Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
HUYẾT – TẦM THƯỜNG HAY QUÝ BÁU?THE BLOOD – COMMON OR PRECIOUS? bởi tiến sĩ R.L. Hymers, Jr. Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles |
Sáng hôm nay tôi muốn bạn nhìn đến hai câu trong Tân Ước diễn tả đến Huyết của Chúa Giê-su Christ. Mở ra trước trong sách Hê-bơ-rơ 10:29. Câu diễn tả về Huyết được nằm ở chính giửa của câu,
“là ô uế” (Hê-bơ-rơ 10:29).
Bây giờ hãy mở ra trong sách 1 Phi-e-rơ 1:19. Ở đây Huyết được mô tả như là,
“Huyết báu Đấng Christ” (1 Phi-e-rơ 1:19).
Vui lòng giữ phần Kinh Thánh mở ra ở đây
Tôi suy nghĩ về những câu Kinh Thánh đó trước đây mấy đêm. Trong sự suy gẫm của tôi về những câu Kinh Thánh đó, nó đập vào tôi rằng toàn cả thế giới có thể chia ra làm hai nhóm: (1) Những người nghĩ rằng Huyết của Chúa Giê-su Christ là “ô uế,” và (2) những ai nghĩ là “Huyết báu của Chúa Giê-su Christ.” Câu nào đã diễn tả cái nhìn của bạn về Huyết của Chúa Giê-su?
I. Trước nhất, bạn có nghỉ rằng Huyết của Chúa Giê-su Christ là “ô uế” không?
Nếu bạn đọc toàn bộ phân đoạn của thư Hê-bơ-rơ 10:26-31 mà ông Prudhomme đã đọc khi nảy, bạn sẽ thấy rằng nó ám chỉ đến những ai “cố ý phạm tội” và là nan đề đưa đến sự phán xét của Đức Chúa Trời, như chúng ta đã thấy trong đoạn văn của chúng ta sáng nay, nó đến trong hai câu với chữ, “là ô uế.” Xem Hê-bơ-rơ 10:31.
“Sa vào tay Đức Chúa Trời hằng sống là sự đáng kinh khiếp thay” (Hê-bơ-rơ 10:31).
Quý vị có thể ngồi xuống.
Tiến sĩ J. Vernon McGee nói câu đó là,
… Sự phán xét của Đức Chúa Trời là trước tiên [cho] mọi người “ai … đã coi huyết của sự giao ước … là ô uế …” Bạn của tôi, nếu bạn xem thường những gì mà Chúa Giê-su Christ đã làm trọn cho bạn trên thập tự giá, bạn không được gì cả mà bạn còn phải chịu sự phán xét. Bạn không có hy vọng bất cứ điều gì (J. Vernon McGee, Th.D., Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible,’ Nhà Xuất Bản Thomas Nelson, 1983, quyển V, trang 578; dựa trên thư Hê-bơ-rơ 10:31).
Bạn có thể nói rằng, “Tôi không nghĩ rằng huyết của Chúa Giê-su là ô uế. Tôi chỉ nghĩ nó giống như huyết của bao nhiêu người khác. Không có cái gì đặc biệt về huyết của Chúa Giê-su.” Được, nếu bạn nghĩ như thế là bạn phạm tội – vì trong tiếng Hy-lạp chữ “ô uế (unholy)” được dịch là “koinos,” nó có nghĩa là “tầm thường (common)” (Strong, số 2839). George Ricker Berry nói nó có nghĩa là “tầm thường (common), ví dụ, được chia sẽ hay dùng chung bởi nhiều người.” Đó là nghĩa của sự “ô uế (unholy).” Nó có nghĩa là Huyết của Chúa Giê-su là tầm thường – chỉ giống như huyết của bất cứ một người nào khác, “được chia sẽ bởi số nhiều,” như George Ricker Berry đã nói.
