Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




ĐẤNG CHRIST - GIẢM GIÁ TRỊ TOÀN BỘ

(BÀI GIẢNG SỐ 4 CỦA SÁCH Ê-SAI CHƯƠNG 53)
CHRIST – UNIVERSALLY DEVALUED
(SERMON NUMBER 4 ON ISAIAH 53)
(Vietnamese)

bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối thứ bảy ngày 16 tháng 3 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Saturday Evening, March 16, 2013

“Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ, từng trãi sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì” (Ê-sai 53:3).


Tiến Sĩ Edward J. Young nói,

Người không tin trong thời Ê-sai ở đây được miêu tả giống như người không tin được tìm thấy trong tất cả chúng ta ngày nay. Con người vui vẻ ca tụng về những công việc của [Đấng Christ]. Họ sẽ ca ngợi về mỹ đức của Ngài, sự dạy dổ của Ngài, tuyên bố rằng Ngài là một người tốt và là một đấng tiên tri lớn, là người duy nhất để trả lời cho những nan đề của xã hội trong thế giới ngày nay. Tuy nhiên, họ sẽ không, thừa nhận rằng họ là tội nhân, đáng bị hình phạt đời đời, và rằng Chúa Giê-su Christ đã chết thay cho, trù tính để đáp ứng về sự công bình của Đức Chúa Trời để đem đến sự giải hòa giữa Đức Chúa Trời với tội nhân. Con người không muốn nhận lấy điều gì Đức Chúa Trời nói về Con của Ngài. Ngày nay, cũng vậy, Đầy Tớ [Đấng Christ] đã bị con người từ bỏ và họ không kính sợ Ngài (Edward J. Young, Ph.D., Sách Tiên Tri Ê-sai, Công ty William B. Eerdmans xuất bản 1972, quyển 3, trang 344).

Luther nói rằng chương 53 của sách Ê-sai là trái tim của Kinh Thánh. Tôi nghĩ ông nói đúng. Nếu bạn chấp nhận điều đó, thì đoạn văn của chúng ta trở thành quan trọng vô cùng. Tôi tin rằng câu nầy là một câu rỏ ràng nhất về tình trạng suy đoài của con người được chép trong Kinh Thánh. Bởi “tình trạng suy đoài” mà có “mục nát”. Bởi “tất cả” mà “hoàn toàn”. Con người đã trở thành mục nát hoàn toàn bởi tội lổi của tổ phụ đầu tiên. Như Heidelberg Catechism đã nói, tình trạng mục nát của con người thiên nhiên “Đến từ sự thất bại trong sự vâng lời của tổ phụ đầu tiên là A-đam và Ê-va trong vườn Địa Đàng. Sự thất bại nầy là độc tố đi vào bản chất tự nhiên của chúng ta, vì chúng ta sanh ra trong tội lổi - mục nát từ hoài thai trở đi” (The Heidelberg Catechism, Câu hỏi số bảy). Tất cả tình trạng suy đoài cho thấy sự thù địch của con người với Đức Chúa Trời,

“Vì sự chăm về xác thịt [nghịch] với Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:7).

Sự thù nghịch đó kéo dài đến Chúa Giê-su Christ, là Ngôi Hai Đức Chúa Trời là Con. Tình trạng suy đoài hoàn toàn đó giải thích tại sao những người lính La-mã bắt giữ Ngài

“Họ nhổ trên Ngài, và lấy cây sậy đánh đầu Ngài” (Ma-thi-ơ 27:30).

Tình trạng suy đoài hoàn toàn đó giải thích tại sao quan tổng đốc La-mã Phi-lát

“Khiến đánh đòn Đức Chúa Giê-su, [đoạn] giao Ngài ra để đóng đinh trên cây thập tự” (Ma-thi-ơ 27:26).

Tình trạng suy đoài hoàn toàn đó giải thích rằng tại sao người ta la mắng Ngài, lăng nhục Ngài trong khi Ngài bị treo trên cây thập tự để chết.

