Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




CƠN BẢO ĐANG TỤ

THE GATHERING STORM
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 6 tháng 10 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, October 6, 2013

“Trong đời Nô-ê thể nào, khi Con Người đến cũng thể ấy. Vì trong những ngày trước nước lụt, người ta ăn, uống, cưới gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy. Khi Con Người đến cũng như vậy” (Ma-thi-ơ 24:37-39).


Trong một cuốn sách được ca ngợi Cơn Bảo Đang Tụ ‘The Gathering Storm’ Winston Churchill cho biết Nước Anh đang ngủ như thế nào trong khi lực lượng của Đức Quốc Xã Hít-Le chuẩn bị cho chiến tranh. Nước Anh không có sự chuẩn bị bởi vì họ nghĩ rằng họ luôn được hòa bình. Chỉ có Churchill biết rằng họ đang sống trên bờ vực của sự tiêu diệt. Không một ai nghe lời cảnh cáo của ông! Và vì thế nó đã xảy ra một lần nữa trong thời đại của chúng ta. Kinh Thánh nói,

“Khi người ta sẽ nói rằng: Bình hòa và an ổn, thì tai họa thình lình vụt đến, như sự đau đớn xảy đến cho người đàn bà có nghén, và người ta chắc không tránh khỏi đâu” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:3).

Tác giả người Nga, Aleksandr Solzhenitsyn nói, “Lực lượng của sự gian ác đã bắt đầu quyết định cho sự tấn công của họ.” Trong một đoạn với chủ đề “Sự Tối Tăm Đang Đến ‘The Coming Darkness’” Tiến sĩ Edward Hindson nói, “Dường như là chúng ta đang đào xới cho cái gì đó có thể là một sự tấn công dữ dội cuối cùng chống lại Cơ-đốc Giáo theo Kinh Thánh” (Ed Hindson, Ph.D., Những Dấu Hiệu Cuối Cùng ‘Final Signs,’ Harvert House, 1996, trang 77).

Trước khi ông trở thành Cơ-đốc Nhân, Charles Colson là cố vấn cho tổng thống Nixon. Môi giới tự do gọi ông là “cái rìu nhỏ” của Nixon. Sau sự biến đổi của ông Colson chỉ ra rằng Đế Quốc La-mã trở nên quá mục nát từ bên trong nên thất bại trong việc chống lại bọn thô lổ dốt nát. Ông nói, “Hội thánh phải đứng đơn độc để chống lại văn hóa mang rợ của Thời Đại Tối Tăm” (ibid., trang 78). Nhưng ngày hôm nay chính những hội thánh tự trở nên quá thối nát nên họ cho ra ít hy vọng về sự cứu rổi nền văn minh của chúng ta. Tiến sĩ Carl F.H. Henry, dẩn đầu những học giả phúc âm đã nói, “Sự vỡ mộng qua những tổ chức của Cơ-đốc Giáo đang bay vút lên; một người có thể nhìn thấy điều đó qua sự thống kê về sự tham dự của hội viên đang tuột dốc…Nguyên một thế hệ tăng trưởng lên với …sự không quan tâm đến cỏi đời đời …Những sự dã man đang khuấy động trong cát bụi của nền văn hóa suy đoài và đang lẻn vào trong bóng của một hội thánh bất lực” (Carl F.H. Henry, Ph.D., Thời Kỳ Mong Muội Xa Xưa của Nền Văn Minh Vĩ Đại ‘Twilight of a Great Civilization,’ Crossway Books, 1988, trang 17).

Tiến sĩ Henry nói, “Những suối nước của vực sâu lớn đã bị vỡ nứt trong thợi đại của chúng ta. Những cơ quan mà đã chịu đựng ngàn năm nay đã bị cuốn trôi, và …câu hỏi trước mắt chúng ta, là toàn thể cơ cấu của nền văn minh có thể tồn tại hay không” (ibid., trang 16). Ông nói, “Những người man rợ đang đến. Tất cả những thành tựu khoa học của chúng ta có thể bị lạm dụng bởi những người man rợ đó qua những hành động xảo quyệt và độc ác của họ. Hít-le và đảng viên Đảng Quốc Xã (Nazis) đã biết [dùng] cách theo khoa học để thiêu hàng trăm hàng ngàn người trong những phòng khí ga có hiệu lực cao. Stalin và những bạo chúa cực quyền khác trước đây cũng đã học biết rằng đa số môi giới bị giam có thể nô lệ hoá vô số [dân chúng] của nhân loại thời nay.” (ibid.).

