Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
GIÔ-SÉP VÀ CÁC ANH MÌNH (BÀI GIẢNG SỐ 74 CỦA SÁCH SÁNG-THẾ-KÝ) bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. Bài giảng được giảng tại Hội Thánh Baptist Tabernacle of Los Angeles |
Tôi không biết làm sao một người có thể giảng vài đoạn chót của Sáng-thế-ký mà không rút ra sự tương đương giữa Giô-sép và Chúa Giê-su Christ. Sự so sánh như thế là rỏ ràng mà nếu không thấy thì là đánh mất đi một giá trị to lớn của Kinh Thánh.
Vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh đầu tiên, lúc tưng tưng sáng, Chúa Giê-su đã sống lại từ cỏi chết. Buổi chiều ngày hôm đó Ngài nói chuyện với hai Môn Đồ đang trên đường về làng Em-ma-út. Cũng tối đó, Chúa Giê-su hiện ra với các Môn Đồ tại phòng cao. Ngài ăn uống với họ ở đó, và khi buổi tiệc đã qua rồi, Chúa Giê-su cắt nghĩa cho họ tất cả những gì mà Kinh Thánh Cựu Ước đã nói về Ngài. Khi Ngài đề cập đến Sách Sáng-thế-ký, Ngài ám chỉ đến Giô-sép; Ngài vẽ ra hình ảnh song song giữa Ngài với con trai của Gia-cốp, là nhân vật giống Chúa Giê-su Christ nhất trong Kinh Thánh! Tối nay chúng ta sẽ tập trung chú ý đến Giô-sép và các anh em người. Trong mối liên hệ đó, Giô-sép miêu tả trước hình ảnh của Chúa Giê-su Christ là Đấng cứu rổi tội nhân.
Nhưng trước khi chúng ta tìm hiểu điều đó, tôi sẽ vẽ ra một phác họa về sự giống nhau của Giô-sép với Chúa Giê-su cho tới khi ông gặp gỡ các anh em của ông. Giống như Chúa Giê-su, Giô-sép được cha mình yêu mến. Giống như Chúa Giê-su, ông bị các anh ganh tỵ và ghét bỏ. Ông cũng bị mưu hại chống đối, nhục mạ, lột bỏ quần áo, và rồi quăng xuống hố, như Chúa Giê-su bị chôn trong mồ mả. Áo choàng của ông bị tưới máu lên và đem về cho cha của ông là Gia-cốp, như Huyết của Chúa Giê-su hiện diện với Cha Ngài trên Thiên Đàng.
Giô-sép bị bán làm nô lệ tại Ê-díp-tô, cũng như Chúa Giê-su đã bỏ cái danh phận cao quý bên cạnh Cha Ngài trên Thiên Đàng để xuống thế gian. Giống như Giô-sép, Đức Chúa Trời ở cùng Chúa Giê-su khi Ngài xuống thế gian, và mọi việc Ngài đã làm thịnh vượng. Giống như Giô-sép, Ngài cũng chịu cám dổ, nhưng không phạm tội. Giống như Giô-sép, Chúa Giê-su bị tố cáo, nhưng Ngài không biện hộ, bị bỏ vào tù, chịu khốn khổ vô cùng, chung với hai phạm nhân, được thoát ra khỏi ngục tù của phần mộ bởi tay của Đức Chúa Trời, được nhắc lên địa vị cao hơn hết trên cả thế giới, ba mươi tuổi khi bắt đầu cho chức vụ của Ngài, trở nên Đấng cứu chuộc cho tất cả nhân loại, không có giới hạn cho sự cung ứng nhu cầu đến tất cả. Hình ảnh tuyệt diệu mà Giô-sép bày ra trước về Chúa Giê-su Christ! Nhưng bây giờ chúng ta sẽ tập trung vào mối liên hệ giữa Giô-sép với các anh em chàng – như là hình ảnh trong mối liên hệ giữa Chúa Giê-su và tội nhân. Để làm việc nầy, phần lớn tôi sẽ dựa vào bài viết của Tiến Sĩ I. M. Haldeman, là một mục sư lâu năm của Hội Thánh First Baptist Church tại Thành Phố Nữu Ước. Đây là một vài sự việc tương đương giữa Giô-sép và các anh em người, và Chúa Giê-su và tội nhân.
