Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ YÊN LẶNG CỦA CHIÊN CON

(BÀI GIẢNG SỐ 8 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI 53)
THE SILENCE OF THE LAMB
(SERMON NUMBER 8 ON ISAIAH 53)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật 24 tháng 3 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, March 24, 2013

“Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng; như chiên con bị dắt tới hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng” (Ê-sai 53:7).


Luôn luôn lúc nào cũng được sự khích lệ khi nghe những lời sau cùng của những Cơ Đốc Nhân tử vì đạo. Nó khơi dậy tấm lòng của chúng ta khi nghe những lời hấp hối của họ. Polycarp là một người giảng đạo trong những năm đầu của thế kỷ thứ hai. Trong tiếng Anh, tên của ông là Polycarp, còn trong tiếng La-tin là Polycarpus. Polycarp đã từng là học trò của Sứ Đồ Giăng. Những năm sau đó ông ta đứng trước tòa thẩm phán tà giáo, họ nói, “Ông đã là một ông già. Không nhất thiết là ông phải chết … Hãy thề đi thì tôi sẽ tha cho ông. Đâu có hại gì khi ông nói rằng ‘Sê-sa là Chúa,’ và dâng lên hương? Ông chỉ cần nhân danh Sê-sa mà thề và tôi sẽ vui vẽ mà tha cho ông. Từ chối Đấng Christ thì ông sẽ được sống.”

Polycarpus đáp lại, “Tám mươi sáu năm tôi hầu việc [Đấng Christ], và Ngài không bao giờ làm gì sai đối với tôi. Làm sao tôi có thể lăng nhục Vua của tôi là Đấng đã cứu tôi?” Người thẳm phán nói, “Ta sẽ thiêu đốt ngươi trong lửa.” Polycarpus trả lời, “Lửa mà ông đe dọa để đốt cháy có thể bị dập tắt trong một giờ. Ông có biết rằng lửa của sự phán xét hầu đến và sự hình phạt đời đời dành cho những ai không tin kính Chúa [hư mất] không? Tại sao ông do dự làm gì? Hãy đến, và cứ làm điều ông muốn.”

Ngay lúc đó viên thẩm phán truyền lệnh cho hậu vệ ông vào trong đấu trường để tuyên bố lớn với mọi người, “Polycarp đã thừa nhận ông là một Cơ Đốc Nhân!” “Hãy thiêu sống ông!” đám đông hò hét lên. Lửa đã được sẳn sàng. Người hành hình đem Polycarp đóng đinh vào trong cái cột thiêu. Polycarp bình tĩnh nói, “Để cho tôi thông thả. Đấng đã ban cho tôi để chịu đựng lửa sẽ cho phép tôi đứng yên trên giàn thiêu nầy, không cần phải đóng đinh.”

Rồi Polycarp cất tiếng lớn lên trong sự cầu nguyện, ca ngợi Đức Chúa Trời rằng ông “thật xứng đáng để chết.” Lửa đã được đốt lên và ngọn lửa bao phủ chung quanh ông. Khi thân thể của ông không bị nát trong lửa, thì người hành hình dùng dao găm đâm vào ông. Xong kết thúc sự sống của Polycarp, mục sư tại Smyrna và là học trò của Sứ Đồ Giăng. (xem James C. Hefley, Những Anh Hùng Đức Tin ‘Heroes of the Faith,’ Moody Press, 1963, trang 12-14).

Spurgeon nói về “Jane Bouchier, người tử vì đạo Báp Tít vinh hiển của chúng ta …khi bà đã được đưa ra trước Cranmer và Ridley,” hai giám mục của Hội Thánh Anh Quốc Giáo, người đã kết án người Báp Tít nầy để thiêu sống, nói với bà rằng thiêu trong lửa là cái chết dễ dàng. Bà nói với họ, “Tôi là một đầy tớ thật của Đấng Christ như bất cứ người nào của các ông; và nếu các ông đưa người em gái tội nghiệp nầy vào sự chết, nhớ lấy [phải cẩn thận] e rằng Đức Chúa Trời sẽ trút sự hung tàn của La-mã trên các ông, và các ông cũng phải chịu khổ cho Đức Chúa Trời.” Thật đúng như bà nói, cả hai người nầy cũng tử vì đạo trong thời gian ngắn sau đó! (xem C.H. Spurgeon, “Tất Cả Thẩm Quyền Mở Rộng,” Bục Giảng Mới Ngoài Đường ‘The New Park Street Pulpit,’ quyển VI, trang 481-482).

