Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




SỰ GIẢNG DẠYCỦA NÔ-Ê

THE PREACHING OF NOAH
(Vietnamese)

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 13 tháng 1 năm 2013
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, January 13, 2013

“Nếu Ngài chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác nầy, chỉ gìn giữ Nô-ê là thầy giảng đạo công bình, với bảy người khác mà thôi” (2 Phi-e-rơ 2:5).


Đoạn văn nầy là một câu riêng rẽ. Chắc là như vậy, bởi vì những câu từ câu bốn đến câu chin đều là những câu một. Nó là một trong những câu dài nhất trong Tân Ước. Đoạn văn bắt đầu với sự diển tả của những tiên tri giả. Rồi sau đó Sứ Đồ Phi-e-rơ mới chỉ trích về những tà giáo nầy. Tiếp theo đó là ba thí dụ về sự phán xét của Đức Chúa Trời cho tội nhân trong quá khứ. Thứ nhất, sự phán xét cho những thiên sứ bị sa ngã. Thứ hai, sự phán xét cho chủng tộc loài người trong thời Nô-ê. Thứ ba, sự phán xét trên thành phố Sô-đôm và Gô-mô-rơ. Phần nầy được kết thúc bằng cách nói rằng là ba cái thí dụ nầy chỉ cho thấy rằng Đức Chúa Trời biết “cứu chữa những người tin kính khỏi cơn cám dổ, và hành phạt kẻ không công bình, cầm chúng nó lại để chờ ngày phán xét” (2 Phi-e-rơ 2:9). Thí dụ thứ hai của sự phán xét là đề tài bài giảng của tôi tối nay. Chúng ta cho biết rằng Đức Chúa Trời

“…Nếu Ngài chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác nầy, chỉ gìn giữ Nô-ê là thầy giảng đạo công bình, với bảy người khác mà thôi” (2 Phi-e-rơ 2:5).

Chúng ta có thể chia đoạn văn nầy thành ba phần: Người nghe, người giảng đạo, và sự phán xét.

I. Thứ nhất, người nghe.

Trước khi chúng ta chuyển sang Nô-ê là người giảng đạo, chúng ta cần suy nghĩ về khán giả của ông – là những người nghe ông giảng. Trong đoạn văn của chúng ta họ được gọi là “thế gian xưa,” là những người sống trước cơn Đại Hồng Thủy. Chỉ có vài câu Kinh Thánh nói cho chúng ta biết về họ. Nhưng những gì chúng ta biết về họ rất có tác dụng. Nó là một điều rất quan trọng để biết về những người nầy bởi vì Chúa Giê-su đã nói rằng trong thế hệ sau cùng trước khi thời đại nầy chấm dứt sẽ giống như những người trong thời Nô-ê. Ngài nói, “Trong đời Nô-ê thể nào, khi Con Người đến cũng thể ấy” (Ma-thi-ơ 24:37). Trong những ngày đó người ta như thế nào?

Họ quá thiên về vật chất. Đó là điều chính yếu của họ. Mọi việc khác đều tuôn ra từ vật chất của họ. Chúa Giê-su cho chúng ta biết rằng sự lưu tâm của họ tập trung vào chuyện “ăn, uống, cưới gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu” (Ma-thi-ơ 24:38). Đời sống họ tập trung vào đồ ăn và sự vui thích. Họ muốn có những việc tốt trong đời sống, còn những thứ khác thì không quan trọng. Tiến Sĩ Francis Schaeffer nói rằng những giá trị Cơ-đốc Nhân trong thời đại chúng ta suy yếu trầm trọng nên phần đông con người sống cho riêng họ trong sự yên tỉnh và giàu sang. Tiến sĩ Schaeffer nói,

Sự yên tỉnh cá nhân có nghĩa là muốn cho cách sống cá nhân của tôi trông suốt đời của tôi không bị quấy rầy, bất chấp hậu quả gì xảy ra trong đời sống của con cái hay cháu chắt của tôi. Vui hưởng giàu sang có nghĩa là một sự tràn ngập và sự thịnh vượng càng tăng lên – một đời sống được xây dựng trên nhiều thứ, nhiều thứ hơn, và càng nhiểu thứ hơn nửa – Sự thành công được đo đạc trên mức độ cao hơn của sự thừa thải về vật chất. (Francis A. Schaeffer, Chúng Ta Sống Thế Nào? ‘How Should We Then Live?’, Revell, 1976, trang 205).

