Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
SỰ ĐAU KHỔ VÀ SỰ KHẢI HOÀN CỦA TÔI TỚ (BÀI GIẢNG SỐ 1 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI 53)
bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles “Nầy, tôi tớ ta sẽ làm cách khôn ngoan, sẽ được tôn lên, dấy lên, và rất cao trọng. Như nhiều kẻ thấy ngươi mà lấy làm lạ (mặt mày người xài xể, lắm hơn kẻ nào khác, hình dung xài xể hơn con trai loài người). Thì cũng vậy người sẽ vảy rửa nhiều dân, và các vua ngậm miệng lại vì người; vì họ sẽ thấy điều chưa ai nói cho mình, và sẽ hiểu biết điều mình chưa hề nghe” (Ê-sai 52:13-15). |
Xin quý vị vui lòng giữ yên đoạn Kinh Thánh nầy. Những câu Kinh Thánh nầy nên được kết hợp với cả đoạn 53, hơn là đoạn 52, theo như Tiến Sĩ John Gill, cùng những “số đông khác” của nhà bình luận thời đại (Frank E. Gaebelein, D.D., Bài Tường Thuật Kinh Thánh của Người Giải Thích ‘The Expositor’s Bible Commentary,’ Regency Reference Library, 1986, quyển 6, trang 300).
Nguyên đoạn, từ câu 13 cho đến đọan 53 câu 12, nói đến “đầy tớ đau khổ” của Đức Chúa Trời. Matthew Henry nói,
Lời tiên tri nầy, mà bất đầu ở đây và được tiếp tục cho đến cuối của phân đoạn kế, chỉ rõ ràng đến Chúa Giê-su Christ; người Do Thái xưa hiều điều đó về Đấng Mê-si, mặc dù [giáo sĩ Do Thái] thời đại lấy làm sự trộng đại vả chịu khó để xuyên tạc nó…nhưng Phi-líp, người kể [từ phân đoạn nầy] giảng dạy Đấng Christ cho hoạn quan, đã bỏ nó qua khỏi sự tranh luận rằng “về người mà nói về lời tiên tri nầy,” về Ngài và không ngoài người nào khác, Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:34, 35 (Lời Dẫn Giải của Nguyên Cả Kinh Thánh của Matthew Henry ‘Matthew Henry’s Commentary on the Whole Bible,’ Nhà Xuất Bản Hendrickson, tái bàn 1996, quyển 4, trang 235).
Targum, người Do Thái xưa nói điều đó ám chỉ về Đấng Mê-si, củng như những giáo sư của đời xưa, Aben Ezra và Alshech (John Gill, D.D., Giảng Giải Kinh về Cựu Ước ‘An Exposition of the Old Testament,’ The Baptist Standard Bearer, tái bản 1989, quyển I, trang 309).
Cũng vậy, những người dẫn giải Cơ Đốc trong suốt lịch sử đã xem đoạn nầy là lời tiên tri về Chúa Gê-su Christ. Spurgeon đã nói,
Làm sao họ có thể làm khác được? Còn có ai nữa mà lời tiên tri có thể ám chỉ đến? Nếu người đàn ông của Na-xa-rét, là Con của Đức Chúa Trời, mà không được rõ ràng trong ba câu nầy thì những câu nầy sẽ tối như nửa đêm. Chúng ta không thể do dự một giây phút nào để áp dụng từng chữ một đến Chúa Giê-su Christ chúng ta (C.H. Spurgeon, “Sự Đắc Thắng Chắc Chắn của Đấng Chịu Khổ Nạn ‘The Sure Triumph of the Crucified One,” Trung Tâm Nhà Giảng Kinh Tabernacle ‘The Metropolitan Tabernacle Pulpit,’ Nhà Xuất Bản Pilgrim, 1971 tái bản, quyển XXI, trang 241).
Cũng như đã có nhắc đến bởi Matthew Henry, Phi-líp là người truyền bá Phúc Âm đã có nói rằng đoạn Kinh vân nầy báo trước về sự chịu khổ nạn của Đấng Christ.
“Hoạn quan cất tiếng nói cùng Phi-líp rằng: Tôi xin hỏi ông, đấng tiên tri đã nói điều đó về ai? Có phải nói về chính mình người chăng, hay là về người nào khác? Phi-líp bèn mở miệng, bắt đầu từ chổ Kinh Thánh đó mà rao giảng Đức Chúa Giê-su cho người” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:34-35).
