Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
TRƯỞNG LÃO VÀ BÁP-TÍT (BÀI GIẢNG ĐƯỢC GIẢNG TRONG NGÀY CHÚA NHẬT CẢI CÁCH) bởi tiến sĩ R.L. Hymers, Jr. Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời; và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Giê-su Christ, là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội bởi đức tin trong Huyết Đấng ấy …tỏ ra mình là công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Giê-su” (Rô-ma 3:23-26). |
Đây là một trong những phân đoạn nổi bậc nhất trong Tân Ước. Mọi người đều đã phạm tội. Chúng ta chỉ có thể được xưng công bình bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ có thể được cứu bởi Chúa Giê-su Christ. Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên Thập Tự Giá để làm thỏa mãn sự công bình của Ngài, và chúng ta được cứu qua đức tin trong Huyết của Chúa Giê-su Christ. Đức Chúa Trời đã để Chúa Giê-su Christ phải chịu đổ huyết ra và chịu chết thay thế chổ cho chúng ta. Vì vậy, Ngài có thể tỏ mình ra là công bình, đồng thời Ngài cũng xưng công bình cho tội nhân. Đó là trọng tâm của Phúc Âm! Nhưng nó là Phúc Âm mà Cơ-đốc Giáo theo phái thần học Tự Do chối bỏ. Trong quyển sách của ông viết vào năm 1934 Vương Quốc Của Đức Chúa Trời Tại Hoa Kỳ ‘The Kingdom of God in America,’ Tiến sĩ H. Richard Niebuhr đã diển tả thần học Tin Lành tự do trong những chữ nổi tiếng nầy, “Một Đức Chúa Trời không có sự phẩn nộ đã mang con người không có tội vào vương quốc không có sự phán xét qua sự giúp đỡ của một Chúa Giê-su Christ không có trên thập tự giá.” Chính Niebuhr hoàn toàn là người tự do, nhưng ông nhìn thấy sự mâu thuẩn và không thành thật của chủ nghĩa tự do cực đoan đã ăn sâu vào tấm lòng của những người theo đạo tin lành chính thống giữa thập niên 1930. Và Dietrich Bonhoeffer có điểm giống như vậy khi ông nói rằng trong nước Mỹ bạn có “Tin Lành ngoài sự Cải Cách”!
Tin Lành Tự Do muốn làm giảm đi giá trị thần học đặng cho con người thời đại sẽ chấp nhận nó. Họ không thích những chữ như “tội lổi,” “phán xét,” “thập tự giá” và, đặc biệt, họ mạnh mẽ chống đối những chữ “phẩn nộ của Đức Chúa Trời.” Họ nghĩ rằng những chữ giống như vậy làm cho những người không tin rời xa khỏi hội thánh. Robert H. Schuller, mục sư trên đài truyền hình tự do, nói điều đó như thế nầy,
Chúng ta không thể nói thẳng với một chiến lược “Chúa phán như vậy” khi chúng ta đang nói với người ta là những người không có sự quan tâm gì về Chúa! Chúng ta không thể bắt đầu với “Đoạn văn đã nói điều gì?” nếu chúng ta đang nói với người mà chưa chịu xác nhận sự tôn trọng đến…”đoạn văn” (Robert H. Schuller, D.D., Quý Mến Bản Thân: Sự Sửa Đổi Mới ‘Self-Esteem: The New Reformation,’ Word Books, 1982, trang 13).
Đó chỉ là nhiều lời nói bậy bạ nhảm nhí, chuyện vớ vẩn, và lời nói vô nghĩa! Tôi đã ở 55 năm trong chức vụ. Trong suốt thời gian đó tôi nói với những người chưa tin, và đã đem họ lại với Chúa Giê-su Christ. Tối thứ hai tuần trước, nhà tôi và tôi đang ăn chiều tại nhà hàng. Một ông người Hoa đến với chúng tôi và nói với tôi rằng chính tôi đã dẩn ông trở lại với Chúa Giê-su Christ 48 năm trước. Ông là một cậu trai nhỏ hoang đàng chạy rong ngoài khu Phố Tàu. Người ta đem ông tới hội thánh người Hoa của chúng tôi. Cậu ấy trở nên Cơ-đốc Nhân khi ông nghe tôi giảng trong dịp trại hè của chúng tôi. Đó là năm 1965. Bây giờ ông là một bác sĩ 58 tuổi. Ông nhắc lại tôi đã giảng như thế nào và ông run sợ khi đến tin nhận Chúa Giê-su Christ.