Khi tôi còn trẻ tôi nhớ là đã có thất mắc là tại sao người ta quan tâm về chiếc xe sang và đắt tiền, tại sao họ cảm thấy họ cần phải có cái mà họ gọi là “những thứ tốt hơn của cuộc sống.” Tôi đâu phải là người Hippie. Thật không phải đâu. Nhưng tôi hoàn toàn thỏa mản với một chiếc xe nhỏ màu xám hiệu Dodge Dart và một căn phòng nhỏ trong chung cư. Ngay cả ngày nay tôi vẩn còn lái chiếc xe Toyota Corolla cũ đã mười sáu năm. Tôi có hai bộ đồ véc-tôn mà tôi có thể mặc. Xem ra cũng đã đủ cho tôi. Tôi không có làm chủ được một căn nhà nếu như mẹ của tôi không cho nó cho tôi. Kinh Thánh nói rằng, “Nếu của cải thêm nhiều lên, chớ đem lòng vào đó” (Thi-Thiên 62:10). Thành thực mà nói với bạn, tôi chỉ là không thể hiểu được đời sống của một con người chỉ xoay quanh sự yên tỉnh cá nhân và sự giàu sang. Khi tôi mười tám tuổi, tôi đóng vai của một người già giàu có trong một vỡ kịch dựa vào thí dụ người nhà giàu ngu dại trong chương mười hai của sách Lu-ca. Đang khi tôi ngã xuống chết vì bị nghẻn tim, tiếng của Đức Chúa Trời vang ra từ cái loa, “Hỡi kẻ dại, chính đêm nay linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại; vậy những của cải ngươi đã sắm sẳn sẽ thuộc về ai? Hễ ai thâu trử của cho mình mà không giàu có nơi Đức Chúa Trời thì cũng như vậy” (Lu-ca 12:20-21). Con người trong thời Nô-ê cũng giống như người nhà giàu ngu dại đó. Và chũ nghĩa vật chất cũng đang lan tràn mạnh mẽ trong thời đại của chúng ta.

Rồi, cũng vậy, tâm trí của họ đầy dẫy tội ác. Sáng-thế-ký 6:5 nói cho chúng ta rằng

“Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn” (Sáng-thế-ký 6:5).

Ông Lu-te nói, “Khi con người bắt đầu hung ác, thì họ không còn kính sợ Đức Chúa Trời và cũng không tin Ngài nữa, nhưng từ chối Ngài, từ chối Lời của Ngài những tôi tớ của Ngài…Tình trạng không tin nầy lan ra nhanh chóng trong thời điểm của Nô-ê” Martin Luther, Th. D., Giải Nghĩa Sách Sáng-Thế-Ký của Luther, Zondervan 1958, quyển 1, trang 128; dựa vào sách Sáng-thế-ký đoạn 6).

Từ khi có một vài cuộc tàn sát xảy ra bằng súng, những nhà chính trị bây giờ mới nói với chúng ta rằng súng cần phải được ngăn cấm, họ nói, sẽ ngừng những cuộc bạo động. Điều đó làm cho tôi đau lòng khi nghe nói những lời ngu xuẩn như vậy. Chúng ta có nhiều súng ống trong thời đại. Chúng ta có nhiều sung ống hơn khi tôi còn là đứa trẻ. Tôi có một cây súng săn và một cây súng hơi lúc tôi chỉ được mười tuổi. Từ năm 1949 đến năm 1953 tôi sống tại sa mạc ở Arizona. Hầu hết những người trẻ đều có súng trong những ngày đó. Nhưng chúng ta không có sự tàn sát trong thời đó. Điều gì đã khác ngày nay? Nó là sự mê đắm vào phim trường Hollywood đã đổ đầy vào trí óc bọn trẻ ngày nay!