Môi giới tự do chính ngày nay dường như đang làm giống như vậy – đóng mộc cao su với sự chấp thuận về mọi vị trí mà Barack Obama đã làm. Nghị sĩ Randy Forbes nói, “Những hành động của [tổng thống] nầy là người làm hại tự do tôn giáo nhất…hơn bất cứ nhiệm kỳ nào mà tôi đã biết hay đọc trong lịch sử của đất nước của chúng ta” (tập san Decision, Tháng 10 Năm 2013, trang 17). Giám mục Harry Jackson, một trong những người Mỹ Da Đen lảnh đạo tôn giáo nổi bật trong nước, và là Dân Chủ chính thức, nói rằng Obama đã trở thành kẻ đối nghịch cùng Cơ-đốc Giáo truyền thống và rằng quốc gia đang “ở trong thời điểm khủng hoảng rất lớn” (ibid.). Ông nói rằng chúng ta là “nên văn minh đang kề miệng của tai hoạ” (ibid., trang 19). Ngay cả Bob Woodward, nhà báo tự do là người đã khởi động bản trình bày sự kiện về Watergate, cũng đang lo lắng. Ông nói cho Bill O’Reilly ở Fox News, “Có sự nghi ngờ rất sâu đậm về Toà Bạch Ốc nầy trong nhiều khu, và không phải chỉ từ mạng lưới của quý vị hay cánh-hửu hoặc những người bảo thủ” (ibid., trang 19). Nhiều phái phúc âm tin rằng Barack Obama là một người nguy hiểm nhất từ đó tới giờ chiếm đóng Toà Bạch Ốc. Tập san Decision của Billy Graham nói rằng Obama đưa Nước Mỹ vào “con đường hiểm nghèo” khi “tổng thống giảm giá trị nguyên tắc Kinh Thánh và quyền tự do tôn giáo” (ibid., câu chuyện bìa). Cũng trong tập san đó, Mục sư Don Wilton, là mục sư Báp-tít lỗi lạc có nói, “Sa-tan muốn tiêu diệt mỗi người đang sống, và nó làm điều đó bằng cách gây sự nghi ngờ, và dùng sự lừa đão, và cùng những biện pháp nào có thể dùng được. Mục đích của nó là chế ngự, ăn cắp, chia rẻ, và hủy diệt” (ibid., trang 29).

Thêm vào sự sa đoạ của Cơ-đốc Giáo trong Nước Mỹ là sự nổi lên của sự chiến đấu của Hồi Giáo. Tháng vừa rồi có 80 hội thánh Cơ-đốc bị ném bom bởi Hối Giáo tại Ai-cập, chưa kể những chổ khác. Một trong những nhà thờ đó đã tồn tại từ thế kỷ thứ tư! Họ nổ nó thành những mãnh vụn vài ngày trước đây! Hồi Giáo bây giờ đang tấn công Cơ-đốc Giáo ở tốc độ chưa từng thấy trên thế giới. Và I-răn đang trên đà chế tạo bom nguyên tử. Những người lãnh đạo của họ luôn lập đi lập lại rằng họ sẽ tiêu diệt Y-sơ-ra-ên và Hoa Kỳ. Họ đang chuẩn bị vũ khí hạt nhân sôi nổi.

Một cái nan đề lớn nữa đang đối diện với thế hệ của chúng ta là khủng hoảng sinh thái. Thí dụ, sự phá hoại của con người đối với rừng nhiệt đới của vùng Amazon được tập chí Time gọi là “Một trong những thảm hoạ lớn của lịch sử” (ngay 18 tháng 9, năm 1989, trang 76-80).

Chỉ Thứ Tư vừa rồi (ngày 2 tháng 10, năm 2013, trang AA1) của tờ báo Los Angeles Times có bản tin về sông băng lớn nhất của Yosemite. Bài báo nói rằng, “Nhà địa chất nói khối đá lớn nhất trong công viên đang nằm chết theo hình xoắn ốc.” Greg Sotck, nhà địa chất của công viên, nói, “Chúng tôi cho sự tồn tại của nó khoãng hơn 20 năm nữa – thì nó sẽ tan biến, để lại sau lưng những vôi đá vụn.” Bài báo nói rằng sự mất tích của những khối đá lớn nầy “cũng có xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Những tản đá lớn nầy đang thoái hoá, thúc đẩy sự lo lắng chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp đến hệ thống sinh thái chung quanh.” Hâm ấm địa cầu sẽ thay đổi cả đời sống của chúng ta trong vài thập niên tới.

