Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ LÀM NGUÔI

(BÀI GIẢNG SỐ 11 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI 53)
PROPITIATION!
(SERMON NUMBER 11 ON ISAIAH 53)
(Vietnamese)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối thứ bảy ngày 13 tháng 4 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Saturday Evening, April 13, 2013

“Đức-Giê-Hô-Va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội” (Ê-sai 53:10).


Những gì tôi nói về Đức Chúa Trời tối nay, sẽ có một số người nghe, không thích, và thậm chí còn oán ghét nó nữa. Con người ngày nay có ý tưởng sai lầm về Đức Chúa Trời. Khi một người nào đó nói về Đức Chúa Trời của Kinh Thánh thì gậy sự phản ứng cự tuyệt, đặc biệt là giữa vòng những người rao giảng nào đó.

Nhiều năm trước đây, một vị mục sư lớn tuổi mời tôi để giảng phúc âm cho một nhóm bạn trẻ khoảng độ 100 người. Trước kia tôi cũng đã có giảng một vài lần tại đó, vì thế mà tôi tưởng tôi biết hội thánh đó muốn gì. Nhưng lần nầy do hai mục sư trẻ hơn đảm trách. Tôi giảng thông điệp về sự cứu rổi, nhấn mạnh đến sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời và kết thúc với sự trình bày rỏ ràng qua Phúc Âm của Đấng Christ. Hai mươi bảy bạn trẻ đã đáp ứng lại với lời mời gọi. Tất cả những người nầy là nghề nghiệp lần đầu, đó là hơn một phần tư người hiện diện ở lứa tuổi Đại Học.

Một người sẽ nghĩ rằng hai vị mục sư trẻ nầy sẽ vui sướng vô cùng với một số lượng lớn người đáp ứng như vậy. Nhưng cả hai đều có gương mặt giận dữ chau mày sau bài giảng. Họ không viết cho tôi một lời nào cảm ơn, ngay cả thông lệ của Hội Thánh đó là gởi tiền thù lao mà họ cũng không có gởi. Tôi rất ngạc nhiên với sự lạnh nhạt của họ. Sau đó tôi biết rằng họ nghĩ tôi là một người quá tiêu cực, cho rằng tôi có thể đưa ra một lời mời gọi mà không cần có lời cảnh cáo những người trẻ đó rằng Đức Chúa Trời phán xét tội lổi. Từ lúc đó tôi tìm hiểu rằng nhiều mục sư thời nay chia xẽ cùng cái nhìn như họ. “Chỉ cho họ Tin Lành. Chỉ nói về tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Đừng khuấy động người ta và làm cho họ cảm thấy không thoải mái.” Tôi thường gặp nhiều mục sư ngày nay có cái lối suy nghĩ như vậy. Nhưng tôi khẳng định là có một khuyết điểm gì đó ghê gớm trong cái sự suy nghĩ đó, có một điều gì đó thiếu sót và sai trật về cái nhìn của sự giảng dạy phúc âm đó.

Tiến Sĩ A.W. Tozer nói, “Không có một người nào có thể hiểu được ân điển thật sự của Đức Chúa Trời mà trước hết không biết kính sợ Đức Chúa Trời” (Nguồn Gốc của Sự Công Bình ‘The Root of Rightousness’, Nhà Xuất Bản Cơ-đốc, 1955, trang 38). Tôi tin rằng ông nói đúng, “Không có một người nào có thể hiểu được ân điển thật sự của Đức Chúa Trời mà trước hết không biết kính sợ Đức Chúa Trời.” Tiến Sĩ Martyn Lloyd-Jones cũng tin giống như Tiến Sĩ Tozer về điểm nầy. Iain H. Murray nói, “Tiến Sĩ Lloyd-Jones mà giảng dạy về mối hiểm họa thật sự của tội lổi của con người trước mặt Đức Chúa Trời có nghĩa là giảng dạy chắc chắn về sự phán xét thánh…trong hình phạt tội lổi trong địa ngục … ông nhìn đến sự cảnh cáo là một phần quan trọng chính yếu trong sự giảng dạy Kinh Thánh. Địa ngục không phải là một giả thuyết …” (Mục Sư Iain H. Murray, Đời Sống của Martyn Lloyd-Jones ‘The Life of Martyn Lloyd-Jones’, The Banner of Truth Trust, 2013, trang 317).