Tờ báo Los Angeles Times (1/7/13, trang D1) có một câu chuyện mới với tựa đề, “Những buổi biểu diễn đầy máu mới dự kiến, nhưng tin tức đài NBC cảnh báo chống lại ý tưởng đó vì họ khuyến khích bạo động thật sự.” Bài báo nói, “toàn thể thảm họa liên quan sử dụng súng mới đây…là sức mạnh thúc đẩy ủy viên của chương trình TV. đến việc bàu chữa một lần nữa về sự bạo động trên màn ảnh nhỏ đó đã gây ra tranh luận…thật sự thêm dầu vào sự tàn sát trên thế giới.” Tiền bạc mà Phim trường Hollywood đó đào xới được làm cho tôi muốn mửa! Những cuốn phim đẫm máu của họ và những chương trình TV đã hủy hoại hoàn toàn cả một thế hệ. Nó làm cho tôi đau lòng! Nô-ê chắt cũng cảm giác như vậy!

“Thế gian bấy giờ đều bại hoại trước mặt Đức Chúa Trời và đầy dẩy sự hung ác. Nầy, Đức Chúa Trời nhìn xem thế gian, thấy đều bại hoại, vì hết thảy xác thịt làm cho đường mình trên đất phải bại hoại. Đức Chúa Trời bèn phán cùng Nô-ê rằng: Kỳ cuối cùng của mọi xác thịt đã đưa đến trước mặt ta; vì cớ loài người mà đất phải đầy dẫy điều hung hăng; vậy, ta sẽ diệt trừ họ cùng đất” (Sáng-thế-ký 6:11-13).

Tôi muốn nói với các bạn trẻ một điều, và tôi muốn làm điều đó một cách rỏ ràng mà tôi có thể làm. Hãy lấy tâm trí của bạn ra khỏi chủ nghĩa vật chất và suy nghĩ ít một chút về của cải – và thêm một chút về sự đặt của cải mình trong Nước Trời!

Và lấy tâm trí của bạn ra khỏi những kẻ giết người hàng loạt và ma quái trên TV – và lấy tâm trí bạn ra khỏi những trò chơi điện tử – tất cả những trò chơi điện tử – và đặt tâm trí của bạn vào Kinh Thánh, và vào trong Hội Thánh, và vào sự cầu nguyện! Nếu không, bạn sẽ đi xuống địa ngục với giới điện ảnh Hollywood, và những kẻ đẩm máu, đầu óc giết người, giống như những người trong thời Nô-ê! Nói với bất cứ người nào là tôi nói như vậy! Và tôi không có cười khi tôi nói như thế!

Khán giả của Nô-ê cũng giống như đám đông khán giả của phim truòng Hollywood. Điều không ngạc nhiên gì khi không có một người nào được cứu. Bạn sẽ không đem họ đến sự cứu rổi được cho dù bạn cầu xin họ bằng cách quỳ xuống với đôi bàn tay và đầu gối của bạn! Con người của “thế gian xưa” đã không thể sửa đổi được ý tưởng chống lại Đức Chúa Trời. Và Đức Chúa Trời “đã phó họ” (Rô-ma 1:24).

II. Thứ hai, người giảng đạo.

“Nếu [Đức Chúa Trời] chẳng tiếc thế gian xưa, … chỉ gìn giữ Nô-ê là thầy giảng đạo công bình …” (Phi-e-rơ 2:5).

