Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




NGHỊCH LÝ CỦA VIỆC CHÔN CHÚA GIÊ-SU CHRIST

(BÀI GIẢNG SỐ 10 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI 53)
THE PARADOX OF CHRIST’S BURIAL
(SERMON NUMBER 10 ON ISAIAH 53)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles’
tối Chúa Nhật ngày 7 tháng 4 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, April 7, 2013

“Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng hề làm điều hung dữ, và chẳng có sự dối trá trong miệng.” (Ê-sai 53:9).


Bạn nghe được bao nhiêu bài giảng về sự chôn Chúa Giê-su Christ? Tôi chưa bao giờ nghe thậm chí là một lần, dù trong suốt 55 năm giảng dạy và 59 năm trong Hội Thánh. Tôi nhớ không lầm là ngay cả việc đọc một bài giảng nói về sự chôn cất Chúa Giê-su Christ cũng không có nữa! Chúng ta đáng lý phải được nghe nhiều hơn. Nhưng tóm lại, sự chôn cất của Ngài không phải là không quan trọng. Thực ra đó là điểm thứ hai của Phúc Âm!

“Ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh” (1 Cô-rinh-tô 15:3).

Đó là điểm thứ nhất của Phúc Âm.

“Ngài đã bị chôn” (1 Cô-rinh-tô 15:4).

Đó là điểm thứ hai của Phúc Âm.

Chúng ta không thế nào nói rằng mình rao giảng Phúc Âm nếu chúng ta chưa bao giờ nhắc đến điểm thứ nhì của nó? Nhưng, rồi, ngày nay cũng ít có bài giảng mà tập trung vào điểm thứ nhất hoặc thứ ba! Đó là một yếu điểm lớn của sự giảng dạy theo lối hiện đại. Chúng ta phải đặt Phúc Âm làm trọng tâm. Chúng ta phải kính trọng Chúa Giê-su Christ nhiều hơn, và đặt Ngài và công việc cứu chuộc vĩ đại của Ngài được nổi bật hơn trong sự giảng dạy của chúng ta.

Thực ra có nhiều lời than vản rằng hiếm khi được nghe sự giảng dạy cao quý ngày nay. Tôi hoàn toàn đồng ý. Rất ít có sự giảng dạy tốt đẹp ngày nay, quả thật rất ít! Nhưng tại sao lại là như vậy? Phần lớn là bởi vì sự giảng dạy Phúc Âm rất ít. Những mục sư “dạy những Cơ Đốc Nhân” thay vì giảng Phúc Âm cho người hư mất, mặc dù những Hội Thánh của họ thật đông đúc với những người hư mất! “Rèn luyện nhân cách” lại cho là “Cơ Đốc Nhân” không bao giờ xem như là sự giảng dạy cao quý được! Khi không đặt Đấng Christ làm trọng tâm, thì sự giảng dạy không thể coi là tốt đẹp!

Kiến thức về Phúc Âm là sâu sắc hơn sự hiểu biết những sự kiện có thật về Đấng Christ. Kiến thức thực sự về Phúc Âm là sự nhận biết về chính Đấng Christ. Chúa Giê-su phán,

“Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Giê-su Christ, là Đấng Cha đã sai đến” (Giăng 17:3).

George Ricker Berry nói rằng cái chữ được dịch là “biết” trong câu đó có nghĩa là “sự nhận biết …bởi kinh nghiệm” (Tự Điển Tân Ước Hy-lạp – Anh Ngữ). Là Cơ Đốc Nhân chân chính bạn phải nhận biết Đấng Christ bằng chính kinh nghiệm. Chỉ hiểu biết về những sự kiện có thực sẽ không cứu được bạn. Bạn phải nhận biết chính Ngài đã chết cho tội lổi của bạn bằng chính cái kinh nghiệm. Bạn phải có kinh nghiệm về sự chôn cất của Ngài. Bạn phải có kinh nghiệm trong sự sống lại của Ngài. Đó là con đường đi đến sự cứu rổi. Đó là con đường dẩn đến sự sống đời đời.

“Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Giê-su Christ, là Đấng Cha đã sai đến” (Giăng 17:3).

Nếu bạn chưa có được những kinh nghiệm nầy, tôi hy vọng rằng tôi đã làm cho bạn cảm thấy không yên. Bởi vì không có sự thắc mắc rằng tại sao bạn chưa phải là một Cơ Đốc Nhân thật sự, bởi vì bạn chưa có kinh nghiệm trong sự biến đổi thật sự. Bạn sẽ phải gặp vấn dề và bực dọc cho đến khi bạn thay đổi tư tưởng, phủ phục trước chân Đức Chúa Giê-su và tìm kiếm sự cứu rổi thật sự chỉ có ở trong Ngài.