Tình trạng suy đoài hoàn toàn đó giải thích rằng tại sao, và ngay cả ngày hôm nay,

“Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ, từng trãi sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì” (Ê-sai 53:3).

I. Thứ nhất, tình trạng suy đoài đưa con người đến sự xem thường và từ chối Đấng Christ.

“Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ …” (Ê-sai 53:3).

Sự từ chối Đấng Christ đã được diễn tả là tình trạng chung mà chúng ta thấy trong thế giới ngày nay. Chúng ta thấy điều đó trên trang bìa của những tờ tạp chí như TimeNewsweek trong dịp Giáng Sinh và Phục Sinh. Những tờ báo xuất bản định kỳ nầy viết cách cố định trên trang bìa về câu chuyện của Chúa Giê-su Christ vào mỗi Tháng Mười Hai và Tháng Tư. Nhưng tôi có thể bảo đảm với bạn rằng những câu chuyện đó không bao giờ được cao đẹp. Họ luôn luôn chọn lựa một cái bức tranh về Chúa Giê-su cũ kỷ trong thời trung cổ để bỏ lên trang bìa của tạp chí, một bức tranh làm cho Chúa Giê-su xuất hiện như một người xa lạ và nằm ngoài thời đại cho tư tưởng hiện đại. Dĩ nhiên là họ cố tình làm điều đó. Họ có câu chuyện cố định đăng trên trang bìa được viết bởi con người từ sự cực đoan của một thần học tự do, là những con người từ chối Chúa Giê-su Christ là Con độc sanh của Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu Rổi duy nhất. Tôi chắc chắn rằng những sự việc nầy được ấn bản trong báo khổ nhỏ của Nước Anh, và trong những tạp chí khắp nơi trên thế giới. Đấng Christ thường bị công kích rất nhiều trên ti-vi và trong các phim ảnh.

Trong các trường trung học và đại học thế tục của bạn, là những học sinh chắc nhận thấy rằng những giáo sư của bạn không bao giờ có lời nói tốt về Chúa Giê-su hay Cơ-đốc Giáo. Đấng Christ và sự giảng dạy của Ngài luôn luôn bị đối nghịch và bị xem thường bởi các giáo sư của bạn.

“Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ” (Ê-sai 53:3).

Những bạn cùng lớp của bạn tại trường, những bạn đồng nghiệp của bạn, hầu như mỗi ngày đều dùng danh xưng của Chúa Giê-su Christ để chửi rủa, và nói những lời thô bỉ với nhau.

Nếu bạn đến từ một gia đình không phải là Cơ Đốc Nhân, bạn cũng không thể tìm được một nơi nương tựa ở đó! Bạn biết rất rỏ rằng cha mẹ không tin của bạn đã xem thường và từ chối Đấng Cứu Rổi. Nhiều người trong các bạn cảm biết khó khăn như thế nào khi phải chịu đựng sự phỉ báng và chế nhạo của họ đến Đấng Christ – và đến với bạn bởi vì bạn tin Ngài và trở thành một Cơ Đốc Nhân đứng đắn trong một hội thánh Báp Tít. Tất cả những điều nầy nẩy ra từ sự chống đối, suy đồi của tấm lòng con người.

“Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ” (Ê-sai 53:3).

II. Thứ hai, tình trạng suy đoài là nguyên nhân của sự đau khổ và sầu nảo của Đấng Christ.

“Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ; từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm …” (Ê-sai 53:3).

Nguyên nhân gì đã làm cho Chúa Giê-su Christ phải đau khổ và sầu não? Không có gì khác ngoài sự thù địch và sự từ chối của một thế giới lạc mất đối với Ngài!

Khi Ngài còn sống trên đất thì những thầy thông giáo, những người Pha-ri-si và những thầy tế lễ cả đã chống nghịch lại với Ngài, và từ chối Ngài một cách mạnh mẽ, Ngài đã khóc trong sự đau đớn cực độ của tâm hồn:

“Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem, ngươi giết các tiên tri, và quăng đá các đấng chịu sai đến cùng ngươi, bao phen ta muốn nhóm họp con cái ngươi như gà mái túc và ấp con mình dưới cánh, mà các ngươi chẳng muốn” (Lu-ca 13:34).