Mặc dù trãi qua nhiều thế kỷ, Polycarp và Jane Pouchier đã bày tỏ một cái đức tin mạnh mẽ khi họ bị đốt trên giàn thiêu. Tuy thế Chúa Giê-su Christ cũng không làm gì khi Ngài bị đe dọa trước sự tra tấn và sự chết! Vâng, Ngài đã nói với thầy cả thượng phẩm. Vâng, Ngài đã nói với Tổng đốc La-mã Phi-lát. Nhưng khi thì giờ của Ngài đã đến để chịu chết và chịu đóng đinh trên Cây Thập Tự, tiên tri Ê-sai đã mô tả một sự thật kỳ diệu, đó là Ngài yên lặng!

“Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng; như chiên con bị dắt tới hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng” (Ê-sai 53:7).

Ngài không nói một lời nào khi họ đánh đập Ngài! Ngài không nói một lời nào khi họ đóng đinh Ngài trên Cây Thập Tự! Chúng ta hãy đến với đoạn văn và uống cách sâu sắc từ đó với ba câu hỏi và trả lời chúng.

I. Thứ nhất, người tên gọi Giê-su là ai?

Ai là người mà tiên tri nói đến, nói rằng,

“Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng …”? (Ê-sai 53:7).

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Ngài là Chúa của sự vinh hiển, là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời là Con thành người! Như trong tín điều nói, “Chúa của muôn Chúa.” Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng Chúa Giê-su chỉ là người thường như một giáo sư hay một đấng tiên tri! Ngài không để chúng ta có cơ hội xem Ngài như những người nầy, vì vậy Ngài nói,

“Ta với Cha là một” (Giăng 10:30).

Lần nữa, Ngài nói,

“Ta là sự sống lại và sự sống, kẻ nào tin ta thì sẽ sống; mặc dù đã chết rồi” (Giăng 11:25).

Nếu bất cứ một người nào khác mà nói những điều đó thì chúng ta sẽ gọi người đó đã biến thành quỷ, một người mắc chứng ảo giác, quẩn trí, điên cuồng hoặc loạn trí! Nhưng khi Chúa Giê-su nói rằng Ta với Cha là một, “Ta là sự sống lại và sự sống,” và những lời giống như vậy, chúng ta ngừng lại và, ngay cả việc xấu nhất của chúng ta, thắc mắc nếu Ngài có thể cũng là không đúng!

Mặc dù tôi không luôn đồng ý với C. S. Lewis trên những điểm khác, làm thế nào mà chúng ta có thể không đồng ý với sứ điệp hữu ích về Chúa Giê-su Christ của ông được? C.S. Lewis nói,

Ở đây tôi đang cố gắng để ngăn ngừa bất cứ một người nào thường nói một sự việc ngu ngốc về Ngài: “Tôi sẳn sàng để chấp nhận Chúa Giê-su như là một giáo sư đạo đức lừng danh, nhưng tôi không chấp nhận Ngài tự xưng là Đức Chúa Trời.” Đó là một việc mà chúng ta không nên nói. Một người chỉ đơn thuần là một con người và nói những sự việc theo kiểu cách Chúa Giê-su nói sẽ không bao giờ là một giáo sư đạo đức lừng danh được. Người ấy có thể là một người điên – ở mức độ của một người tự nói mình là trứng luột sôi – hoặc người ấy là Quỷ Sứ của Địa Ngục. Bạn phải có một sự chọn lựa. Hoặc người nầy đã, và là Con của Đức Chúa Trời: hoặc là người mất trí, hoặc là một việc gì đó tồi tệ hơn. Bạn có thể loại trừ Ngài vì sự ngu ngốc, bạn có thể nhổ vào Ngài và giết Ngài như một ác quỷ; hoặc bạn có thể quỳ dưới chân Ngài và gọi Ngài là Chúa là Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta đừng đến với bất cứ một hành động ngu dại nào về Ngài là một người giáo sư nổi tiếng. Ngài không có chừa chổ cho chúng ta nghỉ vậy. Ngài cũng không có dự định đó (C. S. Lewis, Ph.D., Chỉ Là Cơ Đốc Giáo ‘Mere Christianity,’ Harper Collins, 2001, trang 52).