1. Thứ nhất, các anh của Giô-sép sống trong xứ thiếu lương thực.
Vui lòng mở ra trong Sách Sáng-thế-ký 42:5,
“Xứ Ca-na-an bấy giờ cũng đói, nên các con trai của Y-sơ-ra-ên cũng đổ xuống Ê-díp-tô mua lúa như các người khác” (Sáng-thế-ký 42:5).
Tiếp tục ở như vậy thì chỉ có chết. Vì vậy, Y-sơ-ra-ên mới nói với các con của mình xuống Ê-díp-tô để mua lương thực ở đó, “hầu cho chúng ta sống, khỏi chết” (Sáng-thế-ký 42:2). Cũng như vậy, tất cả những tội nhân đang sống trong thế giới nầy bị đói khát về tâm linh, trong thế giới nầy không có lương thực cho linh hồn. Mỗi tội nhân hư mất tìm kiếm sự cứu rổi trước hết phải nhận biết, giống như đứa con trai hoang đàng, rằng “[trong] xứ xảy có cơn đói lớn” – không có gì cho cậu ấy ăn ngoại trừ “vỏ đậu cho heo…ăn” (Lu-ca 15:14, 16). Một con người hư mất mà luôn nghĩ rằng bất cứ điều gì trong thế giới nầy đều cũng có thể làm thỏa mản mình và nuôi sống linh hồn mình, thì hắn không đến với Chúa Giê-su, là Đấng đã phán: “Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng Ta chẳng hề đói, và ai tin Ta chẳng hề khát” (Giăng 6:35).
2. Thứ hai, các anh của Giô-sép muốn mua những gì họ đáng lý đã nhận rồi.
Xem Sáng-thế-ký 42:3,
“Mười người anh của Giô-sép bèn xuống Ê-díp-tô đặng mua lúa” (Sáng-thế-ký 42:3).
Từ “mua” xuất hiện năm lần trong mười câu đầu của phân đoạn nầy. Điều nầy cho thấy rằng họ không có suy nghĩ rằng họ sẽ nhận được lương thực miễn phí. Điều nầy mô tả tâm trí của những người hư mất. Họ nghĩ rằng họ có thể nhận được sự cứu rổi bởi một việc gì đó làm vui lòng Đức Chúa Trời. Người hư mất nghĩ rằng họ có thể “mua” sự cứu rổi bởi làm một việc gì đó cho Chúa vui lòng. Người con trai hoang đàng nói, “Xin cha đãi tôi như đứa làm mướn của cha vậy” (Lu-ca 15:19), đó là, một người sẽ nhận lãnh xứng đáng với công việc mình đã làm. Con người hư mất khó có thể tin rằng họ có thể được cứu, “mà không cần tiền, không đòi giá” (Ê-sai 55:1). Họ khó có thể tin rằng Chúa Giê-su sẽ cứu vớt họ với việc đơn giản là họ chỉ tin cậy Ngài. Đó là điều mà các anh em Giô-sép đã nghĩ – và cũng là điều mà những người nam và người nữ hư mất đã nghĩ. Nhưng Kinh Thánh chép rằng, “Không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài” (Tít 3:5).