Chúa Giê-su Christ tan vỡ tấm lòng với sự đau khổ và buồn bã, với gánh nặng tội lổi của con người trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, trong đêm trước khi Ngài bị khổ hình,

“Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).

Chúa tôi gánh hết tội của tôi;
   Bởi ân điển có thể tin được;
Nhưng khủng khiếp mà Ngài cảm nhận
   Thật quá bao la không thể tưởng.
Không có gì thể xuyên qua người,
   Buồn thảm, âm u Ghết-sê-ma-nê!
Không có gì thể xuyên qua người,
   Buồn thảm, âm u Ghết-sê-ma-nê!
(“Gethsemane” bởi Joseph Hart, 1712-1768; sửa đổi bởi Mục Sư;
     theo điệu nhạc “Come, Ye Sinners”).

Nguyên nhân gì mà Đấng Christ đã kinh nghiệm trong sự thống khổ cả thân thể và tâm hồn của Ngài, nếu không phải là tội lổi của bạn? Nguyên nhân nào mà Ngài đau khổ và buồn bã, nếu không phài là sự chống nghịch và thù địch của tình trạng suy thoái tự nhiên của bạn, đem đến sự phán xét của Đức Chúa Trời trên Ngài, và Ngài phải mang tội lổi của bạn từ Ghết-sê-ma-nê đến Thập Tự Giá?

Người của đau buồn, danh diệu kỳ
Con của Đức Chúa Trời đã đến
Tội nhân hư mất hãy giác ngộ!
Ha-lê-lu-gia! Tôn Đấng Cứu Chuộc!

Chịu tủi thẹn, chế nhiễu thô lỗ,
Thế chổ tôi Ngài bị lên án;
Định tha thứ tôi bằng huyết Ngài;
Ha-lê-lu-gia! Tôn Đấng Cứu Chuộc!
   (“Ha-lê-lu-gia! Tôn Đấng Cứu Chuộc! ‘Hallelujah! What a Saviour!’”
       bởi Philip P. Bliss, 1838-1876).

Và điều gì trong nội tâm tự nhiên của bạn ngày nay gây sự đau khổ và buồn bã cho Chúa Giê-su, khi Ngài từ trên Thiên Đàng nhìn xuống? Ngài đau khổ và buồn bã cho bạn, bởi vì chính bạn, xem thường và từ chối Ngài. Bạn có thể nói rằng bạn yêu Ngài. Nhưng thực tế bạn phủ nhận và không tin cậy Ngài cho thấy rằng sự thật bạn rất xem thường và từ chối Ngài. Hãy ngay thẳng với chính bạn! Nếu bạn không xem thường và từ chối Ngài, thì có lý do gì khác có thể giữ bạn lại trong sự tin cậy Ngài? Sự từ chối để tin cậy Ngài của bạn là nguyên nhân lớn làm cho Ngài đau khổ và buồn bã trong tối hôm nay.

“Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ; từng trãi sự buồn bực, biết sự đau ốm …” (Ê-sai 53:3).

III. Thứ ba, tình trạng suy đoài là nguyên nhân khiến con người lánh mặt khỏi Đấng Christ.

Nhìn đến mệnh đề thứ ba của đoạn văn,

“Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ; từng trãi sự buồn bực, biết sự đau ốm; bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem …” (Ê-sai 53:3).

Tiến Sĩ Gill nói, “Bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; như là đáng ghét và ghê tởm, như có sự không thích Ngài, và ghét cay ghét đắng Ngài, nhìn Ngài một cách khinh miệt, không xứng đáng là gì cả” (John Gill, D. D., Giải Nghĩa Cựu Ước, The Baptist Standard Bearer, tái bản 1989, quyển I, trang 311-312).