Hơn nữa, tôi bắt đầu với hai hội thánh từ linh tinh trong những chổ rất cổ như Marin County, miền bắc của San Francisco, và tại trung tâm của Civic Center của khu buôn bán kinh doanh ở thành phố Los Angeles. Tôi luôn luôn giảng, “Chúa phán như vậy.” Tôi luôn luôn bắt đầu những bài giảng của tôi từ một đoạn trong Kinh Thánh. Và tôi không bao giờ “tỉa sửa” những lời của bài giảng để làm cho những tội nhân phiền toái đó vui vẽ. Có thể tôi không có một hội thánh lớn như là của Schuller – nhưng, rồi sao, ông không có hội thánh nào cả! “Nhà thờ kiếng (Crystal Cathedral)” của ông bây giờ đã thuộc về nhà thờ của Công Giáo La Mã! Hội thánh trước kia của ông thì tản lạc ra bốn hướng! Cả hai hội thánh của tôi thành lập vẩn trên đà mạnh mẽ. Vì thế, tôi nghĩ phương cách nói thẳng thắn với tội nhân tốt hơn là lấy lời nói khéo léo chuốc ngót của ông
.Thật là khó để cho những người theo phái tự do thấy được điều đó. Uỷ ban đang sắp đặt một quyển thánh ca mới của Hội Thánh Trưởng Lão (U.S.A) thay thế quyển thánh ca hiện đại nổi tiếng “Chỉ Trong Chính Đấng Christ ‘In Christ Alone’,” bởi vì những tác giả của thánh ca khước từ để thay đổi một tiết nhạc về sự thỏa mãn sự phẫn nộ của Đức Chúa Trời. Đó là bài ca mà Ông Griffith đã hát vài phút trước. Tiết nhạc mà họ không muốn nói như vầy,
Đến trên thập tự Giê-su chết,
Phẫn nộ Đức Chúa Trời được thỏa mãn.
Vài tháng trước, Hội Nghị Báp-tít Nam Phương thay đổi giòng nhạc đó của thánh ca từ “Phẫn nộ Đức Chúa Trời được thỏa mãn” thành “Tình yêu Đức Chúa Trời được tán dương.” Báp-tít Nam Phương đã thay đổi những chữ đó mà không có sự cho phép của những tác giả, điều đó đã bị phủ nhận khi Trưởng Lão cầu hỏi điều đó.
“Phẫn nộ Đức Chúa Trời được thỏa mãn” đã bị thay đổi thành “Tình yêu Đức Chúa Trời được tán dương.” Đến chừng tôi đọc xong, tôi đoán rằng có liên quan đến người phụ nữ tự do. Quả thật như vậy, tên bà là Mary Louise Bringle, một giáo sư tôn giáo cũng là người chủ toạ uỷ ban lo về thánh ca. Bà ta thay đổi những giòng “Phẫn nộ Đức Chúa Trời được thỏa mãn” từ tính chất nam ra nhẹ, “Tình yêu Đức Đức Chúa Trời được tán duơng.” Leon J. Podles đã có viết về sự phú tính phụ nữ của Cơ-đốc Giáo trong quyển sách thắm thía, Hội Thánh Bắt Lực ‘The Church Impotent,’ (Nhà Xuất Bản Spence, 1999). Và David Murrow đã ra một sự kiện mạnh rằng sự phú tính phụ nữ là lý do quan trọng tại sao đàn ông và người trẻ tuổi bỏ chạy khỏi hội thánh – trong quyển sách trứ danh của ông, Tại Sao Mấy Ông Ghét Đi Đến Nhà Thờ ‘Why Men Hate Going to Church,’ (Nhà Xuất Bản Thomas Nelson, 2004).