3. Thứ ba, các anh của Giô-sép cần phải bị tổn thương trước, trước khi được chữa lành.
Khi họ đến với em mình là Giô-sép, họ không có nhận ra được ông. Họ đã bán ông để làm nô lệ tại Ê-díp-tô. Bây giờ ông đã cạo râu, chải tóc, và mặc quần áo như một người Ê-díp-tô, và là quan tể tướng trên cả Ê-díp-tô. Chính vì vậy mà họ không biết đó là em của mình, họ rất sợ hãi. Cho dù là vậy, họ đến với ông bằng một thái độ khiêm nhường, ngay thẳng. Nhưng Giô-sép nói, “với họ một cách xẳng xớm” (Sáng-thế-ký 42:7). Hãy chú ý tại sao ông lại nói cách đó với họ. Họ nói, “chúng tôi vốn là nhà lương thiện” (Sáng-thế-ký 42:11). Bản Kinh Thánh hiện đại dịch là, “chúng tôi vốn là người chân thật.” Phải rồi! Thật đúng là những người chân thật! Nhưng Giô-sép biết rỏ hơn nữa! Ông biết rằng họ sém giết ông, và nói dối với cha của ông, nói rằng ông đã chết! Thật đúng là những người chân thật!
Và Chúa Giê-su cũng biết mọi điều về bạn! Ngài biết mọi tội lổi trong lòng bạn, và trong đời sống của bạn. Bạn không thể lừa Ngài được, không hơn gì mà họ có thể lừa dối Giô-sép! “Chúng tôi là những người lương thiện,” “là những người chân thật.” Được, điều đó phải bị đánh ra khỏi họ! Đó là cách mà Đức Chúa Trời bắt đầu công việc của Ngài đối với tội nhân. Ngài làm cho bị thương trước khi Ngài chữa lành. Ngài nói “xẳng xớm” bởi luật pháp. Ngài nói với lương tâm của bạn, “Các ngươi có tội! Các ngươi là tội nhân! Các ngươi không phải là người lương thiện!”
Tội nhân phản ứng lại như thế nào? Trước tiên họ bào chữa. Nhưng cuối cùng họ thừa nhận tội lổi của họ. Xin vui lòng đứng lên và đọc lớn tiếng câu số hai mươi mốt,
“Họ bèn nói với nhau rằng: Quả thật chúng ta cam tội cùng em ta rồi; vì lúc trước ta thấy tâm hồn nó buồn thảm khi nó xin nhờ ơn, nhưng ta không khứng cho; vậy nên tai vạ nầy mới xảy đến cho chúng ta” (Sáng-thế-ký 42:21).
Mời quý vị ngồi xuống. Người hư mất phải nhận thấy tội lổi của mình. Người ấy phải nói, “Tôi là người có tội.” Người ấy phải nhận thức rằng mình không phải là người chân thật, không phải là người lương thiện – mà là một tội nhân! Đó là tại sao Đức Thánh Linh làm cho bạn nhận thức tội lổi. Bạn phải bị tổn thương truớc rồi bạn mới có thể được chữa lành. Bạn phải có ít nhất một vài sự nhận thức của tội lổi – hoặc Chúa Giê-su sẽ như không cần thiết với bạn!
Một vài người nói với tôi trong phòng tư vấn rằng họ không có đủ sự nhận thức của tội lổi để được cứu. Đó là một sự sai lầm chung. Joseph Hart trả lời rất hay,
“Nếu bạn chờ đợi để được tốt hơn,
Bạn sẽ không bao giờ đến được”
(“Hãy Đến, Hỡi Tội Nhân” bởi Joseph Hart, 1712-1768).
Nếu bạn chờ đợi để được tốt hơn, hoặc đến khi bạn nhận thức được tội lổi hơn – bạn sẽ không bao giờ đến được! Tất cả những sự nhận thức bạn cần là chỉ tin vào Chúa Giê-su Christ có thể cứu bạn thoát khỏi tội lổi. Nếu bạn có sự nhận thức đủ để cảm nhận rằng bạn cần Chúa Giê-su, bạn có thể đến với Ngài ngay bây giờ, tối nay! Nhưng nếu bạn nghĩ rằng bạn đã là người đủ tốt, bạn sẽ bị diệt vong và không được cứu!