Đối với tôi dường như là Tiến sĩ John MacArthur bước đến gần cái hiểm họa để gọi Huyết của Chúa Giê-su Christ là “một cái gì tầm thường” khi ông nói, “Huyết của Ngài không có giá trị cứu chuộc” (Bài Học Kinh Thánh MacArthur, dựa trên Hê-bơ-rơ 9:7). Chú thích của ông về những chữ “Huyết của Đấng Christ” trong Hê-bơ-rơ 9:14, Tiến sĩ MacArthur nói, “Huyết là chữ được dùng để thay thế cho sự chết” (ibid., dựa trên Hê-bơ-rơ 9:14). Trong cái nhìn sơ về thần học của ông (ibid., trang 2192) Tiến sĩ MacArthur nói rằng Kinh Thánh là “sự linh cảm lời nói trong mỗi chữ.” Nhưng trong ngôn ngữ Hy-lạp trong Hê-bơ-rơ 9:14 là “haima” và trong văn chương có nghĩa là “huyết.” Để nói rằng “Huyết” là chữ để thay thế cho sự chết, thì đã phủ nhận cái câu nói rằng “sự linh cảm lời nói trong mỗi chữ.” Khi Tiến sĩ MacArthur nói, “Huyết của Ngài không có giá trị cứu chuộc,” đối với tôi dường như nó không khác gì gọi Huyết của Đấng Christ là “tầm thường” (Hê-bơ-rơ 10:29). Và Hê-bơ-rơ 10:29 đã đưa ra một lời cảnh cáo mạnh mẽ chống lại điều đó! Không có sự sống trong việc dạy dỗ như thế. Tôi nghĩ rằng nó khô khan và chí tử. Tiến sĩ Martyn Lloyd-Jones nói,
Bạn sẽ tìm thấy trong mỗi thời điểm của sự phục hưng, không loại trừ, đều có sự nhấn mạnh dữ dội trên Huyết của Chúa Giê-su Christ. Bài Thánh Ca được hát lên nhiều nhất trong những thời điểm của sự phục hưng, hâù hết là bài hát về huyết. Tôi có thể trích dẩn chúng cho bạn trong một vài ngôn ngữ. Không có gì hơn bằng đặc điểm nầy. Chúng ta tìm thấy rằng Sứ-đồ đã nói điều nầy cho chúng ta trong thư Cô-lô-se đoạn 1 – “đã làm nên hòa bình …” – làm nên hòa bình thế nào? “… bởi huyết Ngài trên thập tự giá” (câu 20).
Dĩ nhiên là tôi hoàn toàn biết rỏ khi tôi nói về một việc, là giống như tôi đang nói một việc gì đó bất thường và cao siêu mà không được quần chúng ưa thích trong thời điểm hiện tại. Có nhiều mục sư Cơ-đốc đã nghĩ họ đang khéo léo trong sự trút ra những lời chế nhạo trên thần học về huyết. Họ gạt bỏ nó với sự khinh bỉ … Và đó là tại sao hội thánh trở nên như bây giờ vậy. Nhưng trong những thời điểm của sự phục hưng, hội thánh hảnh diện trên thập tự giá, sự kiêu hảnh của hôị thánh trong huyết. Vì như tác giả của thư Hê-bơ-rơ đã nói, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Giê-su được dạn dĩ vào nơi rất thánh, xem Hê-bơ-rơ 10:19 (Martyn Lloyd-Jones, M.D., Sự Phục Hưng ‘Revival’, Crossway Books, ấn bản 1994, trang 48).
Tôi phải nói thật với bạn. Nếu Huyết của Chúa Giê-su không có gì là quan trọng đối với bạn, bạn là một người hư mất, đi vào chổ khổ sở đời đời. Bạn không phải là Cơ- đốc Nhân thật sự trong cái ý nghĩa đúng của nó.