Trong bản chất tự nhiên của họ về tình trạng suy đoài, con người lánh mặt khỏi Chúa Giê-su Christ. Họ có thể, như Tiến Sĩ Young nói, “Nói những điều hay đẹp và ca tụng về Ngài…[Nhưng] họ không làm, tuy nhiên, họ nhận biết rằng họ là những tội nhân đáng bị khiển trách và hình phạt đời đời, và sự chết của Chúa Giê-su Christ là của lễ chuộc tội thay, được làm trọn luật công bình của Đức Chúa Trời và để hòa giải giữa Đức Chúa Trời đối với tội nhân. Họ không muốn nhận những gì mà Đức Chúa Trời đã nói về Con của Ngài” (Young, ibid.).

Những tôn giáo khác ngoài Cơ Đốc Giáo hoàn toàn từ chối Chúa Giê-su, hoặc loại bỏ Ngài đến vị trí chỉ là “tiên tri” hoặc “giáo sư.” Vì vậy, họ chối bỏ một Đấng Christ thật sự như đã bày tỏ ra trong Kinh Thánh. Những tà giáo cũng chối bỏ một Đấng Christ thật sự. Họ chối bỏ Cơ Đốc Giáo chính thống và thay thế, trong chổ của Đấng Christ thật sự, “một Chúa Giê-su khác mà chúng tôi chưa từng giảng” (2 Cô-rinh-tô 11:4). Chúa Giê-su nói tiên tri về điều đó khi Ngài nói, “Sẽ có nhiều Christ giả nổi lên” (Ma-thi-ơ 24:24). Chỉ có một Đấng Christ thật sự là Đấng đã được bày tỏ ra trong Cựu Ước và Tân Ước. Tất cả những khái niệm khác về Đấng Christ đều là “Christ giả” hoặc, như Sứ Đồ Phao-lô đã nói, “Chúng tôi không có giảng một Chúa Giê-su khác.” Giáo phái Mormons có Christ giả. Chứng Nhân Giê-hô-va có Christ giả. Những phái phúc âm khác cũng có “Linh Christ giả,” ngày nay, một ngộ đạo Đấng Christ, như Tiến Sĩ Michael Horton giải thích trong quyển sách của ông Cơ Đốc Giáo Không Có Chúa Giê-su ‘Christless Christianity (Baker Books, 2008). Bởi sự tin vào Christ giả mà họ đã tránh mặt khỏi một Đấng Christ thật sự đã được bày tỏ ra trong những đoạn Kinh Thánh.

Thật buồn khi điều nầy thật sự thường xảy ra giữa những phúc âm Cơ Đốc Giáo. Tiến Sĩ A. W. Tozer, một tác giả phúc âm kính mến đã làm điều đó rất rỏ ràng khi ông nói,

      Có nhiều Christ giả [giả mạo] ỡ giữa chúng ta [phúc âm] trong những ngày nầy. John Owen, người theo Thanh Giáo trước kia đã cảnh cáo những người trong thời của ông, “Bạn có một tưởng tượng về Đấng Christ và nếu bạn thỏa mản với sự tưởng tượng về Đấng Christ thì bạn phải có một sự hài lòng trong sự tưởng tượng về sự cứu rổi.” … Nhưng chỉ có một Đấng Christ thật sự, và Đức Chúa Trời nói rằng Ngài là Con của Đức Chúa Trời … Ngay cả giữa những người có sự nhận thức về thần tánh của Đấng Christ cũng thường có sự sai lầm trong sự thùa nhận nhân tánh của Ngài. Chúng ta mau mắn khẳng định rằng khi Ngài thi hành chức vụ trên đất Ngài là Đức Chúa Trời ở cùng con người, nhưng chúng ta nhìn xa hơn nữa với sự thật rất quan trọng rằng bây giờ Ngài đang ngồi trên ngai của Ngài với nhiệm vụ hòa giải giữa con người với Đức Chúa Trời [trên thiên đàng].
      Sự cứu rỗi đến không phải bởi “việc chấp nhận công việc đã hoàn tất” hoặc “việc quyết định cho Đấng Christ.” [Sự cứu rỗi] đến bởi tin vào Chúa Giê-su Christ, trọn vẹn, người sống, Đấng đã chiến thắng, vừa là Đức Chúa Trời và vừa là người, đã đánh cuộc chiến của chúng ta và đã đắc thắng, chấp nhận nợ [tội lỗi] của chúng ta và trả xong cho chúng ta, lấy tội lỗi của chúng ta và chết thế và đã sống lại để cho chúng ta được tự do. Đây là Đấng Christ chân thật, và không có cái gì kém hơn có thể thay được (A. W. Tozer, D.D., “Giê-su Christ là Chúa,” Những Viên Ngọc Từ Tozer ‘Gems From Tozer,’ Nhà Xuất Bản Cơ Đốc, 1969, được phép của Send the Light Trust – 1979, trang 24,25).

