Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




CHÚA GIÊ-SU BỊ THƯƠNG TÍCH, BỊ BẦM TÍM, VÀ BỊ ĐÁNH ĐẬP

(BÀI GIẢNG SỐ 6 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI CHƯƠNG 53)
JESUS WOUNDED, BRUISED AND BEATEN
(SERMON NUMBER 6 ON ISAIAH 53)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối thứ bảy ngày 23 tháng 3 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Saturday Evening, March 23, 2013

“Nhưng người đã vì tội lổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh” (Ê-sai 53:5).


Hai chữ Hy-lạp trong thư Rô-ma đoạn một có thể dùng để chỉ sự khác biệt giữa sự biết một vài việc và có kiến thức nhận biết về nó. Chúng ta được biết trong Rô-ma 1:21 rằng người xưa “đã biết Đức Chúa Trời.” Trong tiếng Hy-lạp chữ “đã biết” là “gnosis” (sự ngộ đạo). Nó có nghĩa là họ đã biết về Đức Chúa Trời. Nhưng trong Rô-ma 1:28 nói rằng họ không “hiểu biết Đức Chúa Trời.” Chữ “hiểu biết” đây là “epignosis.” Nó biểu thị một hình thức mạnh mẽ của gnosis [thông thạo], bày tỏ đầy đủ của một sự hiểu biết với một ảnh hưởng mạnh mẽ hơn (xem W.E. Vine, An Expository Dictionary of new Testament Words (Giải Nghĩa Tự Điển Tân Ước), Revell, 1966, quyển II, trang 301). Mặc dù những người xưa biết về Đức Chúa Trời [gnosis], họ không có hiểu biết về Ngài cách cá nhân [epignosis]. Họ không biết Đức Chúa Trời cách riêng tư.

Khi chúng ta quan sát đến lễ nghi của Thánh Lễ Tiệc Thánh, tôi nghĩ đến hai chữ Hy-lạp đó trong đoạn một của thư Rô-ma diễn tả đến một vài người trong số của bạn nhìn xem chúng tôi lấy bánh và chén, nhưng chính những người đó chưa được dùng, bởi vì họ chưa được cứu. Bạn biết từ trong ra ngoài về ý nghĩa của Tiệc Thánh là gì, nhưng bạn không có được kinh nghiệm sinh động Chúa Giê-su Christ miêu tả. Bạn có một sự hiểu biết về nó, một sự (gnosis ngộ đạo về nó), nhưng bạn không có hiểu rỏ (epignosis) đầy đủ về Chúa Giê-su Christ. Bạn không biết chính Đấng Christ.

Và đó là đoạn văn của chúng ta. Bạn có thể hiểu biết về khía cạnh bên ngoài của những chữ nầy và ý nghĩa của chúng, nhưng bạn không hiểu thấu được ý nghĩa sâu sa của nó, sự hiểu biết một cách đầy đủ là có “sức ảnh hưởng mạnh mẻ” đến bạn (ibid.). Vì thế, mục đích của tôi là hướng sự chú ý của bạn đến ý nghĩa sâu thẳm của đoạn văn, với hy vọng rằng trí hiểu biết của bạn với những chữ nầy sẽ ăn sâu vào chính cái kinh nghiệm cá nhân của bạn với Chúa Giê-su Christ.

“Nhưng người đã vì tội tổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh” (Ê-sai 53:5).

Đây là câu mà bạn phải nắm vững nếu tấm lòng bạn mong được thay đổi. Tôi cầu nguyện cho bạn rằng bạn sẽ đổi từ kiến thức hiểu biết đến sự tin nhận Chúa Giê-su Christ thật sự – là Đấng chịu chết trên Thập Tự Giá để đền tội cho bạn. Có ba điểm chính trong đoạn văn nầy.

I. Thứ nhất, Đấng Christ vì tội lổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương.

“Nhưng người đã vì tội lổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương …” (Ê-sai 53:5).