Tiến sĩ Hindson đưa ra một nan đề đáng sợ nhất, “Ngày nay Hoa Kỳ, Đại Anh Quốc, Pháp, Nga Sô, Trung Quốc, Do Thái, và Ấn Độ đã có vũ khí nguyên tử…chỉ còn thời gian thì thảm hoạ không thể tránh được đánh tới” (ibid., trang 87, 88).

Nhiều nhà khoa học bi quan về tương lai. Một người trong họ nói rằng, “Bây giờ rất có thế tiêu diệt nhân loại trong một ngày.” Nhưng một người khoa học người Gia-Nã-Đại đáp với người đó rằng, “Bạn lầm rồi. Bầy giờ rất có thể tiêu diệt cả nhân loại trong vòng một phút” (Billy Graham, Sự Thách Thức: Bài Giảng Từ Vườn Madison Square ‘The Challenge: Sermons From Madison Square Garden,’ Doubleday and Company, 1969, trang 158). Kinh Thánh chép,

“Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chết bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả” (2 Phi-e-rơ 3:10).

Ngày đó đã đến. Nó không thể nào tránh khỏi được. “Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm.” Bạn không có trông mong kẻ trộm đến. Nhưng thình lình hắn xuất hiện – không cảnh cáo trước! Và sự phán xét sẽ đến cũng như vậy. Người ta không có sự chuẩn bị! Số rất đông sẽ không có sẳn sàng! “Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm.”

Một ngày kia Môn Đồ đến cùng Chúa Giê-su trên núi Ô-li-ve, chỉ ngoài Giê-ru-sa-lem. Họ hỏi Ngài một câu hỏi, “Có điềm gì chỉ về sự Chúa đến và tận thế?” (Ma-thi-ơ 24:3) Ngài không quở trách họ vì câu hỏi đó. Thay vào đó, Ngài cho họ rất nhiều dấu hiệu về tận thế. Họ chỉ xin một điềm, nhưng Ngài cho họ rất nhiều điềm “về ngày tận thế.” Ngài nói sẽ có nhiều người mạo danh Đấng Christ, và tiên tri giả. Đó sẽ là thời điểm của sự lừa đão thuộc linh. Trong thời của chúng ta có nhiều “Christ” giả của những sự sùng bái tà giáo (cults), và Christ giả của thần học tự do trong đa số khóa huấn luyện lớn. Đấng Christ đã cho biết sẽ có giặc giả không ngừng và tiếng đồn về giặc giả. Từ khi Thế Chiến Thứ Nhất, thế gian đã trải qua kinh nghiệm hết chiến tranh nầy đến chiến tranh khác. Thần học tự do nghỉ rằng Cơ-đốc Giáo sẽ chiến thắng, và đem một kỷ nguyên bình an trước trong thế kỷ hai mươi. Nhưng hy vọng của họ tiêu tan bởi Thế Chiến Thứ Nhất, và hậu quả của nó sau đó. Harry Emerson Fosdick, nhà tự do dẩn đầu, buông suôi ý tưởng Cơ-đốc Không Tưởng (Christian Utopia). Ông nói, “Nếu sự suy nghỉ của một người bị thống trị bởi những sự kiện khổng lồ của thế hệ chúng ta, chúng ta không thể nào tránh khỏi nỗi tuyệt vọng.” Cho nên những người từ chối Kinh Thánh tự do xoay về thuyết sinh tồn trong niềm thất vọng và nỗi tuyệt vọng. Ngày nay quá nhiều tuyệt vọng cho nên việc tự tử bây giờ là nguyên nhân số một dẩn đến sự chết giữa vòng người trẻ ở tuổi đại học! Tôi đọc thống kê đó vào tuần rồi. Đấng Christ cũng nói về nạn đói kém, dịch lệ, độc hại, và động đất, sẽ thêm nhiều lên khi ngày càng gần. Ngài nói rằng Cơ-đốc Nhân sẽ bị “các dân ghen ghét vì danh ta.” Ngài cũng nói những người xưng mình là Cơ-đốc Nhân cũng sẽ phản nghịch nhau, và ghen ghét nhau. Ngài nói tình trạng vô luật, và vì tội ác sẽ thêm nhiều nên lòng yêu mến của Cơ-đốc Nhân sẽ nguội lần. Nhưng Đấng Christ cũng nói rằng Tin Lành sẽ được “giảng ra khấp đất, để làm chứng cho muôn dân; bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.” Và rồi Đấng Christ cho một điềm lớn về sự cuối cùng, Ngài phán,

“Trong đời Nô-ê thể nào, khi Con Người đến cũng thể ấy. Vì trong những ngày có nước lụt, người ta ăn, uống, cưới gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu. Và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy, khi Con Người đến cũng như vậy” (Ma-thi-ơ 24:37-39).

