Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




CÁI “KẸP PHÚC ÂM”

THE GOSPEL VISE
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 14 tháng 7 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, July 14, 2013

“Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống” (Giăng 5:40).


Đây là những gì mà Chúa Giê-su đã nói cho những người Do-Thái không tin trong thời bấy giờ. Họ có tôn giáo, nhưng họ không có Chúa Giê-su. Ngài cho họ nhiều bằng chứng, chứng thực rằng Ngài là Đấng Mê-si mà Đức Chúa Trời đã sai đến. Dù thế nào đi nữa họ cũng từ chối Ngài.

Nếu bạn đọc chương năm của sách Giăng tại nhà, bạn sẽ thấy Chúa Giê-su Christ đã nhắc nhở cho họ thấy rằng Ngài đã được Giăng Báp-tít làm chứng. Và hầu hết những người thường đều tin rằng Giăng là một đấng tiên tri. Giăng đã làm chứng về Chúa Giê-su Christ khi ông nói, “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lổi thế gian đi” (Giăng 1:29). Và rồi nhóm nầy của những người không tin từ chối lời chứng của Giăng.

Sau đó, Chúa Giê-su nói rằng những phép lạ Ngài làm và những công việc khác của Ngài đã chứng thực rằng Ngài là Đấng Mê-si. Ngài nói, “Vì các việc Cha đã giao cho ta làm trọn, tức là các việc ta làm đó, làm chứng cho ta rằng Cha đã sai ta” (Giăng 5:36). Những dấu kỳ phép lạ của Chúa Giê-su Christ, và những công việc kỳ diệu mà Ngài đã thực hiện, rỏ ràng cho thấy Ngài là Đấng Mê-si.

Hơn thế nữa, Chúa Giê-su nói, “Chính Cha, là Đấng đã sai ta, cũng làm chứng về ta” (Giăng 5:37). Mặc dù những người mà Ngài nói đến chưa nghe lời của Đức Chúa Trời, nhưng một số khác họ đã biết có nghe lời Đức Chúa Trời phán, “Nầy là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng” (Lu-ca 3:22). Việc nầy phải đã được đồn đãi ra cho mọi người mà Ngài nói đến, và mọi người trong thời đó biết rằng chính tiếng của Đức Chúa Trời đã tuyên bố Chúa Giê-su là Con của Ngài.

Rồi Chúa Giê-su nhắc họ rằng có lời chứng thứ tư chứng thực cho họ thấy rằng Chúa Giê-su là Đấng Christ, là Đấng Mê-si của họ, đã đến để cứu vớt họ. Sự chứng thứ tư đó chính là Kinh Thánh, Kinh Thánh Cựu Ứớc, là sách mà họ mãi mê nghiên cứu từng giờ, là sách mà họ phần lớn là đã nằm lòng. Chúa Giê-su nói với họ rằng, “Các ngươi dò xem Kinh Thánh…ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống” (Giăng 5:39, 40).

Xin vui lòng hiểu cho rằng đây không phải là một sự chống lại cái ngôn ngữ Xê-mít của bản văn. Là chủ nghĩa Thiên Mệnh, chúng tôi tin rằng Đức Chúa Trời vẩn còn giao ước trên đất nầy với dân Y-sơ-ra-ên. Vì thế, chúng tôi không công nhận sự chống lại chủ nghĩa Xê-mít. Chúng tôi ủng hộ quốc gia Y-sơ-ra-ên. Chúng tôi ủng hộ người dân Do-Thái. Họ “lạc mất” không hơn kém gì những dân tộc Ngoại Ban, là những ai từ chối đến với Đấng Cứu Chuộc. Nhưng chúng tôi “không hổ thẹn về Tin Lành đâu; vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc” (Rô-ma 1:16). Chúa Giê-su đến để cứu vớt những ai tin nhận Ngài, cho dù đó là người Do-Thái hay dân ngoại. Nhưng cho dù họ không tin Ngài, chúng tôi sẽ đứng chung với người Y-sơ-ra-ên và dân tộc Do-Thái, chống lại tội ác của chủ nghĩa chống lại Xê-mít.