Chúng ta không thể làm tốt hơn Targum cổ xưa, những nhà giáo sư đời xưa, người truyền bá Phúc Âm Phi-líp, và những người bình luận Cơ Đốc của mội thời đại. Mỗi chữ của nguyên vân là lời tiên tri về Đấng Mê-si, là Chúa Giê-su Christ.
I. Thứ nhất, chúng ta thấy Đấng Christ hầu việc Đức Chúa Trời.
Đó là Đức Chúa Trời là Cha phán những chữ trong câu 13,
“Nầy, tôi tớ ta sẽ làm cách khôn ngoan; sẽ được tôn lên, dấy lên, và rất cao trọng” (Ê-sai 52:13).
Đức Chúa Trời nói với chúng ta hãy nhìn “tôi tớ” của Ngài. Khi Giê-xu xuống trần gian,
“Chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người” (Phi-líp 2:7).
Là Tôi Tớ của Đức Chúa Trời trên trần gian, Đấng Christ cư xử thận trọng, và hành động cách khôn ngoan. Tất cả những gì Chúa Giê-su nói và làm, trong mục vụ của Ngài trên đất, là làm với sự rất khôn ngoan. Là một con trai trẻ trong Đền Thờ, những giáo sư Do Thái rất ngạc nhiên về sự thông sáng của Ngài. Sau đó, những người Pha-ri-si và Sa-đu-sê không thể trã lời Ngài, và miệng của Phi-lát, thống đốc La-mã, cũng câm khi Ngài nói.
Rồi đoạn văn của chúng ta nói, liên quan đến Tôi Tớ của Đức Chúa Trời,
“Người sẽ được tôn lên, dấy lên, và rất cao trọng” (Ê-sai 52:13).
Những từ ngữ trong tiếng Anh hiện đại có thể được dịch “nổi,” “nâng lên,” “hết sức đề cao.” Tiến Sĩ Edward J. Young chỉ ra rằng “Không thể nào đọc những chữ nầy mà không được nhắc nhở về sự tôn cao của Đấng Christ miêu tả trong Phi-líp 2:9-11 và Công-Vu-Các-Sứ-Đồ 2:33” (Edward J. Young, Ph.D., Sách Ê-sai ‘The Book of Isaiah,’ Eerdmans, 1972, quyển 3, trang 336).
“Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh” (Phi-líp 2:9).
“Đức Chúa Giê-su nầy, Đức Chúa Trời đã khiến sống lại, và chúng ta thảy đều làm chứng về sự đó. Vậy sau khi Ngài đã được đem lên bên hữu Đức Chúa Trời … đổ Đức Thánh Linh ra” (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:32-33).
“Nầy, tôi tớ ta sẽ làm cách khôn ngoan; sẽ được tôn lên, dấy lên và rất cao trọng” (Ê-sai 52:13).
Tôn cao – “được nổi.” Tán dương – “được nâng lên.” Rất cao – “hết sức được tôn cao.” Đây là những chữ mà phản chiếu những giai đoạn về sự nâng cao của Đấng Christ. Ngài vượt lên từ kẻ chết! Ngài được đem lên đến Thiên Đàng tại sự Thăng Thiên của Ngài! Hiện nay Ngài ngồi bên hửu Đức Chúa Trời! Tôn cao – “được nổi”! Tán dương – “được nâng lên.” Rất cao – bằng đến bên hửu Đức Chúa Trời trên Thiên Đàng! A-men!
Được nâng lên Ngài phải chịu chết,
“Mọi việc đã trọn,” lời Ngài phán;
Hiện nay trên trời được tôn rất cao;
Ha-lê-lu-gia! Là Đấng Cứu Chuộc!
(“Ha-lê-lu-gia, Đấng Cứu Chuộc!” bởi Philip P. Bliss, 1838-1876).
“Nầy, tôi tớ ta sẽ làm cách khôn ngoan; sẽ được tôn lên, dấy lên, và rất cao trọng” (Ê-sai 52:13).
Chúa Giê-su là, và bao giờ cũng là, Tôi Tớ của Đức Chúa Trời là Cha – Đức Chúa Con – được tôn lên từ cỏi chết, thăng lên đến Thiên Đàng, ngồi bên hửu Đức Chúa Trời! Ha-lê-lu-gia! Là Đấng Cứu Chuộc!
II. Thứ hai, chúng ta thấy Đấng Christ hy sinh vì tội lỗi.
Xin lớn tiếng đọc câu 14.
“Như nhiều kẻ thấy ngươi mà [lấy làm lạ]; (mặt mày người xài xể lắm hơn kẻ nào khác, hình dung xài xể hơn con trai loài người)” (Ê-sai 52:14).