Nô-ê không phải là thầy dạy Kinh Thánh. Ông là người giảng đạo Từ Hy-lạp là “keryx” nghĩa là “sứ giả” Ông tuyên bố thẳng thắng như một sứ giả, “như một người rao tin” (Mạnh mẽ). Tiến Sĩ John Gill (1697-1771) nói, “Người Do Thái nói rằng Nô-ê là một tiên tri; và họ miêu tả ông là một người giảng đạo, và lại còn nói với chúng ta những từ ngữ thông dụng mà ông dùng trong sự thúc đẩy đến thế gian xưa” (John Gill, D.D., Sách Giải Nghĩa Tân Ước, The Baptist Standard Bearer, tái bản năm 1989, quyển III, trang 597-598).

Rồi Tiến Sĩ Gill trích dẫn những giáo sĩ Do Thái xưa, là những người đã nói chính những lời mà Nô-ê đã giảng, “Hãy thay đổi và từ bỏ công việc ác của anh em, sợ rằng nước lụt sẽ đến trên anh em, cắt đứt mọi hạt giống của con cái loài người” (Gill, ibid.). Tiến Sĩ R. C. H. Lenski (1864-1936) nói,

      Nó là điều nghi vấn làm thế nào Phi-e-rơ biết rằng Nô-ê là “một sứ giả công bình” khi Cựu Ước chỉ gọi ông là “một người công bình.” Điều nầy dường như là một câu hỏi tầm thường. Liệu Nô-ê có giử yên trong suốt 120 năm không? Đức Chúa Trời có để cho thế giới ở trong sự ngu dốt không biết trận lụt lớn sắp xảy tới không? Có phải Phi-e-rơ ghi chép lại những điều ngoài sự mặc khải hay không?
      Sự kéo dài 120 năm đó là sự kéo dài của mùa ân điển. Sự giảng dạy của Nô-ê là để kêu gọi mọi người ăn năn trở lại đến sự công chính nhằm để Đức Chúa Trời hoặc may không phải buộc cho cơn nước lụt xảy đến. Đức Chúa Trời có lẽ đã tha cho thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ nếu có thể tìm được mười người công chính ở đó, nhưng không có được mười (Sáng-thế-ký 18:32); Trong toàn cả thế gian trong thời Nô-ê chỉ có tám người [Nô-ê, vợ Nô-ê, ba con trai, và ba dâu]. “Công bình” là một cách sở hửu khách quan, nó không phải thuộc về phẩm chất, không phải “một sứ giả công bình.” Lời đó được dùng để hiểu trọn vẹn nghiã trong quá trình lập chứng. Nô-ê tuyên bố rằng phẩm chất mà được sự chấp thuận công chính của Đức Chúa Trời trên thế giới không tin đặng họ ăn năn và được xưng công bình bởi Đức Chúa Trời. Nhưng họ khinh bỉ những lời của ông, cười chế nhạo chiếc tàu của ông, [và] vẩn “là một thế giới không tin” (R. C. H. Lenski, Th.D., Sách Giải Nghĩa Các Thư Tín Phi-e-rơ, Giăng, và Giu-đe, Nhà Xuất Bản Augsburg , ấn bản năm 1966, trang 312).

Đức Chúa Trời cảnh cáo con người trong thời Nô-ê rằng Thần của Ngài sẽ không đấu tranh với loài người mãi mãi; nghĩa là, Thánh Linh không phải lúc nào cũng làm cho họ nhận thức tội lổi để họ ăn năn. Lu-te nói những lời đó, “Thần của Ta sẽ không đấu tranh với loài người mãi mãi” là chính những lời mà Nô-ê đã giảng “sự thờ phượng chung trong một thế giới.” Điều ông nói có nghĩa là, ‘Chúng tôi dạy và khuyên nhũ trong sự khinh miệt, cho một thế giới không cho phép nó tự cần được sửa đổi.’ Sự giải thích nầy thích hợp với đức tin và với Kinh Thánh, bởi khi Lời của Đức Chúa Trời bày tỏ từ thiên đàng, chỉ có một số được biến đổi, trong khi hầu hết đều từ chối, chính họ sa vào sự tham lam, ô uế, và những thói hư tật xấu khác nữa… Chính vì vậy mà Đức Chúa Trời đã giáng một cơn đoán phạt lớn, khi vị tộc trưởng thánh [Nô-ê] mở miệng Ngài ngăm dọa rằng không có sự phấn đấu lâu dài với con người nữa. Bằng cách nầy, Ngài tuyên bố rằng sự giảng dạy của Ngài không ngoài mục đích và ông không còn ban cho loài người Lời cứu rổi của Ngài nữa. Vì thế cho nên người nào đã có Lời phải vui mừng nhận lấy nói, cám tạ Đức Chúa Trời về điều đó, và ‘tìm kiếm… Chúa đang khi mình gặp được,’ Ê-sai 55:6” (Luther, ibids., trang 129, 130).

