu tuôn đầy
Từ hông Jê-sus phát nguyên;
Tội nhân tắm mình dưới suối huyết nay,
Sạch hết mọi gian ác liền,
Sạch hết mọi gian ác liền.
   (“Suối Huyết Tuôn ‘There is a Fountain’” – William Cowper. 1731-1800;
      theo âm điệu “Ortonville,” “Sự Ngọt Ngào Hùng Vĩ Lên Ngôi ‘Majestic
         Sweetness Sits Enthroned’”).

Giờ được chiêm ngưỡng thập giá quí hóa
   Nơi Đông Cung Thánh xưa chịu hình đây,
Lòng thật coi phú quí thảy lỗ cả,
   Quyết bỏ hết kiêu ngạo tâm tánh nầy.
Mình Ngài lưu huyết dường khoác xích y,
   Tay, chơn đinh đống khổ hình vì tôi;
Đời nầy tôi kể mình đã chết đi,
   Cõi thế đối tôi thật như chết rồi.
(“Giờ Được Chiêm Ngưỡng ‘When I Survey the Wondrous Cross’
      bởi Dr. Isaac Watts, 1674-1748).

Trong khả năng có thể bị hiểu lầm, tôi thấy mình cần phải nói điều này, đây là nơi người theo Ngũ Tuần và phái thuyết phục đã sai lầm. Họ chỉ chú trọng đến Đức Thánh Linh thôi. Sự chết của Chúa Jê-sus không phải là điều trọng tâm. Họ phấn khích về sự chữa lành, chết trong Thánh Linh, dấu hiệu và phép lạ. Cho dù họ có phản đối điều tôi nói nhiều như thế nào đi nữa, họ cũng không lấy sự chết thế chuộc tội của Chúa Jê-sus trên cây thập tự làm điều trọng tâm! Ăn năn tội lỗi, và được tha thứ trong dòng Huyết Chúa Jê-sus không phải là điều trọng tâm. Nhưng tôi cũng phải nói điều này, ngay cả chúng ta là người truyền giáo và chính thống cũng không khá hơn! Chúng ta bận rộn dạy Kinh Thánh từng câu một cho người lạc mất xưng mình là Cơ Đốc Nhân trong hội thánh. Đây là chỗ chúng ta thảy đều đi sai. Trọng tâm của Phúc Âm Cơ Đốc phải là Chúa Jê-sus và sự khổ nhục của Ngài. Nhà truyền giáo Cơ Đốc Giáo vĩ đại nhất đã nói,

“Tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jê-sus Christ, và Đức Chúa Jê-sus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự” (I Cô-rinh-tô 2:2).

Chúng ta sẽ không bao giờ có được sự phấn hưng nếu nam giới và phụ nữ chỉ có thể nói, “Và tôi đã đến với Chúa Jê-sus.” Xin Đức Chúa Trời giúp chúng ta! Nếu đó là điều bạn chỉ có thể nói về Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng chịu khổ nhục và chịu đóng đinh trên cây thập tự để cứu bạn, thì tôi thiết nghĩ bạn cũng mù lòa như Chứng Nhân Giê-Hô-Va hay là Hồi Giáo! Vì họ cũng nói về Chúa Jê-sus! Thế còn Huyết Chúa ở đâu? Còn tình yêu vô đối đã đem Ngài từ trên ngôi cao nơi Thiên Đàng xuống thế để bị đánh đập, phỉ nhổ, và thậm chí bị đóng đinh trên cây thập tự ở đâu?

Đôi lúc, tôi nghĩ tôi đã làm bạn thất vọng. Bằng cách nào đó, tôi đã không huớng dẫn bạn yêu kính Chúa Jê-sus đủ để có thể nói về Ngài. Bằng cách nào đó, tôi cũng không thể thuyết phục bạn để yêu kính Chúa Jê-sus. Tôi không làm cho bạn kinh nghiệm thật sự, và có thể nói như sau,

Lòng tôi kính mến Jê-sus, biết nay Ngài thuộc tôi,
Vì Chúa, quyết bỏ hết mọi ác khiên, Jê-sus ôi!
Nguyền luôn kính mến Jê-sus là Cứu Chúa khoan hồng;
Từ trước đã kính mến Ngài, nay mến yêu càng nồng.
   (“Càng Yêu Chúa Hơn ‘My Jesus, I Love Thee’” bởi William Featherstone,
      1842-1878).

Quý bạn thân mến, hãy để chúng ta kiêng ăn và cầu nguyện vào thứ Bảy tuần sau cho đến 5:00 chiều. Hãy kiêng ăn và cầu nguyện cho Đức Thánh Linh làm được hai

điều – ăn năn tội lỗi, tôn vinh Chúa Jê-sus bằng cách kéo người hư mất lại gần Ngài, để được tẩy sạch trong Huyết Ngài. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Giăng 16:7-14.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Suối Huyết Tuôn ‘There Is a Fountain’” (bởi William Cowper, 1731-1800; theo âm điệu “Ortonville,”
“Sự Ngọt Ngào Hùng Vĩ Lên Ngôi ‘Majestic Sweetness Sits Enthroned’”).