Nữ Chủ Tịch của Ủy Ban mà làm cho bài thánh ca đó bị lấy ra là Cô Mary Louise Bringle. Cô nói, “Cái quan điểm rằng cây thập tự giá chính là về cái nhu cầu của Đức Chúa Trời để thỏa mãn cơn phận nộ của Ngài sẽ có ảnh hưởng không tốt trên sư học thức của những người thờ phượng.” Đúng là thốt ra vô lý! Những chữ hoàn toàn hài hoà với sự hiểu biết về công việc làm lành của Đấng Christ qua bao nhiêu thời đại! Thánh ca chính xác là như vầy,
Đến trên thập tự Giê-su chết,
Phẫn nộ Đức Chúa Trời được thoả mãn;
Vì mọi tội lỗi chồng chất trên Ngài –
Giờ đây tôi sống trong sự chết của Christ.
Cô Bringle và những người tự do trong ủy ban nói rằng “lý thuyết làm cho thỏa mãn” của sự đền tội của Đấng Christ trên Thập Tự Giá được phát minh bởi nhà thần học Anselm trong thế kỷ thứ 11. Nhưng họ đã sai. Trong Cựu Ước, hơn 700 năm trước Đấng Christ, tiên tri Ê-sai nói rằng,
“Người [Đức Chúa Trời là Cha] sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mản. Tôi tớ công bình của ta [Đấng Christ] sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình; và Người sẽ gánh lấy tội lổi họ” (Ê-sai 53:11).
Cho nên “sự làm thỏa mãn” được dạy trong Kinh Thánh ít nhất là 1,800 năm trước Anselm dạy nó! Và sự làm lành, từ kết luận cho sự thỏa mãn, được dạy trong Tân Ước trong những phân đoạn như Rô-ma 3:25; 1 Giăng 2:2; và 1 Giăng 4:10. Trong thế kỷ thứ 5, Augustine tuyên bố một sự thật rằng Đấng Christ thỏa mãn sự công bình của Đức Chúa Trời trên Thập Tự Giá. Và không được từ chối chính Ông Anselm. Trong Cơ-đốc Giáo Ngày Nay ‘Christianity Today’ nói rằng, “Anselm đang đương thời hơn bao giờ hết – và là phước cho những người rao giảng.” Trong chương có tựa đề “Sự Thỏa Mãn và Sự Thay Thế Được Phác Thảo ‘Satisfaction and Substitution Outlined,’ nhà thần học Thanh Giáo John Owen (1616-1683) trích dẫn những câu sau,
“Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lổi vì chúng ta; hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời” (2 Cô-rinh-tô 5:21).
“Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài đã nên sự rủa sả vì chúng ta” (Ga-la-ti 3:13).
“Vả, Đấng Christ cũng vì tội lổi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẩn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 3:18).
Rồi Owen nói, “Tất cả những sự diễn đạt không thể nào chối cải được sự chứng tỏ [trình bày rỏ ràng] một sự thay thế của Đấng Christ chịu đau khổ thay chổ họ mà Ngài đến để cứu chuộc. Đây, nói chung, tất cả chúng ta là ý định bởi sự thỏa mãn của Ngài, ấy là, Ngài “trở nên tội lỗi vì chúng ta,” là, thay chổ của chúng ta đặng chúng được cứu khỏi sự phận nộ hầu đến…do đó, về phần của Đức Chúa Trời được khẳng định rằng ‘Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho’ (Rô-ma 8:32)…[Đấng Christ] gánh tội lỗi của họ, hay sự trừng phạt do tội lỗi của họ…đó là sự công bình của Đức Chúa Trời được nguội và luật pháp được trọn, đặng họ mới được tự do hay được giải thoát từ cơn phẩn nộ hầu đến, và trong đó Ngài cũng trả một giá thật đủ cho sự chuộc lại của họ, rồi Ngài làm thỏa mãn cùng Đức Chúa Trời cho tội lỗi. Đây là những sự việc mà chúng ta định bởi sự diển đạt của sự thỏa mãn” (John Owen, D.D., “Sự Thỏa Mãn và Sự Thay Thế Được Phác Thảo ‘Satisfaction and Substitution Outlined’,” Những Tác Phẩm của John Owen ‘The Works of John Owen,’ quyển 2, The Banner of Truth Trust, 2004 tái bản, trang 419).