Các Môn-đồ đã hỏi Đấng Christ cho họ một điềm về sự Ngài đến và tận thế. Ngài cho họ rất nhiều dấu hiệu. Rồi Ngài cho họ biết rằng thời điểm của tận thế sẽ tương tự như thời mà Nô-ê đã sống, trước Đại Hồng Thủy. Ngài nói, “Vì trong những ngày trước nước lụt…khi Con người đến cũng như vậy” (Ma-thi-ơ 24:38, 39). Ngài nói với họ, khi đó như thế nào, thì tận thế cũng như vậy. Tiến sĩ M. R. DeHaan, giáo sư Kinh Thánh được kính nể, đưa ra một số dấu hiệu đặc thù của những ngày của Nô-ê. Sáu dấu hiệu sau đây:

1.   Là thời điểm của sự bội đạo.
2.   Là thời điểm của cuộc du hành.
3.   Là thời điểm cho việc xây dựng thành phố.
4.   Là thời điểm cho chế độ nhiều vợ nhiều chồng và tình dục quá thừa.
5.   Là thời điểm bị thống trị bởi âm nhạc điên cuồng.
6.   Là thời điểm của bạo lực không tiền lệ.
     (M. R. DeHaan, M.D., Những Ngày của Nô-ê ‘The
Days of Noah,’ Nhà Xuất Bản Zondervan, bản 1979,
trang 41).

Tôi không có thì giờ để đi vào chi tiết đặng giải thích. Tôi chỉ đơn giản đưa ra cho bạn một đoạn về những ngày của Nô-ê từ bài giảng của Billy Graham đã giảng ở vườn Madison Square vào năm 1969. Tôi nhớ là đã có xem bài giảng đó ở trên truyền hình. Ông nói,

Kinh Thánh dạy là vào khoãng thời kỳ cuối cùng, sẽ là thời kỳ hiểm hoạ, chiến tranh, tàn phá, vô kỷ luật, trái đạo đức quá lớn đến nổi Đức Chúa Trời phải can thiệp và ngăn chận tất cả mọi việc… (Billy Graham, “Ngày Sẽ Đến ‘The Day to Come,’” ibid., trang 164).

Nói đến những ngày của Nô-ê, Kinh Thánh cho chúng ta biết là,

“Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn … Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời, vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó” (Sáng-thế-ký 6:5, 7).

Và Chúa Giê-su nói rằng họ, “không ngờ chi hết, cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy; khi Con Người đến cũng như vậy” (Ma-thi-ơ 24:39). Tôi muốn bạn chú tâm vào những lời của Đấng Christ, “nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy.”

Đến ngày tận thế sẽ không có nước lụt. Thế gian mà chúng ta biết sẽ đến sự tận cùng khi Đức Chúa Trời trút sự phẩn nộ của Ngài trong “Chén Thạnh Nộ” của Khải-Huyền 16:1-21. “Cơn phẩn nộ dữ dội của [Đức Chúa Trời]” sẽ đổ ra trên thế gian hung ác nầy tại thời kỳ đó (Khải-Huyền 16:19). Thế gian sẽ chưa có sự chuẩn bị cho sự phán xét kinh khiếp đó. Họ cũng giống như những người trong thời Nô-ê không có chuẩn bị, khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy” (Ma-thi-ơ 24:39). Tôi muốn bạn biết ba điều về phân đoạn nầy, lượm lặt từ bài giảng “Nước Lụt của Nô-ê” của Spurgeon.

I. Thứ nhất, “nước lụt tới đùa đem đi hết thảy.”

Sự tiêu diệt của cơn Đại Hồng Thủy quét đi hết thảy mọi người chưa được cứu. Tất cả họ bị chôn vùi trong nước lũ. Không còn một người nào sống sót. “Nước lụt tới đùa đem đi hết thảy” (Ma-thi-ơ 24:39). Những người giàu có bị nuốt lấy trong sự giận dữ của nước lụt. Những người nghèo cũng không tránh khỏi. Không có ai, nước lụt tới đùa đem đi hết thảy. Những người học thức trong ngày đó cũng không ai sống sót. Những người ngu dốt cũng không còn nữa. Tôi nói với bạn rằng không có người hiểu biết nào, và cũng không có người ngu dốt nào có thể cứu bạn được trong ngày phán xét của Đức Chúa Trời!

