Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
MỤC TIÊU! ĐỐI TƯỢNG! CON NGƯỜI! THE TARGET! THE OBJECT! THE PERSON! bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr. Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles “Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-su Christ” (2 Ti-mô-thê 3:15). |
Như thường lệ, nhiều con cái Chúa trong Hội Thánh chúng ta đi nghĩ mát trong mùa hè nầy. Thông thường, họ tham dự giờ nhóm trong những Hội Thánh Báp-Tít khác cùng niềm tin Kinh Thánh, nơi mà họ đi nghĩ mát. Và, như thường lệ, họ trở về với những lời than phiền. Không phải họ có nhiều lời chỉ trích, nhưng mà là họ quan tâm và lo lắng. Một cặp kia dẩn mấy đứa con của mình đến nhóm trong năm nhà thờ Báp-Tít khác nhau ở miền Đông. Người vợ nói với tôi, “Tiến Sĩ Hymers, không có một mục sư nào giảng về Chúa Giê-su Christ hay là giải thích về Phúc Âm.” Con trai của tôi và vợ mới cưới của nó cũng đi nhóm ở hai hội thánh, ở miền Tây. Nó nói với tôi, “Ba ơi, những mục sư dạy Kinh Thánh như là mọi người đều được cứu. Nhưng họ không nói gì về Chúa Giê-su hay là về Phúc Âm gì cả.” Xin hiểu cho rằng không phải tôi nói điều nầy để bươi móc sự sai lầm. Tôi nói điều đó nhằm để khuyến khích những mục sư trẻ nên nói nhiều hơn về Chúa Giê-su trong những bài giảng của họ. Đó là nhu cầu lớn nhất trong thì giờ tối tăm nầy – Chúa Giê-su Christ và sự khổ nạn của Ngài!
Những con cái Chúa trong Hội Thánh đã được tôi hướng dẩn để họ đừng quá phê bình những Hội Thánh khác. Nhưng họ lo sợ rằng không có sự đề cập đến chính Chúa Giê-su. Họ chỉ có sự quan tâm đến bởi vì họ không có nghe gì về Phúc Âm – ngay cả không có sự “đề cập” đến cuối của mỗi bài giảng! Một tín hữu nói với tôi, “Làm thế nào những mục sư đó biết rằng mọi người đều được cứu? Có những khách thăm viếng khác ở đó. Làm thế nào họ biết những người đó điều là Cơ-đốc Nhân?” Một người khác nói với tôi, “Mục Sư, tôi rất nhớ những lúc nghe ông giảng về Chúa Giê-su.”
Quan điểm riêng của tôi trong sự giảng dạy rất đơn giản – “Vì tôi đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Giê-su Christ, và Chúa Giê-su Christ bị đóng đinh trên cây thập tự” (1 Cô-rinh-tô 2:2). Nay, không có nghĩa là tôi tránh những đề tài khác. Không phải như vậy! Thí dụ, tối nay trong bài giảng của tôi, tôi sẽ nói về những cái nhìn khác nhau của những nhà tâm lý học Freud và Jung đối với khởi nguyên của tôn giáo. Rồi tôi sẽ cho biết Kinh Thánh nói gì về nó. Tôi cũng sẽ nói về sự phục hồi của người Do Thái, và thần học của ân điển. Nhưng mọi việc tôi nói đều đặt trọng tâm về thông điệp của Chúa Giê-su Christ và Thập Tự Giá! Như Sứ Đồ Phao-lô đã nói,
“Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại; song về phần chúng ta, là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Đức Chúa Trời. Cũng có lời chép rằng: Ta sẽ hủy phá sự khôn ngoan của người khôn ngoan, tiêu trừ sự thạo biết của người thạo biết. Người khôn ngoan ở đâu? Thầy thông giáo ở đâu? Người biện luận đời nay ở đâu? Có phải Đức Chúa Trời đã làm cho sự khôn ngoan của thế gian ra dồ dại không? Vì, tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng dồ dại của chúng ta mà cứu rổi những người tin cậy. Vả, đương khi người Giu-đa đòi phép lạ, người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là dồ dại. Song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời, và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời … để chẳng ai khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời. Vả, ấy là nhờ Ngài mà anh em ở trong Đức Chúa Giê-su Christ, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình, sự nên thánh, và sự cứu chuộc cho chúng ta; hầu cho, như có lời chép rằng: Ai khoe mình, hãy khoe mình trong Chúa”
(1 Cô-rinh-tô 1:18-24; 29
-31).Đó là trọng điểm của sự giảng dạy chúng ta!
“Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Giê-su Christ, và Đức Chúa Giê-su Christ bị đóng đinh trên cây thập tự” (1 Cô-rinh-tô 2:2).
“Nhưng nếu bạn làm điều đó, bạn sẽ có ít Cơ-đốc Nhân,” một số mục sư thời nay nói! Chuyện vô lý! Tôi sẽ sắp đặt cho tín hữu của chúng tôi đối diện với tín hửu họ để so sánh bất cứ lúc nào! Tất cả tín hữu của chúng tôi đến nhóm vào sáng Chúa Nhật và tối Chúa Nhật. Chúng tôi có ba buổi cầu nguyện chính trong tuần. Mọi người tham dự ít nhất một lần trong tuần, và có nhiều người tham dự hơn một lần. Tất cả tín hữu của chúng tôi đi ra chứng đạo để chiến thắng linh hồn. Tất cả mọi người dâng hiến. Mọi người hăng hái sống trong đời sống Cơ-đốc. Vì vậy mà tôi nói giống như nhà vĩ đại Spugeon, “Có phải Đấng Christ chịu đóng đinh trên thập tự giá là điều để tiếp tục sống và tiếp tục chết sao? … Khi con người chán nản, thất vọng thì họ nhìn ở đâu? Nếu người ấy là Cơ-đốc nhân, thì chạy trốn ở đâu? Còn ở đâu nữa, đương nhiên là với Chúa Giê-su bị đóng đinh?” (C.H. Spurgeon. “Người của Một Chủ Đề ‘The Man of One Subject’” The Metropolitan Tabernacle Pulpit, Nhà Xuất Bản Pilgrim, tái bản 1971, quyển XXI, trang 647).
Spurgeon quản nhiệm một Hội Thánh Báp-tít lớn nhất trên thế giới trong thời của ông. Và gần như hầu hết các bài giảng của ông đều là truyền bá phúc âm – và trong mỗi bài giảng của ông đều kêu gọi tội nhân tin nhận Chúa Giê-su để được cứu. Những bài giảng của ông luôn luôn đặt Chúa Giê-su là trọng tâm! Những bài giảng của ông luôn luôn nhấn mạnh đến thông điệp của Thập Tự Giá! Tôi ước mong rằng Đức Chúa Trời sẽ dấy lên có nhiều Hội Thánh giống như vậy trong ngày nay! Hỡi các mục sư, nếu quý vị muốn biết phải làm thế nào để giảng về Chúa Giê-su Christ trong mỗi Chúa Nhật, hãy đọc Spurgeon! Tiến Sĩ W.A. Criswell, là một mục sư nổi tiếng ở Dallas, Texas, đã nói,
Không có ân phước tâm linh hoặc thuyết pháp lớn lao nào cho thế hệ hiện nay hơn là sự tái xuất bản của [những bài giảng của Spurgeon]. Spurgeon là một trong những mục sư đầy ơn trong mọi thời đại, và thông điệp của ông thích hợp đến mọi thế hệ (W. A. Criswell, Ph.D., bìa ngoài của báo The Metropolitan Tabernacle Pulpit, Nhà Xuất Bản Pilgrim, quyển VII, tái bản 1986).
Điều gì làm cho những bài giảng của Spurgeon “thích hợp với mọi thế hệ”? Là sự tiếp tục nhấn mạnh về đức tin trong Chúa Giê-su Christ – và sự đóng đinh Ngài!