Bây giờ chúng ta hãy để những người Do-Thái không tin mà Chúa Giê-su đã nói đến trong thời đó qua một bên. Thay vào đó chúng ta sẽ nói đến những người có mặt trong buổi tối hôm nay tại đây là những dân Ngoại chưa tin. Quý vị có mặt trong buổi tối nay, tại đây đều có một chứng cớ giống như vậy rằng Chúa Giê-su là Đấng Christ, là Đấng Cứu Chuộc được sai đến từ Đức Chúa Trời. Bạn được sự chứng thực của Giăng Báp-tít. Bạn chứng thực được những phép lạ của Chúa Giê-su Christ. Và bạn được chứng thực từ lời phán của Đức Chúa Trời trên Thiên Đàng. Và bạn nhận được lời chứng qua Kinh Thánh. Tất cả những lời chứng nầy nói rằng Giê-su ở Na-xa-rét quả là Đấng đã được hứa ban, chỉ có một, là Đấng duy nhất cứu chuộc tội nhân.

Việc tồi tệ nhất của những người Do-Thái mà Chúa Giê-su nói đến trong thời đó là họ có đầy đủ sự chứng thực đó, nhưng vẩn từ chối đến với Chúa Giê-su để được sự sống đời đời! Và vì vậy, Ngài đã nói với họ,

“Các ngươi dò xem Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời; ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống” (Giăng 5:39, 40).

Bạn có thể có một vài lý do để bào chữa nếu bạn đang sống trong một đất nước vô thần, như Liên Bang Xô-Viết trước kia. Nhưng tôi đọc được bài tường thuật nầy từ Mục Sư Richard Wurmbrand, là một người Do-Thái đã tin nhận Chúa Giê-su. Wurmbrand là một mục sư của giáo hội Lutheran, là người đã bị tù mười bốn năm tại nước Cộng Sản Romanian (Rô-ma-ni) vì việc rao giảng Phúc Âm. Mục Sư Wurmbrand nói về một người hoạ sĩ trẻ mà ông đã gặp tại Siberia trước khi ông bị ở tù. Wurmbrand nóí tiếng Nga lưu lót cũng như tiếng Rô-ma-ni. Trong lúc họ nói, người thanh niên Nga-sô nói với ông,

      “Tôi chỉ biết những gì mà họ đã dạy chúng tôi trong trường học, tôn giáo đó là một dụng cụ của chủ nghĩa đế quốc, và những điều khác. Nhưng tôi đã từng thả bộ trong một nghĩa trang củ kỷ, gần nhà tôi, nơi mà tôi chỉ có thể ở một mình. Tôi thường đi đến một ngôi nhà hoang nhỏ giữa những ngôi mộ” (Wurmbrand nói, ‘Tôi biết rằng đây là đền thờ Chính Thống Giáo của người Nga trong nghĩa trang.’ Người thanh niên trẻ tiếp tục nói).
     “Trên vách tường có vẽ hình của một người đàn ông bị đóng đinh trên cây thập tự. Tôi nghĩ, ‘Người nầy chắc là một tội phạm ghê gớm lắm nên mới bị hình phạt như vậy.’ Nhưng nếu người nầy là một tội phạm, thì tại sao hình nầy lại được đặt trong một chổ danh dự – xem ông như là Marx hay Lenin? Tôi quả quyết rằng đầu tiên họ nghĩ rằng người nầy là tội phạm, và sau đó họ nhận thấy rằng người nầy vô tội, và vì vậy mà họ đặt bức hình của người nầy trong chổ thương tiếc [buồn rầu và thương tiếc]”.
     [Wurmbrand nói] tôi nói với người hoạ sĩ, ‘Anh đã nữa đường tiến đến sự thật.’ Khi chúng tôi đi đến nơi vài giờ sau đó, anh đã biết tất cả những gì mà tôi có thể nói với anh về Chúa Giê-su. Khi chia tay anh nói, ‘Tôi dự định trộm một món đồ tối nay, như tất cả chúng ta điều làm. Bây giờ làm sao tôi có thể làm đây? Tôi tin nhận Chúa Giê-su Christ.’ (Richard Wurmbrand, Th. D., In God’s Underground, Living Sacrifire Books, ấn bản 2004, trang 25, 26).