Tiến Sĩ Young đã nói rằng những người mà đã thấy “[lấy làm lạ] mặt mày người xài xể lắm hơn kẻ nào khác…[lấy làm lạ] hình dung xài xể hơn con trai loài người…hình hài của người xấu xí đến nỏi người không còn giống một con người. Đây là một cách nói rất mạnh mẽ về sự chịu đau đớn của Ngài” (ibid., trang 337-338).
Hình hài của Chúa Giê-su bị làm xấu xí cách tàn bạo trong thời gian Ngài chịu sự khổ nạn. Đêm trước khi Ngài bị thương khó “trong sự đau đớn,”
“mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).
Đây là trước khi họ bắt Ngài. Tại trong đêm tối ở Ghết-sê-ma-nê, sự phán xét cho tội lỗi của bạn chồng chất trên Đấng Christ. Khi quân lính đến để bắt Ngài thì Ngài đã ngâm trong mồ hôi máu.
Rồi họ đem Ngài đi và đánh đập vào mặt Ngài. Trong một đoạn khác, tiên tri Ê-sai cho chúng ta biết Đầy Tớ Chịu Khổ nói,
“Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta, và đưa má cho kẻ nhổ râu ta; ai mắng hoặc nhổ trên ta, ta chẳng hề che mặt” (Ê-sai 50:6).
Lu-ca nói, “Họ đánh vào mặt Ngài” (Lu-ca 22:64). Mác nói rằng Phi-lát “áp bức Ngài” (Mác 15:15). Giăng nói,
“Bấy giờ, Phi-lát bắt Đức Chúa Giê-su và sai [đánh đòn] Ngài. Bọn lính [đan] một cái mão triều bằng gai, đội trên đầu Ngài, và mặc cho Ngài một cái áo điều. Đoạn, họ đến gần, nói với Ngài rằng: Lạy vua dân Giu-đa! Họ lại cho Ngài mấy cái vả” (Giăng 19:1-3).
Rồi họ đóng đinh vào tay và chân Ngài trên cây Thập Tự Giá. Như Tiến Sĩ Young diển tả, “Hình hài của Ngài bị làm rất xấu xí đến nói không còn giống con người” (ibid., trang 338).
“Như nhiều kẻ thấy ngươi mà lấy làm lạ, [mặt mày] ngươi xài xể lắm hơn kẻ nào khác, hình dung xài xể hơn con trai loài người” (Ê-sai 52:14).
Đa số những bức tranh hiện đại hầu như không được chính xác như của Mel Gibson về “Những Nỗi Khổ Hình của Đấng Christ ‘The Passion of the Christ,’ trong sự miêu tả Đấng Christ xem ra sao sau khi họ làm khổ Ngài, đánh đập Ngài, và đóng đinh Ngài.
Quyển Học Kinh Thánh Scotfield ‘The Scofield Study Bible’ gì về câu nầy, “Sự dịch theo nguyên văn thật tệ: ‘Mặt mày người xài xể hơn kẻ nào khác, hình dung xài xể hơn con trai loài người’ – thí dụ không phải con người – kết quả của những đòn tàn bạo được diển tả trong Ma-thi-ơ 26….” Hãy nghe một bài Thánh Ca bởi Joseph Hart (1712-1768),
Bởi gai đầu Ngài bị đâm và rạch,
Toả ra dòng huyết từ mọi bộ phận;
Lưng Ngài với những lằn roi tàn bạo,
Nhưng lằn roi bén hơn xé tim Ngài.
Trần truồng đinh đóng trên cây đáng ghét,
Phô bài thấu cho đất và trời ở trên
Cảnh tượng của những vết thương và máu,
Phô bày đáng thương về tình yêu tổn thương!
(“Khổ Hình của Ngài ‘His Passion” bởi Joseph Hart, 1712-1768;
theo điệu nhạc “Tis Midnight, and on Olive’s Brow”).
Tại sao, Đấng Cứu Thế, cho con biết tại sao
Đấng chịu khổ huyết tuôn nằm xuống?
Bởi động cơ lớn nào cảm động Ngài?
Động cơ chính – ‘bởi vì tình yêu!
(“Ghết-sê-ma-nê, Ô-li-ve-Ấn! ‘Gethsemane, the Olive-Press!’” bởi Joseph Hart, 1712-1768;
theo điệu nhạc “‘Tis Midnight, and on Olive’s Brow”).