Tôi biết rằng đoạn văn đó khó để theo, và khó để hiểu. Tiến sĩ Owen là nhà thần học, ông không phải là mục sư. Cho nên tôi sẽ cho một lời giải thích đơn giản của sự làm lành, mà tỏ ánh sáng trên những chữ đó của thánh ca,
Đến trên thập tự Giê-su chết,
Phẫn nộ Đức Chúa Trời được thoả mãn;
Tiến sĩ Thomas Hale nói rằng,
Bởi vì Đức Chúa Trời là công bình và công chính, Ngài phải trừng phạt tội lỗi. Đó là để biểu lộ sự công bình của Ngài nên Đức Chúa Trời hình phạt Đấng Christ vì tội lỗi của chúng ta. Nhưng cũng vì tình yêu của Ngài đối với chúng ta mà Ngài hình phạt Đấng Christ thay chổ cho chúng ta. Trong sự phạt Đấng Christ, Đức Chúa Trời đang, trong thực tế, gánh sự hình phạt cho chính Ngài. Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nổi đã ban Con một của Ngài (Thomas Hale, D. D., Ứng Dụng Lời Dẩn Giải Tân Ước ‘The Applied New Testament Commentary,’ Nhà Xuất Bản Kingsway, 1997, trang 538; ghi chú trên Rô-ma 3:25).
Cô Bringle nói rằng cô và ủy ban muốn lấy những lời, “phẩn nộ Đức Chúa Trời được thỏa mãn” ra bởi vì nó ám chỉ đến cái quan điểm thần học mà họ không chấp nhận. Đó có thể là đúng, nhưng tôi không nghỉ rằng đó là sự thật hòan toàn. Tôi nghỉ cô ấy không thích những chữ “phẩn nộ Đức Chúa Trời” có tính chất phái nam. Vì vậy mà cô muốn thay vào những chữ có tính chất nữ giới như “tình yêu Đức Chúa Trời được tán dương.”
David Murrow là một người lớn tuổi trong Hội Thánh Trưởng Lão (U.S.A.), mà cũng là cùng chung hệ phái với Cô Bringle. Cô và ủy ban của cô nên đọc sách của Ông Murrow, “Tại Sao Mấy Ông Ghét Đi Đến Nhà Thờ ‘Why Men Hate Going to Church’ (Nelson, 2004). Murrow nói, “…sự lảnh đạo trong hội thánh đòi hỏi sự quân bình giửa tinh thần của nam và tinh thần của nữ” (trang 152). Nhưng chính đề của quyển sách của ông là hội thánh của chúng ta bị thống trị quá nhiều bởi những giá trị và chương trình của phụ nữ. Cá nhân, tôi nghỉ ông nói thật đúng. Hảy nghe điều nầy. Murrow nói,
Đàn ông tưởng tượng về việc cứu thế giới khỏi những sự kỳ cục không thể có được. Đàn bà tưởng tượng về việc có quan hệ với một người đàn ông tuyệt vời…
Nhưng ít hội thánh làm gương mẫu theo giá trị của đàn ông: mạu hiểm và thưởng công, sự thực hiện được, sự hy sinh anh dũng, phấn đấu và phiêu lưu. Mổi một người đàn ông nào mà cố gắng sống theo những giá trị nầy sẽ sớm phát hiện ra không lâu thì chính mình đang bị phiền với hội đồng của hội thánh. Đó là tại sao [đàn ông ghét] đi đến nhà thờ (ibid., trang 15).
Tôi có đi quá xa lý lẽ của lời nhạc trong thánh ca, “Chỉ Nơi Christ Thôi” không? Tôi nghỉ là không. Tôi nghỉ sự thay đổi những lời đó chỉ là nhỏ nhôi để lộ ra sự to lớn – là một sự việc nhỏ lộ ra vấn đề to lớn của sự phú tính đàn bà [làm yêu] cho những hội thánh của chúng ta. Hảy nghe những lời gốc,
Đến trên thập tự Giê-su chết,
Phẫn nộ Đức Chúa Trời được thoả mãn;
Đó là lời gốc, viết nên bởi hai người đàn ông. Nào, còn đây là bản tu sửa, đưa ra bởi Cô Bringle và ủy ban của cô,
Đến trên thập tự Giê-su chết,
Tình yêu Đức Chúa Trời được tán dương.