“Bạn có thể nhổ vào Ngài và giết Ngài như một ác quỷ; hoặc bạn có thể quỳ dưới chân Ngài và gọi Ngài là Chúa là Đức Chúa Trời …Bạn phải làm một sự chọn lựa,” vì Chúa Giê-su phán,

“Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14:6).

Bạn đã có rồi đó! Bạn không thể hòa hợp Chúa Giê-su với Phật Giáo hoặc Ấn Độ Giáo hoặc Hồi Giáo, chỉ vì Chúa Giê-su “Ngài không để cho chúng ta lựa chọn. Ngài không có ý định đó.” Chúa Giê-su Christ không để cho chúng ta có những sự lựa chọn khác. Ngài nói, “Ngoài Ta, không ai được đến cùng Cha.” Như C. S. Lewis nói, “Bạn có thể nhổ vào Ngài và giết Ngài …hoặc bạn có thể quỳ dưới chân Ngài và gọi Ngài là Chúa là Đức Chúa Trời … Bạn phải có một sự lựa chọn.” Một là cái nầy, hai là cái kia. Không ai thật sự trung lập trong vấn đề nầy! Họ có thể giả đò, nhưng thật ra họ không bao giờ ở thế trung lập. “Ngài không để chổ cho chúng ta chọn lựa”

II. Thứ hai, tại sao Chúa Giê-su thất bại trong sự biện hộ chính Ngài trước những người tra tấn và giết Ngài?

Tại sao như vậy?

“Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng”? (Ê-sai 53:7).

Một nhà khoa học gia nổi tiếng Albert Einstein, không phải là một Cơ Đốc Nhân, đã nói,

Không một người nào có thể đọc [bốn] Sách Phúc Âm mà không cảm nhận được sự thực hữu của Chúa Giê-su. Bản chất của Ngài rung động qua mỗi lời nói. Không có một thần thoại nào chứa đầy đời sống như vậy (Albert Einstein, Ph.D., Tạp Chí Tối Thứ Bảy ‘The Saturday Evening Post,’ Ngày 26 Tháng 10 Năm 1929).

Tuy thế khi Ngài bị quần quật và bị đóng đinh Chúa Giê-su không nói điều gì! Tại sao Chúa Giê-su không chịu biện hộ cho chính Ngài với những người đánh đập và giết Ngài? Nhà triết học người Pháp Rousseau, dù là người vô thần, điều kỳ lạ là ông có câu trả lời gần đúng cho câu hỏi đó khi ông nói,

Nếu Xô-crát Socrates sống và chết như là nhà triết học gia, Chúa Giê-su sống và chết như Đức Chúa Trời (Jean-Jacques Rousseau, triết học gia người Pháp, 1712-1778).

Chúa Giê-su không tự bảo vệ cho chính Ngài là vì mục đích của Ngài xuống trần gian nầy là để chịu khổ và chịu chết trên Cây Thập Tự. Một năm trước khi Ngài chịu đóng đinh Chúa Giê-su bày tỏ rỏ ràng về điều đó.

“Từ đó, [từ lúc đó] Đức Chúa Giê-su mới tỏ cho môn đồ biết rằng mình phải đi đến thành Giê-ru-sa-lem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn khổ bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại” (Ma-thi-ơ 16:21).

Sách Chú Giải Tân Ước ‘The Applied New Testament Commentary’ nói rằng,

Phi-e-rơ đã xưng nhận Chúa Giê-su là Đấng Christ, là Đấng Mê-si, là Con của Đức Chúa Trời hằng sống [Mác 8:29]. Nhưng [Phi-e-rơ] vẩn không hiểu được Chúa Giê-su Christ xuống trần gian nầy để làm gì. Ông nghĩ cũng giống như những người Do Thái khác nghĩ, Chúa Giê-su Christ xuống trần gian nầy để làm vua. Vì vậy, khi Chúa Giê-su nói với ông rằng [Ngài] phải chịu mọi sự đau khổ … và phải bị giết, Phi-e-rơ không thể chấp nhận điều đó. Ông quở trách Chúa Giê-su nói như vậy. Chúa Giê-su cũng nói rằng sau ba ngày [Ngài] sẽ sống lại. Chúa Giê-su đã biết, không chỉ là Ngài sẽ chết, nhưng cũng biết rằng Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết trong ngày thứ ba. Những môn đồ thì không thể hiểu tất cả điều nầy (Thomas Hale, Sách Chú Giải Tân Ước ‘The Applied New Testament Commentary,’ Nhà Xuất Bản, 1996, trang 260-261).