Khi Nô-ê đóng tàu, nó là con tàu lớn nhất mà chưa có ai làm trong thời đó. Nó là một chiếc tàu khổng lồ. Nó là một trong những kỳ quan trong thế giới thời đó. Nô-ê đóng nó ở trên đất khô, cách xa sông và biển. Khắp nơi trên thế giới người ta đổ tới xem, giống như ngày nay người ta đi đến Disneyland vậy. Tôi có thể hình dung ra được người ta gọi Nô-ê là ông khùng. Có nhiều người đến từ những nơi xa xôi để nhìn thấy con tàu khổng lồ nầy. Và Nô-ê đã giảng cho những người đến xem về cơn Nước Lụt sắp đến. Kinh Thánh gọi ông là “thầy giảng đạo công bình” (2 Phi-e-rơ 2:5). Nhưng họ không được biến đổi qua sự giảng dạy của ông. Không những họ không chịu xây trở lại khi nghe ông giảng mà họ còn chế nhạo ông. Và rồi Nước Lụt đến đùa đem đi hết thảy. Khi sự phán xét đến, sẽ không còn có sự chế nhạo nữa. Khi bạn bị bỏ vào lửa địa ngục, bạn sẽ mong ước rằng bạn đã chịu nghe phúc âm, và tin nhận Chúa Giê-su Christ. Nhưng đã quá muộn. Sự không tin của bạn đã biến mất, nhưng nó sẽ là đời đời quá trể cho bạn để được cứu, như đã xảy ra cho họ khi, “nước lụt tới đùa đem đi hết thảy.”

II. Thứ hai, khi Nước Lụt đến họ chỉ lo quan tâm đến những việc của thế gian.

Họ quá mãi mê trong việc của đời mà họ không có chuẩn bị cho cỏi đời đời. Đấng Christ phán,

“Vì trong những ngày trước nước lụt, người ta ăn, uống, cưới gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu” (Ma-thi-ơ 24:38).

Họ chỉ lo nghỉ về việc ăn uống, cưới gả, và những buổi tiệc xay xưa.

Chúng ta sẽ có một cái đám cưới xinh xắn tại hội thánh này chiều nay lúc 5:30. Sau đó chúng ta sẽ có buổi tiệc. Điều đó không có gì là sai. Nhưng đó là điều duy nhất mà họ lo nghĩ đến trong thời Nô-ê. Họ chỉ nghĩ về những việc của đời nầy. Họ không có nghĩ đến điều đời đời, và đến sự cứu rỗi linh hồn của họ. Họ cũng giống như một số các bạn, là người cho rằng đến nhà thờ mỗi sáng Chúa Nhật là phí thì giờ. Tôi có nghe một vài sinh viên đại học, là những bạn đã đến thăm viếng hội thánh của chúng ta, nói rằng họ phải ôn bài vào ngày Chúa Nhật. Mỗi bạn trẻ trong hội thánh chúng ta là sinh viên trung học và đại học. Tuy thế họ biết rằng họ có khá đủ thì giờ để học bài nếu họ biết dùng thì giờ cách khôn ngoan. Mỗi một buổi nhóm chúng tôi đều đưa ra tờ giấy với 12 điểm về cách học bài. Nếu bạn làm theo những điểm này, bạn sẽ có khá đủ thì giờ để đi nhóm mỗi Chúa Nhật, và vẩn làm được điểm “A” trong mấy lớp học. Chính tôi cũng đi học đại học vào ban đêm, trong khi phải đi làm bốn chục tiếng mỗi tuần vào ban ngày. Nhưng tôi chưa từng bỏ một buổi nhóm nào để học bài. Và Đức Chúa Trời ban phước cho tôi khi tôi đặt Ngài vào vị trí ưu tiên. Trước khi tôi quyết định tham gia hội thánh trong mỗi buổi nhóm, tôi chỉ là một học sinh nghèo. Nhưng rồi tôi quyết tâm đi nhóm vào mỗi sáng Chúa Nhật và mỗi chiều Chúa Nhật. Sau khi tôi có quyết tâm với Đấng Christ thì tôi học được điểm “A” tại tiểu bang Ca-li, L.A., dù là tôi phải làm việc full-time trong ngày, và lấy một lần là 3 hoặc 4 lớp tối mỗi kỳ học ba tháng! Chúa Giê-su phán,

“Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài; thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Ma-thi-ơ 6:33).