Chữ đầu tiên là “nhưng” cho thấy sự tương phản giữa ý tưởng sai lầm được đề cập ở phần cuối trong câu bốn, rằng Chúa Giê-su Christ chịu chết bởi tội của chính Ngài và là một hành động điên rồ, và sự thật của sự kiện là Ngài chịu chết để trả thay tội lổi chúng ta. Tiến Sĩ Edward J. Young là một học giả Cựu Ước. Ông là bạn chí cốt của Mục Sư người Trung Hoa của tôi là Tiến Sĩ Timothy Lin, cũng là một học giả Cựu Ước lổi lạc. Tiến Sĩ young nói, “Một việc quan trọng khác được tìm thấy trong đại danh từ Ngài được đặt ở chổ đầu tiên, vì thế cho thấy rằng, nó đối lập lại với những ai đáng bị trừng phạt, Ngài mang tội lổi của kẻ có tội” (Edward J. Young, Ph.D., Sách Tiên Tri Ê-sai, Công Ty Xuất Bản William B. Eerdmans, 1972, quyển 3, trang 347).

“Nhưng người đã vì tội lổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương …” (Ê-sai 53:5).

Chữ “bị thương” rất là quan trọng. Tiến Sĩ Young nói rằng trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “xuyên (đâm) thấu qua, và ý nghĩa kèm theo đó thường thường là sự xuyên thấu qua cho đến chết” (Young, ibid.). Tiếng Hê-bơ-rơ chữ đó có nghĩa “xuyên (đâm) thấu qua,” “xuyên (đâm) vào” (ibid.). Chữ đó cũng xuất hiện trong sách Xa-cha-ri 12:10),

“Chúng nó sẽ nhìn xem ta là Đấng chúng nó đã đâm” (Xa-cha-ri 12:10).

Đây là lời tiên tri nói trước về Chúa Giê-su Christ, là Đấng bị đâm thủng trên đầu bởi cái mão gai, tay chân của Ngài bị đâm thủng bởi những cây đinh trên Thập Tự Giá, là Đấng đã bị đâm thủng bên hông bởi ngọn giáo của tên lính La-mã. Như Sứ Đồ Giăng đã nói với chúng ta,

“Một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra … vì điều đó xảy ra cho được ứng nghiệm lời Thánh Kinh nầy …[lại có lời Kinh Thánh] nầy nữa, chúng nó sẽ ngó thấy người mà mình đã đâm” (Giăng 19:34, 36, 37).

Và, rồi sau đó, đoạn văn nói, “vì sự gian ác chúng ta mà Ngài bị vết” (Ê-sai 53:5). Trong tiếng Hê-bơ-rơ chữ cho từ “bruised bị bầm” có nghĩa là “crushed nhàu nát” (Young, ibid.). Sự nhàu nát và bầm nát của Chúa Giê-su Christ bắt đầu từ trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, cái đêm trước khi Ngài chịu đóng đinh, khi Chúa Giê-su đang

“Trong cơn rất đau thương … mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).

Trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, Chúa Giê-su Christ bị tan nát bởi gánh nặng tội lổi của chúng ta chồng chất trên Ngài tại nơi đó.

Vài giờ sau đó, Chúa Giê-su Christ bị bầm dập và nhàu nát bởi sự đánh đập tàn nhẫn và Ngài chịu nhiều khổ hình trước khi Ngài bị đóng đinh trên Cậy Thập Tự, và bị giáo đâm xuyên qua. Nhưng ý nghĩa sâu sắc hơn của sự tan nát đó là nói lên cái gánh nặng của tội lổi chúng ta chồng chất trên Ngài, như Sứ Đồ Phi-e-rơ đã nói,

“Ngài gánh tội lổi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ …”
        (1 Phi-e-rơ 2:23).

“Nhưng người đã vì tội lổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương …” (Ê-sai 53:5).

Tiến Sĩ Isaac Watts làm sáng tỏ điều đó qua bài Thánh Ca nổi tiếng của ông,

Phải vì gian ác mà tôi đã làm
   Nên Chúa chịu treo thân thế kia?
Ái tâm thật diệu kỳ! Giàu ân điển!
   Tình yêu Chúa chẳng ai tày!
Mặt trời trong đêm tối thể che được,
   Và cầm giử vinh hiển lại,
Khi Christ, Đấng Sáng Tạo uy quyền, chết
    Vì tội lỗi của muôn loài.
(“Cuối Cùng! Chúa Cứu Chuộc Tôị Có Tuôn Huyết ?
   ‘Alas! And Did My Saviour Bleed?’” bởi Isaac Watts, D.D., 1674-1748).

