Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
CĂN NGUYÊN VỀ SỰ VINH HIỂN CỦA ĐẤNG CHRIST (BÀI GIẢNG SỐ 14 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI 53)
THE SOURCE OF CHRIST’S GLORY
(SERMON NUMBER 14 ON ISAIAH 53) (Vietnamese) bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles “Vậy nên ta sẽ chia phần cho người đồng với người lớn, người sẽ chia của bắt với những kẻ mạnh; vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lổi nhiều người và cầu thay cho những kẻ phạm tội” (Ê-sai 53:12). |
John Trapp là một nhà giảng đạo Thanh Giáo đã sống ở thế kỷ 17th (1601-1669). Có thể nói ông là một người “rất siêng năng và là một người giảng đạo xuất sắc. Danh tiếng [của ông] dựa trên Chú Giải của toàn bộ Kinh Thánh của ông, mà đã [cho chúng ta một thí dụ] của bài học Kinh Thánh Thanh Giáo rất tốt; sách có một cái đặc tính khôi hài kỳ lạ và một sự uyên thâm, sâu sắc” (Elgin S. Moyer, Ph.D., Ai là Ai Trong Lịch Sử Hội Thánh ‘Who Was Who in Church History’, Keats Xuất Bản, 1974, trang 410). Sự chú giải Kinh Thánh của Trapp được Spurgeon hết sức đề cao. Dựa trên Ê-sai chương 53, John Trapp nói,
Ở đây, mỗi chữ đều được cân nhắc kỷ lưởng, và chắc chắn rằng những sứ đồ và những người truyền giảng Phúc Âm trong sự diễn tả về mầu nhiệm của sự cứu rổi, hết sức chú ý đến toàn bộ chương nầy của Ê-sai …Và cần thiết rằng tiên tri, khi ông viết những sự việc nầy đã khoác lên mình một Thần Linh mạnh mẽ, bởi vì trong tài liệu nầy ông đã sắp đặt hai tình trạng rỏ ràng về Chúa Giê-su Christ trong sự bị làm nhục và sự tán dương, cái đó cho thấy rằng những người khác [những trước giã] của Cựu Ước mượn sự soi sáng từ [Tân Ước], chương nầy tỏ ánh sáng đến Tân Ước trong nhiều chổ (John Trapp, Chú Giải Sách Cựu Ước và Tân Ứơc ‘A Commentary on the Old and New Testaments’, Transki Xuất Bản, 1997, quyển III, trang 410).
Quả thật vậy, đoạn văn của chúng ta sáng hôm nay “làm thêm sáng tỏ” và có chiều sâu cho sự hiểu biết của chúng ta với những gì mà chúng ta đọc trong Tân Ước. Thay vì dùng Tân Ước để giải thích Ê-sai 53, nhưng ngược lại. Ê-sai 53 giúp để giải thích Tân Ước! Là một điều hết sức không bình thường.
Tiến Sĩ Jack Warren nói về đoạn văn của chúng ta như sau, “Câu chót nầy [của Ê-sai 53] đóng lại chương nầy trong cái điểm lý thú: nó tôn kính Đấng Cứu Chuộc đã đổ mạng sống của mình và bị kể vào h àng kẻ dữ” (Jack Warren, D.D., Sự Chuộc Lại trong Ê-sai 53 ‘Redemption in Isaiah 53’, Baptist Evangel Xuất Bản, 2004, trang 31).
“Vậy nên ta sẽ chia phần cho người đồng với người lớn, người sẽ chia của bắt với những kẻ mạnh; vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lổi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội” (Ê-sai 53:12).
Bây giờ, sáng hôm nay, Đấng Christ vui thỏa trong sự ban thưởng của Cha Ngài cho Ngài – “Vậy nên ta sẽ chia phần cho người đồng với người lớn.” Không có một ai trong Thiên Đàng thất vọng hay từ chối Đấng Christ. Toàn thể trên Thiên Đàng đều tôn thờ Ngài! Tất cả sự vinh hiển bao phủ chung quanh Ngài, trên ngôi của Ngài, tại bên hữu của Đức Chúa Cha. Đấng Christ đã làm xong điều gì để xứng đáng được danh dự và vinh hiển nầy? Tại sao Ngài có đủ tư cách để nhận “một phần đồng với người lớn, và …chia của bắt với những kẻ mạnh”? Câu trả lời nằm trong bốn điều mà Ngài đã làm.