Trong đời sống riêng, tôi chứng minh lời hứa của Đấng Christ là thành tín. Tôi đặt Đức Chúa Trời ưu tiên bằng cách là đi thờ phượng mỗi sáng Chúa Nhật và mỗi tối Chúa Nhật, và Đức Chúa Trời đã giúp tôi học được điếm tốt trong đại học. Leslie, con trai của tôi, là một học sinh hạng “A” trong môn học kế toán tại Cal State Northridge. Nó ra trường đứng hạng nhất trong lớp, và được vinh dự làm đại biểu học sinh, đọc diển văn từ biệt khi nó ra trường. Nó, cũng vậy, chưa bao giờ bỏ qua một buổi thờ phượng nào vào s áng và tối Chúa Nhật. Nếu chúng ta đặt Chúa ưu tiên trong đời sống của chúng ta bằng cách là không bỏ qua sự nhóm lại, Đấng Christ hứa rằng những ơn phước của Đức Chúa Trời sẽ ở trên đời sống của chúng ta!

Nhưng những người trong thời Nô-ê, và trong thời của chúng ta, cho rằng đó là ngu dại. Họ nghĩ rằng họ cần tốn cả trăm giờ để chơi game và xem phim bạo lực, và những phim khiêu gợi tình dục. Đối với họ, những việc đó còn quan trọng hơn là đặt Chúa ưu tiên bằng cách là đi nhà thờ. Nhưng tôi có đọc một bài báo tuần vừa rồi, nói rằng hình ảnh khiêu dâm cũng gây nghiện như là loại thuốc mạnh. Một khi bạn bị mắc vào thì hầu như khó mà có thể được tự do nữa! Chỉ có Đấng Christ mới có thể cho bạn tự do – và chỉ khi nào bạn cam kết đời sống mình hoàn toàn cho Ngài! Những ai tiếp tục chối bỏ Đấng Christ sẽ trả một giá đắc cho vật chất tội lỗi của họ và trần tục. Khi sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng xuống trên thế gian họ sẽ chưa có sẳn sàng. Những người trong thời Nô-ê chưa có sẳn sàng khi “nước lụt tới mà đúa đem đi hết thảy” (Ma-thi-ơ 24:39). Kinh Thánh chép, “Người khá sửa soạn mà gặp Đức Chúa Trời ngươi” (A-mốt 4:12). Bạn có sửa soạn để gặp Đức Chúa Trời chưa? Hay là bạn sẽ xuống Địa Ngục, nơi mà “trong lửa chẳng hề tất”? (Mác 9:44). “Nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy.”

III. Thứ ba, tất cả những người trên tàu đều được an toàn khi nước lụt đến.

Spurgeon nói, “Không có ai bị bỏ ra ngoài [con tàu]; không có ai bị trôi ra ngoài; không có ai chết trong nó; không có ai rời khỏi để rồi bị [chết] trong nó. Tất cả đều được giữ gìn trong nó…Con tàu đã giữ gìn tất cả họ, và như thế Chúa Giê-su cũng giữ gìn tất cả [là những ai] ở trong Ngài. Họ sẽ được đảm bảo an toàn đời đời. Không có ai bị diệt vong, cũng không có bất cứ ai bị rức ra khỏi bàn tay của Ngài” (C.H. Spurgeon, “Nước Lụt Đời Nô-ê ‘Noah’s Flood’,The Metropolitan Tabernacle Pulpit, Nhà Xuất Bản Pilgrim, tái bản 1976, quyển XIV, trang 431).

Con tàu Nô-ê là hình ảnh, là minh họa của sự cứu rổi trong Chúa Giê-su Christ. Chúng ta đọc trong Thư Hê-bơ-rơ chương 11,

“Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy” (Hê-bơ-rơ 11:7).

Nô-ê và gia đình của ông đều được cứu vì họ đã bước vào trong con tàu an toàn trước khi sự phán xét của Nước Lụt đến để hủy diệt thế gian. Bởi vì gia đình của Nô-ê bước theo ông vào tàu, họ cũng được tha. Kinh Thánh chép Đức Chúa Trời:

“Nếu Ngài chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác nầy, chỉ gìn giữ Nô-ê là thầy giảng đạo công bình…” (2 Phi-e-rơ 2:5).