Tại sao, Đấng Cứu Thế yêu dấu, cho tôi biết tại sao diện mạo Ngài “mặt mày người xài xể hơn kẻ nào khác, hình dung xài xể hơn con trai loài người”? Câu trã lời nằm ở cuối câu 12, trong đoạn 53, “Người đã mang lấy tội lỗi nhiều người” (Ê-sai 53:12). Đây là sự hy sinh của Đấng Christ cho những tội lỗi của bạn, chịu hy sinh thay cho kẻ khác – Chúa Giê-su chịu khổ và chết thay vì tội lỗi của bạn, thay chổ của bạn – trên cây Thập Tự Giá! Vì vậy, chúng ta thấy sự hầu việc Đức Chúa Trời của Đấng Christ. Vì thế, chúng ta thấy sự hy sinh của Đấng Christ để trã hình phạt cho tội lỗi của bạn.
III. Thứ ba, chúng ta thấy sự cứu rổi được áp dụng.
Xin vui lòng đứng lên và đọc lớn tiếng Ê-sai 52:15
“Thì cũng vậy người sẽ vảy rửa nhiều dân, và các vua ngậm miệng lại vì người; vì họ sẽ thấy điều chưa ai nói cho mình, và sẽ hiểu biết điều mình chưa hề nghe” (Ê-sai 52:15).
Quí vị có thể ngồi xuống. Tiến Sĩ Young nói ở đây, trong câu nầy, sự hy sinh và chịu khổ của Đấng Christ trong câu 14 đã được giải thích và áp dụng,
Tiên tri giải thích tại sao [Đấng Christ] bị làm biến dạng. Nên…trong tình trạng bị làm xấu xí hình dạng, “người sẽ rải nhiều quốc gia.” [Một] người mà bị làm xấu xí, đầy tớ làm điều gì đó cho người khác, bởi đó người thực hiện nghi thức làm sạch. Sự biến dạng [trong sự chịu khổ của Ngài] là…tình trạng mà chính mình người sẽ đem đến sự tẩy sạch đến nhiều quốc gia. Động từ “người sẽ rải” [nói về] sự rải về…nước, hoặc huyết như sự tẩy sạch….Đó là việc làm của [Đấng Christ là thầy tế] ấy tại đây đặc trước, và mục đích của việc làm là đem sự thanh tẩy và tẩy sạch đến những người khác…chính người là thầy tế lể sẽ rải nước và huyết và rửa sạch nhiều quốc gia. Ngài làm điều nầy như người chịu khổ nạn, sự đau đớn của người là vì mục đích…thanh tẩy và tạo sự biến đổi sâu sắc trong thái độ của những ai trong thấy người (ibid., trang 338-339).
Trong sự hoàn thành chính xác của lời tiên tri, sự giảng dạy về phúc âm của Đấng Christ bẻ gảy ra khỏi xiềng xích của Do Thái Giáo và trở nên tôn giáo thế giới. Từ lúc đầu của thế kỷ đầu tiên “nhiều quốc gia” đã được rao giảng phúc âm, và những người trên toàn thế giới đã được thanh tẩy bởi Huyết của Chúa Giê-su, đem họ đến sự cứu rổi trong Chúa Giê-su Christ, tạo nên, như Tiến Sĩ Young đã nói, “sự biến đổi sâu sắc trong thái độ của những ai trong thấy Ngài.” Mặc dù không phải tất cả những vua của các quốc gia trong thế giới nầy là những người được cứu, tuy vậy trong khi Cơ Đốc Giáo lan ra khấp thế giới, họ ít nhất “im miệng lại với Ngài,” và trở nên Cơ Đốc Nhân nhỏ bé, không nói nghịch lại cùng Ngài. Ngay cả đến ngày nay, Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị, im miệng lại “trước Ngài” và cúi đầu trong sự tôn kính cách yên lặng trước Ngài tại Westminster Abbey trong lúc Cơ Đốc Nhân phục vụ tại đó. Nhiều quốc vương khác bên thế giới Phương Tây, và bên Phương Đông, mang ít nhất lòng tôn kính bề ngoài đến Ngài, và nhiều người như họ, giống như Nữ Hoàng Victoria, lảm hơn là chỉ mang đến Ngài sự tôn trọng bên ngoài. Thực vậy, kể cả Hoàng Đế Constantine trong những năm đầu của Cơ Đốc Giáo, và còn nhiều người khác nữa.
“Vì họ sẽ thấy điều chưa ai nói cho mình; và sẽ hiểu biết điều mình chưa hề nghe” (Ê-sai 52:15).