Tình trạng suy đoài tự nhiên của tấm lòng con người là nguyên nhân đưa người chưa được cứu lánh mặt khỏi Đấng Christ thật sự.

“Bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem” (Ê-sai 53:3).

IV. Thứ tư, tình trạng suy đoài là nguyên nhân đưa con người đến sự coi thường Đấng Christ.

Nhìn đến phần cuối của đọan văn, trong câu số ba. Xin chúng ta đứng lên và đọc lớn mệnh đề chót nầy, bắt đầu với những chữ, “Ngài bị khinh …”

“Ngài bị khinh, và chúng ta cũng chẳng coi người ra gì” (Ê-sai 53:3).

Quý vị có thể ngồi xuống. Nói đến những chử đó, “chúng ta cũng chẳng coi người ra gì,” Spurgeon, “hoàng tử của những người rao giảng,” nói,

Đây chắc là sự thừa nhận toàn cầu của loài người. Từ quốc vương cao nhất cho đến nông dân trung bình [tầm thường], từ người tài trí kiêu ngạo nhất cho tới tâm trí thoái hoá, từ sự ngưỡng mộ của tất cả con người đến sự không ai biết đến và không đáng kể, sự thừa nhận nầy phải đến: “Chúng ta không quý trọng Ngài”…Kể cả những người xưng là thánh…cũng chưa từng “quý trọng Ngài”…chưa một lần “quý trọng Ngài [trước khi được biến đổi]” (C. H. Spurgeon, “Tại Sao Đấng Christ Không Được Quý Trọng,” Trung Tâm Đền Tạm Thuyết Giảng ‘The Metropolitan Tabernacle Pulpit,’ Pilgrim Xuất Bản, tái bản 1978, quyển LIII, trang 157).

Trong cùng bài giảng, với đề mục, “Tại Sao Chúa Giê-su Christ Không Được Quý Trọng,” Spurgeon đưa ra bốn lý do tại sao thế giới hư mất nầy thất bại trong sự nhận biết Đấng Christ, tại sao người chưa được biến đổi không thấy được giá trị của Đấng Christ, không suy nghĩ cao về Ngài, không quý trọng và không thờ phượng Ngài. Spurgeon nói rằng người chưa được cứu không coi trọng Ngài với bốn lý do nầy:

(1)  Con người không quý trọng Đấng Christ bởi vì họ quý trọng chính họ hơn. “Quý trọng chính mình,” ông nói, “loại Chúa Giê-su ra ngoài …và sự quý trọng chúng ta được nâng cao hơn, thì càng kiên quyết làm chúng ta càng nhanh chóng [khoá] cánh cửa chống nghịch lại Đấng Christ. Yêu thương chính mình sẽ ngăn trở yêu thương Đấng Cứu Rổi”.

(2)  Con người không quý trọng Đấng Christ bởi vì họ quá quý trọng thế gian. Spurgeon nói, “Chúng ta không quý trọng Ngài bởi vì chúng ta yêu mến trái đất và tất cả những gì thuộc về nó.”

(3)  Con người không quý trọng Đấng Christ bởi vì họ không biết Ngài. Spurgeon nói, “Có một sự khác biệt lớn giữa biết về Đấng Christ và biết về chính Ngài …Những ai hiểu sai về Đấng Christ sẽ không bao giờ biết Ngài... ‘chúng ta không quý trọng Ngài’ … bởi vì chúng ta không biết Ngài.”