Những nhà bình luận xưa kia nói rằng chiếc tàu là hình ảnh của Hội Thánh. Đó là điều mà ngày nay người ta bác bỏ, nhưng tôi nghĩ những học giả Kinh Thánh xưa kia có một điểm tốt. Trong thế kỷ thứ ba nhà học giã Cyprian (200-258) nói, “Không có sự cứu rổi ngoài hội thánh.” John Calvin, nhà Cãi Cách vĩ đại, cũng nói giống như vậy. Tôi nghĩ họ có cùng một quan điểm. Tiến sĩ A.W.Tozer (1897-1963) nói, “Không có sự thờ phượng nào mà Đức Chúa Trời chấp nhận trong thời đại nầy nếu như không đặt trọng tâm vào trong và nảy ra ngoài từ hội thánh… Bất cứ ai mà coi thường hội thánh địa phương thì cũng có nghĩa là coi thường Đấng Christ” (A.W.Tozer, D. D., “Chổ Quan Trọng Của Hội Thánh ‘The Vital Place of the Church’,” từ Đức Chúa Trời Cho Con Người Biết Ai Quan Tâm ‘God Tells The Men Who Cares’, trích dẩn trong Warren W. Wiersbe, Tốt Nhất của A.W.Tozer ‘The Best of A. W. Tozer’, Barker Book House, 1978, trang 64, 65).

Vì vậy, trong một khía cạnh, con tàu là hình ảnh của hội thánh. Tôi nói, “Trong một khía cạnh,” bởi vì bạn có thể tham dự hội thánh và vẩn không được cứu. Nhiều người đi đến nhà thờ nhưng không phải là Cơ-đốc Nhân thật sự.

Tôi hoàn toàn tin chắc rằng phần đông những người lạc mất, có lẽ cả hàng ngàn người, đã đến xem con tàu. Và tôi cũng cảm thấy chắc rằng cũng có nhiều người bước vào trong con tàu. Đương nhiên là họ đi xem qua cấu trúc, quan sát những phòng khác nhau, đi lên và đi xuống, từ sàn nầy cho đến sàn khác trong đó. Và rồi họ không nghĩ gì đến giao phó chính họ đến sự an toàn trong con tàu. Họ đến rồi lại đi. Đôi khi họ có ở đó, và thời gian khác thì không có ở đó. Họ không có ở trong tàu khi Nước Lụt đến, vì thế họ đã bị diệt vong.

Đi đến luôn trong tàu, và ngụ tại đó, là hình ảnh của một người chưa được cứu đã bước vào trong hội thánh, tin nhận Chúa Giê-su Christ, và luôn ở trong Ngài. Bản Kinh Thánh NIV dịch những chữ của Đấng Christ trong Giăng 15:6 như thế nầy, “Nếu ai chẳng cứ ở trong ta thì giống như nhánh bị khô phải ném ra ngoài… quăng vào lửa thì nó cháy.” Vì vậy, chỉ những ai hết lòng đến với Chúa Giê-su Christ, và cứ ở trong Ngài, thì mới được cứu.

Thường thường người ta đến với hội thánh trước khi họ thật sự nhận lấy Phúc Âm và được cứu. Đó là đường lối cổ xưa mà người ta nhận được sự cứu rổi, ít nhất là nó xảy ra trước sự bội đạo ngày nay đem lại sự nhầm lẩn trên những sự việc nầy. Một số người trong chúng ta tại đây, trong hội thánh, nhưng chưa có tin nhận Chúa Giê-su. Tôi có thể nào nói với bạn một cách mạnh mẽ rằng – chỉ đến với hội thánh sẽ không giúp đỡ gì được cho bạn khi ngày phán xét đến. Chúa Giê-su nói về một người đàn ông bước vào hội thánh hửu hình, nhưng không có một áo lễ. Vua phán cùng người rằng, “Hỡi bạn, sao ngươi vào mà không mặc áo lễ?” Người đó làm thinh. Vua bèn truyền cho đầy tớ rằng: “Hãy trói tay chân nó lại, và quăng ra ngoài nơi tối tăm, là nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng” (Ma-thi-ơ 22:12, 13). Bạn chỉ có thể lấy “áo lễ” bằng cách là tin nhận Chúa Giê-su. Nếu bạn từ chối không đến với Ngài, bạn sẽ không có hy vọng gì mà trốn khỏi sự phán xét sấp tuôn xuống trên thế gian. Nếu bạn từ chối mà không đến cùng Chúa Giê-su, bạn sẽ không trốn khỏi lửa Địa Ngục đời đời.