I. Thứ nhất, Ngài đã đổ mạng sống mình cho đến chết.
“người đã đổ mạng sống mình cho đến chết …” (Ê-sai 53:12).
Đấng Christ đã làm điều đó trong sự cân nhắc thận trọng. Ngài làm điều đó với sự suy nghĩ và cẩn thận, không phải bằng một sự cảm xúc nhất thời. Thận trọng, Ngài đổ mạng sống mình ra, từng chút một, từng chút một, cho đến khi cuối cùng Ngài đổ hết ra tất cả, và Ngài thốt lên,
“Mọi việc đã được trọn: rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn” (Giăng 19:30).
Nên nhớ rằng Chúa Giê-su Christ làm điều nầy với lòng tự nguyện. Ngài phán,
“Chẳng có ai cất sự sống ta đi, nhưng tự ta phó cho
Đó là một điểm quan trọng. Chúng ta phải hiểu rằng Chúa Giê-su không phải chết bởi sự ngẫu nhiên. Ngài cân nhắc kỷ lưỡng để bước vào sự chết của Ngài; Ngài suy nghĩ cặn kẻ để dâng mạng sống của Ngài làm giá chuộc tội cho chúng ta. “Ngài đổ mạng sống mình cho đến chết” trên cây Thập Tự, không phải là bởi vì Ngài cần làm điều đó, nhưng vì cho lợi ích của bạn, và của tôi – ban sự cứu rổi cho mọi người nào đặt lòng tin nơi Ngài.
Hãy tin nhận Ngài, rồi, và đừng giữ lại. Dốc đổ linh hồn bạn ra, hoàn toàn tin cậy Ngài, như Ngài đã đổ linh hồn Ngài cho đến chết vì bạn. Hãy đến, và yên nghĩ trong Chúa Giê-su Christ, và rồi bạn sẽ thấy tại sao Ngài đội mão miện với sự danh dự và vinh hiển. Ngài có một vị trí danh dự bởi vì Ngài
“Vả, Đấng Christ cũng vì tội lổi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẩn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 3:18).
Sự chết của Ngài trên Thập Tự Giá, điều mà mang đến cho Ngài bao điều khổ nhục, bây giờ đã đem Ngài đến chổ danh dự và vinh hiển mà Ngài nhận “một phần đồng với người lớn,” và được chia “của bắt với những kẻ mạnh.” Vì thế, Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài “các ngoại bang làm cơ nghiệp của [Ngài]” (Thi-Thiên 2:8). Vì vậy, Đức Chúa Trời phán, “Ta sẽ ban cho Ngài sự chiến thắng, chiến lợi phẩm, và bổng lộc của những tâm linh ác độc …và nầy Ngài sẽ có được phần thưởng của sự chết ô nhục [nhục nhã] của Ngài” (Trapp, ibid.).
“Ngài đã truất bỏ các quyền cai trị cùng các thế lực, d ùng thập tự giá chiến thắng chúng nó” (Cô-lô-se 2:15).
“Quyền Năng của Sự Chết.” Xin chúng ta hát!
Âm binh gây dử sôi cuộn cuồng ba,
Đấng Christ chiến thắng phá tan quyền ma:
Vui lên dân thánh reo mừng ngợi ca. Ha-lê-lu-gia!
Ha-lê-lu-gia! Ha-lê-lu-gia! Ha-lê-lu-gia!
(“Ha-lê-lu-gia Đấng Sống ‘The Strife is O’er’”
dịch bởi Francis Pott, 1832-1909).
Ngài được ban cho vinh dự và vinh hiển bởi vì Ngài đã đổ linh hồn mình ra cho đến chết để cứu vớt tội nhân. Hãy đến, và tin nhận Ngài! Hãy đến, và tin cậy Ngài hoàn toàn! Hãy đến, và tin nhận Ngài ngay bây giờ!
II. Thứ hai, Ngài đã bị kể vào hàng tội nhân.
“Vậy nên ta sẽ chia phần cho người đồng với người lớn, người sẽ chia của bắt với những kẻ mạnh; vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết: đã bị kể vào hàng kẻ dữ …” (Ê-sai 53:12).