Để hiểu biết Đấng Christ, bạn phải đến với Thập Tự Giá, và tìm thấy đức tin nơi Ngài là Đấng đã chịu khổ, chịu chết để chuộc tội cho chúng ta. Bạn cũng phải xuống nơi mồ mã của Đấng Christ bởi đức tin nh

ư

“vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp têm trong sự chết Ngài” (Rô-ma 6:4a).

để cùng chết với Ngài và chúng ta sống lại “bước đi trong đời sống mới” (Rô-ma 6:4b).

Vì thế chúng ta đến với đoạn văn để học về sự chôn cất của Ngài, đặng chúng ta cũng có thể có kinh nghiệm với Ngài.

“Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng hề làm điều hung dữ, và chẳng có sự dối trá trong miệng” (Ê-sai 53:9).

Chúng ta tìm thấy trong câu nầy sự nghịch lý về sự chôn cất của Chúa Giê-su Christ, sự mâu thuẩn rỏ ràng, và sự bí ẩn khó hiểu của nó. Và rồi chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời cho sự bí ẩn đó.

I. Thứ nhất, nghịch lý về sự chôn của Ngài.

“Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu …” (Ê-sai 53:9).

Trong thời của Chúa Giê-su Christ, “người ác” là những tội phạm. “Người giàu” được xem như là người đáng kính trọng. Làm sao mồ của Ngài được đặt với những kẻ ác cùng lúc được chôn với kẻ giàu khi Ngài chết”? Điều nầy làm mơ hồ những nhà chú giải Kinh Thánh Do Thái. Đó là một điều nghịch lý, dường như là một sự mâu thuẩn trái ngược, trong tâm trí của họ.

Nhưng câu đố nầy được phân giải trong Phúc Âm Giăng. Chúa Giê-su chết trên cây thập tự giữa hai tên trộm cướp, một người bên hữu, và một người bên tả. Trong đoạn văn nầy họ được xem như là “người độc ác.” Chúa Giê-su chết trước, trong khi hai tên trộm cướp kia vẩn còn sống.

“Vì bấy giờ là ngày sắm sửa [về ngày sa-bát], … nên dân Giu-đa ngại rằng những thây còn treo lại trên thập tự giá trong ngày Sa-bát chăng, bèn xin Phi-lát cho đánh gãy ống chân những người đó và cất xuống” (Giăng 19:31).

Những tên lính đánh gảy ống chân của hai tên trộm cướp. Đây là việc làm để họ không thể đứng thẳng được và khó thở, vì thế, họ sẽ chết mau hơn. Nhưng khi họ đến bên Chúa Giê-su, treo trên cây thập tự chính giữa, thì Ngài đã chết rồi. Một người trong bọn họ lấy mủi giáo đâm vào sườn Ngài để biết chắc chắn là Ngài đã chết rồi. Nước và máu chảy ra, chứng tỏ rằng Ngài đã chết vì nghẻn tim.

Ngài không trị vì trên ngai làm bằng ngọc ngà,
   Ngài chết trên thập tự của Đồi Gô-gô-tha;
Vì tội nhân thuộc về Ngài đã đếm hết nhưng bị mất,
   Và Ngài xem xét vương quốc từ trên thập tự.
Thập tự gồ ghề trở nên ngai của Ngài,
   Vương quốc của Ngài ở chính trong lòng;
Tình yêu Ngài viết bằng màu đỏ thấm,
   Và đội mảo gai trên đầu của Ngài.
(“Mão Gai ‘A Crown of Thorns’” bởi Ira F. Stanphill, 1914-1993).

Nhưng rồi sự việc không thể ngờ đã xảy ra. Hai người đàn ông nổi bật đã đến và xin được lấy xác của Chúa Giê-su. Họ là Giô-sép người A-ri-ma-thê, một người giàu có, và là nghị viên của Tòa Công Luận của Do-Thái, và Ni-cô-đem là thầy dạy luật của người Do-Thái, là người trước kia đã đến với Chúa Giê-su trong đêm tối (cf. Giăng 3:1-2). Cả hai đều là môn đồ thầm kín, nhưng bây giờ là lần đầu tiên mà họ bước ra. Thật ra, là một điều nguy hiểm đến sự sống của họ khi họ làm điều nầy. Tiến Sĩ McGee nói,

Chúng ta cũng đừng phê bình những ông nầy. Họ đã núp lại ở phía sau nhưng, giờ đây những môn đồ của Chúa giống như những con chiên tan lạc và tất cả đã ẩn trốn, hai người đàn ông nầy đã bước ra (J. Vernon McGee, Th.D., Qua Suốt Kinh Thánh ‘Thru the Bible,’ Thomas Nelson, 1983, quyền IV, trang 494).