Sự cứu rỗi bởi đức tin trong Chúa Giê-su phải được nhấn mạnh, và tiếp tục được nhắc tới nhắc lui ở trên toà giảng. Chỉ có như vậy mới có một hội thánh khoẻ mạnh. Cơ-đốc Nhân cần phải được nghe Phúc Âm thường xuyên còn không thì họ sẽ nãn lòng và sa ngã. Không có gì nâng tấm lòng lên và rung động linh hồn của Cơ-đốc Nhân bằng nghe một bài giảng về “Chúa Giê-su Christ, và Ngài bị đóng đinh”! Và những người lạc mất cần phải nghe Phúc Âm được giảng, thường thường là nhiều lần, trước khi họ thật sự được cứu. Tôi đã từng nói chuyện với hàng trăm người rao giảng và Báp-tít trong năm mươi lăm năm trong chức vụ. Tôi thường lấy làm ngạc nhiên bởi sự không biết về làm thế nào để được cứu. Phần lớn tín hửu trong hội thánh không có khái niệm làm sao để được cứu, và những người mà có thì thường là những khái niệm sai lầm đã được đưa vào.
Một trong những lý do cho sự việc nầy là mù lòa tâm linh về sự hư mất. Kinh Thánh chép,
“Vả, người có tánh xác thịt [chưa được cứu] không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng” (1 Cô-rinh-tô 2:14).
Một lý do khác cho sự mơ hồ nầy là bởi vì những mục sư không có chú tâm vào sự cứu rỗi. Họ không chuyên về soteriology (học thuyết về sự cứu rỗi). Họ đãi điều nầy quan trọng hơn những chủ đề khác bằng sự khinh bỉ và cẩu thả. Họ giao cho và giải thích Phúc Âm cho thầy cô Trường Chúa Nhật thiếu kinh nghiệm và chưa được huấn luyện, trong khi đó họ tự phong mình là thầy của những người được “cứu” – cho dù đa số người mà họ cho rằng đã được cứu trên thật tế thì những người đó đang lạc mất! Tôi biết rằng tất cả mục sư chúng ta cần phải nhấn mạnh Phúc Âm nhiều hơn nữa!
Cứu rỗi bởi đức tin trong Đấng Christ là mão châu báo của sự giảng dạy, là điểm quan trọng nhất của mục vụ chúng ta. Đức tin trong Đấng Christ là quan trọng hơn hết. Là một chủ đề rất đơn giãn, tuy nhiên cũng khá phức tạp. Tôi hy vọng điều nầy sẽ giúp ít mọi người để nghe bài giảng với chủ đề về đức tin cứu rỗi trong Chúa Giê-su. Và điều nầy đem chúng ta đến đoạn văn,
“Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-su Christ” (2 Ti-mô-thê 3:15).
Ở đây Sứ-đồ Phao-lô nói với một người tên là Ti-mô-thê, và cũng với chúng ta, rằng Đức Chúa Trời có thể dùng Kinh Thánh để soi sáng cho chúng ta về sự cứu rỗi – và sự cứu rỗi đến với chúng ta khi chúng ta thể hiện đức tin trong Chúa Giê-su. Đối tượng của đức tin cứu rỗi là Chúa Giê-su Christ.
Chúng ta thường nói Giê-su, hay Giê-su Christ, nhưng ở đây Sứ-đồ đặt Đấng Christ trước – Đức Chúa Giê-su Christ – hay “Giê-su là Đấng Mê-si.” Đó là khái niệm. Tôi nghỉ rằng ông ta đặc danh “Đấng Christ” trước để nhấn mạnh địa vi cao mà Chúa Giê-su nắm, là Đấng Cứu Thế được xức dầu của những tội nhân. Và, cho nên, Sứ-đồ nói rằng chúng ta được cứu bởi “đức tin trong Chúa Giê-su Christ” – không phải đức tin vào Kinh Thánh, nhưng đức tin trong Chúa Giê-su Christ. Và mục đích của Kinh Thánh là để “khiến con khôn ngoan,” để soi sáng chúng ta, đặng được cứu “qua đức tin trong Chúa Giê-su Christ.”