Chúa Giê-su Christ đặt Ngài vào giữa vòng tội nhân. Qua suốt chức vụ của Ngài trên đất, Ngài thường giao tiếp với những người tội lổi. Đó là một trong những lời chỉ trích của người Pha-ri-si. Trong sự chế giễu, họ gọi Ngài,
“bạn với người thâu thuế và kẻ có tội” (Lu-ca 7:34).
Và, trong sự chết của Ngài trên Thập Tự Giá, Ngài đã bị đóng đinh giữa hai tên trộm cướp.
“Ngài đã bị kể vào hàng kẻ dữ” (Ê-sai 53:12).
Đó là, Ngài bị “liệt kê vào” (Strong) với họ. “Điều đó không phải Ngài là kẻ dữ, nhưng bị đối xử như vậy khi Ngài bị đóng đinh với những tên trộm cướp” (Jamieson, Fausset và Brown, quyển 2, trang 733). Phúc âm Mác nói rằng,
“Cũng có hai đứa ăn cướp bị đóng đinh với Ngài; một đứa tại cây thập tự bên hữu Ngài, một đứa tại cây thập tự bên tả. Như vậy, được ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: Ngài đã bị kể vào hàng kẻ dữ” (Mác 15:27-28).
Tiến Sĩ Young nói, “Những người nầy không phải chỉ là tội nhân, mà là tội phạm” (Edward J. Young, Ph.D., Sách Tiên Tri Ê-sai, 1972, quyển 3, trang 359). Họ là “những kẻ dữ” trong tiếng Hy-lạp là chữ “anomos,” có nghĩa là một người phạm tội một cách trắng trợn, coi thường luật pháp (Vine). Vì thế, Chúa Giê-su Christ bị liệt kê vào hạng những người tội nhân xấu xa nhất! Bài hát dể thương nhất của Anna Waterman nói,
Vì Ngài đã cứu kẻ tồi bại nhất, Khi Ngài cứu người hư mất như tôi.
Và tôi biết, vâng, tôi biết, Huyết Giê-su tẩy tội đê hèn nhất nên trắng trong;
Và tôi biết, vâng, tôi biết, Huyết Giê-su tẩy tội đê hèn nhất nên trắng trong.
(“Vâng, Tôi Biết ‘Yes, I Know!’” bởi Anna W. Waterman, 1920).
Phúc Âm Lu-ca nói với chúng ta rằng một trong hai tên trộm cướp đó đã tin nhận Chúa Giê-su và được cứu (Lu-ca 23:39-43). Tiến Sĩ John R. Rice nói, “Một tên cướp được cứu đó là một tội nhân hèn hạ xấu xa không còn có hy vọng nữa …” (John R. Rice., D.D., Vua của Dân Do Thái ‘The King of the Jews’, Sword of the Lord, tái bản 1980, trang 475). Tiến Sĩ McGee nói,
Điều gì khác biệt giữa [hai tên trộm cướp]? Không có điều gì cả – cả hai đều là trộm cướp. Sự khác biệt nằm ở chổ một người đã tin nhận Chúa Giê-su Christ và một người thì không (J. Vernon McGee, Th.D., Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible’, Thomas Nelson, 1983, quyển IV, trang 354).
“Ngài đã bị kể vào hàng kẻ dữ.” Điều nầy cho thấy rằng Chúa Giê-su tự nguyện đặt chính Ngài vào trong chổ của những tội nhân xấu xa nhất. Những tội nhân có thể được cứu bởi vì Ngài đã bị liệt kê vào hạng người như họ. Nhưng bạn phải tin nhận Ngài mới được cứu.
Chúa Giê-su Christ bây giờ được vinh dự bởi vì Ngài đã hạ mình để đứng trong chổ của tội nhân, và gánh lấy tội lổi của họ trên Ngài, để họ có được sự cứu rổi. Vì vậy, Ngài được danh dự bởi vì Ngài “bị kể vào hàng kẻ dữ.” “Vâng, Tôi Biết!” Hát điệp khúc!
Và tôi biết, vâng, tôi biết, Huyết Chúa Giê-su tẩy tội đê hèn nhất nên trắng trong
Và tôi biết, vâng, tôi biết, Huyết Chúa Giê-su tẩy tội đê hèn nhất nên trắng trong.
(“Vâng, Tôi Biết!” bởi Anna W. Waterman, 1920).