Lần nữa, Tiến Sĩ Lloyd-Jones nói, “Tệ nhất trong tất cả tội lổi là sự suy nghĩ sai lầm về Đức Chúa Trời mà con người tự nhiên đã phạm” (ibid., trang 316). Lần nữa, tôi được tỏ bày rằng Tiến Sĩ John R. Rice, người truyền bá phúc âm Báp-Tít, đã nói một cách thực tế giống như Tiến Sĩ Tozer và Tiến Sĩ Lloyd-Jones. Tiến Sĩ Rice nói,

Đức Chúa Trời của Kinh Thánh là Đức Chúa Trời đáng ghê sợ, một Đức Chúa Trời kinh khiếp, Đức Chúa Trời của sự báo thù, cũng là Đức Chúa Trời của sự nhân từ (John R. Rice, D. D., Đức Chúa Trời Vĩ Đại và Kinh Khiếp ‘The Great and Terrible God’, Nhà Xuất Bản Sword of the Lord, 1977, trang 12).

Tiến Sĩ Rice nói,

Tất cả sự giảng dạy theo cách thời nay về ân điển không có luật pháp, đức tin không cần ăn năn, sự nhân từ của Đức Chúa Trời không có sự phán xét của Ngài, giảng về Thiên Đàng chớ không có địa ngục …đều là sự xuyên tạc về sự thật của Đức Chúa Trời. Nó miêu tả sai về Đức Chúa Trời. Điều nầy là một sự trình bài không trung thực về thông điệp của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời đáng sợ, là Đức Chúa Trời đáng kinh khiếp, là Đức Chúa Trời của sự thạnh nộ chống lại tội lỗi, là một Đức Chúa Trời đem đến sự báo thù, một Đức Chúa Trời đáng kính sợ, một Đức Chúa Trời mà mọi tội nhân phải run rẩy (ibid., trang 13, 14).

A-men! Và tôi biết bởi qua nhiều năm nghiên cứu những bài giảng của họ, rằng Tiến Sĩ Tozer và Tiến Sĩ Lloyd-Jones đều sẽ hoàn toàn đồng ý với John R. Rice về điểm đó. Đức Chúa Trời là “một Đức Chúa Trời của sự thạnh nộ chống lại tội lỗi.”

Khi chúng ta nhìn Đức Chúa Trời trên phương diện đó, như là Kinh thánh đã bày tỏ về Ngài, thì chúng ta sẽ không có gặp trắc trở gì với đoạn văn của chúng ta trong Ê-sai 53:10. Đoạn văn đặt trọng tâm vào Đức Chúa Trời là Cha và những gì Đức Chúa Trời đã làm qua Chúa Giê-su cho sự cứu rổi chúng ta.

“Đức-Giê-Hô-Va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người; và khiến gặp sự đau ốm sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội” (Ê-sai 53:10).

“Là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội” (Rô-ma 3:25).

Tiến Sĩ W. A. Criswell nói rằng “Sự làm lành là công việc của Đấng Christ trên thập tự giá mà Ngài thỏa mãn sự đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời chống lại tội lỗi, làm vừa cả sự đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời lẩn hủy bỏ tội lổi của con người” (W.A. Criswell, Ph.D., Bài Học Kinh Thánh của Criswell ‘The Criswell Study Bible’, Nhà Xuất Bản Thomas Nelson, 1979, trang 1,327, dựa trên thư Rô-ma 3:25).

“Là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội” (Rô-ma 3:25).