(4)  Con người không quý trọng Đấng Christ tại vì họ là những người chết về tâm linh. Spurgeon nói, “Không nên lấy làm ngạc nhiên rằng chúng ta không quý trọng Đấng Christ, bởi vì chúng ta đã chết về phần tâm linh…chúng ta đã ‘chết trong sự xúc phạm và tội lỗi,’ và, như La- xa-rơ trong phần mộ, chúng ta đã càng lúc và càng lúc trở nên thối nát trong mỗi giây đã qua.”


Đây là những lý do mà Spurgeon cho về sự khước từ của nhân loại đối với Đấng Cứu Thế, chỉ vì họ không thấy giá trị gì ở trong Ngài. Tôi tự hỏi, không biết đoạn văn nầy có áp dụng cho bạn không?

“Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ; từng trãi sự buồn bực, biết sự đau ốm; bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì” (Ê-sai 53:3).

Những lời của bài giảng nầy có làm cho bạn suy nghỉ về tình trạng suy đồi của bạn hay không, sự chống cự ngoan cố của tấm lòng bạn đối với Chúa Giê-su không? Bạn có bao giờ cảm giác một chút sự thối nát của tấm lòng mình, mà đả chối bỏ Đấng Christ và không tôn trọng Ngài không? Nếu bạn có cảm thấy đều ghê tởm thối nát của tấm lòng trong chính bạn, tôi có thể cho bạn biết chắc chắn rằng chỉ bởi ân điển của Đức Chúa Trời mà bạn cảm nhận được điều đó. Như John Newton nói,

Ngợi ca Chúa từ ái ban ơn lạ lùng,
   Đời tôi vốn tràn những lệ đắng!
Tôi đã hư mất bao ngày,
   Lầm than trong nơi tội đầy.
Mà ơn Chúa thương xót khoan nhân.

Đời tôi rất nhiều nỗi gian lao u sầu,
   Buồn lo đã làm vắng niềm tin;
Nhưng Chúa đã cứu tôi về, nghỉ yên trong tay nhiệm mầu
   Thật ơn Chúa rộng lớn vô biên!
(“Ơn Lạ Lùng ‘Amazing Grace’” bởi John Newton, 1725-1807).

Nếu bạn cảm thấy tấm lòng cố chấp chai đá đối với Đấng Christ, và bạn cảm nhận một chút tình trạng suy đồi hèn hạ nào trong sự chối bỏ Đấng Christ, thì bạn có hạ mình trước Ngài không? Bạn có tin cậy Đấng Christ, là Đấng đã bị thế gian khinh miệt và chối từ không? Khi bạn tin cậy Chúa Giê-su, bạn sẽ được cứu khỏi tội lỗi và Địa Ngục ngay bởi Huyết và sự công bình của Ngài. A-men.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Mục Sư: Ê-sai 52:13-53:3.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Ơn Lạ Lùng” (bởi John Newton, 1725-1807).


DÀN BÀI CỦA

ĐẤNG CHRIST – BỊ GIẢM GIÁ TRỊ TOÀN BỘ

(BÀI GIẢNG SỐ 4 DỰA TRÊN Ê-SAI 53)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Ngài đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì” (Ê-sai 53:3).

(Rô-ma 8:7; Ma-thi-ơ 27:30, 26)

I.   Thứ nhất, tình trạng suy đoài đưa con người đến sự xem thường và từ chối Đấng Christ, Ê-sai 53:3a.

II.  Thứ hai, tình trạng suy đoài là nguyên nhân của sự đau buồn và sầu nảo của Đấng Christ, Ê-sai 53:3b; Lu-ca 13:34; 22:44.

III. Thứ ba, tình trạng suy đoài là nguyên nhân khiến con người lánh mặt khỏi Đấng Christ, Ê-sai 53:3c; II Cô-rinh-tô 11:4; Ma-thi-ơ 24:24.

IV. Thứ tư, tình trạng suy đoài là nguyên nhân đưa con người đến sự coi thường Đấng Christ, Ê-sai 53:3d.