Giô-sép người A-ri-ma-thê và Ni-cô-đem lấy xác Chúa Giê-su. Giô-sép là một người giàu có và ông đã đặt thân xác của Chúa Giê-su vào trong cái huyệt mới đã đục cho chính ông.

“Và đưa để trong một cái huyệt mới mà người đã khiến đục cho mình trong hòn đá; đoạn lăn một hòn đá lớn đến trước cửa mồ, rồi đi” (Ma-thi-ơ 27:60).

Vì vậy, sự nghịch lý của sự chôn Đức Chúa Giê-su Christ đã được giải thích. Vâng, Ngài đã được đặt mồ với những kẻ ác, bởi sự chết của Ngài giữa hai tên trộm cướp. Nhưng khi Ngài được chôn “được chôn với kẻ giàu” (Ê-sai 53:9), trong mộ của người giàu. Đấng Christ đã kinh nghiệm trong sự chết với kẻ ác, nhưng Ngài được danh dự chôn với người giàu. Điều nầy cho thấy rằng sự nhục nhã của Chúa chúng ta đã chấm dứt. Thân xác Ngài không bị ném chung vào phần mộ tầm thường với hai tên trộm cướp. Nó được đặt nằm yên nghĩ với sự kính trọng và danh dự mà Ngài xứng đáng để được, trong phần mộ của người nhà giàu là người có quyền cao chức trọng. Và bởi sự nghịch lý nầy, thường làm cho những giáo sư Do-Thái xưa phải bối rối khi tìm hiểu nó, đoạn văn của chúng ta đã rỏ ràng,

“Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu” (Ê-sai 53:9).

Nhưng còn có một lý do khác tại sao Đấng Christ được đặt mồ của Ngài với kẻ ác và với người giàu. Như tôi đã nói, người Do-Thái cho rằng những tội phạm và những người chống phá luật pháp đều được coi như là “những kẻ ác,” và họ cho rằng “người giàu” là những người được kính trọng. Sự thật là Chúa Giê-su “dã được đặt mồ của Ngài” với cả hai nhóm người nầy cho thấy rằng những giáo sư Do-Thái xưa đã sai trong việc phân biệt “kẻ ác” và “người giàu.” Họ không phải là hai nhóm người. Nhưng cả hai đều là tội nhân.

Và đó cũng là sự thật ngày nay. Những người được coi là kính trọng cũng là những tội nhân ngang hàng với những người mà họ gọi là “những kẻ ác.” Đang khi tôi ngồi để viết phần bài giảng nầy thì có một người quảng cáo điện thoại cho tôi, để quyên góp cho công việc truyền giáo “bảo thủ”. Người gọi điện cho tôi nói, “Ông nghĩ vấn đề nào là quan trọng nhất mà nước Mỹ đang đối diện – phá thai, thất bại trong việc ủng hộ Y-sơ-ra-ên, hoặc hôn nhân đồng tính?” Tôi trả lời, “Không phải những vấn đề đó. Cái vấn đề quan trọng nhất mà nước Mỹ đang đối diện thực ra là những mục sư của chúng ta không giảng về tội lổi cho tín hữu trong Hội Thánh của họ.” Tôi muốn nói điều gì? Tôi muốn nói rằng việc phá thai, hôn nhân đồng tính, và việc thất bại trong sự ủng hộ Do-Thái là những triệu chứng, không phải là căn bệnh thật sự, nhưng là triệu chứng của căn bệnh. Bạn có thể cố gắng chữa trị những triệu chứng đó, nhưng sự chữa trị đó không có kết quả lâu dài ngoại trừ bạn đối phó với cơ bản của căn bệnh. Và căn bệnh là tội lổi – tội lổi đó đã giết cả hai chủ nghĩa tự do và bảo thủ; tội lổi mà đã tiêu diệt cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa; tội lổi mà đã nguyền rũa cả “kẻ ác” và “người giàu.”