Bài Học Kinh Thánh Cải Cách (The Reformation Study Bible) nói câu nầy là, “Đấng Christ chịu chết để làm tế lễ chuộc tội đáp ứng lại sự đòi hỏi về sự phán xét thánh trên tội nhân, mang đến sự tha thứ và sự bào chữa. Nhưng Phao-lô thì rất cẩn thận để trình bày rằng tế lễ [Con của Chúa Trời] không có làm cho Đức Chúa Trời là Cha để yêu thương chúng ta. Ngược lại sự thật là – tình yêu thương của Đức Chúa Trời là động lực làm cho Ngài ban Con của Ngài làm tế lễ” (Bài Học Kinh Thánh Cải Cách, Ligonier Ministries, 2005, trang 1,618, dựa trên thư Rô-ma 3:25).

“Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho” (Rô-ma 8:32).

Như đoạn văn đã nói,

“Đức-Giê-Hô-Va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm; sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội” (Ê-sai 53:10).

Trong đoạn văn nầy chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời là tác giả của sự khổ nạn của Chúa Giê-su Christ. Đấng Christ chịu thương khó và chịu chết “theo ý định [mục đích] và sự biết trước của Đức Chúa Trời” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:23). Đức Chúa Trời vĩ đại và kinh sợ của Kinh Thánh là nguyên nhân thật sự đưa đến sự chịu khổ và chịu chết của Đấng Christ. Giăng 3:16 nói rằng Đức Chúa Trời “Ban Con Một của Ngài” (Giăng 3:16). Rô-ma 8:32 nói, “Ngài … không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho” (Rô-ma 8:32). Sự phán xét của Đức Chúa Trời nghịch lại tội lỗi là sự làm lành bởi vì nó chồng chất trên Con của Ngài là Chúa Giê-su. Như đoạn văn đã nói,

“Đức-Giê-Hô-Va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm; sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội” (Ê-sai 53:10).

Ở đây Ê-sai dẩn chúng ta đến “phía sau bức màn sân khấu” để chỉ cho chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời là Cha đã ban Con của Ngài để hứng chịu sự khủng khiếp qua sự thương khó và đóng đinh, qua đó Đức Chúa Trời được nguôi, và sự phán xét của Ngài đổ trên Chúa Giê-su thay vì đổ trên tội nhân. Trong đoạn văn chúng ta thấy rằng (1) Đức Chúa Trời làm tổn thương Ngài; (2) Đức Chúa Trời đặt Ngài vào sự đau khổ; (3) Đức Chúa trời dâng mạng sống Ngài làm tế chuộc tội.

I. Thứ nhất, Đức Chúa Trời làm tổn thương Chúa Giê-su.

“Đức-Giê-Hô-Va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người”
       (Ê-sai 53:10).

Chữ “bruised” (tổn thương) có nghĩa là “to crush” (vò nát). “Đức-Giê-Hô-Va lấy làm vừa ý mà vò nát người.” Tiến Sĩ Edward J. Young nói, “Bất chấp sự vô tội của [Đấng Christ], Chúa lấy làm vừa ý trong sự tổn thương [vò nát] Ngài. Sự chết của Ngài không nằm trong tay của kẻ độc ác nhưng nằm trong tay của Chúa. Điều nầy không phải nói lên sự tuyên án vô tội cho những ai đặt Ngài vào trong sự chết, nhưng là họ không khống chế được hoàn cảnh. Họ chỉ có thể làm được những điều gì mà Chúa cho phép họ làm” (Edward J. Young, Sách Tiên Tri Ê-sai, Công ty William B. Eerdmans Xuất Bản, 1972, quyển 3, trang 353-354).

Như tôi đã nói, điều nầy được chỉ rỏ ràng về Đấng Christ trong thư Rô-ma 3:25,

“Là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội” (Rô-ma 3:25).

và trong Giăng 3:16 nói rằng,

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nổi đã ban Con Một của Ngài” (Giăng 3:16).