4. Thứ tư, các anh của Giô-sép bị bỏ tù một thời gian ngắn.
Tôi không thể đi vào từng chi tiết của câu chuyện. Bạn phải lấy bản sao lại của bài giảng nầy đem về nhà và đọc trong Kinh Thánh về câu chuyện nầy để hiểu rỏ hơn. Nó đã đủ để cho tôi nói rằng Giô-sép tiếp tục đe dọa họ một cách mạnh mẽ để làm cho họ thấy được việc làm ác độc của họ. Hãy nhớ rằng, họ vẩn chưa biết ông là người em của họ. Xem trong câu mười bảy,
“Đoạn, Giô-sép truyền đem giam họ chung [trong ngục] ba ngày” (Sáng-thế-ký 42:17).
Đây là điều họ đáng phải nhận. Đôi khi Chúa làm điều nầy đối với tội nhân hư mất, bỏ họ vào tù cho đến khi họ nhận thức rằng họ không xứng đáng điều gì ngoài sự trừng phạt. Bởi sự sửa phạt nầy họ mới có thể thấy được thế nào là sự tha thứ diệu kỳ của Chúa Giê-su Christ. Vì thế, họ bị nhục nhã trước khi họ được nâng lên. John Newton nói,
‘Ân điển đó dạy cho tôi tấm lòng sợ hãi,
Và ân điển làm dịu lại sự sợ hãi của tôi.’
(“Ân Điển Lạ Lùng” bởi John Newton, 1725-1807).
Ông Newton biết cái cảm giác như thế nào khi bị nhốt trong tù, sự sợ hãi trước khi ông tìm được sự giải thoát trong Chúa Giê-su!
5. Thứ năm, các anh của Giô-sép học được sự buông tha bởi ân điển.
Sau ba ngày họ ở trong tù, Giô-sép thả họ ra. Chúng ta đọc trong Sáng-thế-ký 42:25, “Giô-sép truyền đầy tớ xúc lúa đổ đầy bao và để bạc lại trong đó cho mỗi người anh em, cũng để thêm lương thực dùng dọc đường.” Đây là một bức tranh sinh động thực tế của sự cứu rổi được ban cho! Kinh Thánh chép, “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu; điều đó không phải đến từ anh em: bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê-sô 2:8, 9).
Trong khi tôi nghiên cứu những điểm nầy từ Tiến Sĩ Haldeman, tôi nhận biết rằng những kinh nghiệm như vậy những nhà phúc âm hiện đại không thể hiểu được. Bởi vì “chủ nghĩa quyết định” thịnh hành ngày nay, một người hư mất thường được dạy để nói một cách mau mắn rằng “bài cầu nguyện của tội nhân” và được cho biết là đã được cứu rồi! Tiến Sĩ Haldeman cho một sự tư tưởng của những nhà phúc âm củ hơn về sự biến đổi, và tin chắc rằng cách củ là một phương cách tốt hơn! (Xem Iain H. Murray, Phương Cách Chứng Đạo Cũ ‘The Old Evangelicalism’, The Banner of Truth Trust, 2005).
Chỉ khi nào một người hư mất cảm nhận được tội lổi thì mới thấy sự cứu rổi do ân điển bởi Chúa Giê-su Christ là quan trọng! Phương cách chứng đạo cũ có thể la lên rằng, “Ân điển lạ lùng! Âm thanh ngọt ngào – đã cứu kẻ đê tiện giống như tôi!” hoặc “Ân điển! ‘một âm thanh có sức quyến rủ!” hoặc,
Ân hồng, Cứu ân!
Thiên ân buông tha hết bao tội lỗi tôi;
Ân hồng, Cứu ân!
Thiên ân sung mãn lấp che chân tội tôi.
(“Hồng Ân Cứu Chuộc ‘Grace Greater Than Our Sin’ ”
bởi Julia H. Johnston, 1849-1919).