Lời hát nào mang tính chất đàn ông? Lời hát nào sẽ hợp với mấy ông? Dỉ nhiên là lời mà hai người nam viết trong bải thánh ca gốc! “Phẩn nộ Đức Chúa Trời được thỏa mãn.” Đó chính là Đức Chúa Trời mà mấy ông tôn kính – một Đức Chúa Trời dìm chết toàn thể dân tộc luôn luôn trong tội lỗi mà không vâng phục Ngài; một Đức Chúa Trời mở miệng đất cho nhóm chống nghịch đâm đầu vào Địa Ngục; một Đức Chúa Trời hủy diệt Pha-ra-ôn độc ác và những quân lính vào nước của Biển Đỏ; một Đức Chúa đứng về phe Ghi-đê-ôn và số ít người nam để quét sạch dân Ma-đi-an; một Đức Chúa Trời mà đem ba người Hê-bơ-rơ ra khỏi lò lửa mà không hề bị tổn thương để tỏ năng quyền của Ngài cùng vua ác; một Đức Chúa Trời bước vào đền thờ, không phải chỉ một mà hai lần, đánh đổ các bàn đổi bạc, và đánh đuổi những người buôn bán ra ngoài đường; một Đức Chúa Trời mở cửa ngục đặng cho Phi-e-rơ chạy thoát, và dẩn ông đến trước mật những người lảnh đạo tôn giáo, “Thà vâng lời Đức Chúa Trời hơn là vâng lời người ta;” một Đức Chúa Trời đánh người đàn ông và người đàn bà chết vì dối gạt Phi-e-rơ; một Đức Chúa Trời “nộp Giê-su, theo ý định trước và sự biết trước của [Ngài] vào “tay độc ác” của những người tội lỗi để đóng đinh và giết đi (Công-Vu-Các-Sứ-Đồ 2:23); một Đức Chúa Trời làm “cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Ê-sai 53:6); một Đức Chúa Trời “lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, [và] khiến gặp sự đau ốm, [và] đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội…và lấy làm thỏa mãn” (Ê-sai 53:10,11) – đó là Đức Chúa Trời mà bài thánh ca nói đến,
Đến trên thập tự Giê-su chết,
Phẩn nộ Đức Chúa Trời được thỏa mãn!!!
Đức Chúa Trời đó, và chỉ một Đức Chúa Trời đó thôi, là Đức Chúa Trời mà con người tôn kính, và chịu tin theo – không phải một Đức Chúa Trời yếu ớt và tán đàn bà của Cô Bringle, nhưng là Đức Chúa Trời của Núi Si-nai, và Đức Chúa Trời của Đồi Gô-gô-tha – “Đức Chúa Trời cực đại và đáng kinh” của Nê-hê-mi (Nê-hê-mi 1:5) – “Đức Chúa Trời cao cả và đáng khiếp sợ” của Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 9:4) – là Đức Chúa Trời hy sinh Con một của Ngài, là Đấng bởi chính tay Ngài “nên sự rủa sả vì chúng ta” (Ga-la-ti 3:13) – đó là Đức Chúa Trời của Kinh Thánh! Đó là Đức Chúa Trời và là Cha của Đấng Christ! Đó là Chúa của tôi, và đó chính là Đức Chúa Trời của tôi! Tôi không có biết Đức Chúa Trời của Cô Bringle – và tôi cũng không muốn biết Ngài – và đa số mầy ông khác cũng vậy! Đó là vì sao Hôi Thánh Tân Giáo (Episcopal Church) bị mất một số người nam trong hội thánh của họ. Đó là vì sao Hội Thánh Giám Lý bị giảm một số người nam. Và, vâng, Hội thánh Trưởng Lảo (U.S.A.) của Cô Bringle cũng mất đi một số người nam (Murrow, ibid., trang 55).