để làm nguôi sự phán xét của Ngài nghịch lại tội lỗi, và làm nên sự cứu rổi cho con người tội lổi.

“Đức-Giê-Hô-Va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương [vò nát] người” (Ê-sai 53:10).

Bắt đầu từ Vườn Ghết-sê-ma-nê, Đức Chúa Trời là Cha đã làm tổn thương và vò nát Con của Ngài. Như Ma-thi-ơ đã nói cho chúng ta, rằng trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, Đức Chúa Trời phán, “Ta sẽ đánh kẻ chăn chiên” (Ma-thi-ơ 26:31). Phúc Âm Mác cũng nói cho chúng ta rằng, trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, “Ta sẽ đánh kẻ chăn chiên” (Mác 14:27). Vì vậy Đức Chúa Trời trừng phạt Chúa Giê-su, làm tổn thương Ngài, và bắt đầu vò nát Ngài là một sự thay thế để làm nguôi cho tội lổi của chúng ta trong bóng đêm của Vườn Ghết-sê-ma-nê. Spurgeon đề cập đến điều đó khi ông nói,

Lúc bây giờ Chúa của chúng ta phải nhận cái chén thạnh nộ từ tay của Cha. Không phải từ người Do-Thái, không phải từ kẻ phản bội Giu-đa, không phải từ sự ngũ mê của các môn đồ, cũng không phải thử thách đến từ điều ác [trong Vườn Ghết-sê-ma-nê] bây giờ, nhưng đó là chén bởi Đấng mà Ngài đã biết là Cha của Ngài … một cái chén kinh ngạc và phiền muộn trong tâm can của Ngài. Ngài chùn lại [lùi ra sau] từ nó, và vì thế ngươi nên biết chắc chắn rằng đó là chén phải uống [chén] kinh khiếp hơn là thể xác bị đau đớn, từ điều đó mà Ngài không chùn lại … nó là một điều gì đó kinh khủng không thể tưởng tượng được, đầy khiếp đảm, đã đến [với Ngài] từ tay của Cha. Điều nầy xóa tan mọi nghi ngờ cho những gì chúng ta đã đọc, “Đức-Giê-Hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương Ngài …” Chúa đã [để] trên Ngài chịu nhiều điều bất công vì chúng ta hết thảy. Ngài đã làm cho Đấng vốn không biết tội lỗi trở thành tội lổi vì chúng ta. Đây, là những gì mà Đấng Cứu Chuộc đã gánh chịu phi thường … ngài phải chịu khổ sở [trong chổ] của tội nhân. Đây là điều bí ẩn của sự khổ nạn đó [trong Vườn Ghết-sê-ma-nê] điều mà tôi không thể [giải thích đầy đủ] cho bạn, sự thật là như vậy -

‘Đức Chúa Trời, và chỉ mình Ngài,
Biết hoàn toàn sự đau đớn Ngài phải chịu.’

(C. H. Spurgeon, “Sự Khổ Nạn trong Vườn Ghế-sê-ma-nê The Agony in Gethsemane,” The Metropolitan Tabernacle Pulpit, Pilgrim Xuất Bản, tái bản 1971, quyển XX, trang 592-593).

“Đức-Giê-Hô-Va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người” (Ê-sai 53:10).

Dưới gánh nặng tội lổi của con người, đã đổ ra trên Ngài trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, Chúa Giê-su Christ đã bị vò nát, Ngài bị tổn thương bởi gánh nặng tội lổi của bạn, vì thế

“Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).

Chưa có bàn tay người nào chạm trên Ngài. Ngài chưa bị bắt, cũng chưa bị đánh đập, xô tới quăng lui, hoặc bị đóng đinh. Không, đó chỉ là Đức Chúa Trời là Cha là Đấng đã làm tổn thương và vò nát Ngài trong Vườn Ghết-sê-ma-nê. Chỉ Đức Chúa Trời là Cha là Đấng đã phán, “Ta sẽ đánh kẻ chăn chiên” (Ma-thi-ơ 26:31). Đây là những gì đã được tuyên đoán về Chúa qua Ê-sai.