Nhưng những chứng đạo đó hiếm khi la lên như vậy trong ngày nay! Tôi thường đọc về những người rao phúc âm hiện đại, họ đã nói, “Ân điển có điều gì lạ lùng?” Thật buồn! Sự nhận thức tội lổi và sự cứu rổi trong Chúa Giê-su Christ chỉ có thể đến bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Tôi nhân không thể làm bất cứ điều gì để được cứu. Chúa Giê-su phải làm tất cả. Tội nhân chỉ chịu ăn năn và tin nhận Chúa Giê-su!
Các anh em của Giô-sép không cần phải trả gì cả. Sự cứu rổi không có thể mua được! Giống như Chúa Giê-su, Giô-sép bỏ tiền lại và tha thứ cho họ, “không cần tiền, không đòi giá” như Ê-sai đã nói trong (Ê-sai 55:1).
6. Thứ sáu, các anh của Giô-sép thấy rằng mình không thể bào chữa được!
Mở ra trong Sáng-thế-ký 44:16. Họ đã ở trong sự hiện diện của Giô-sép mà họ không hề hay biết ông. Bây giờ họ trở về với những lương thực mà ông đã cho họ. Nhưng Giô-sép sai người quản gia đuổi theo họ và bắt họ trở lại. Người quản gia của Giô-sép là hình ảnh của Đức Thánh Linh. Vì thế Đức Thánh Linh mang những tội nhân biết ăn năn vào trong sự hiện diện của Chúa Giê-su Christ. Bây giờ hãy xem đoạn 44, câu 16,
“Giu-đa đáp: Chúng tôi sẽ nói cùng chúa làm sao? Sẽ phân lại làm sao? Sẽ chữa mình chúng tôi làm sao? Đức Chúa Trời đã thấu rỏ điều gian ác của tôi tớ chúa rồi…” (Sáng-thế-ký 44:16).
Trước kia họ nói rằng họ là “những người lương thiện” Bây giờ họ không biết phải nói gì! Đức Chúa Trời biết rỏ tội lổi của họ, và họ không thể “bào chữa” cho chính mình được! Chỉ khi nào tội nhân hư mất cảm nhận rằng mình không được, không thể “bào chữa” chính mình trong ánh sáng của Đức Chúa Trời, thì Đấng Christ là niềm hy vọng cho họ! Và chúng ta sẽ đi đến điểm thứ bảy.
7. Thứ bảy, Giô-sép bày tỏ chính mình cho các anh của ông.
Xin vui lòng đứng lên và đọc đoạn 45 câu 1,
“Bây giờ, Giô-sép không thể nào cầm lòng cho đậu được trước mặt các người hầu chung quanh, bèn la lên rằng: Hãy đuổi họ ra hết thảy! Khi Giô-sép tỏ thật cùng các anh em mình, thì không có một người nào khác ở tại đó hết” (Sáng-thế-ký 45:1).
Mời quý vị ngồi xuống.
Hãy chú ý rằng ngoài các anh của Giô-sép, những người ở đó đều đi ra khỏi phòng. Điều nầy cho thấy rằng không ai có thể đi với bạn khi bạn đến với Chúa Giê-su Christ. Bạn phải đến với Ngài một cách riêng tư. Khi chỉ còn lại các anh, Giô-sép bày tỏ chính mình ra cho họ!
Bây giờ xin đọc lớn Sáng-thế-ký 45:15 và 16,
“Người cũng ôm các anh mình mà khóc. Đoạn, anh em nói chuyện cùng người. Lập tức, tiếng đồn đến nhà Pha-ra-ôn rằng: Anh em Giô-sép đã đến. Pha-ra-ôn và quần thần nghe lấy làm đẹp dạ” (Sáng-thế-ký 45:15-16).
Mọi người vui mừng! Giô-sép vui mừng. Các anh Giô-sép vui mừng. Pha-ra-ôn vui mừng. Những người hầu của Giô-sép vui mừng. Đó là những gì xảy ra khi Chúa Giê-su bày tỏ chính Ngài cho tội nhân biết! Chúa Giê-su nói,
“Ta nói cùng các ngươi: Trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời cũng như vậy, sẽ mừng rỡ cho một kẻ có tội ăn năn” (Lu-ca 15:10).