Bởi “đức tin” ông có ý là tin cậy, và nương tựa vào. Chữ Hy-lạp dịch “đức tin” là hình thể “pistis,” có nghĩa là “nương tựa vào Đấng Christ” (Strong, số 4102). Như vậy, đối tượng của sự cứu rỗi tin cậy là “Chúa Giê-su Christ.” Theo “đối tượng” ý của tôi là mục tiêu, là cái mà bạn phải nhắm đến, là “điều” mà bạn phải tin cậy và nương tựa vào. Và rằng “điều” đó, mục tiêu đó, đối tượng đó là người – Chúa Giê-su Christ. Đức Chúa Giê-su Christ là một và duy nhất là đối tượng hay mục tiêu, hay người mà có thể cứu chúng ta – không phải chính Kinh Thánh, không Đức Thánh Linh, không phải do nơi cầu nguyện, mà là Chúa Giê-su – chỉ mình Chúa Giê-su! Điều đó trong suốt Kinh Thánh. Trong Ê-sai chúng ta nghe Đấng Christ phán,
“Hãy nhìn xem ta và được cứu” (Ê-sai 45:22).
Chữ “ta” trong câu nầy là hiện thân của Giê-su. “Hãy nhìn xem ta” – Chúa Giê-su là đối tượng mà bạn phải nhìn bằng đức tin. “Hãy nhìn xem ta và được cứu.” Không có sự cứu rỗi nào khác. Đức Chúa Giê-su là đối tượng duy nhất của cứu rỗi đức tin và tin cậy. “Hãy nhìn xem ta, và được cứu.” Lần nữa, hiện thân của Chúa Giê-su phán,
“Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng” (Giê-rê-mi 29:13).
“Ta.” “Ta.” “Ta.” “Tìm ta.” “Gặp ta.” “Tìm kiếm ta.” Bạn thấy đó, Chúa Giê-su là đối tượng cho sự cứu rỗi đức tin! Hay lấy phân đoạn quen thuộc trong Tân Ước,
“Hãy tin Đức Chúa Giê-su, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rổi” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 16:31).
Lần nữa, Đức Chúa Giê-su Christ là Đấng duy nhất để tin. Đấng Christ là đối tượng cho cứu rỗi đức tin. Lần nữa Chúa Giê-su phán,
“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghĩ” (Ma-thi-ơ 11:28).
Chúa Giê-su nói với bạn hãy có đức tin nơi Ngài, “Hãy đến cùng ta.” Ngài là đối tượng của sự cứu rỗi bởi đức tin. Một điều nữa!
“Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu” (Giăng 3:18).
Tất cả đều ở trong Kinh Thánh – cũng như ở trong đoạn văn của chúng ta, “…được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-su Christ.” Đối tượng, và đối tượng duy nhất đó, mà có thể cứu bạn chính là Chúa Giê-su. Và bạn chỉ có thể được cứu bởi đức tin, bằng sự tin cậy, vào đối tượng của sự cứu rỗi bởi đức tin, chính là Đức Chúa Giê-su Christ.
Bây giờ tại sao bạn cần có Chúa Giê-su? Là tại vì Ngài chịu chết trên Thập Tự Giá để chuộc tội lỗi cho bạn – và tại vì Ngài sống lại trong thân thể từ kẻ chết để cho bạn có sự sống đời đời! Tội lỗi của bạn phải được tha thì bạn mới được vào nước Thiên Đàng. Bạn phải có sự sống đời đời từ Đức Chúa Giê-su Christ nếu không bạn sẽ chết trong lữa ngục đời đời! Đối tượng của đức tin của bạn phải là trong Đức Chúa Giê-su Christ, chính mình Ngài!
Đây là chổ mà tất cả những tà giáo và những tôn giáo lạc vấp ngã. Lấy Cơ-đốc Phục Lâm (Seventh Day Adventists) làm thí dụ. Thông điệp “lớn” của họ là gì? Là bạn phải giữ (Thứ Bảy) là Ngày Sa-bát không phải Ngày của Chúa (Chúa Nhật). Có một người Cơ-đốc Phục Lâm đến đây vài lần cách đây không lâu lắm. Kai viết cho một lá thư và trong thư nói rằng, “Anh ta nói rằng anh tin tất cả điều chép ở trong Kinh Thánh.” Kai cho rằng đó là quá tốt, nhưng tôi biết rỏ hơn. Tôi nói cho anh bạn trẻ là hoan nghinh anh ta đến với hội thánh chúng ta, nhưng anh không thể nói với cho người khác nghe về Ngày Sa-bát. Vài ngày sau anh ta nói với Bác Sĩ Chan rằng anh không thể tiếp tục đến nữa, bởi vì anh phải nói về Ngày Sa-bát! Điều đó cho bạn thấy cái gì? Điều đó cho bạn thấy rằng Ngày Sa-bát là đối tượng chính của đức tin của anh ta. Tôi không phản đối anh thờ phượng trong Ngày Sa-bát, nhưng ngày đó không nên là đối tượng trọng tâm của đức tin. Chỉ nên để Chúa Giê-su chiếm vị trí đó. Chúa Giê-su phán, “…chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14:6). Đức Chúa Giê-su Christ không chịu chia sẻ địa vị là đối tượng của đức tin cứu rỗi. Chỉ duy nhất là đức tin trong Chúa Giê-su mà thôi!