III. Thứ ba, Ngài đã mang lấy tội lổi nhiều người.
Xin chúng ta cùng nhau đứng lên và đọc lớn đoạn văn, chấm dứt với những chữ, “tội lổi nhiều người.”
“Vậy nên, ta sẽ chia phần cho người đồng với người lớn, người sẽ chia của bắt với những kẻ mạnh; vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết: Đã bị kể vào hàng kẻ dữ; đã mang lấy tội lổi nhiều người …” (Ê-sai 53:12).
Quý vị có thể ngồi xuống.
“Ngài đã mang lấy tội lổi nhiều người.” Như Sứ Đồ Phi-e-rơ đã viết,
“Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gổ” (1 Phi-e-rơ 2:23).
Đây là sự cứu chuộc bởi sự thay thế. Chúa Giê-su Christ gánh lấy tội lổi của bạn “trong thân thể Ngài” trên cây Thập Tự. Ngài trả thay tội lổi cho bạn bởi chính Ngài chịu chết thế trong chổ của bạn. Không có sự chết thế của Chúa Giê-su thì không có Phúc Âm. Sự chết thế của Ngài cho tội nhân là trọng tâm, là bản chất thực tế của Phúc Âm. Spurgeon nói,
Bây giờ, ba điểm nầy – đó là Ngài đổ linh hồn mình ra cho đến chết, và mang lấy tội lổi của tội nhân; rằng Ngài bị kể vào hàng kẻ dữ, và đứng chung bên cạnh với tội nhân; và tiếp theo, Ngài thật sự mang lấy tội lổi của họ…mà điều nầy không làm ô uế Ngài, nhưng mà làm cho Ngài có thể bỏ đi tội lỗi mà làm ô uế con người – ba điều nầy là những lý do [cho] sự vinh hiển của Chúa Giê-su chúng ta. Đức Chúa Trời, vì ba điều nầy, và một điều nữa, làm Ngài chia của bắt với những kẻ mạnh, và chia phần cho người đồng với người lớn (C. H. Spurgeon, The Metropolitan Tabernacle Pulpit, Nhà Xuất Bản Pilgrim, tái bản 1975, quyển XXXV, trang 93).
“Vâng, Tôi Biết!” Hát điệp khúc đó!
Và tôi biết, vâng, tôi biết, Huyết Chúa Giê-su tẩy tội đê hèn nhất nên trắng trong;
Và tôi biết, vâng, tôi biết, Huyết Chúa Giê-su tẩy tội đê hèn nhất nên trắng trong.
IV. Thứ tư, Ngài cầu thay cho những kẻ phạm tội.
Đoạn văn chấm dứt với những chữ,
“và cầu thay cho những kẻ phạm tội” (Ê-sai 53:12).
Trên cây Thập Tự, Chúa Giê-su Christ cầu thay cho tội nhân, đang “cầu thay cho những kẻ phạm tội” khi Ngài thốt lên,
“Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết họ làm điều gì” (Lu-ca 23:34).
Vì vậy Ngài đã cầu thay cho tội nhân khi Ngài bị treo trên cây Thập Tự.
Còn nữa, ngay khi bây giờ Ngài đang ở trên Thiên Đàng, Chúa Giê-su cũng đang cầu nguyện
cho tội nhân,“Vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy [chúng ta]” (Hê-bơ-rơ 7:25).
Ngài cầu thay cho tội nhân khi Ngài chịu chết trên Thập Tự Giá. Ngài vẩn tiếp tục cầu thay cho tội nhân trong ngày nay, đang khi ngồi bên hữu Đức Chúa Trời, là Cha trên Thiên Đàng.
Chú ý rằng bốn điều đó mà Chúa Giê-su đã làm đều là nguyên do mà Ngài bây giờ đã được tôn cao trong vinh hiển, tại bên hữu của Đức Chúa Cha. Và tất cả bốn nguyên do cho sự vinh hiển Đấng Christ đều có liên hệ đến những gì mà Ngài đã làm để cứu rổi tội nhân!
“Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã dem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài Danh trên hết mọi danh: Hầu cho nghe đến Danh Đức Chúa Giê-su, mọi đầu gối … thảy đều quỳ xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Giê-su Christ, là Chúa mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha” (Phi-líp 2:8-11).