Như đã được đoán trước bởi tiên tri, tin lành về Đấng Christ đã lan ra khắp những quốc gia của thế giới,
“thì cũng vậy người sẽ vảy rửa nhiều dân” (Ê-sai 52:15).
Kể cả Tổng Thống của Hoa Kỳ, chỉ mang danh Cơ Đốc Nhân, đôi lúc cuối đầu ở trong nhà thờ và im “miệng [của ông] trước Ngài.”
Nhưng tôi phải nói rằng sự dự đoán kỳ diệu nầy không có nói lên nhiều về Âu Châu, Vương Quốc Liên Hiệp Anh, và nước Mỹ như đã từng nói. Những hội thánh ở bên phương Tây đang ở trong tình trạng rối loạn và náo động bởi vì những sự xâm nhập của “tư tưởng tự do” công kích Kinh Thánh, và sự sa sút của những hội thánh qua sự hiểu sai về phúc âm bởi Finney, và những người thời nay theo cách thức sai lầm về “chủ nghĩa quyết định” của ông trong mọi hình thức. Tuy thế, trong Thế Giới Thứ Ba, những sự tỉnh thức và phục hưng, đã từng thấy trong thời bội giáo, trong lúc những hội thánh ở phương Tây bị sa sút, thì vẫn phồn thịnh. Tấm lòng của chúng ta vui mừng khi đọc những sự kiện vô số bên Trung Hoa, Đông Nam Á, Ấn Độ, và những nơi khác trên thế giới, đang ùa tới những hội thánh giảng phúc âm mổi giờ! Vâng, họ thường bị bắt bớ, nhưng như Tertiullian đã nói trong thế kỷ thứ hai, “Máu của những người tử đạo là hạt giống của hội thánh.” Và đây cũng thật sự xãy ra ngày nay cho khắp nước trong Thế Giới Thứ Ba. Giữa lúc nước Mỹ, và Tây Phương nói chung, đang xa rời bối cảnh của Cơ Đốc Nhân, và đang hòa tan trong chủ nghĩa nhân dân, tâm linh rối loạn hoài nghi, như Spirgeon đã đoán,
Chúa Giê-su sẽ…rải không chỉ trên người Do Thái, nhưng luôn cả trên những quốc gia ngoại ban mọi nơi…Tất cả đất sẽ nghe đến danh Ngài, và cảm giác Ngài giáng xuống như mưa rào trên cỏ đã cắt. Những bộ lạc mờ tối ở xa xôi, và người ở trên đất của mặt trời lặn sẽ nghe học thuyết của Ngài và sẽ uống nó vào…Ngài sẽ rải cho nhiều dân tộc với lời nhân từ của Ngài (ibid. trang 248).
Sứ điệp “tiên đoán” của Spurgeon càng đúng trong ngày nay hơn là lúc ông nói những lời đó hơn trăm năm về trước. Và chúng ta lấy làm vui mừng về điều đó vô cùng! A-men!
Lời hứa chưa được hoàn toàn ứng nghiệm. Nhưng nó sẽ được – vì miệng của Chúa đã phán nó – bởi tiên tri Ê-sai, là người đã nói,
“Các dân tộc sẽ đến nơi sự sáng ngươi” (Ê-sai 60:3).
“Sự giàu có các nước sẽ đến với ngươi” (Ê-sai 60:5).
“Nầy, những kẻ nầy sẽ đến từ nơi xa; kìa, những kẻ kia sẽ đến từ phương Bắc, những kẻ nọ từ phương Tây, và những kẻ khác từ xứ Si-ni” (Ê-sai 49:12).
James Hudson Taylor là nhà truyền giáo đến Trung Hoa trước kia, nói rằng “Sinim” là đất của Trung Hoa, như Bản Học Kinh Thánh Scotfield ‘The Scotfield Study Bible,’ trong sự ghi chú về Ê-sai 49:12. Làm sao chúng ta có thế không đồng ý với Taylor và sự ghi chú của Scotfield được khi chúng ta thấy việc nầy đang xẩy ra bên Trung Hoa trước mắt chúng ta ngày nay? Tất nhiên là thật rồi, ít nhất là trong sự áp dụng! Hàng ngàn người đã được biến đổi và tin nhận Đấng Christ trong mỗi giờ ở tại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, và nhiều người khác ở những nơi xa xôi, và chúng ta lấy làm vui mừng về điều đó!
