Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




NGUYÊN MẪU CỦA SỰ CHUYỂN BIẾN

(BÀI GIẢNG SỐ 1 VỀ ĐỨA CON TRAI HOANG ĐÀNG)
THE ARCHETYPE OF CONVERSION
(SERMON NUMBER 1 ON THE PRODIGAL SON)
(Vietnamese)

bởi tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 25 tháng 8 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Morning, August 25, 2013

“Vậy nó mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17).


Thí Dụ về Đứa Con Trai Hoang Đàng là một trong những câu chuyện được yêu chuộng nhất trong Kinh Thánh. Nhưng ngày nay, nó thường bị hiểu một cách sai lạc. Tôi sẽ cố gắng sữa đổi những sai lầm đó tối nay trong bài giảng của tôi, “Hiểu Sai Lầm về Đứa Con Trai Hoang Đàng.” Tôi hy vọng bạn sẽ trở lại lúc 6:30 để nghe về nó. Chúng tôi sẽ có buổi ăn tối cho các bạn sau đó, vì vậy, hãy đến tối nay.

Tất cả những bài tường thuật cổ xưa đều nói rằng đứa con trai hoang đàng nầy đã bị lạc mất. Họ nói thí dự nầy diễn tả sự biến đổi của cậu ta. Nhưng Billy Graham và những người khác nói đây không phải là hình ảnh của sự biến đổi. Nhóm người kiên quyết (decisionists) nói thật ra nó là hình ảnh của sự làm lại của một Cơ-đốc Nhân sa ngã. Tất cả những bài tường thuật cổ xưa sai thế nào? Đấy, họ không có sai. Sai là do thời nay họ diễn dịch sai. Bạn thấy đó, những mục sư thời đại nầy phải làm lại điều nầy bởi vì họ chưa bao giờ thấy một sự biến đổi giống như vậy. Đó là tại sao ngay cả một người dạy Kinh Thánh lỗi lạc giống như Tiến Sĩ McGee cũng sai lầm – như tôi sẽ chỉ ra những chi tiết trong bài giảng tối nay.

Trong thế kỷ thứ hai mươi, “chũ nghĩa quyết định (decisionism)” đã làm sự biến đổi trở nên sự việc rất rẽ mạc – chỉ cần giơ tay của bạn lên là bạn đã được cứu. Chỉ đọc một bài cầu nguyện thuộc lòng nhanh chống giống như con vẹt là bạn đã được cứu. Cho nên, trong thế kỷ hai mươi, những mục sư không còn thấy những sự biến đổi giống như thí dụ Con Trai Hoang Đàng nữa. Là kết quả trực tiếp của nhóm “chù nghĩa quyết định” Billy graham và những người khác phải giải thích lại thí dụ nầy như là một sự tái xác nhận hoặc làm lại hơn là sự biến đổi. Thay vì để cho thí dụ tự tỏ bày, bây giờ họ đọc nó qua “kính” của “chủ nghĩa quyết định.” Ngay cả giáo sư Kinh Thánh lổi lạc giống như Tiến Sĩ McGee cũng nhầm lẩn bởi phái quyết định. Vì vậy, ông nói, “Đây không phải là hình ảnh của một tội nhân đến nhận được sự cứu rổi …chúng ta hãy hiểu điểm chính trong thí dụ. Thí dụ nầy không phải là làm thế nào để một tội nhân nhận được sự cứu rổi; nó bày tỏ tấm lòng của người cha không chỉ là cứu tội nhân nhưng còn nhận lại đứa con tội lổi nữa” (J. Vernon McGee, Th.D., Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible’ Nhà Xuất Bản Thomas Nelson, 1983, quyển IV, trang 314; dựa trên sách Lu-ca 15:14).