Chúng ta nghe sự đáp ứng giống như vậy cứ xảy ra lần nầy qua lần khác giữa những bạn trẻ người Nga ngay sau khi Liên Bang Xô-Viết thất bại. Thật là lạ lùng, chúng ta cũng thấy sự đáp ứng đó ngày càng gia tăng của các bạn trẻ tại I-răn. Một con số lớn nhất được biến đổi đến với Chúa Giê-su Christ trong 600 năm qua bây giờ đang xảy ra tại I-răn, và trong các nước Ả-rập. Và dỉ nhiên chúng ta biết rằng có hàng ức triệu người thanh niên trẻ tại Trung Hoa, tại Ấn Độ, và Phi Châu, đã hết lòng dọn mình đến cùng Chúa Giê-su ngay bây giờ, trong thời của chúng ta. Và những người mới được thay đổi nầy nói, cùng người hoạ sĩ trẻ người Nga, “Bây giờ, làm thế nào mà tôi có thể phạm những tội lổi đó được? Tôi tin nhận Chúa Giê-su Christ.”

Chúng ta có thấy được sự đáp ứng như vậy trong nước Mỹ không? Không, chúng ta không có. Có một thời gian chúng ta đã trãi qua điều đó, nhưng bây giờ tất cả đã trôi qua. “Phong Trào Chúa Giê-su” (Jesus Movement) bắt đầu từ giữa thập niên sáu mươi. Một buổi tối nọ Ông Griffith cho tôi biết phong trào đó đã chấm dứt lúc nào. Ông nói nó chấm dứt bởi phong trào Phẩm Hạnh Tuổi Tráng Niên (Moral Majority), khi Jerry Falwell xúi giục đến sự sợ hãi của những người tráng niên Mỹ Trắng làm chúng chống đối lại với những người trẻ mà họ có thể thắng bởi sứ điệp của Phúc Âm. Ông Griffith nói rằng Jerry Falwell đã dập tắt Phong Trào Chúa Giê-su (Jesus Movement). Đó có thể là một câu nói hơi phóng đại, nhưng tôi nghĩ ông có ý gì đó. Jack Hyles cũng không giúp đỡ được gì. Ông giảng chống đối mạnh mẽ những ai đeo gọng kính bằng cọng kim loại (bởi vì John Lennon đã mang nó) trong khi đó chính con trai của ông đi chọc ghẹo, phá phách những cô con gái trong Hội Thánh của ông, Hyles, Falwell, và những mục sư giống như vậy đã đẩy những người trẻ xa rời Hội Thánh của chúng ta. Họ cảm thấy rằng họ cần phải bảo vệ những đứa trẻ trong Hội Thánh của họ bằng cách giảng dạy chống lại những đứa trẻ trong thế gian. Nhưng điều đó không đúng với Kinh Thánh dạy. Nó cũng không phải là những gì Hội Thánh đầu tiên đã làm, hay bất cứ của một người truyền giảng phúc âm nào trong giai đoạn Hội Thánh được phục hưng. Kết quả cho thấy không những họ không đem đến được những đứa trẻ trong thế gian mà 88% những đứa trẻ trong chính Hội Thánh của họ đã rời khỏi Hội Thánh và “không bao giờ trở lại” dựa theo thống kê của George Barna.

Bây giờ họ muốn gây dựng lại những người trẻ đó, nhưng đã quá muộn. Bây giờ Đức Chúa Trời “đã lìa khỏi chúng nó” (Ô-sê 5:6). Bạn chỉ có kinh nghiệm sự di chuyển Đức Chúa Trời giống như “Phong Trào Chúa Giê-su (Jesus Movement)” một lần trong một thế hệ, nếu có. Bây giờ “tiến bộ hơn” Giáo Hội Báp-Tít cố gắng để kéo thế hệ trẻ với những tia sáng lóe lên, âm nhạc kỳ hoặc và những cô gái “Cơ-đốc” nhẩy nhót! Quá trể! Không còn cách “hữu hiệu” nào! Bây giờ Đức Chúa Trời phán rằng,

“Ta sẽ đi, sẽ vào nơi ta, cho đến chừng nào chúng nó nhìn biết mình phạm tội và tìm kiếm mặt ta…” (Ô-sê 5:15).