Trong lúc Hoa Kỳ giết người bằng cách phá thai ba ngàn trẻ em vô tội mỗi ngày, và hàng ngàn hội thánh đóng cửa, tuy thế những chổ xa xôi công việc của Đấng Christ đang phát triển, và sẽ còn mạnh mẽ! Đức Chúa Trời ban cho họ càng nhiều sự biến đổi! Đức Chúa Trời ban cho những người đã biết đến Đấng Christ, và tình nguyện chịu khổ vì danh Ngài, sẽ sớm đắc thắng giữa dân tộc lúc Ngài Đến Lần Thứ Hai!
Nhưng tôi hỏi bạn sáng hôm nay, “Bạn có biết Đấng Christ không? Bạn đã có thấy bằng đức tin đến Ngài là người ‘mặt mày người xài xể lắm hơn kẻ nào khác’ để trã hình phạt vì tội lỗi ngươi – vâng cho ngươi! Ngài có rải Huyết của Ngài trên tội lỗi của ngươi chưa, được chép trong sách sự sống của Đức Chúa Trời trên Thiên Đàng chưa? Bạn đã được rữa sạch bởi Huyết của Chiên Con của Đức Chúa Trời mà đã lấy đi tội lỗi của thế gian chưa? Và, nếu chưa, thì bạn có “câm miệng mình” trước sự hiện diện của Ngài không, và cúi đầu trước Chúa Giê-su, và tiếp nhận Ngài là Chủ và là Đấng Cứu Chuộc không? Và bạn sẽ làm điều đó ngay bây giờ chăng?”
Xin vui lòng đứng lên và hát Thánh Ca số bảy trong tờ nhạc của quý vị.
Gáng nặng tội lỗi quá to lớn chồng chất trên Đấng Cứu Chuộc;
Đâu buồn làm áo che Ngài, vì tội nhân mà Ngài phải mặc vào,
Vì tội nhân phải mặc vào.
Và trong đau nhối khiếp chết Ngài khóc và cầu thay cho tôi;
Yêu và ôm ấp linh hồn tội lỗi lúc bị đóng trên cây.
Lúc bị đóng trên cây.
Ôi tình yêu tuyệt vời! Tình yêu hơn lưỡi của nhân loại thế giới được;
Tình yêu đó sẽ thành lời tôn vinh của bài ca trường tồn!
Bài ca tôn vinh trường tồn.
(“Yêu trong Thống Khổ ‘Love in Agony’” bởi William Williams, 1759;
theo điệu nhạc “Majestic Sweetness Sits Enthroned”).
Nếu bạn muốn trò chuyện với chúng tôi về tin nhận Chúa Giê-su và trở nên Cơ Đốc Nhân, xin vui lòng bước ra phía sau hậu trường ngay bây giờ. Tiến Sĩ Cagan sẽ đưa bạn đến một chổ yên tịnh để chúng ta có thể nói chuyện. Xin đi ngay bây giờ. Bác sĩ Chan, xin hướng dẩn chúng tôi trong sự cầu nguyện cho những ai đáp ứng. A-men.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net –
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.
Kinh Thánh Đọc Trước Bài Giảng bởi Ông Abel Prudhomme: Ma-thi-ơ 27:26-36.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bở Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Yêu trong Thống Khổ ‘Love in Agony’” (bởi William Williams, 1759;
hát theo điệu nhạc “Majestic Sweetness Sits Enthroned”).
DÀN BÀI CỦA SỰ ĐAU KHỔ VÀ SỰ KHẢI HOÀN CỦA TÔI TỚ (BÀI GIẢNG SỐ 1 CỦA SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI 53) bởi Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. “Nầy, tôi tớ ta sẽ làm cách khôn ngoan; sẽ được tôn lên, và rất cao trọng. Như nhiều kẻ thấy người mà lấy làm lạ (mặt mày người xài xể lắm hơn kẻ nào khác, hình dung xài xể hơn con trai loài người), thì cũng vậy người sẽ vảy rửa nhiều dân, và các vua ngậm miệng lại vì người; vì họ sẽ thấy điều chưa ai nói cho mình, và sẽ hiểu biết điều mình chưa hề nghe” (Ê-sai 52:13-15). (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:34-35) I. Thứ nhất, chúng ta thấy sự hầu việc Đức Chúa Trời của Đấng Christ,
II. Thứ hai, chúng ta thấy sự hy sinh của Đấng Christ vì tội lỗi, Ê-sai 52:14;
III. Thứ ba, chúng ta thấy sự cứu rổi của Đấng Christ được áp dụng,
|