Trong sách của ông, Tại Sao Mấy Ông Ghét Đi Đến Nhà Thờ ‘Why Men Hate Going to Church,’ Ông Murrow có một chương với tựa đề, “Đàn Ông Không Chỉ Là Những Người Vắng Mặt Nhà Thờ ‘Men Aren’t the Only Ones Missing from Church’.” Ông nói rằng phụ nữ muốn sự an toàn, nhưng đàn ông và người trẻ tuổi thích được thách thức. Đóan thử? Phụ nữ có khuynh hướng ở trong nhà thờ – và mấy ông và những người trẻ sẽ ít có mặt tại nhà thờ! (ibid., trang 18). Có thể nào đây là một phần lý do mà hội thánh chúng ta mất 88% những người trẻ tới tuổi 25 trong hội thánh không? Murrow nói rằng đàn ông và những người trẻ tuổi thấy nhà thờ như là nơi cho phụ nữ và con nít, không có gì thách thức họ cả, cho nên họ bỏ!
Nếu bạn để một bộ phận tiêu biểu của những người trẻ từ 18 đến 25, và một nhóm người đàn ông lớn tuổi, thử bỏ phiếu xem họ thích lời hát nào nhất – bạn nghỉ họ sẽ bỏ phiếu cho lời hát nào?
Đến trên thập tự Giê-su chết,
Phận nộ Đức Chúa Trời được thỏa mãn,
hay
Đến trên thập tự Giê-su chết,
Tình yêu Đức Chúa Trời được tán dương?
Dù là cả hai đều là sự thật, tôi nghỉ bạn biết rằng đa số mấy ông và những người trẻ sẽ bỏ phiếu cho những lời hát gốc, được viết bởi hai người nam, hơn là bản tu sửa của Cô Bringle!
Mấy ông và những người trẻ lôi cuốn đến một Đức Chúa Trời cao cả, nguyền năng, và kinh khiếp – là Đức Chúa Trời của Kinh Thánh! Những người phụ nữ ở tuổi trung niên, mà thật sự chưa được biến đổi, thích một Đức Chúa Trời ôn hoà, bảo đảm hơn, là Đấng không bao giờ thách thức, và không bao giờ hình phạt ai. Cho nên những hội thánh của chúng ta có thừa thải những phụ nữ lớn tuổi, trong khi đó chúng ta bị mất đa số mấy ông, và 88% những người trẻ.
Riêng hội thánh của chúng ta vượt cao hơn hẳn bới quý ông. Tại sao? Tôi nghỉ có vài lý do. Trước tiên, tôi phải chắc chắn rằng bài giảng của tôi phải chú tâm vào một Đức Chúa Trời cao cả và khiếp sợ của Kinh Thánh, và vào một Đấng Christ mạnh mẽ, vạm vở, là Đấng đã dẩn dân Ngài chinh phục thế gian. Tôi luôn luôn đưa ra những gương của những người nam và những người nữ can đảm đã bỏ mạng sống mình vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Chúng tôi bỏ những tấm hình và tranh ảnh lên trên tường trong nhà thờ để miêu tả những anh hùng đức tin – người như Spurgeon, Edwards, Bunyan, Knox, Whitefield, Wesley, William Jennings Bryan, và những người khác. Đêm nay là Chúa Nhật Cải Cách. Như thường lệ, chúng ta sẽ xem phim trắng đen về Luther, trong khi chúng ta ăn bửa tối với nhau sau giờ nhóm. Luther là một trong những anh hùng của chúng ta. Lúc đầu, trong buổi nhóm, chúng ta tôn vinh bài thánh ca mạnh mẽ và cảm động “Chúa, Bức Thành Kiên Cố Ta ‘A Mighty Fortress is our God’” của Luther.
Chúng ta không có “buổi ăn sáng” cho mấy ông. Và chúng ta cũng không có “ăn kem thông công” cho nhóm trẻ! Không! Chúng ta sai họ đi ra – trên những con đường chính của Los Angeles trong đêm – từng đôi từng đôi đi chiến thắng linh hồn. Có thấy sợ không? Điều đó đối với Cô Bringle! Điều đó sẽ làm cho cô ngứa ran! Nhưng đó là sự thách thức cho quý ông và những người trẻ của chúng ta – chính là sự thách thức mà họ cần – để thật sự trở nên chiến sỉ thập tự!!!
Kinh Thánh chép,
“Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Giê-su Christ” (2 Ti-mô-thê 2:3).
“Lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị” (2 Ti-mô-thê 2:12).
“Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta” (Lu-ca 9:23).
“Hãy ra ngoài đường và dọc hàng rào, gặp ai thì ép mời vào” (Lu-ca 14:23).