Nhưng chúng ta sẽ hiểu nó. Kinh Thánh nói rằng,

“Đức Chúa Giê-su Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội” (1 Ti-mô-thê 1:15).

bởi sự chết của Ngài cho tội lổi chúng ta trên Thập Tự Giá, và bởi sự sống lại của Ngài, đã cho chúng ta sự sống. Chúa Giê-su không nói một lời nào để bảo vệ Ngài khi Ngài chịu thống khổ và bị đóng đinh bởi vì, như Ngài đã nói với Thống Đốc Phi-lát, “Vì sao Ta đã sanh, và vì sao Ta đã giáng thế” (Giăng 18:37).

III. Thứ ba, đoạn văn nói với chúng ta điều gì về sự yên lặng chịu khổ của Chúa Giê-su?

Xin vui lòng đứng lên và đọc lớn Ê-sai 53:7 thêm một lần nữa.

“Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng; như chiên con bị dắt tới hàng làm thịt, như chiên [câm] ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng” (Ê-sai 53:7).

Quý vị có thể ngồi xuống.

“Ngài bị áp bức, và bị áp chế tinh thần.” Tiến sĩ Young nói rằng điều nầy có thể diễn dịch, “Ngài [chấp nhận] chính Ngài để bị áp chế.” “Trong sự áp chế Ngài đả tình nguyện chịu khổ …Không có sự tự vệ cho chính mình hay sự phản đối từ miệng Ngài. Không một người nào có thể đọc [lời tiên tri nầy] mà không suy nghĩ về sự thi hành, khi đứng trước sự xét xử của Phi-lát, người Đầy Tớ chân thật không trả một lời gì. ‘Khi Ngài bị chửi rủa, không chửi rủa lại’ [Khi Ngài bị xử tử không có gì đe dọa được Ngài]” (Edward J. Young, Ph.D., Sách Tiên Tri Ê-sai ‘The Book of Isaiah,’ Eerdmans, 1972, quyển 3, trang 348-349).

“Phi-lát bèn nói cùng Ngài rằng: Họ có nhiều điều làm chứng kiện ngươi, ngươi há không nghe đến sao? Song Đức Chúa Giê-su không đáp lại một lời gì; đến nổi làm cho quan tổng đốc [lấy làm lạ lắm]” (Ma-thi-ơ 27:13-14).

“Các thầy tế lễ cả cáo Ngài nhiều điều; Phi-lát lại tra gạn Ngài mà rằng: Ngươi chẳng đối đáp chi hết sao? Hãy coi họ cáo tội ngươi biết bao nhiêu. Nhưng Đức Chúa Giê-su chẳng trả lời chi nữa, nên nổi Phi-lát lấy làm lạ [lấy làm ngạc nhiên và lạ lắm]” (Mác 15:3-5).

“Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng; như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt; như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng” (Ê-sai 53:7).

Trong Ê-sai 53:7 Đấng Christ được so sánh với một con chiên. Trong Cựu Ước, người ta dùng con chiên để giết làm của tế lễ dâng lên cho Đức Chúa Trời. Để sửa soạn con chiên làm tế lễ thì họ phải giết và làm thịt nó, cạo lông và cắt nó ra. Con chiên đứng yên trong khi nó bị hớt lông. Như con chiên tế lễ yên lặng trước hàng làm thịt, “Ngài chẳng từng mở miệng” (Ê-sai 53:7).

Giăng Báp Tít cũng ví sánh Chúa Giê-su như là con chiên bị giết để làm tế lễ khi ông nói,

“Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29).

Khi bạn tin nhận Chúa Giê-su bằng đức tin, sự hy sinh của Ngài trên Thập Tự Giá đã trả thay tất cả tội lổi của bạn, và bạn có thể đứng thẳng trước mặt Đức Chúa Trời. Lổi lầm của bạn đã được chuộc bởi sự chết của Ngài trên Thập Tự Giá. Và tội lổi của bạn được rửa sạch bởi Huyết của Ngài tại đó.