Tôi tin Tiến Sĩ McGee rất có thể lẩn lộn về điều nầy bởi Lewis Sperry Chafer, người sáng lập ra Chủng Viện Thần Học ở Dallas. Tiến Sĩ Chafer phản đối mạnh mẽ về việc biến đổi cách khủng hoảng theo mốt củ. Ông dạy theo hình thức của “Sandemanianism” – quan niệm rằng chúng ta được cứu bởi sự tin tưởng những gì Kinh Thánh nói về Chúa Giê-su Christ. Xem ra như là quan niệm của Tiến Sĩ McGee về Đứa Con Trai Hoang Đàng như là một sự “tái xác nhận” từ Lewis Sperry Chafer. Nếu một người nào đó đọc bài giảng nầy có thể tìm ra những tài liệu mà Tiến Sĩ Chafer nói về Đứa Con Trai Hoang Đàng, và gởi cho tôi nguồn tài liệu đó, tôi sẽ rất cảm kích. Quan niệm sai lầm nầy đã lan rộng trong thế kỷ thứ hai mươi. Billy Graham nói Đứa Con Hoang Đàng nầy như là một người sa ngã trở lại với Đức Chúa Trời. Ông nói, “Tôi mời bạn hãy tái xác nhận lại sự thừa nhận của bạn. Tôi mời bạn trở lại với Đức Chúa Trời tối nay.” Ông nói kiểu đó trong mỗi lần ông giảng về Đứa Con Trai Hoang Đàng trong chiến dịch truyền giảng vĩ đại của ông, mà đã đăng tải trên đài truyền thông trên toàn nước Mỹ trong thì giờ quan trọng nhất trên đài truyền hình trong suốt năm mươi năm qua. Do đó, ngày hôm nay, đó là những phúc âm bình thường trong nước Mỹ nghĩ về Đứa Con Trai Hoang Đàng. Nhưng điều đó hết sức lầm lẩn. Tại sao? Bởi Ẩn Dụ về Đứa Con Trai Hoang Đàng không phải nói về sự tái xác nhận! Câu chuyện nói về sự biến đổi thật sự hai điều đó không giống nhau! Biến đổi là những gì mà Đức Chúa Trời làm trên bạn. Tái xác nhận là những gì bạn làm. Trong sự biến đổi, Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời tỉnh thức tội nhân và cảm động anh ta rời khỏi chuồng heo của tội lỗi, kéo hắn đến gần Đấng Christ. Nếu một người chỉ tái xác nhận cuộc đời của mình thì sẽ đi vào Địa Ngục. Tại sao? Bởi vì sự cứu rỗi là bởi ân điển, và tái xác nhận là bởi việc làm. Và việc làm không bao giờ cứu được ai!

Tất cả lời dẫn giải xưa, viết trước chủ nghĩa quyết định, nói rằng Con Trai Hoang Đàng là người hư mất. Thí dụ, Lời Dẫn Giải của Matthew Henry ‘Matthew Henry’s Commentary’ nói rằng từ ngữ “con trai” không có nghỉa là anh ta đã được cứu, nhưng “tượng trưng Đức Chúa Trời là Người Cha chung của cả nhân loại.” Henry cũng nói rằng ẩn dụ đã được đưa ra “để chỉ cho biết Đức Chúa Trời vui lòng về sự biến đổi của một tội nhân là như thế nào” (Nhà Xuất Bản Hendrickson, bản 1996, quyển 5, trang 598; lời chú giải dựa trên Lu-ca 15:11-32). Đó là đường hướng của tất cả lời chú giải xưa, trước chủ nghỉa quyết định trong thế kỷ thứ hai mươi, giải thích về ẩn dụ nầy.

Đi khỏi chủ nghỉa quyết định nông cạn của thế kỷ thứ hai mươi, để chúng ta suy nghỉ về ý nghĩa thật sự của Ẩn Dụ. Nó nằm hạng thứ ba trong danh sách về ba ẩn dụ mà Đức Chúa Giê-su cho người Pha-ri-si. Họ chế giểu Đức Chúa Giê-su bởi vì Ngài “tiếp những kẻ tội lỗi, và cùng ăn với họ” (Lu-ca 15:2). Để giải thích tại sao Ngài tiếp những kẻ tội lỗi và ăn cùng với họ, Đức Chúa Giê-su đưa ra ba ẩn dụ – ba câu chuyện nhỏ với bài học trong đó. Thứ nhất, Ngài cho Ẩn Dụ về Con Chiên Lạc Mất (Lu-ca 15:3-7). Thứ hai, Ngài cho Ẩn Dụ về Đồng Bạc Mất (Lu-ca 15:8-10). Thứ ba, Ngài cho Ẩn Dụ về Con Trai Lạc Mất – mà chúng ta thường gọi “Con Trai Hoang Đàng” (Lu-ca 15:11-32). Cả ba ẩn dụ điều nói về sự cứu rỗi của một người lạc mất. Tất cả mọi người điều đòng ý là hai ẩn dụ đầu tiên là nói về một người lạc mất được cứu. Và mổi một người viết dẫn giải trước thế kỷ thứ hai mươi nói răng ẩn dụ thứ ba cũng là nói về một người lạc mất được cứu! Lời ghi chép của bản Scotfield gọi nó là “Ẩn Dụ về Con Trai Lạc Mất” (Học Kinh Thánh Scotfield ‘The Scotfield Study Bible’, bản 1917). Và đó chính xác là như vậy. Trong Lu-ca 15:24 cha của người con trai nói rằng anh ta đã chết về phần thuộc linh, và đã mất!

“Vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống [tái sanh]; đã mất mà bây giờ lại thấy được …” (Lu-ca 15:24).

Ẩn Dụ về Đứa Con Trai Hoang Đàng được Đấng Christ đưa ra để làm nguyên mẫu hình, dụ của sự biến đổi thật sự. Sự biến đổi của Phao-lô theo mô hình nầy. Và thí dụ về sự biến đổi của người Con Trai Hoang Đàng đã có nhiều mục sư lổi lạc đã kinh nghiệm qua, cho tới khi thế kỷ thứ hai mươi – ngoại trừ người dị giáo Pelagian Finney. Hãy đọc một chút lịch sử Cơ-đốc Nhân và bạn sẽ thấy những người lãnh đạo Cơ-đốc được biến đổi dựa vào mô hình về sự biến đổi của Con Trai Hoang Đàng như thế nào. Sự biến đổi của Augustine theo mô hình nầy. Cũng vậy, sự biến đổi của Luther, Bunyan, Whitefield, cả hai anh em Wesley, tất cả những người mà biến đổi trong thời Đại Tỉnh Thức Thứ Nhất và Thứ Nhì ‘First and Second Great Awakenings’ (1730-1840), cũng như sự biến đổi của C. H. Spurgeon, R. A. Torrey, và một trong những mục sư vĩ đại trong mọi thời đại, nhà truyền bá Tiến Sĩ John Sung của Trung Hoa. Tất cả những ông nầy được biến đổi khi họ kinh nghiệm sự biến đổi theo mô hình của Đứa Con Trai Hoang Đàng.

Còn nữa, tôi nghỉ rằng một trong những lý do mà Đấng Christ đưa ra Ẩn Dụ về Con Trai Hoang Đàng – là để cho chúng ta một hình ảnh về sự biến đổi. Không có chổ nào trong bốn sách Tin Lành mà Đấng Christ đưa ra sự kiện biến đổi một cách chi tiết như vậy. Vâng, lời làm chứng của Phao-lô được chép ba lần trong Sách Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ – nhưng tôi dám chắc rằng sự biến đổi của Phao-lô theo kiểu mẫu, đã được đặc xuống bởi Đấng Christ, nhiều năm trước khi Phao-lô được biến đổi, khi Chúa cho chúng ta Ẩn Dụ về Đứa Con Trai Hoang Đàng.

(Bấm vào đây để đọc bài giảng của tôi có tựa đề, “Giải Thích Sai về Đứa Con Trai Hoang Đàng.” Bạn nên đọc nó song song với bài giảng nầy).

Như tôi đã đọc ở lúc đầu, Ẩn Dụ về Đứa Con Trai Hoang Đàng, từ lâu là một phân đoạn được ưa thích nhất ở trong Kinh Thánh. Lý do là bởi vì nó chỉ cho một tội nhân kiểu mẫu mà người đó phải kinh nghiệm để được cứu. Và với sự giới thiệu dài như vậy, chúng ta đến chính cái thân của bài giảng. Nguyên văn đơn giản là,

“Vậy nó mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17).

Bây giời, tôi nói rằng sự biến đổi của Con Trai Hoang Đàng là nguyên mẫu bởi vì nó cho thấy tất cả yếu tố đã xảy ra khi một người thật sự được biến đổi. Nguyên văn đơn giản là,

“Vậy nó mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17).