“Đức-Giê-Hô-Va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người”
       (Ê-sai 53:10).

Không lưỡi nào thể tả phẩn nộ Ngài chịu,
   Phẩn nộ tôi đáng phải gánh:
Tội lỗi tan biến; Ngài gánh cả rồi,
   Để tội nhân được buông tha!
(“Chén Phẩn Nộ The Cup of Wrath” bởi Albert Midlane, 1825-1909;
   theo giai điệu “Ngài Xuống Trên Tôi O Set Ye Open Unto Me”).

II. Thứ hai, Đức Chúa Trời đặt Chúa Giê-su vào chổ đau khổ

“Đức-Giê-Hô-Va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người; và khiến gặp sự đau ốm …” (Ê-sai 53:10).

Lần nữa, là do Đức Chúa Trời đặt Con Một yêu dấu của Ngài qua kinh nghiệm của sự đau khổ trong lúc chịu khổ nạn và chịu chết của Ngài. Tiến Sĩ John Gill nói,

Ngài đặt chính Ngài vào trong sự đau khổ [gây nên sự đau khổ cho Ngài] …khi Ngài không tiếc chính Ngài, nhưng phó Ngài vào trong tay kẻ ác độc, và dẩn đến sự chết: Ngài đã chịu đau khổ trong vườn, khi linh hồn Ngài buồn rầu quá đổi; và trên thập tự giá, khi Ngài bị đóng đinh vào nó, [và] gánh nặng tội lổi của con người chất trên Ngài, và sự phán xét của Cha Ngài, trên Ngài; và khi Cha Ngài quay mặt khỏi Ngài, làm cho Ngài phải thốt lên, Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi? … [chấp nhận] Ngài vào trong sự đau đớn, cả thân thể lẩn tinh thần (John Gill, D.D., Giải Nghĩa Cựu Ước ‘An Exposition of the Old Testament’, The Baptist Standard Bearer, tái bản 1989, quyển V, trang 315).

Chúa Giê-su tự nguyện dâng mình chịu sự tan nát và đau đớn, bị dằn giật và bị đóng đinh, sẳn sàng chịu đau khổ vì tội lỗi của chúng ta, vì Ngài đã phán,

“Vì ta từ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý ta, nhưng làm theo ý Đấng đã sai ta đến” (Giăng 6:38).

“Người đó bị nộp, theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:23).

“Bởi Ngài đã nên sự rủa sã vì chúng ta” (Ga-la-ti 3:13).

“Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta”
       (1 Giăng 2:2).

“Là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội bởi đức tin trong Huyết Đấng ấy” (Rô-ma 3:25).

Không lưỡi nào thể tả phẩn nộ Ngài chịu,
   Phẩn nộ tôi đáng phải gánh;
Tội lỗi tan biến; Ngài gánh cả rồi,
   Để tội nhân được buông tha!
(“Chén Phẩn Nộ The Cup of Wrath” bởi Albert Midlane, 1825-1909).

“Đức-Giê-Hô-Va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm …” (Ê-sai 53:10).

III. Thứ ba, Đức Chúa Trời dâng Chúa Giê-su làm tế lễ chuộc tội.

Xin chúng ta cùng nhau đứng lên và đọc lớn đoạn văn, chấm dứt với chữ “làm tế chuộc tội.”

“Đức-Giê-Hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội” (Ê-sai 53:10).

Quý vị có thể ngồi xuống.