Đây là một phần trong bài làm chứng từ một người phụ nữ trẻ, độ hai mươi đã tham dự với hội thánh chúng ta. Cô nói,
Tôi [đã] đắm mình trong nổi tuyệt vọng và không còn hy vọng gì cả. Trong tâm trí của tôi, tôi biết tôi là một tội nhân, nhưng tôi đã tự quá cô lập mình trong sự tự ti để rồi không quan tâm đến tội lổi của tôi. Cuối cùng Thánh Linh đã cáo trách tôi về những tội lổi quá khứ của tôi. Chúng ám ảnh tôi và cứ bám víu lấy tôi, và tôi không thể thoát được. Tôi bắt đầu nghĩ, “Làm sau mà tôi có thể phạm những tội lổi đó được? Làm thế nào mà tôi bị nhấn chìm trong tội lổi đó?” Đức Thánh Linh bày tỏ cho tôi thấy được những tội lổi nầy đến từ tấm lòng gian ác, không thành thật, và phát ra từ tình trạng suy đoài của con người xác thịt của tôi. Tôi không thể nào diễn tả được hết về sự được cho thấy vào tấm lòng tối tăm và ghê tổm của tôi. Tôi lấy làm ghê tởm và xấu hổ vì biết rằng Đức Chúa Trời đã nhìn thấy những điều đó. Tôi cảm thấy đê hèn trước Đấng Tạo Dựng xem thấy tất cả; một Đức Chúa Trời biết được những ý tưởng và những mục đích của tôi; một Đức Chúa Trời biết tất cả những việc tôi đã làm, ngay cả công việc tôi làm trong hội thánh, nhưng lại mọc rể trong tội lỗi ích kỷ. Mỗi lần tôi đi đến nhà thờ, tôi cảm thấy giống như là người bị phong cùi giữa những Cơ-đốc Nhân sạch sẽ. Nhưng tôi cũng chưa tin nhận Chúa Giê-su Christ. “Giê-su” chỉ là một từ ngữ, một học thuyết, hoặc một người nào đó tôi biết có tồn tại nhưng cách xa. Tôi có thái độ lạnh nhạt với Đấng Christ [tôi không cần Đấng Christ]. Thay vì cố gắng [để tìm kiếm] Đấng Christ, tôi đang tìm kiếm cái cảm giác của sự cứu rổi, hoặc một vài thứ gì đó của “kinh nghiệm” để [chứng minh] đức tin của tôi.
Người phụ nữ trẻ đó rất khổ sở. Cô đã che đậy rất kỷ. Nhiều người không biết có sự xung đột dữ dội đang xảy ra bên trong cô ta. Nhưng trong thâm tâm cô ta có một sự dày dò cực độ, giống như John Bunyan đã bị.
Tôi đã cố vấn cho những học sinh Trung Học và Đại Học hơn năm mươi năm qua. Tôi nhận thấy rằng đa số họ – phần đông họ – có sự căng thẳng, sợ hãi, cũng như bối rối – giống như người phụ nữ trẻ đó đã trãi qua. Phần đông họ đã quay qua nghiện thuốc hay rượu để làm cho bớt đau khổ bên trong. Một số khác thì chơi những trò chơi điện tử để làm trống rổng đầu óc. Một số khác thì say mê sách báo khiêu dâm. Nếu tâm trí của họ bị chiếm giữ bởi tình dục, họ sẽ không nghĩ đến đời họ đau khổ thế nào. Tôi vừa mới đọc về tỉ lệ tự tử đã tăng lên từ con số hai đến con số một nguyên nhân của cái chết giữa độ tuổi học sinh Đại Học. Họ bị bối rối quá sức, và quá buồn bã, vì vậy mà họ đã giết chính họ. Một người trẻ đi tự tử để lại lời nhắn nhũ như sau, “Tôi không nghĩ được có một phương pháp nào khác để tắt tâm trí của tôi và làm cho tôi quên”.
Tôi nhận thấy rằng ở độ tuổi từ 15 đến 25 là tuổi khó nhất cho hầu hết con người trong thế giới ngày nay. Bạn bè trở mặt lại với bạn. Người bạn trai hay bạn gái bỏ bạn để bạn bị cô độc. Bài làm ở trường thì khó khăn, và bạn khó mà tập trung được. Dường như không có con đường nào để thoát ra!