Trong sự biến đổi có những giai đoạn khác nhau, và chúng ta thấy những giai đoạn đó trong sự kinh nghiệm của Đứa Con Trai Hoang Đàng. Trước tiên, là giai đoạn người trai trẻ muốn được độc lập từ người cha. Người con trai đó không muốn cha mình kiểm soát mình nữa. Người con trai đó muốn được “tự do.” Người Con Trai Hoang Đàng đó không có phủ nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Người con trai đó tham dự những buổi lễ với cha mẹ anh ta. Nhưng sâu thẩm trong tấm lòng thì giấu kính một ao ước gọi là “quyền tự do.” Người con trai nầy muốn quăng bỏ hết những luật lệ và quy tắc của người cha. Anh ta nghỉ rằng có thể có những kinh nghiệm thú vị mà anh chưa từng hưởng thụ qua. Anh ta muốn nếm những trái của thế giới cấm mà anh chưa từng hưởng thụ qua bao giời. Anh ta bây giờ là người đàn ông, và anh muốn từ mình làm chủ cho chính mình, và tự làm luật lệ riêng cho mình, hơn là ở dưới sự kiểm soát của cha mình. Nếu bạn có những tư tưởng nầy, cầu xin bạn “tự tỉnh thức” ngay, trước khi bạn đi vào sự hủy hoại và xấu hổ có thể đến nếu bạn đi theo những tư tưởng phản nghịch.

Nhưng rồi Con Trai Hoang Đàng đến một giai đoạn khác. Người con trai nầy hưởng được gia tài sớm, trước khi cha của anh qua đời. Anh ta lấy tiền và chạy xa tới một nước khác. Bây giờ anh ta sẽ làm những điều mà anh ta mơ ước tới trước kia. Anh ta tiêu hao những ngày và đêm để hưởng thụ “tạm hưởng những vui sướng của tội lỗi” (Hê-bơ-rơ 11:25).

Không bao lâu thì anh ta đến giai đoạn thứ ba, khi anh đã “tiêu xài hết.” Lúc nầy không còn gì để thoả mãn sự đói khát của anh. Tất cả tội lỗi không cho anh sự thỏa mãn nào. Và trong tình trạng thậm tệ mà anh ta đến giai đoạn thứ tư – “vậy nó mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17) – hoặc như lời nói theo hiện đại là “Anh ta có lại lý trí.”

Từ trước tới giờ anh ta ngu xuẩn làm sao! Anh như là người điên dại, đi đến hết tội nầy đến tội khác. Chúng ta đã từng thấy những người trẻ làm những điều điên cuồng, quái gở. Chúng ta cũng từng thấy những người trẻ tuổi lún sâu vào tội lỗi, cuối cùng thì họ rời khỏi hội thánh của chúng ta. Chúng ta cũng thấy họ đâm đầu càng sâu vào tội lỗi. Không một ai có thể ngăn chận được họ. Họ không bao giờ nghỉ rằng họ sẽ xa vào tội lỗi sâu như vậy. Họ có thể thành công trong sự nghiệp và bên ngoài có vẻ là hạnh thông, nhưng liên quan đến những việc về Đức Chúa Trời thì họ trở nên như loài thú, không có bình an trong tâm hồn, và không có hy vọng trên thế gian nầy.

“Vậy nó mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17).

Đó là việc làm đầu tiên về ân điển trong tấm lòng của tội nhân hư mất. Chỉ có Đức Thánh Linh mới làm cho một tội nhân giác ngộ và bất đầu để suy nghỉ cách khôn ngoan về đời sống của mình, và vận mênh đời đời. Và đừng nghe lời Ma-Quỷ nếu nó nói với bạn rằng bạn có thể trở lại, như Đứa Con Trai Hoang Đàng. Đừng cậy vào đó! Bạn chỉ có thể đến nếu Đức Chúa Trời kéo bạn, và không có sự bảo đảm rằng Ngài sẽ kéo bạn lại nếu bạn cố đi vào tội lỗi! Ngài có thể nói, “Ép-ra-im say-mê thần tượng, hãy để mặc nó” (Ô-sê 4:17). Hãy để ra vài phút để xem Ẩn Dụ về Đứa Con Trai Hoang Đàng tỏ ra sự biến đổi của tội nhân hư mất.

I. Thứ nhất, tội nhân hư mất biết tỉnh ngộ.

“Khi nó tỉnh ngộ” – khi nó có lý trí. Đây là dấu hiệu đầu tiên mà ân điển của Đức Chúa Trời làm việc trên đời sống của bạn.