Chú ý chữ “còn nữa” (yet) ở đầu câu. Nó nhắc lại ở trong câu chin, “dẫu người chẳng làm điều hung dữ, và chẳng có sự dối trá trong miệng. Yet (còn nữa) …” (Ê-sai 53:9-10a). Ngay cả Chúa Giê-su chẳng từng phạm tội, “Đức-Giê-Hô-Va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm …” Bài bình luận của Tiến Sĩ Gaebelein nói, “Câu 10a hầu như kinh tởm trong sự trình bài rỏ ràng về sự bất chấp cách độc đoán về công chính riêng tư [của Đấng Christ], nhưng rồi đọc giả nhớ lại bản chất thay thế của những sự đau khổ nầy…Lập tức Đức Chúa Trời được xem không phải là nhẫn tâm mà là nhân từ cách rất ngạc nhiên” (Frank E. Gaebelein, D.D., Chủ Bút Chung Chung General Editor, Lời Bình Luận Kinh Thánh của Người Giải Thích ‘The Expositor’s Bible Commentary’, Zondervan, 1986, quyển 6, trang 304).

“Đức-Giê-Hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổ thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội”(Ê-sai 53:10).

“Ngài …đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho” (Rô-ma 8:32).

“Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gổ …lại nhân những lằn đòn của Ngài mà anh em được lành bệnh” (1 Phi-e-rơ 2:23).

“Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời” (2 Cô-rinh-tô 5:21).

“dâng mạng sống người làm tế chuộc tội”(Ê-sai 53:10).

Không lưỡi nào thể tà phẩn nộ Ngài chịu,
   Phẩn nộ tôi đáng phải gánh;
Tôi lỗi tan biến; Ngài chịu cả rồi,
   Để tội nhân được buông tha!
(“Chén Phẩn Nộ The Cup of Wrath” bởi Albert Midlane, 1825-1909).

“Đức-Giê-Hô-Va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm; sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội” (Ê-sai 53:10).

Đấng Christ là sính lễ của Đức Chúa Trời cho tội lổi. Đấng Christ chịu chết thay thế chổ của bạn, là sự thay thế cho bạn. Đấng Christ chịu khổ thay cho bạn, là quà để làm nguôi, để trả hình phạt thế vì tội lỗi của bạn, để chuyển sự phẩn nộ của Đức Chúa Trời khỏi bạn mà chồng chất lên chính Ngài. Khi mà bạn suy nghỉ đến những mũi đinh đóng vào tay chân của Ngài, là chịu vì bạn. Ngài chết cách đích đáng cho kẻ không xứng đáng, để đem bạn đến Đức Chúa Trời trong trạng thái tha thứ công bằng. Spurgeon nói,

Con người cho tội lỗi đã phán xử vào lửa đời đời; khi Đức Chúa Trời đem Đấng Christ để làm sự thay thế sự thật là, Ngài không phán Đấng Christ vào trong lủa đời đời, nhưng Ngài đổ trên Ngài sự đau khổ, quá tuyệt vọng, rằng sự đền tội có hiệu lực cho cả lửa đời đời…vì Đấng Christ trong giờ đó đã lấy hết tội lỗi của chúng ta, quá khứ, hiện tại, và sẽ đến, và bị trừng phạt cho hết tất cả ngay lúc đó, đặng chúng ta có thể không bao giờ bị trừng phạt, tại vì Ngài chịu đau đớn thay [chổ] cho chúng ta. Bạn thấy không, rồi thì, bởi sao Đức Chúa Trời là Cha làm tổn thương Ngài? Trừ phi Ngài đã làm, sự thống khổ của Đấng Christ không thể thế cho sự đau đớn [đáng bị] của chúng ta [trong Địa Ngục] (C. H. Spurgeon, “Sự Chết Của Chúa Giê-su ‘The Death of Christ’,” The New Park Street Pulpit, Nhà Xuất Bản Pilgrims, 1981 tái bản, quyển IV, trang 69-70).

Tuy vậy, sự chết của Đấng Christ không có cứu hết thaỷ loài người khỏi Địa Ngục. Chỉ những người nào tin cậy Đấng Christ được cứu. Ngài chết cho tội nhân, và chỉ cho tội nhân; Ngài chết cho những ai cảm nhận trong lòng rằng mình là tội nhân, và tìm cầu Đấng Christ để tha tội cho họ.