Đây là thí dụ của đứa con trai hoang đàng trong Cựu Ước! Vâng! Vâng! Đây là câu chuyện của đứa con trai hoang đàng trong Sách Sáng-thế-ký! Tội nhân đã được nhận và làm hòa bởi Giô-sép của chúng ta – là Chúa Giê-su! Đã kiếm lại được! Có được sự sống từ sự chết!
Chúng tôi cầu nguyện cho một số người ở đây tối nay, hoặc một số người đang xem trên trang mạng, có thể đến với Chúa Giê-su và tin nhận Ngài. Tin nhận Chúa Giê-su như những người anh tội lổi tin cậy Giô-sép! Chúa Giê-su sẽ tha thứ tội lổi của bạn. Chúa Giê-su sẽ rửa sạch tội lổi của bạn qua Huyết Báu của Ngài. Chúa Giê-su sẽ cứu rổi linh hồn bạn cho được sự sống đời đời. Chúng tôi thiết tha cầu nguyện cho bạn để tin và tiếp nhận Đấng Cứu Rổi tối nay! Chúng tôi tha thiết cầu nguyện để Chúa Giê-su bày tỏ chính Ngài cho bạn!
Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi về sự tin nhận Chúa Giê-su, xin vui lòng bước ra sau hội trường trong khi ông Griffith hát bài, “Nguyện Theo ý Cha!” Tiến Sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến chổ yên lặng để chúng tôi có thể nói chuyện và cầu nguyện cho bạn.
Tôi nguyện theo ý Cha! Vâng Ngài không thôi!
Cha là thợ gốm thiêng; đất sét là tôi.
Tôi nguyện theo ý Cha, xin Ngài nung đúc,
Tôi chỉ biết yên lặng, đợi chờ vâng phục.
Tôi nguyện theo ý Cha! Vâng Ngài không thôi!
Xin Ngài tra xét tôi, thử tôi, luyện tôi.
Tâm nầy xin tẩy thanh, thanh bạch hơn tuyết,
Tôi cúi dưới chân Ngài, khiêm nhường chân thiệt.
(“Nguyện Theo ý Cha” bởi Adelaide A. Pollard, 1862-1934).
Bác Sĩ Chan, vui lòng đến đây cầu nguyện cho những ai đáp ứng.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net –
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.
Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Sáng-thế-ký 45:1-9.
Đơn ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Nguyện Theo Ý Cha!” (bởi Adelaide A. Pollard, 1862-1934).
DÀN BÀI CỦA GIÔ-SÉP VÀ CÁC ANH MÌNH (BÀI GIẢNG SỐ 74 CỦA SÁCH SÁNG-THẾ-KÝ) bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. 1. Thứ nhất, các anh của Giô-sép sống trong xứ thiếu lương thực, 2. Thứ hai, các anh của Giô-sép muốn mua những gì đáng lý họ đã nhận rồi, Sáng-thế-ký 42:3; Lu-ca 15:19; Ê-sai 55:1; Tít 3:5. 3. Thứ ba, các anh của Giô-sép bị tổn thương trước, trước khi được chữa lành, 4. Thứ tư, các anh của Giô-sép bị bỏ tù trong thời gian ngắn, Sáng-thế-ký 42:17. 5. Thứ năm, các anh của Giô-sép được sự buông tha bởi ân điển, Sáng-thế-ký 42:25; Ê-phê-sô 2:8, 9; Ê-sai 55:1. 6. Thứ sáu, các anh của Giô-sép thấy rằng mình không thể bào chữa cho chính mình được! Sáng-thế-ký 44:16. 7. Thứ bảy, Giô-sép bày tỏ chính mình cho các anh, Sáng-thế-ký 45:1, 15-16; |