Đức Chúa Trời đã cung cấp một giải pháp để giải thoát tội lổi của bạn – nhưng nó không có ý nghĩa gì đối với bạn. Đức Chúa Trời đã sai Con Một của Ngài đến để chịu chết trên Thập Tự Giá, đổ Huyết báu của Ngài ra để rửa sạch tội lổi của bạn. Nhưng nó không có ý nghĩa gì đến bạn. Một số bạn nghĩ rằng, “Làm thế nào mà Huyết của một người nào đó sống cách đây 2,000 năm mà có thể rửa sạch tội lổi của tôi ngày nay?” Và vì thế bạn tiếp tục trong đau đớn, khổ sở giống như người phụ nữ trẻ đó mà tôi đã đọc qua.
Một người phụ nữ trẻ trong hội thánh chúng tôi dạy bốn lớp trong trường đại học. Cô ấy nói với cha của cô là có một sinh viên trẻ trong lớp của cô biết rằng có một việc gì đó sai trái. Cô nói họ biết rằng những chính trị gia không thể sửa đổi được. Họ biết rằng thế giới nầy lộn xộn – và thật sự không có một hy vọng nào. Nhưng họ làm cái gì? Họ dán chặc tâm trí của họ vào những trò chơi điện tử khác, hoặc họ làm tê liệt đầu óc bằng thuốc viên và cần sa. Một số họ trở thành người ghiền làm việc, lao mình vào những giờ làm việc vô tận để quên đi những nan đề của họ. Vấn đề tự tử tăng vọt lên. Thật là cái hoang phí quá kinh khủng! Chỉ cần là họ thấy rằng đó là tội lổi đang tiêu diệt họ! Chỉ cần là họ tin rằng “huyết của Chúa Giê-su, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta” (1 Giăng 1:7). Nhưng giống như hầu hết con người trong cái thế giới tội lổi nầy, họ nghĩ rằng Huyết của Chúa Giê-su chỉ là một việc tầm thường mà thôi – không quan trọng đủ để mà cần phải nghĩ đến. Và điều nầy dẩn chúng ta đến phần thứ hai.
II. Thứ hai, bạn có nghĩ rằng Huyết của Chúa Giê-su là “quý báu” không?
Sứ đồ Phi-e-rơ đã nói, “Vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát … bèn là bởi Huyết báu Đấng Christ” (1 Phi-e-rơ 1:18, 19). Ông biết cái cảm giác của một tội nhân là như thế nào. Ông biết cái cảm giác mất bạn bè của ông là như thế nào. Ông biết cái cảm giác bị đơn độc với một lương tâm cắn rứt là như thế nào. Ông biết cảm giác lạc mất đức tin nơi Đức Chúa Trời là như thế nào. Ông biết cảm giác của một người bạn đã phản bội người bạn tốt như thế nào, một mình trong bóng tối, khóc lóc, kêu than vì ông không thể chịu nổi chính bản thân mình. Ông biết cảm giác của một tội nhân là như thế nào!
Đó là tại sao ông biết rằng bạn chỉ có thể được chuộc lại, bạn chỉ có thể được cứu từ tấm l òng đau thương thống hối của tội lổi – bởi “Huyết Báu của Đấng Christ” (1 Phi-e-rơ 1:19). “Quý báu” nghĩa là có một giá trị cao! “Quý báu” nghĩa là quan trọng hơn cả bạc và vàng! Có một điệp khúc Thánh Ca được phỏng dịch như sau,
Cánh đồng kim cương, đồi núi đầy vàng,
Giòng sông bạc, châu báu không nói ra;
Cộng chung lại cũng không thể mua cho bạn hay tôi
Bình an khi chúng ta ngủ hay lương tâm đã tự do.
Tấm lòng vui thoả, một tâm trí thoả mãn,
Đây là những châu báu tiền không thể mua được.
Nếu bạn có Giê-su, tài sản thêm trong linh hồn bạn
Hơn cánh đồng kim cương hay đồi núi đầy vàng.
(“Cánh Đồng Kim Cương ‘Acres of Diamonds’” bởi Arthur Smith, 1959).