II. Thứ hai, Đấng Christ bị sửa phạt thế chổ chúng ta.

Chú ý đến mệnh đề thứ ba trong đoạn văn chúng ta,

“Nhưng người đã vì tội lổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương; bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an …” (Ê-sai 53:5).

Tôi đọc câu đó trong nhiều năm nhưng không hiểu ý nghĩa của nó. Tiến Sĩ Delitzsch dịch là, “sự trừng phạt dẩn đến sự bình an chúng ta” (C.F. Keil và F. Delitzsch, Chú Giải Cựu Ước, Công Ty Eerdmans Xuất Bản, tái bản 1973, quyển VII, trang 319). “Đó là sự bình an của chúng ta …tình trạng khỏe khoắn chung của chúng ta, phước hạnh của chúng ta, bởi những sự đau đớn nầy … đã bảo đảm” (ibid,). Chữ “sự sửa phạt” có nghĩa “sự hành hạ.” Tiến Sĩ Young nói, “Một người không đọc đoạn văn nếu người đó quả quyết rằng sự sửa phạt [sự hành hạ] mà giáng xuống trên [Chúa Giê-su Christ] là mục đích của sự làm nguôi” (Young, ibid., trang 349). Sự công bình của Đức Chúa Trời đổ xuống trên Chúa Giê-su Christ – sự làm nguôi và sự hòa giải cho sự đoán xét của Đức Chúa Trời nghịch cùng tội lổi. Tiến Sĩ John Gill đã đi đến nơi mà nhiều nhà bình luận thời đại không dám đi, và đã làm đúng, khi ông nói,

Sự sửa phạt dẫn đến sự bình an cho chúng ta đã đổ ra trên Ngài; đó là, sự trừng phạt cho tội lổi chúng ta đã giáng xuống trên Ngài, nhờ đó sự bình an và sự hòa giải của chúng ta với Đức Chúa Trời qua chính Ngài mà được…do đó sự phán xét thiêng liêng đã được khuyên giải, sự công bình được thỏa mản, và đã được làm hoà (John Gill, D.D., Giải Nghĩa Kinh Thánh Cựu Ước ‘An Exposition of the Old Testament,’ The Baptist Standard Bearer, 1989 tái bản, quyển I, trang 312).

Sứ Đồ Phao-lô nói về Đấng Christ “làm dịu đi” sự phán xét của Đức Chúa Trời khi ông viết,

“Đức Chúa Giê-su Christ; là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội bởi đức tin trong Huyết Đấng ấy” (Rô-ma 3:24-25).

Albert Midlane giải thích ý nghĩa mà Sứ Đồ Phao-lô gọi là “làm dịu đi” trong bài thánh ca mà Ông Griffith đã hát trước bài giảng,

Không lưỡi nào nói lên phẩn nộ Ngài chịu,
   Phẩn nộ mà tôi đáng bị;
Tội đã xa; vì Ngài mang hết rồi,
   Để tội nhân được buông tha.

Bây giờ không còn một giọt còn lại,
   “Đã được trọn,” Ngài kêu lên;
Bởi giá trị đầy một hơi, Ngài uống
   Chén phán xét đã cạn khô.
(“Chén Của Sự Phán Xét ‘The Cup of Wrath’
    bởi Albert Midlane, 1825-1909).

Chúa Giê-su Christ bị sửa trị, trừng phạt thế chổ cho chúng ta, vì vậy Ngài giải hòa chúng ta ra khỏi sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời.

“Bởi sự sửa phạt Ngài chịu chúng ta được bình an” (Ê-sai 53:5).

III. Thứ ba, Chúa Giê-su Christ chữa lành tội lổi của chúng ta bởi những lằn roi Ngài chịu.

Xin vui lòng đứng lên và đọc lớn câu Kinh Thánh nầy, chú ý cẩn thận đến mệnh đề chót, “bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh.”

“Nhưng người đã vì tội lổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh” (Ê-sai 53:5). .

Quý vị có thể ngồi xuống.