Chỉ duy Giê-su, cho tôi thấy, chỉ duy Giê-su, ngoài Ngài thôi,
Thì bài ca của tôi chỉ là – Giê-su! Chỉ duy Giê-su!
(“Chỉ Duy Giê-su, Cho Tôi Thấy ‘Jesus Only, Let Me See’” bởi Tiến Sĩ
Oswald J. Smith, 1889-1986).
Và bạn cũng thấy như vậy với Chứng Nhân Giê-hô-va (Jehovah’s Witnesses). Đối tượng trọng tâm của đức tin họ là danh Giê-hô-va, không phải Chúa Giê-su (mặc dù họ dùng tên của Ngài). Đối tượng trọng tâm của Mặc Môn (Mormons) là Sách Mặc Môn, không phải Chúa Giê-su (mặc dù họ dùng tên của Ngài). Họ có tin cậy Chúa Giê-su nếu như không có Sách Mặc Môn không? Không! Họ sẽ không! Họ phải có Sách Mặc Môn. Điều nầy cho thấy rằng Sách Mặc Môn, không phải là Chúa Giê-su, là đối tượng trọng tâm của sự tin cậy của họ và đức tin của họ! Chúa Giê-su, và chỉ duy Chúa Giê-su, phải là đối tượng đức tin của chúng ta. Chính vì vậy mà Sứ-đồ Phi-e-rơ nói,
“Chẳng có sự cứu rổi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 4:12).
Đức Chúa Giê-su phải là đối tượng, và là đối tượng duy nhất, của đức tin chúng ta. Chỉ có con đường đó để được cứu. Như đoạn văn chép, “…được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê-su Christ” (2 Ti-mô-thê 3:15).
Bây giờ, còn bạn thì sao? Bạn đang thử để tin vào cái gì? Bạn đang đặc sự tin cậy vào cái gi? Bạn nói, “Tôi sẽ tin nếu tôi cảm thấy như thế nầy thế kia. Tôi sẽ tin nếu tôi có thể chứng minh qua cảm giác đặc biệt ở trong tôi.” À, bạn sẽ không bao giờ được cứu như vậy! Đối tượng của đức tin của bạn lả cảm giác – không phải là chính Chúa Giê-su! Bạn có thể chờ đợi cho một cảm giác cho suốt cuộc đời của bạn – và bạn không chừng cũng có cảm giác đó (từ Sa-tan hay bản chất tội lỗi A-dam) – nhưng nếu bạn yên lòng trong cái cảm giác đó bạn sẽ đi vào Địa Ngục! Chỉ có Chúa Giê-su cứu được bạn! Chúa Giê-su phải là đối tượng của đức tin của bạn, không phải là cảm giác! Bạn phải tin cậy vào chính Chúa Giê-su và chỉ mình Ngài!
Chỉ duy Giê-su, cho tôi thấy, chỉ duy Giê-su, ngoài Ngài thôi,
Thì bài ca của tôi sẽ là – Giê-su! Chỉ duy Giê-su!
Một người khác nói, “Vâng, tôi tin. Tôi tin rằng Chúa Giê-su chết cho tôi.” Ôi, ôi! Chữ “rằng” là đối tượng cho đức tin của bạn – không phải là chính Chúa Giê-su! Bạn nói, “Tôi tin điều đó!” Nhưng “điều đó” không bao giờ cứu ai hết! “Điều đó” là một học thuyết khô khan và chết. “Điều đó” là đức tin theo Sandeman (Sandemanianism)! Tôi thắc mắc rằng có thể có ma quỷ tên là “điều đó.” Bạn nói, “Tôi tin điều Chúa Giê-su chết cho tôi.” Tôi nói, “Ngưng, đừng tin điều đó! Hãy tin vào chính Chúa Giê-su Christ! Ngưng, đừng tin cậy vào học thuyết, hay ma quỷ tên ‘điều đó.’”