Hay là bài hát mà ông Griffith đã hát khi nảy,
Hãy đến, tội nhân, hư mất và vô vọng,
Huyết Giê-su làm bạn tự do;
Vì Ngài cứu kẻ đê hèn nhất giữa vòng bạn,
Khi Ngài cứu kẻ khốn nạn như tôi.
Và tôi biết, vâng, tôi biết,
Huyết Giê-su có thể tẩy sạch tội nhân đê hèn nhất.
Và tôi biết, vâng, tôi biết,
Huyết Giê-su có thể làm tội nhân đê hèn nhất được sạch.
Và tôi biết, vâng, tôi biết,
Huyết Giê-su làm tội nhân đê hèn nhất được sạch.
Và tôi biết, vâng, tôi biết,
Huyết Giê-su có thể làm tội nhân đên hèn nhất được sạch.
(“Vâng, Tôi Biết! ‘Yes, I Know!’” bởi Anna W. Waterman, 1920).
Người phụ nữ trẻ đó mà tôi đã nói thêm điều nầy,
Tội lổi của tôi dẩy đầy như đại dương không đáy. Tôi không thể chịu được nữa. Tôi phải có Đấng Christ! Tôi phải có Huyết của Ngài! Tôi quỳ gối xuống …và tin nhận Chúa Giê-su, chính Ngài! [Tôi đã được] buông tha khỏi mọi thần tượng của cảm giác, phân giải tâm lý, và ước mong cho sự đảm bảo…Tôi để chúng đi và chôn vùi vào Đấng Cứu Chuộc… Ngài nhúng tội lổi tôi trong Huyết báu của Ngài; Ngài cất lấy gánh nặng tội lổi của tôi!…Hồ sơ tôi đã được đóng dấu “Không Còn Tội” với chính Huyết của Ngài!…Tôi không thể nào diển tả đầy đủ sự thoả mãn và sự bình an đến từ sự tha thứ tội lỗi và sự tránh khỏi sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời mà tôi đã nhận được. Tôi ước mong tất cả, đặc biệt là những ai ở trong sự tranh chiến giống như tôi, có được kinh nghiệm trong sự tha thứ từ Chúa Giê-su! Ngài đã chấp nhận tội lổi thế tôi. Ngài đã trả hết tất cả! Phúc Âm, “Tin Tức Tốt Lành” trước đây như đần độn và vô ý nghĩa, bây giờ ly kỳ và tấm lòng tôi nay tràn ngập sự vui mừng và lòng biết ơn khi tôi nghe giảng về Chúa Giê-su!
Tôi còn có thể nói thêm điều gì nữa? Nếu bạn đến với Chúa Giê-su, bạn sẽ không còn nghĩ rằng Huyết của Ngài là một việc “tầm thường” nữa. Ô, không! Rồi bạn sẽ nói với sự vui mừng lớn và lòng nhiệt thành bởi “huyết báu của Đấng Christ” (1 Phi-e-rơ 1:19).
Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi về việc rửa sạch tội lổi của bạn bởi Huyết của Chúa Giê-su, xin vui lòng rời khỏi hàng ghế và đi về phía sau hậu trường ngay bây giờ. Tiến sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến một phòng khác, nơi đó chúng ta sẽ nói chuyện và cầu nguyện. Xin vui lòng đi về phía sau hậu trường ngay bây giờ. Bác sĩ Chan, xin vui lòng cầu nguyện cho những ai tin nhận Chúa Giê-su sáng hôm nay. A-men.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net –
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.
Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.
Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Hê-bơ-rơ 10:26-31.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Vâng, Tôi Biết! ‘Yes, I Know!’” (bởi Anna W. Waterman, 1920).
DÀN BÀI CỦA HUYẾT - TẦM THƯỜNG HAY QUÝ BÁU? bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr. “Là ô uế” (Hê-bơ-rơ 10:29). “Huyết Báu Đấng Christ” (1 Phi-e-rơ 1:19). I. Thứ nhất, bạn có nghĩ rằng Huyết của Chúa Giê-su như là “sự II. Thứ hai, bạn có nghĩ rằng Huyết của Chúa Giê-su là “quý báu” |