Tội lổi nằm trong tấm lòng. Tấm lòng con người sai trái, không phải chỉ hành động bên ngoài. Tội lổi khống chế những suy nghĩ và ước vọng bên trong. Tấm lòng tội lỗi dẩn bạn suy nghĩ đến những việc sai trái. Rồi bản chất tội lỗi khuấy bạn đến sự chống nghịch với Đức Chúa Trời và phạm tội lỗi mà bạn đã nghỉ đến. Tội lỗi thống trị đời sống bên trong và hướng dẩn bạn chống nghịch với quyền lực, chống nghịch với Đức Chúa Trời. Sự chống nghịch của tấm lòng bạn với Đức Chúa Trời quá mạnh đến độ không có gì bạn làm mà thay đổi được nó, hoặc phá ủy được sự khống chế của nó trên bạn. Bạn phải được đem đến một chổ mà bạn có thể nói như Sứ Đồ, “Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?” (Rô-ma 7:24). Chỉ có lúc đó thì bạn mới hiểu được sự quan trọng về Chúa Giê-su đặt mộ Ngài với “những kẻ ác” và với “người giàu” – “trong sự chết của Ngài.” Cho dù bạn có bối cảnh như thế nào, Đấng Christ đã chết và được chôn đặng tội lỗi của bạn có thể được tha và lấy khỏi. Như Tiến Sĩ J. Wilbur Chapman đặt vào một trong những bài thánh ca của ông, “Được chôn, Ngài cất tội lỗi của tôi khỏi xa tôi” (“Một Ngày ‘One Day’” bởi Tiến Sĩ J. Wilbur Chapman, 1859-1918). Chỉ có Đấng Christ mới có thể tha thứ tội lỗi của bạn! Chỉ có Đấng Christ mới có thể thay đổi tấm lòng tội lỗi chống nghịch của bạn!

“Người ta đã đặt mồ Ngài với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu” (Ê-sai 53:9).

II. Thứ hai, sự nghịch lý được giải thích.

Phân đoạn của phần thứ nhì của chúng ta cho thấy tại sao Đấng Christ, mặc dù chết một cách không được tôn trọng với những tên trộm, lại được chôn cất trong danh dự và tôn kính. Xin vui lòng đứng lên và đọc phần thứ nhì, bắt đầu với những chữ, “dầu người chẳng hề làm điều hung dữ…” (Ê-sai 53:9).

“Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng hề làm điều hung dữ và chẳng có sự dối trá trong miệng” (Ê-sai 53:9).

Quí vị có thể ngồi xuống.

Đây đưa ra lý do cho sự chôn cất cách tôn trọng của Đấng Christ. Sự tôn trọng nầy đủ điều kiện cho Ngài bởi vì người chẳng hề làm điều hung dữ; hoặc gây hại cho bất cứ một ai. Ngài chưa bao giờ hổ thẹn về sự đàn áp hoặc sự trộm cấp; giết người hoặc sự hung ác nào. Ngài chưa bao giờ quấy trộn nhóm đông nào, hoặc gây những sự náo loạn nào nghịch cùng chính phủ của Do Thái hoặc La-mã. Chẳng có sự dối trá trong miệng. Ngài không bao giờ giảng dạy thuyết giả dối. Ngài không bao giờ lừa dối người ta, như Ngài đã bị buộc tội. Đó là điều láo trơ tráo. Ngài không có toan để lôi cuốn một ai khỏi sự thờ phượng chân chính với Đức Chúa Trời. Ngài luôn luôn giữ gìn và tôn trọng luật pháp của Môi-se, và những tiên tri. Ngài không phải là kẻ thù của tôn giáo và địa vị của họ. Quả thực, Ngài không có hổ thẹn về những tội lỗi gì. Sứ Đồ Phi-e-rơ nói rằng Đấng Christ,

“Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài không thấy có chút chi dối trá” (1 Phi-e-rơ 2:22).

Tiến Sĩ Young nói, “[Đấng Christ] đã quy định một sự chôn cất cách tôn trọng sau sự chết không tôn trọng bởi vì sự vô tội toàn hảo của Ngài. [Bởi chưng] Ngài không có hành động như những kẻ thù tội ác của Ngài, Ngài sẽ không nhận lảnh [cái] chôn cất nhục nhã với họ, nhưng sự chôn cất cách tôn trọng với kẻ giàu.”

Điều đó làm tôi nhớ đến Sir Winston Churchill, là người đã chọn chôn cất cách tôn trọng kế cha của ông ở khu đất nhà thờ nơi thôn dã, hơn là điều ông cho rằng sự chôn cất kém tôn trọng chúng với những kẻ thù của cha ông, ở giữa những người đã phản bội Anh Quốc, tuy thế chôn với vẻ tráng lệ vĩ đại và nghi lễ ở trong Westminister Abbey, bất chấp hành vi thoả hiệp phản bội của họ trước mặt Hít-le và chế độ Phát-xít Đức. Mặt dù Churchill không phải là người Cơ-đốc Nhân tái sinh, ông là người đáng kính trọng.