Đôi lúc sự thay đổi tâm trí nầy xãy ra bất ngờ. Sự việc xãy ra như vậy với Ông Griffith, là người ca ngợi bài “Chúa Ơi, Tôi Trở Về Nhà ‘Lord, I’m Coming Home’ vừa rồi. Ông ta kinh nghiệm sự biến đổi cổ xưa nầy, là sự biến đổi bất ngờ. Ông đến nhà thờ với người bạn. Tôi đang giảng mạnh về tội lỗi và sự phán xét. Người bạn nói, “Hãy đi ra khỏi đây.” Những lời nói giống như vậy. Griffith nói, “Hãy đợi, tôi muốn nghe bài giảng nầy.” Anh bạn kia bỏ chạy, thật vậy anh ta chạy khỏi âm thanh của tiếng của tôi. Griffith ở lại. Ông ta đến dưới sự nhận thức về tội lỗi. “Ông ta tự giác ngộ.” Ông nghỉ rằng, “Mục sư đúng. Tôi là tội nhân.” Ngay lúc đó, tại đó, ông đã tin cậy Đức Chúa Giê-su và được cứu rỗi. Tôi vui mừng hết lớn khi tôi nghe về điều đó! Ông trở nên có đầy sự khao khát về những điều thuộc Đức Chúa Trời như ông đã từng khao khát cho những điều của tội lỗi. Ai ai mà biết ông có thể nói rằng sự thay đổi tấm lòng là thật, cho dù việc đó đến cách bất ngờ lần đầu tiên ông nghe Phúc Âm. Đó cũng là cách mà Bác Sĩ Chan được biến đổi. Đó cũng là cách mà vợ của tôi được biến đổi. Đó là cách mà Melissa Sanders được biến đổi. Đó là cách mà Bà Chan, và một số người khác trong hội thánh của chúng ta được biến đổi. Họ tự nhiên giác ngộ – và tin cậy Đức Chúa Giê-su bất ngờ. Và họ điều được cứu lần đầu tiên họ nghe tôi giảng Phúc Âm!

“Vậy nó mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17).

Một mặt khác, đôi khi sự thay đổi nầy đến từ từ, rất chậm. Đó là cách mà Ông Song được biến đổi. Ông đến nhà thờ và đi đến phòng tư vấn sau bài giảng. Ông đến lần nậy rồi lại lần nữa. Ông có cách suy nghỉ riêng của ông. Ông bất đầu tranh luận với chúng tôi trong khi chúng tôi cố gắng chỉ cho ông đến với Đấng Christ. Một ngày nọ, ông ta tranh luận với tôi hơi mạnh và tôi khiển trách ông. Ông ta rời khỏi hội thánh và cố gắng tìm một tu sỉ khác để có thể làm cho sự biến đổi dể dàng hơn cho ông. Tôi nhớ không lầm, ông đi đến một linh mục Công Giáo. Nhưng ông đó không giúp ông. Ông đi đến mục sư Tin Lành tự do, nhưng ông không được sự giúp đở ở đó. Cuối cùng ông mở TV lên và thấy một phần phim về Chúa Giê-su. Không biết làm sao Đức Chúa Trời nói cùng ông, và ông tuôn tràn nước mắt. Chúa Nhật kế tiếp tôi thấy ông đi đến nhóm, và tôi rất vui mừng! Khi ông đến phòng tư vấn sau buổi nhóm, tính tự cao của ông đã vở. Ông tin cậy Đức Chúa Giê-su. Ông được biến đổi.

“Vậy nó mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17).

Một cậu trong nhóm thanh niên trẻ của chúng tôi được lớn lên trong hội thánh của chúng tôi. Cậu ấy là một thanh niên người Trung Hoa. Cậu ấy vùng vẫy và vùng vẫy. Cậu kháng cự Chúa Giê-su – luôn tìm cho mình cái cảm giác, hơn là sự tha thứ tội lổi. Rồi một buổi sáng kia tôi thấy cậu rơi lệ. Cậu đã kiệt sức trong sự vùng vẫy. Tôi mời cậu quỳ gối bên cạnh mẹ của cậu, và cậu ấy đã tin nhận Chúa Giê-su. Cậu ấy đã được biến đổi,

“Vậy nó mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17).