Cá nhân tôi, tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ có được một sự vận hành khác của Đức Chúa Trời trên những người bạn trẻ của chúng ta cho đến sau khi nước Mỹ gặp sự thất bại. Ồ,vâng, nước Mỹ sẽ thất bại, bạn biết mà! Tôi không nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ làm một cuộc phục hưng khác giữa những bạn trẻ của chúng ta cho đến sau khi bị thất bại. Tôi có thể sai, nhưng tôi không nghĩ là như vậy. Chỉ khi thế, chúng ta sẽ nhận thức sự tổn hại mà những người như Jack Hyles và Jerry Falwell đã làm cho các bạn trẻ của nước Mỹ trong thập niên 70s và 80s. Đừng hiểu lầm rằng tôi hoàn toàn chống đối lại với Tiến sĩ Falwell, nhưng ông đã nói ra một vài việc không được thông minh cho lắm vào thời đó.

Đó là những gì đã xảy ra trong thời của Chúa Giê-su Christ. Nhiều người trẻ Do Thái đã đến với Chúa Giê-su và được cứu. Nhưng những nhà lãnh đạo tôn giáo tấn công phong trào đó vì sợ rằng quốc gia của họ sẽ bị tiêu diệt (Giăng 11:48). Một khi họ từ chối Chúa Giê-su Christ, họ sẽ lạc mất tất cả – cũng giống như ngày nay người Mỹ lạc mất quốc gia của họ!

Cho nên, nếu bạn là một người trẻ đang sống tại Bắc Mỹ, hay bất cứ quốc gia nào ở Phương Tây, chắc hẳn rằng bạn chưa được cứu. Không chắc rằng bạn sẽ đến với Chúa Giê-su như người hoạ sĩ trẻ người Nga đã làm. Nhìn chung, quyền năng của Đức Chúa Trời bây giờ không còn hành động trên nước Mỹ và các quốc gia Tây Phương nữa. Ngài đã “lìa khỏi chúng nó” (Ô-sê 5:6). Và Chúa Giê-su nói với bạn tối nay,

“Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống” (Giăng 5:40).

Bạn có biết rằng bạn không thể đến với Chúa Giê-su nếu Đức Chúa Trời không kéo bạn không? Chúa Giê-su nói rỏ ràng về điều đó,

“Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta …” (Giăng 6:44).

Và Đức Chúa Trời đang kéo rất ít người bạn trẻ đến với Chúa Giê-su trong thời điểm nầy tại Mỹ và Phương Tây. Phải có một phép lạ xẩy ra cho bạn để đến với Chúa Giê-su. Vâng, phải có một phép lạ xẩy ra cho bạn để được cứu trong thời đại gian ác nầy.

Phải có nguyền năng phép lạ sao trời mới vào chổ nó,
   Phải có phép lạ để treo địa cầu trong không trung;
Khi Ngài cứu hồn tôi, tẩy sạch và làm tôi nguyên vẹn,
   Do nơi phép lạ của yêu thương và ân điển!
(“Do Nơi Phép Lạ ‘It Took a Miracle’” bởi John W. Peterson, 1921-2006).

Tôi thấy một số bạn ngần ngại lưởng lự trong phòng tư vấn. Bạn lê chân vào và lê chân ra – giống như xác chết không hồn (zombies) – giống như xác chết đang đi (walking dead) (Ê-phê-sô 2:1, 5). Nhưng rồi bạn không có tiến triển gì hết cả để đến với Chúa Giê-su – không có chút nào! Không có chút nào! Tại sao như vậy? Chúa Giê-su phán,

“Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta …” (Giăng 6:44).

“Nhưng bây giờ Đức Chúa Trời “đã lìa khỏi chúng nó” (Ô-sê 5:6).