“Bởi lằn rôi người chúng ta được lành bệnh.” Chữ “lằn roi” trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “vết thương” (Từ mạnh). Sứ Đồ Phi-e-rơ trích dẫn câu nầy trong 1 Phi-e-rơ 2:24. Chữ Hy-lạp, được dung bởi Phi-e-rơ, được dịch là “lằn roi.” Từ nầy có nghĩa là “vết của cú đánh” (Từ mạnh). Tôi tin rằng những chữ, “bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh,” trong Ê-sai 53:5 và I Phi-e-rơ 2:24 chủ yếu là ám chỉ đến sự bị đánh đòn của Chúa Giê-su. Tôi tin chắc rằng những chữ nầy ám chỉ đặc biệt đến sự chịu trận đòn của Đấng Christ, bởi những tên lính dưới sự ra lệnh của Phi-lát là Tổng Đốc của Giu-đa, trước khi Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự. Kinh Thánh chép,

“Bấy giờ Phi-lát bắt Đức Chúa Giê-su và sai đánh đòn Ngài” (Giăng 19:1).

“Phi-lát bèn tha tên Ba-ra-ba cho chúng; và khiến đánh đòn Đức Chúa Giê-su, đoạn giao Ngài ra để đóng đinh trên cây thập tự” (Ma-thi-ơ 27:26).

Bình luận về từ “đánh đập” từ tiếng Hy-lạp, W. E. Vine nói rằng nó nói lên “sự đánh đập mà Đấng Christ cam chịu và thi hành bởi mệnh lệnh của Phi-lát. Dưới phương pháp đánh đập của La-mã, một người phải bị lột [trần] và bị trói trong tư thế uốn cong người vào cột trụ…Cái roi [roi da] là làm bằng dây da, buột thêm những xương hoặc chì nhọn, mà xé rách da thịt của lưng và ngực. Eusebius (Ký Sự Niên Đại) chép về sự ông đã chứng kiến sự đau đớn của những người tử vì đạo chết dưới cách đối đãi nầy” (W. E. Vine, Tự Điển Giải Nghĩa Từ Ngữ Tân Ước ‘An Expository Dictionary of New Testament Words,’ Công Ty Fleming H. Revell, 1966 tái bản, quyển III, trang 327, 328). Chữ ‘đánh đập’ cũng được dùng bởi Chúa Giê-su trong lời tiên tri về sự chịu khổ trên Ngài sẽ đến, khi Ngài nói,

“Nầy, chúng ta đi lên thành Giê-ru-sa-lem; và Con Người [Christ] sẽ bị bắt nộp cho các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo, bọn đó sẽ luận giết Ngài. Họ sẽ nộp Ngài cho dân ngoại, hầu để nhạo báng, đánh đập, và đóng đinh trên cây thập tự …” (Ma-thi-ơ 20:18-19).

Spurgeon đã đưa ra những lời phê bình nầy về sự đau khổ của Chúa Giê-su Christ:

Đứng yên, rồi, và sẽ thấy [Chúa Giê-su] buộc chặc [bị trói trên] một cột trụ, và bị đánh đập cách tàn nhẫn. Hãy nghe những cú đòn [của roi da], đánh dấu những vết thương đẩm máu, và thấy thế nào mà Ngài trở nên một sự đau đớn lớn lao ngay cả đến thân thể được ban phước. Rồi chú ý làm sao linh hồn của Ngài cũng bị đánh đòn [đánh đập]. Nghe làm sao tiếng roi da dán xuống trên linh hồn của Ngài, đến khi nội tâm của Ngài bị thương với những sự hành hạ, tất cả nhưng không thể chịu đựng, mà Ngài đã cam chịu hết cho chúng ta…trầm ngâm trên chủ đề long trọng không một sự suy nghỉ lạc hướng, và tôi cầu xin rằng bạn và tôi có thể cùng chung suy nghỉ trên những sự đau đớn không so được với [Chúa Giê-su] cho đến khi tấm lòng của chúng ta tan ra trong chúng ta trong sự yêu thương và cảm kích đối với Ngài (C. H. Spurgeon, “Christopathy,” Trung Tâm Giảng Kinh Tabernacle ‘The Metropolitan Pulpit,’ Xuất Bản Pilgrim, 1976 tái bản, quyển XLIII, trang 13).