Sự cảm giác về tội lỗi và cảm giác sự cần Chúa Giê-su của bạn là đặc tính cho thấy sự chết của Ngài sẽ chữa lành tội lỗi của bạn. Còn những ai mà chần chừ do dự để suy nghỉ về sự chết của Ngài, và rồi quên đi điều đó, sẽ đi đến để nhận lảnh sự trừng phạt đời đời vì tội lỗi của họ, bởi vì họ đã khước từ sự đền tội mà Đấng Christ chịu trên Thập Tự Giá.

Hãy suy gẩm điều đó cho thật kỷ. Suy nghỉ lâu và kỷ về những lời trong bài thánh ca “Sự Làm Nguôi ‘Propitiation’” của Toplady.

Vì tôi Chiên Con vô tội được ban cho
   Thạnh nộ Ngài chịu nơi Cha;
Nhìn thấy vết thương đẩm máu và biết
   Tên tôi được viết vào đó.

Từ nơi Chủa huyết tuôn tràn lai láng,
   Những dòng chảy ra màu tím;
Mọi vết thương tuyên bố lớn rằng
   Tình yêu kỳ diệu cho nhân loại.

Vì tôi, Đấng Cứu Chuộc huyết ích cho,
   Đấng Toàn Năng để chuộc tội;
Tay Ngài chịu những đinh đóng thấu vào
   Sẽ dẩn ta đến Ngai Ngài.
(“Sự Làm Nguôi Propitation” bởi Augustus Toplady, 1740-1778;
     theo giai điệu “Tại Thập Tự Giá At the Cross”).

Bây giờ, lúc nầy, tại sao bạn chưa chịu tin cậy Chúa Giê-su? Điều gì giam giữ bạn không tin cậy Ngài? Tội lỗi kín đáo nào mà bạn giấu giam giữ bạn khỏi sự tin cậy Ngài? Sự ham mê giả dối ngu xuẩn nào làm cho bạn không tin cậy Đấng Cứu Chuộc? Điều gì mà bạn sợ đánh mất mà bạn cho là quan trọng ngăn chận bạn? Lý do kín đáo nào giam giữ bạn không tin cậy Đấng Christ là Đấng đã gánh sự phận nộ khủng khiếp của Đức Chúa Trời để cứu bạn khỏi sự phán xét? Hãy loại bỏ những sự suy nghỉ đó ra ngoài bạn – và tin cậy “Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). Ngài đang chờ đợi bạn. Đừng chần chờ nữa. Hãy tin cậy Ngài ngay bây giờ, đêm nay. Phòng tư vấn đang mở rộng cho những ai muốn tìm Ngài, và tin cậy Ngài, và được cứu bởi Ngài.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Sự Làm Nguôi” (bởi Augustus Toplady, 1740-
1778; theo giai điệu của “Tại Thập Tự Giá”)


DÀN BÀI CỦA

SỰ LÀM NGUÔI

(BÀI GIẢNG SỐ 11 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI 53)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Đức-Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm; sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội” (Ê-sai 53:10).

(Lu-ca 16:23; Rô-ma 3:25; 8:32;
Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:23; Giăng 3:16)

I.   Thứ nhất, Đức Chúa Trời làm tổn thương Chúa Giê-su, Ê-sai 53:10a;
Ma-thi-ơ 26:31; Mác 14:27; Lu-ca 22:44.

II.  Thứ hai, Đức Chúa Trời đặt Chúa Giê-su vào chổ đau khổ, Ê-sai 53:10b; Giăng 6:38.

III. Thứ ba, Đức Chúa Trời dâng Chúa Giê-su làm tế lễ chuộc tội,
Ê-sai 53:10c; Ê-sai 53:9-10a; Rô-ma 8:32; 1 Phi-e-rơ 2:23;
2 Cô-rinh-tô 5:21; Giăng 1:29.