Một cậu thanh niên khác cũng thường ra vào trong phòng tư vấn. Cậu ấy nhận thức tội lổi một cách sâu sắc, nhưng cậu ấy từ chối đến với Chúa Giê-su bằng một cái đức tin đơn giàn. Cậu thường khóc lóc trong phòng tư vấn, nhưng cậu ấy không được cứu. Cuối cùng cậu ấy khóc rống và gào lên rất lớn tôi tưởng chừng như cậu ấy có thể bị giật kinh phong. Tôi bảo cậu ấy vào nhà vệ sinh để rửa mặt. Khi cậu ấy trở lại, tôi trích dẩn một bài hát cổ xưa đến với cậu,

Không bởi công nghiệp chính tay này,
   Làm phu phỉ pháp luật Ngài nay;
Dầu cho khắc khổ thân hình tôi,
   Dầu đau đớn mắt tuôn lệ rơi.
Vầng Đá muôn đời nứt bởi tôi,
   Nguyện tôi chỉ núp trong Ngài thôi.
(“Vầng Đá Muôn Đời ‘Rock of Ages, Cleft For Me’
      bởi Augustus M. Toplady, 1740-1778).

Cậu ấy tin cậy Chúa Giê-su và được cứu.

“Vậy nó mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17).

Ông Lee đến với hội thánh và dường như để tin nhận Chúa Giê-su. Nhưng nó chỉ là một cái quyết định thiển cận hời hợt. Sau thời gian cho thấy rỏ ràng rằng ông không có đời sống của Chúa Giê-su Christ trong ông. Ông ấy “đã hết xăng,” phải nói là như vậy. Ông trở lại với phòng tư vấn. Ông khóc lóc ăn năn chạy đến với Đấng Cứu Rổi. Ông đã sớm được biến đổi,

“Vậy nó mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17).

Đã nhiều năm qua và cho đến bây giờ ông ấy luôn cầu nguyện trong nơi công cộng với một tấm lòng nhiệt thành và mến yêu như những người từng có trong thời Tỉnh Thức Vĩ Đại (Great Awakenings) ở thế kỷ 18 và 19 và trong cuộc phục hưng của người Đại Hàn trong năm 1907. Ngợi khen Đức Chúa Trời! Ông đã được biến đổi,

“Vậy nó mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17).

John Cagan rất ghét hội thánh, và ông ấy ghét luôn cả cha ông vì bắt ông đến nhà thờ mỗi Chúa Nhật. Một buổi sáng kia Đức Thánh Linh làm tan vỡ lòng ông. Ông đến trong sự thổn thức, kéo lê đôi tay và chân đến trước bàn thờ. Ông nhận sự cứu rổi giống như những người Giám-Lý cổ xưa! Ô, ngợi khen Đức Chúa Trời! Ông đã được biến đổi,

“Vậy nó mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17).

Bây giờ tôi đang suy nghĩ đến một cô gái trẻ. Cô ấy trông rất là ngoan đạo! Nhưng cô ấy hạn chế trong chính mình. Cô không thể tìm hiểu thế nào để đến với Chúa Giê-su. Dường như có sự tuyệt vọng trong cô ta. Cô ấy không có hy vọng gì cả. Khi tất cả những hy vọng khác tan ra từng mãnh trên đất, vỡ ra như kiến bể, cô ta đến với Chúa Giê-su rất là nhẹ nhàng, và cô đã được cứu,

“Vậy [cô ấy] mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17).