David Brainerd, nhà truyền giáo trứ danh cho người Mọi Da Đỏ, đã tuyên bố sự thật nầy qua suốt mục vụ của ông. Như ông giảng cho người Mọi Da Đỏ, ông nói, “Tôi không bao giờ rời bỏ Chúa Giê-su và sự đóng đinh của Ngài. Tôi đã nhận thấy rằng từ khi những người nầy đã nắm chặt bởi sự mạnh mẽ …ý nghĩa về sự hy sinh của Chúa Giê-su Christ thay cho chúng ta, tôi không cần phải cho họ nhiều sự hướng dẩn về sự thay đổi cách sống của họ” (Paul Lee Tan, Th.D., Sách Giáo Khoa về 7,700 Thí Dụ ‘Encyclopedia of 7,700 Illustrations,’ Assurance Xuất Bản, 1979, trang 238).

Tôi biết điều đó cũng là sự thật cho ngày hôm nay. Một khi bạn nhận thấy,

“Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh”
       (1 Cô-rinh-tô 15:3).

và một khi bạn đầu phục đến sự hy sinh và sự sống lại của Đấng Cứu Chuộc, bạn là một Cơ Đốc Nhân. Còn những điều còn lại thì dể dàng giải thích và hiểu biết. Tin nhận Chúa Giê-su Christ bằng đức tin, bạn sẽ được cứu!

Trong lúc ông nằm hấp hối, Spurgeon nói, “Thần học của tôi tìm thấy trong bốn chữ nhỏ nhoi – ‘Giê-su chết cho tôi.’ Tôi không nói điều nầy là tất cả những gì tôi giảng nếu tôi được sống lại lần nữa, nhưng điều đó thì còn hơn là đủ để chết cho. Giê-su chết cho tôi” (Tan, ibid.). Bạn có thể nói được điều đó không? Bạn có thể nói là “Giê-su chết cho tôi”? Nếu không, bạn sẽ đầu phục Đấng Cứu Chuộc đã sống lại và tin nhận Ngài tối nay không? Bạn có muốn nói rằng, “Chúa Giê-su đã chịu chết cho tôi, và tôi muốn đầu phục Ngài và tin cậy Ngài để nhận được sự cứu rổi qua Huyết báu của Ngài không”? Nguyện Chúa giúp đở bạn có một đức tin đơn sơ để làm việc nầy. A-men

.

Xin vui lòng đứng lên và hát bài Thánh ca số sáu trong tập nhạc của bạn, “Và Điều Đó Có Thể Được Không? ‘And Can It Be?’” của Charles Wesley.

Điều đó có đúng rằng tôi sẽ được
   Dự phần trong huyết của Đấng Cứu Chuộc?
Ngài chết cho tôi, người đem đớn đau cho Ngài
   Vì tôi, Ngài cam chịu chết đến cùng?
Tình yêu lạ lùng! Sao có thể được,
   Chúa tôi, Ngài cam chết thay cho tôi?
Tình yêu lạ lùng! Sao có thể được,
   Chúa tôi, Ngài cam chết thay cho tôi?
(“Điều Đó Có Thể Được Không? ‘And Can It Be?’
     bởi Charles Wesley, 1707-1788).

Nếu bạn nhận thức rằng Chúa Giê-su có thể tha thứ tội lổi của bạn và ban cho bạn sự cứu rổi linh hồn, chúng tôi muốn nói chuyện thêm với bạn về việc trở thành Cơ Đốc Nhân. Xin vui lòng rời khỏi hàng ghế và đi về phía sau phòng nầy. Tiến sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến phòng yên tịnh để chúng ta có thể nói chuyện. Đi về phía sau hội trường ngay bây giờ. Ông Lee, xin vui lòng đến đây cầu nguyện cho những ai đáp ứng. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Bác Sĩ Kreighton L. Chan: Ê-sai 52:13-53:7.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Mão Gai ‘A Crown of Thorns’” (bởi Ira F. Stanphill, 1914-1993).


DÀN BÀI CỦA

SỰ YÊN LẶNG CỦA CHIÊN CON

(BÀI GIẢNG SỐ 8 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI 53)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng; như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt; như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng” (Ê-sai 53:7).

I.   Thứ nhất, người tên gọi Giê-su nầy là ai? Giăng 10:30; 11:25;
Giăng 14:6.

II.  Thứ hai, tại sao Chúa Giê-su không biện hộ cho mình trước những
người tố cáo và muốn giết Ngài? Ma-thi-ơ 16:21; 1 Ti-mô-thê 1:15;
Giăng 18:37.

III. Thứ ba, đoạn văn nầy cho chúng ta biết điều gì về sự yên lặng chịu
khổ của Chúa Giê-su? Ma-thi-ơ 27:13-14; Mác 15:3-5; Giăng 1:29;
1 Cô-rinh-tô 15:3.