Chúa Giê-su, dỉ nhiên, là người vĩ đại nhất trên cỏi đời. Vâng, Ngài đã là và là người, “tức là Đức Chúa Giê-su Christ, là người” (1Ti-mô-thê 2:5). Sự cao quý của Ngài nằm trong sự việc là Ngài cho sự sống của Ngài cách như không để đền tội lỗi của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời là Cha. Thời gian ngắn trước khi Ngài bị đóng đinh, Chúa Giê-su phán,

“Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình” (Giăng 15:13).

Thập tự gồ ghề trở nên ngai Ngài,
   Vương quốc của Ngài ở chính trong lòng,
Tình yêu Ngài viết bằng màu đỏ thấm,
   Và đội mảo gai trên đầu của Ngài.

Và bây giờ, bạn của tôi, bạn sẽ làm gì với Chúa Giê-su là người được gọi là Đấng Christ? Như C. S. Lewis đã nói, có hai sự đáp ứng – “Bạn có thể nhổ vào Ngài và giết Ngài như ma quỷ; hoặc bạn có thể quỳ trước bệ chân Ngài và xưng Ngài là Chúa và là Đức Chúa Trời.” Điều nào là điều cho bạn? Chỉ sự lựa chọn thứ ba là bác bỏ Ngài hoàn toàn, và tiếp tục đi theo đường lối riêng của bạn như là sự đau đớn và chịu khổ của Ngài không có ý nghĩa gì. Tôi cảm thấy đau đớn nhiều cho những ai mà đối xử với Đấng Cứu Thế bằng cách không tôn kính. Tôi cầu xin rằng bạn sẽ không phải là một trong những người đó. Họ là những người mà T. S. Eliot gọi là, “Những Người Trống Rỗng” – những người đã sống chỉ cho điều vui thú chốc lát. Vâng, tôi cầu xin rằng bạn sẽ không phải là một trong những người họ, vì họ sẽ có một nơi sâu thẩm trong Địa Ngục.

Lòng nầy e quên Ghết-sê-ma-nê,
   Lòng nầy e quên Chúa đau trăm bề;
Để nhớ ái đức Giê-su chan hòa,
   Nguyền dìu lên Gô-gô-tha.
(“Nguyền Dìu Lên Gô-Gô-Tha ‘Lead Me to Calvary’
     bởi Jennie E. Hussey, 1874-1958).

Tôi cầu xin rằng bạn sẽ đến với Chúa Giê-su, tin cậy Ngài bằng cả tấm lòng, và chuyển qua từ chết đến sống trong sự biến đổi thành Cơ-đốc Nhân thật sự.

Chúng ta hảy cùng đứng lên. Nếu bạn muốn trò chuyện với chúng tôi về sự tẩy sạch tội lỗi bởi Chúa Giê-su, xin vui lòng bước ra phía sau hậu trường ngay bây giờ. Tiến Sĩ Cagan sẽ đưa bạn đến chổ yên tịnh để chúng ta có thể trò chuyện. Ông Lee, xin vui lòng đến đây và cầu thay cho những ai đã đáp ứng.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Bác Sĩ Kreighton L. Chan: Ê-sai 53:1-9.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Mão Gai” (bởi Ira F. Stanphill, 1914-1993).
“Nguyền Dìu Lên Gô-Gô-Tha” (bởi Jennie E. Hussey, 1874-1958).


DÀN BÀI CỦA

NGHỊCH LÝ CỦA VIỆC CHÔN CHÚA GIÊ-SU CHRIST

(BÀI GIẢNG SỐ 1O CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI 53)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng hề làm điều hung dữ và chẳng có sự dối trá trong miệng” (Ê-sai 53:9).

(I Cô-rinh-tô 15:3-4; Giăng 17:3; Rô-ma 6:4)

I.   Thứ nhất, nghịch lý về sự chôn của Ngài, Ê-sai 53:9a; Giăng 19:31;
Ma-thi-ơ 27:60; Rô-ma 7:24.

II.  Thứ hai, sự nghịch lý được giải thích, Ê-sai 53:9b; I Phi-e-rơ 2:22;
I Ti-mô-thê 2:5; Giăng 15:13.