Đó là những ly kỳ và thách thức của những đọan Kinh Thánh mà đã gây linh cảm cho mấy ông, những người trẻ của chúng ta – và phụ nữ của chúng ta – sống đời sống dâng mình cho Đấng Christ và hội thánh của Ngài!
Và còn về sự biến đổi thì sao? Với chúng ta, sự biến đổi không có làm cho chúng ta ẻo lả vì yếu đuối, mọt sách, hay người tồi. Sự biến đổi là một bước lớn hướng đến sự trở thành một người đàn ông, đấng nam nhi mà Đức Chúa Trời muốn bạn trở nên! Tôi có thể nói quả quyết rằng nếu tôi chưa được biến đổi thì đời sống của tôi sẽ buồn khổ và thất bại. Khi tôi đến cùng Đấng Christ, Ngài ban cho tôi sức mạnh để trở thành một người mà tôi đáng phải được nên, và làm những điều tôi đáng phải làm! Câu châm ngôn của đời tôi là:
“Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phi-líp 4:13).
“Đấng ban thêm sức cho tôi.”
Hãy nhìn xem Luther. Ông yếu đuối, sợ sệt, và là người tồi, khúm núm ở trong tu viện. Rồi ông tin nhận Đấng Christ! Rồi ông trở nên một người lình dủng cảm của thập tự! Spurgeon nói rằng Luther “có thể thống lảnh một quân đội.”
Khi bạn xưng nhận tội lỗi của bạn, và sấp mình dưới chân của thập tự giá, bạn sẽ đứng lên, như Tiến sĩ Sung, để trở nên Cơ-đốc Nhận dủng cảm mà Đức Chúa Trời định cho bạn! Hãy nhìn xem Phi-e-rơ! Hãy nhìn xem Augustine! Hãy nhìn xem Bunyan! Tất cả họ đều đến cùng Đấng Christ trong sự khiếp sợ và yếu đuối, nhưng khi họ tin nhận Đấng Christ, họ trở dậy thành những người nam dủng cảm của Đức Chúa Trời! Hãy xem Wesley – chạy chốn khỏi cánh đồng truyền giáo tại Georgia, sấp thân thể yếu đuối xuống trước Đấng Christ – chổi dậy thành một người hùng rúng động Anh Quốc cho Đức Chúa Trời! Hãy xem Whitefield, người đã nằm trên dường khóc lóc, “Tôi khát! Tôi khát!” và chổi dậy từ sự yếu đuối của tội lỗi để tuyên bố Phúc Âm trên hai lục địa! Không thể nào nói được Đức Chúa Trời sẽ làm gì với đời sống của bạn khi bạn quy phục cùng Đấng Christ, là Đấng đã đi đến Cây Thập Tự Giá và chịu đựng sự phẫn nộ của Đức Chúa Trời để làm cho bạn có thể trở thành một người nam – hay người nữ – mà bạn phải được nên! – để hát với Luther,
Chúa vốn bức thành kiên cố ta rày,
Thuẩn khiên ta che đỡ hằng ngày;
Đấng cứu giúp hồi nguy khốn ưu sầu
Đấng giúp ta luôn thắng nhiệm màu…
Ngày đêm dẫu quân thù xưa,
Nghịch ta, ta khôn nghiên ngửa;
Tuy nó thâm mưu đa tài:
Quyết chống ta suốt đêm ngày,
Quả không ai trên đất địch tày!
(“Chúa, Bức Thành Kiên Cố Ta ‘A Mighty Fortress is our God’”
bởi Martin Luther, 1483-1546).
Bạn có thể chắc rằng Luther sẽ chọn những lời mà nói rằng,
Đến trên thập tự Giê-su chết,
Phẫn nộ Đức Chúa Trời được thỏa mãn.
Hãy đến với Chúa Giê-su Christ, và làm việc ấy ngay bây giờ, tối nay. Ngài sẽ tha thứ tội lổi của bạn và ban cho bạn năng lực để sống cho Đức Chúa Trời!
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net –
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.
Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.
Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Rô-ma 3:20-26.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chỉ Trong Đấng Christ ‘In Christ Alone’” (bởi Keith Getty
và Stewart Townend, 2001).
|