Dường như rất dễ dàng cho những người trẻ đến với Chúa Giê-su tại Trung Hoa! Hàng trăm người đến với Chúa mỗi ngày! Nhưng từ khi có nhiều học sinh Trung Hoa du học qua Mỹ thì nó không có xảy ra nữa. Tại sao? Bởi vì họ đã rời khỏi vùng mà Đức Chúa Trời ban phước cho tại trung Hoa, và họ định cư ở đây, là vùng đất mà Đức Chúa Trời “đã lìa khỏi.” Thật vậy, chúng ta thấy hàng ngàn người đến với Chúa Giê-su tuôn tràn những dòng lệ, và tìm kiếm sự cứu rổi một cách vui mừng – tại trung Hoa! Nhưng chỉ ở Trung Hoa! Chúng ta biết rằng không có sự vận hành của Đức Chúa Trời trên những du học sinh Trung Hoa khi họ đến đất nước Hoa Kỳ nầy.

Tiến sĩ Kenneth Connolly đã từng là người nghiên cứu những cuộc phục hưng lịch sử. Một việc mà Tiến sĩ Connolly chú ý đến là những cuộc phục hưng thì luôn luôn “có chọn lọc.” Ý của ông là họ chỉ đụng chạm đến một nhóm người nào đó. Và thật đúng như những gì chúng ta thấy đang xảy ra giữa những người trẻ Trung Hoa. Tại Trung Hoa, mỗi giờ – đêm và ngày – có hơn 700 bạn trẻ đến với Chúa Giê-su – đây là cơn phục hưng lớn nhất trong thời đại nầy. Nhưng khi những du học sinh Trung Hoa đến đây thì họ hiếm khi nhận được sự cứu rổi! Chúng ta chưa bao giờ thấy, ngay cả một sinh viên Trung Hoa đến đây và nhận được sự cứu rổi trong Hội Thánh của chúng ta – ngay cả một người cũng không có! Họ đã rời bỏ khỏi vùng đất phước hạnh của Đức Chúa Trời mà bước vào vùng đất của tâm linh khô cằn, chết mất tại nước Hoa Kỳ và Âu Châu. Và có rất ít người thiểu số nào sống tại Hoa Kỳ và các nước Phương Tây nhận được sự cứu rổi trong thời đại tội lổi gian ác nầy. Một trong những lý do sai lầm của học thuyết “sự phán quyết (decisionism).” Tiến sĩ Charles Hodge chỉ ra một lổi lầm lớn của “sự phán quyết (decisionism)” khi ông nói,

Không một học thuyết tiêu diệt-linh hồn nào mà sang chế cách tinh di hơn là học thuyết mà tội nhân có thể tự cái tạo, và ăn năn và tin nhận khi họ thấy vui. Những ai thật sự ôm chặt học thuyết đó sẽ không bao giờ áp dụng đến nguồn duy nhất do đâu những ơn phước trong thực tế có thể đạt được (Charles Hodge, Ph.D., Thần Học có Hệ Thống ‘Systematic Theology,’ Nhà Xuất Bản Hendrickson, bản in 1999, quyển II, trang 277).

Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào vấn đề. Bạn có thấy rằng sự tương phản giữa hai câu không?

“Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống” (Giăng 5:40).

“Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta” (Giăng 6:44).

Tôi sẽ không cố gắng để làm điều nầy dể dàng cho bạn. một sự tương phản! Trong thực tế bạn phải đến với Chúa Giê-su để được cứu – nhưng bạn không thể đến với Ngài được trừ phi Đức Chúa Trời kéo bạn đến. Điều đó đặc bạn ở đâu? Điều đó đặc bạn trong tình trạng lạc mất! Đó là ý nghĩa của sự lạc mất! Bạn phải đến với Chúa Giê-su để được cứu – nhưng bạn không thể đến với Ngài được ngoại trừ Đức Chúa Trời kéo bạn đến. Điều nầy bày ra sự tương phản thật sự! Nó chỉ cho bạn cái ý nghĩa của sự lạc mất! Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể được cứu bởi vì chính bạn đã học được một điều gì đó hoặc làm một việc gì đó, bạn sẽ không bao giờ được cứu. Như Tiến sĩ Hodge nói, “Những ai mà ôm chặc một học thuyết [rằng bạn có thể học một điều gì đó hay làm một việc gì đó để được cứu] sẽ không bao giờ áp dụng đến nguồn duy nhất được thì từ đâu những phước hạnh đó có thể nhận được.”