II. Thứ hai, tôi có thể mời bạn đến và làm một quyết định nhanh chóng không?

Dỉ nhiên là tôi có thể! Tôi có thể để bạn đến, và để bạn lập lại những lời gọi là “bài cầu nguyện xưng tội.” Bạn sẽ vui – trong một thời gian. Nhưng rồi bạn sẽ bắt đầu suy nghỉ, “Chỉ có như vậy thôi sao? Điều đó xem như không phải là sự thật chút nào đối với tôi trong lúc nầy.” Và bạn sẽ bắt đầu có những tư tưởng như đứa con trai hoang đàng lần nữa. Bạn lại sẽ bắt đầu suy nghỉ, “Có thế còn có điều gì khác ở thế gian mà tôi đã bỏ lở.” “Cuối cùng, có thể đây không phải là thật!” “Có thể tôi đang bỏ lở điều vui thú thật sự ngoài đó.” Tôi đã từng thấy rồi! Tôi đã từng thấy rồi! Kinh Thánh chép, “thì số phận sau cùng của chúng nó trở xấu hơn lúc đầu” (2 Phi-e-rơ 2:20). Hãy nên nắm vửng nó bây giờ! Hãy nên nắm vửng nó bây giờ! Nếu bạn không nắm rỏ điều đó, “thì số phận sau cùng” sẽ trở xấu cho bạn “hơn lúc đầu.” Để rồi tấm lòng của bạn sẽ bị chai và đóng kính lại mà không có cái gì bạn nghe từ Lời của Đức Chúa Trời có thể dời bạn! Vùng vẫy, khóc lóc, và kêu la lên bây giờ, còn tốt hơn là được, “phó theo lòng hư xấu, đặng phạm những sự chẳng xứng đáng” (Rô-ma 1:28). Vùng vẫy và phấn đấu để tìm kiếm Đấng Christ ngay bây giờ còn tốt hơn là có một ngày sẽ nghe Ngài phán với bạn, “sự bại hoại của ngươi, ấy là tại ngươi….” (Ô-sê 13:9). Có những giọt lệ đắng và tấm lòng thổn thức lúc nầy còn tốt hơn là có một ngày nào đó sẽ nghe Đấng Christ phán,

“Ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta” (Ma-thi-ơ 7:23).

“Còn các ngươi sẽ bị quăng ra ngoài, là nơi có khóc lóc và nghiến răng [những ai đã được biến đổi mà tôi đã nói với bạn sáng nay] đều ở trong nước Đức Chúa Trời” (Lu-ca 13:28).

Và bạn sẽ nghe Chúa Giê-su Christ phán,

“Còn tên đầy tớ vô ích đó, hãy quăng nó ra ngoài là chổ tối tăm, ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng” (Ma-thi-ơ 25:30).

Ô! Ô! Tôi xin bạn, suy nghĩ ngay bây giờ! Suy nghĩ ngay bây giờ! Suy nghĩ ngay bây giờ! “Khi cậu ấy ý thức được.” Ô, có thể ý thứ đó đến với bạn ngày nay! Và có thể điều đó nói về bạn,

“Vậy nó mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17).

Cậu ấy nói với cả tấm lòng, “Tôi sẽ đứng dậy và đến với Chúa Giê-su ngay bây giờ” –

Dòng huyết Gô-gô-tha rửa tôi sạch,
   Lòng nay thật trắng trong hoài
Chúa ôi, tôi lại ngay, Nay tôi xin lại đây!
   Xin huyết lưu nơi Gô-gô-tha
Làm tôi sạch trắng hơn ngà.
   (“Chúa Ôi, Tôi Lại Ngay ‘I Am Coming, Lord’
      bởi Lewis Hartsough, 1828-1919).

Nếu bạn muốn trở thành Cơ-đốc Nhân, xin vui lòng rời khỏi hàng ghế ngay bây giờ, và đi về phía sau hội trường. Tiến Sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến chổ yên lặng để cầu nguyện. Đi về phía sau hội trường ngay bây giờ. Bác Sĩ Chan, xin vui lòng cầu nguyện cho những ai biết tỉnh ngộ và tin cậy Chúa Giê-su ngay bây giờ. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Lu-ca 15:11-19.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chúa, Tôi Trở Về Nhà ‘Lord, I’m Coming Home’
(bởi William J. Kirkpatrick, 1838-1921).


DÀN BÀI CỦA

NGUYÊN MẪU CỦA SỰ CHUYỂN BIẾN
(BÀI GIẢNG SỐ 1 VỀ ĐỨA CON TRAI HOANG ĐÀNG)

bởi Tiến Sĩ R.L. Hymers, Jr.

“Vậy nó mới tỉnh ngộ” (Lu-ca 15:17).

(Lu-ca 15:2, 24; Hê-bơ-rơ 11:25; Ô-sê 4:17)

I.   Thứ nhất, tội nhân hư mất biết tỉnh ngộ, Lu-ca 15:17.

II.   Thứ hai, Tôi có thể mời bạn đến và làm một quyết định nhanh
chóng không? 2 Phi-e-rơ 2:20; Rô-ma 1:28; Ô-sê 13:9;
Ma-thi-ơ 7:23; Lu-ca 13:28; Ma-thi-ơ 25:30.