“Hãy tin Đức Chúa Giê-su, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rổi” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 16:31).
Tôi phải trở lại và nói nữa, rằng những tà giáo không bao giờ chú ý vào Đấng Christ, và những gì Ngài đã chịu trên Thập Tự Giá! Những người theo dị giáo không bao giờ chú ý riêng biệt vào chính Đức Chúa Giê-su Christ, và Ngài làm điều gì để đền tội cho tội lỗi của bạn trên Cây Thập Tự Giá. Không có tôn giáo lạc nào làm như vậy. Họ chỉ chú ý vào cảm giác trong những tôn giáo bên phương Đông. Họ chú ý vào học thuyết sơ sài trong tà giáo bên phương Tây. Họ không bao giờ tin cậy hoàn toàn vào Đức Chúa Giê-su Christ và sự khổ nạn của Ngài vì tội lỗi của chúng ta.
Ôi, hãy đi khỏi những người theo dị giáo! Tin và tin cậy vào chỉ mình Đức Chúa Giê-su Christ và sự đóng đinh của Ngài. Hãy bỏ đi những cảm giác và những học thuyết ngoại vi. “…được cứu [bởi] đức tin trong Đức Chúa Giê-su Christ” (2 Ti-mô-thê 3:15).
Chỉ duy Giê-su, cho tôi thấy, chỉ duy Giê-su, ngoài Ngài thôi,
Thì bài ca của tôi sẽ là – Giê-su! Chỉ duy Giê-su!
Đừng tìm kiếm cảm giác nữa! Hãy nhìn xem Đức Chúa Giê-su Christ và sự đóng đinh của Ngài! Hãy nhìn xem Ngài trên Thiên Đàng ngồi bên hửu của Đức Chúa Cha! Bỏ đi những cảm giác và những cảm động! Hãy nhìn đến Đấng Christ và sự đóng đinh Ngài! Đừng tin “điều” Ngài có thể cứu bạn! “Điều đó” không bao giờ cứu ai. Hãy bỏ “điều đó” đi đi. “Hãy tin Đức Chúa Giê-su Christ, và ngươi sẽ được cứu.” Ngài ở đó chờ đợi bạn. Nhìn xem Ngài. Đến với Ngài. Tin cậy Ngài! Tin vào Ngài!
Kìa, tiếng Chúa kêu dịu dàng,
Gọi tôi mau đến theo Ngài;
Dòng huyết Gô-gô-tha rửa tôi sạch,
Lòng nay thật trắng trong hoài.
Chúa ôi, tôi lại ngay! Nay tôi xin lại đây!
Xin huyết lưu nơi Gô-gô-tha
Làm tôi sạch trắng hơn ngà.
Dẫu tôi yếu thân gầy hình,
Ngài cho mạnh sức phi thường;
Ngài xóa hết bao nhân vết tội tình,
Lòng nay sạch sẽ lạ dường.
Chúa ôi, tôi lại ngay! Nay tôi xin lại đây!
Xin huyết lưu nơi Gô-gô-tha
Làm tôi sạch trắng hơn ngà.
(“Chúa Ôi Tôi Lại Ngay! ‘I Am Coming, Lord’”
bởi Lewis Hartsough, 1828-1919).
Nếu bạn sẳn lòng tin cậy chính Chúa Giê-su, xin rời hàng nghế ngay bây giờ và đi đến phía sau hậu trường. Tiến Sĩ Cagan sẽ hướng dẩn bạn đến phòng tư vấn. Hãy đi ngay bây giờ. Bác Sĩ Chan, xin cầu thay cho những ai chịu tin cậy chính Đấng Christ. A-men.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net –
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.
Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Giăng 3:16-18.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chúa Ôi Tôi Lại Ngay” (bởi Lewis Hartsough, 1828-1919).
|