Bạn phải đến với Chúa Giê-su Christ – nhưng bạn không thể đến được với Chúa Giê-su Christ! Đó gọi là “cái kẹp của Phúc Âm.” Tôi hy vọng rằng bạn đừng nghĩ rằng bạn là người đầu tiên bị ép vào “cái kẹp của Phúc Âm.” John Bunyan (1628-1688) đã bị đặc vào điều đó trong 18 tháng. Young Spurgeon cũng gặp điều đó ít nhất 7 năm. Bạn đã bị đặc vào cái “kẹp” bởi Đức Chúa Trời. “Tôi không thể, nhưng tôi phải!” Đó là vị trí của bạn. Đức Chúa Trời đặt bạn trong cái kẹp đó có lý do.

Cái kẹp là một dụng cụ gắn liền vào ghế làm việc. Nó gồm có một cặp hàm thiết di chuyển cùng một lượt với đòn bẩy hay một con ốc. Nó được dùng để siết chặt giữa ha hàm sắt. Cái “kẹp Phúc Âm” được thấy khi Đức Chúa Trời siết bạn giữa “Tôi không thể, nhưng tôi phải!” Nếu áp lực trở nên không thể chịu nổi cho bạn, bạn có thể được cảm động để kêu lên, “Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?” (Rô-ma 7:24). Khi bạn cảm giác như vậy là bạn đã tỉnh thức, và điều đó thường thường không bao lâu thì bạn sẽ kêu lên cùng Chúa Giê-su, “Chúa, cứu con!” Đó là cách biến đổi kinh điển xảy ra. Đó là cách Augustine, Luther, Wesley, và Whitefield được biến đổi. Một việc bạn làm trước kia chỉ là sơ bộ tốt nhất, và lãng phí quanh quẩn là tệ nhất. Đức Chúa Trời đang xoay cái đòn bẩy trên cái kẹp. Ngài đang xoay con ốc và vặn chặt những hàm của cái kẹp. Bạn có cảm giác sự áp lực đó không? Bạn có cảm giác bị ép chưa?

Bạn phải đến với Chúa Giê-su để nhận sự sống. Nhưng bạn không thể đến với Ngài bằng sức lực riêng tư của bạn. Bạn phải – nhưng bạn không thể! Bạn bị lạc mất! Bạn phải kêu cầu cùng Chúa Giê-su! Chỉ có Ngài mới có thể cứu bạn! Chỉ có Ngài mới có thể tha thứ tội lổi cho bạn! Chỉ có Ngài mới có thể cho bạn sự sống đời đời. Chỉ có Ngài mới có thể cứu bạn từ sự cảm giác bị nghiền nát trong cái kẹp Phúc Âm! Kêu cầu cùng Chúa Giê-su! Nương mình trong sự vinh hiển Ngài! Ngài đã chịu chết trên Thập Tự Giá đền tội cho bạn. Ngài đã sống lại từ kẻ chết để ban cho bạn sự sống! Tôi nài xin bạn tối nay – đến với Chúa Giê-su và tin nhận ngay bây giờ! Ném bạn vào trong Con của Đức Chúa Trời! Lắng nghe Tiến sĩ Isaac Watts,

Con giun tội lỗi, yếu hèn, khốn cùng,
   Trong tay Christ tôi tựa vào;
Ngài là sức lực và công chính của tôi,
   Giê-su, là tất cả của tôi.
(“Tính Chất Thiên Nhiên Đáng Buồn! ‘How Sad Our State by Nature Is!’
bởi Dr. Isaac Watts, 1674-1748;
      theo điệu “Hãy Đổ Thần Ngài Trên Tôi ‘O Set Ye Open Unto Me’”).

Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi về sự cứu rổi trong Chúa Giê-su, xin vui lòng rời khỏi hàng ghế ngay bây giờ và đi về phía sau hậu trường. Tiến sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến phòng yên tịnh để chúng ta có thể nói chuyện và cầu nguyện. bác sĩ Chan, xin vui lòng đến đây cầu nguyện cho những ai được cứu tối nay. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Giăng 5:31-40.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Đến Với Ta ‘Come Unto Me’” (bởi Charles P. Jones, 1865-1949).