Lần nữa, Spurgeon nói rằng đó là do tội lổi của chúng ta mà Ngài phải chịu sự trừng phạt đau đớn và phải bị đóng đinh. Đó là vì bạn và tôi mà Chúa Giê-su phải bị những lằn đòn trừng phạt, và phải bị đóng đinh trên cây thập tự, Spurgeon nói,

Thật chúng ta có dư phần trong sự đau buồn của Ngài. Ồ, và chúng ta chắc chắn là “bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh.” Bạn đã đánh Ngài [bạn đánh đập Ngài], bạn thận mến, bạn đã làm tồn thương Ngài; cho nên, đừng nghỉ yên cho đến khi bạn có thể nói, “bởi lằn roi người tôi được lành bệnh.” Chúng ta phải có [sự hiểu biết về] cách cá nhân đến Đấng chịu khổ [Chúa Giê-su] nếu chúng ta muốn được lành bệnh [từ tội lỗi] bởi những lằn roi người. Chúng ta phải…đặt tay của chính chúng ta lên sự hy sinh quá lớn lao nầy, và nhận lành nó như [đã làm vì chúng ta], bằng không thì thật là khốn nạn [khủng khiếp] nếu chỉ biết rằng Đấng Christ bị [đánh đập], nhưng không nhận biết “bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh.”…Chúng ta không cần nói đến sự chửa lành nếu tội lỗi không được Đức Chúa Trời xem nó như là bệnh tật (ibid., trang 14)….“Bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh.” Đây không phải là cách trị liệu tạm thời; mà là thuốc [mang lại] trong đó sức khoẻ mà sẽ làm cho linh hồn [của bạn] hoàn toàn [khoẻ khoắn], đặng cuối cùng, trong vòng những người thánh trước ngai của Đức Chúa Trời [trên Thiên Đàng], người đó sẽ hát với [nhiều người khác ở đó] “bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh.” Vinh hiển thuộc Đấng Christ đã tuôn huyết! Mọi danh dự, và ngoai nghiêm, và quyền thế, và sự tôn vinh thuộc về Ngài mãi mãi. Và hãy để tất cả [những ai được chửa lành khỏi tội lỗi] nói rằng, “A-men và A-men” (ibid., trang 21).

“Nhưng người đã vì tội lổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt Người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh” (Ê-sai 53:5).

Nhưng chỉ biết tất cả những sự thật nầy sẽ không cứu được bạn! Ngoại trừ sự thật về sự khổ nạn của Chúa Giê-su Christ trong phân đoạn nầy nắm giữ lòng bạn, nếu không bạn sẽ không được thay đổi! Hãy để đoạn văn nắm giữ lòng của bạn. Hãy để những lời nầy dời tâm hồn của bạn đến với Chúa Giê-su Christ.

“Nhưng người đã vì tội lổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương; bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh” (Ê-sai 53:5).

Cầu xin những lời đó đem bạn đến sự tin cậy Chúa Giê-su Christ, và chữa lành bạn từ mọi tội lỗi, vì vậy bạn có thể nói rằng, “Bởi lằn roi người bạn được chữa lành từ sự giày vò của tội lổi, bây giờ và cho đến đời đời.” A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Mục Sư: Ê-sai 52:13-53:5.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chén Của Sự Phán Xét” (bởi Albert Midlane, 1825-1909).


DÀN BÀI CỦA

CHÚA GIÊ-SU BỊ THƯƠNG TÍCH, BỊ BẦM TÍM, VÀ BỊ ĐÁNH ĐẬP

(BÀI GIẢNG SỐ 6 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI CHƯƠNG 53)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Nhưng người đã vì tội lổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh” (Ê-sai 53:5).

(Rô-ma 1:21, 28)

I.   Thứ nhất, Đấng Christ vì tội lổi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác
chúng ta mà bị thương, Ê-sai 53:5a; Xa-cha-ri 12:10;
Giăng 19:34, 36, 37; Lu-ca 22:44; 1 Phi-e-rơ 2:24.

II.  Thứ hai, Đấng Christ chịu đánh đập thế cho chúng ta, Ê-sai 53:5b;
Rô-ma 3:24-25.

III. Thứ ba, Chúa Giê-su Christ chữa lành tội lổi của chúng ta bời những
lằn roi Ngài chịu, Ê-sai 53:5c; Giăng 19:1; Ma-thi-ơ 27:26; 20:18-19.