Tôi dám chắc rằng có những thợ mộc, những người làm việc, những kỷ sư xưa kia, là những người làm việc chung với Nô-ê để đóng chiếc tàu. Nhưng họ không tin vào chiếc tàu. Họ biết tất cả mọi thứ về nó. Nhưng họ không giao phó chính mình vào nó. Họ cũng giống như một số quý vị ở đây, là những người đi đến với hội thánh, nhưng không đi đến với Chúa Giê-su. Tôi cảnh cáo bạn, nếu bạn đến với hội thánh, nhưng từ chối tin nhận Chúa Giê-su, bạn sẽ rất là sửng sốt khi Ngài ném bạn ra ngoài, đi vào lửa Địa Ngục. Chính Chúa Giê-su Christ đã phán,

“Ngày đó sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng … làm nhiều phép lạ sau? Khi ấy, ta sẽ phán rỏ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta” (Ma-thi-ơ 7:22-23).

Chúa Giê-su chết trên thập tự giá để chuộc tội cho bạn. Nhưng nếu bạn từ chối tin nhận Ngài, bạn sẽ ở ngoài con tàu của sự cứu rổi khi sự phán xét đến. Chúa Giê-su đổ Huyết Báu của Ngài để tẩy sạch tội lổi của bạn. Nhưng nếu bạn không tin nhận Ngài, bạn sẽ ở ngoài con tàu của sự cứu rổi khi sự phán xét đến. Chúa Giê-su đã từ kẻ chết sống lại để ban cho bạn một đời sống mới, ngay cả sự sống đời đời nữa, nhưng nếu bạn không tin nhận Ngài bạn sẽ ở trong lửa đời đời không bao giờ tắt. Tôi cầu xin bạn sáng nay – hãy đến với Chúa Giê-su, Con của Đức Chúa Trời, trước khi quá muộn cho bạn! Như ông Griffith đã hát vài phút trước đây, “Trong những thì giờ giống như vầy, bạn cần một Đấng Cứu Rổi.”

Nếu bạn muốn tin nhận Chúa Giê-su, xin vui lòng rời khỏi ghế của bạn ngay bây giờ và đi về phía sau hội trường nầy. Tiến sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến chổ yên lặng, nơi đó chúng tôi có thể nói chuyện và cầu nguyện. Nếu bạn muốn trở thành một Cơ-đốc Nhân thật sự, xin vui lòng đi về phía sau hội trường ngay bây giờ. Bác sĩ Chan, xin vui lòng cầu nguyện cho những ai tin nhận Chúa Giê-su để được cứu sáng nay. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Những bài giảng viết tay nầy không có bản quyền. Bạn có thể dùng họ mà không cần có sự
cho phép của Tiến sĩ Hymers. Nhưng mà tất cả thông điệp qua video đã có bản quyền, và
chỉ được sử dụng khi nào có xin phép.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Ma-thi-ơ 24:32-42.
Đơn Ca Trước Bài giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Trong Thời Điểm Như Vầy ‘In Times Like These’” (bởi Ruth Caye Jones, 1902-1972).


DÀN BÀI CỦA

CƠN BẢO ĐAN TỤ

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers Jr.

“Trong đời Nô-ê thể nào, khi Con Người đến cũng thể ấy. Vì trong những ngày trước nước lụt, người ta ăn, uống, cưới gã như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy, khi Con Người đến cũng như vậy” (Ma-thi-ơ 24:37-39).

(1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:3; 2 Phi-e-rơ 3:10; Ma-thi-ơ 24:3;
Sáng-thế-ký 6:5, 7; Khải-huyền 16:19)

I.   Thứ nhất, “Nước lụt tới đùa đem đi hết thảy,” Ma-thi-ơ 24:39;
2 Phi-e-rơ 2:5.

II.  Thứ hai, họ chỉ quan tâm đến những việc của thế gian nầy khi
Nước Lụt đến, Ma-thi-ơ 24:38; 6:33; 24:39; A-mốt 4:12;
Mác 9:44.

III. Thứ ba, tất cả những người trên tàu đều được an toàn khi Nước
Lụt đến, Hê-bơ-rơ 11:7; 2 Phi-e-rơ 2:5; Giăng 15:6;
Ma-thi-ơ 22:12, 13; 7:22, 23.