Nhưng cũng phải chú ý cho rằng quyền năng cứu rổi của Chúa Giê-su cho tất cả, nhưng Ngài sẽ không cứu những ai nghĩ rằng mình không cần sự cứu rổi. Như Spurgeon đã viết,
Nếu [bạn] không có tội thì Ngài không thể nào rửa sạch [bạn] khỏi nó. Ngài có thể không?...bạn quá tốt, những người đáng kính, là những người chưa từng làm một điều sai trái trong cuộc đời, Chúa Giê-su là gì đối với bạn? Dỉ nhiên, bạn tự đi con đường riêng của mình, và chăm lo cho riêng mình…Cuối cùng! dây là sự điên rồ…Nếu bạn nhìn vào bên trong, tấm lòng bạn hôi thối như là lò sưởi đen chưa từng được quét dọn. Tấm lòng [của bạn] là những giếng chứa nhơ bẩn. Ôi, làm sao bạn có thể thấy điều nầy, và bỏ sự công chính của chính mình! [Nhưng] nếu bạn không thấy, thì không có điều gì trong Chúa Giê-su cho bạn. Ngài nhận sự vinh hiển của Ngài từ tội nhân, không phải từ những người tự cao như bạn. Nhưng, bạn là những người hổ thẹn, …rằng sẽ…xưng tội của bạn, có thể vui mừng mà nhớ rằng bốn điều mà Chúa Giê-su đã làm, Ngài làm trong mối quan hệ với tội nhân, và bởi vì Ngài làm những điều đó trong mối quan hệ với tội nhân mà Ngài tới ngày nay đội mão vinh hiển và danh dự và oai nghiêm…[Vì thế] làm cách nồng nhiệt thế nào tôi [kêu cầu đến bạn] để tin cậy Con của Đức Chúa Trời, trở nên xác thịt, tuôn huyết, và chết cho con người hổ thẹn! Nếu bạn sẽ tin cậy Ngài, Ngài sẽ không lừa dối bạn, nhưng bạn sẽ được cứu, và được cứu ngay và mãi mãi (Spurgeon, ibid., trang 95).
A-men! “Vâng, Tôi Biết!” Hát thêm một lần nữa!
Và tôi biết, vâng, tôi biết, Huyết Chúa Giê-su tẩy tội đê hèn nhất nên trắng trong;
Và tôi biết, vâng, tôi biết, Huyết Chúa Giê-su tẩy tội đê hèn nhất nên trắng trong.
(“Vâng, Tôi Biết!” bởi Anna W. Waterman, 1920).
Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi về sự rửa sạch tội lổi của bạn qua Chúa Giê-su, xin vui lòng bước về phía sau hội trường ngay bây giờ. Tiến Sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến phòng yên lặng để chúng ta có thể nói chuyện. Hãy đi nhanh trong khi ông Griffith hát lại điệp khúc nầy một lần nữa.
Và tôi biết, vâng, tôi biết, Huyết Chúa Giê-su tẩy tội đê hèn nhất nên trắng trong;
Và tôi biết, vâng, tôi biết, Huyết Chúa Giê-su tẩy tội đê hèn nhất nên trắng trong.
Ông Lee, xin vui lòng đến đây cầu nguyện cho những ai đáp ứng.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net –
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.
Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Bác Sĩ Kreighton L. Chan: Ê-sai 53:6-12.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Vâng, Tôi Biết!” (bởi Anna W. Waterman, 1920).
DÀN BÀI CỦA CĂN NGUYÊN CỦA SỰ VINH HIỂN CHÚA GIÊ-SU CHRIST (BÀI GIẢNG SỐ 14 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI 53) bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr. “Vậy nên ta sẽ chia phần cho người đồng với người lớn, người sẽ chia của bắt với những kẻ mạnh; vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lổi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội” (Ê-sai 53:12). I. Thứ nhất, Ngài đã đổ mạng sống mình cho đến chết, Ê-sai 53:12a; II. Thứ hai, Ngài đã bị kể vào hàng tội nhân, Ê-sai 53:12b; Lu-ca 7:34; III. Thứ ba, Ngài đã mang lấy tội lỗi nhiều người, Ê-sai 53:12c; IV. Thứ tư, Ngài cầu thay cho những kẻ phạm tội, Ê-sai 53:12d; |