Như là một lời cảnh cáo cho một số các bạn tối nay, tôi nói rằng Đức Chúa Trời sẽ không tranh đấu với bạn hoài. Và khi Thánh Linh của Ngài ngưng làm việc, bạn sẽ không bao giờ được biến đổi. Chắc chắn bạn sẽ bị đọa đày như những người không tin trong thời Nô-ê vậy.

III. Thứ ba, sự phán xét.

“Nếu [Đức Chúa Trời] chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác nầy, chỉ gìn giữ Nô-ê là thầy giảng đạo công bình, với bảy người khác mà thôi” (2 Phi-e-rơ 2:5).

Từ “trong” không phải đến từ chữ Hy-lạp. Nó phải được đọc là, “Đem nước lụt đến trên một thế giới không tin.”

Chúng ta không cần ngạc nhiên gì cả khi tất cả mọi người trên đất đều bị diệt vong, ngoại trừ Nô-ê và gia đình. Kinh Thánh nói,

“Kẻ ác sẽ bị xô xuống âm phủ, và các dân quên Đức Chúa Trời cũng vậy” (Thi-Thiên 9:17).

Chúa Giê-su Christ nói,

“Song cửa hẹp và đường chật dẩn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít” (Ma-thi-ơ 7:14).

Tất cả “thế gian không tin” bị diệt vong trong cơn Đại Hồng Thủy. Tiến Sĩ Gill nói, “Toàn cả thế gian, và tuy vậy điều nầy cũng không bảo đảm họ khỏi cơn đoán xét của Đức Chúa Trời. [Đây] chính Đức Chúa Trời, đả đập vỡ các vực sâu, mở các cửa sổ trên trời, và hủy diệt tất cả con người cùng một lúc, những người đàn ông, những người đàn bà, những đứa trẻ, và cùng mọi vật sống trên đất, ngoại trừ những cái gì ở với Nô-ê trong tàu: và…đừng nghĩ rằng sự hình phạt họ chấm dứt ở đây; [những giáo sư Do Thái thời xưa nói], ‘Thời đại của nước lụt sẽ không có phần trong thế giới hầu đến’” (Gill, ibid., trang 598).

Không có dùng những con số để tính sự an toàn. Chúng ta không có đối diện với một người lấy ý kiến quần chúng. Chúng ta đối diện với Đức Chúa Trời. Nếu cả thế gian phủ nhận sự ăn năn để được cứu, thì tất cả thế gian sẽ bị xử phạt trong sự đau khổ đời đời bởi Đức Chúa Trời. Đây là những gì mà Đức Chúa Trời đã nói. Thế gian có thể cười nhạo về điều đó. Thế gian có thể chế giểu nó. Nhưng đó là sự thật không thay đổi về Đức Chúa Trời.

“Kẻ ác sẽ bị xô xuống âm phủ, và các dân quên Đức Chúa Trời cũng vậy” (Thi-Thiên 9:17).

“Song cửa hẹp và đường chật dẩn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít” (Ma-thi-ơ 7:14).

Bây giờ, rồi, một suy nghĩ cuối cùng. Tại sao con người trong thời Nô-ê không ăn năn và bước vào tàu để được an toàn? Chiếc tàu là một điển hình, hoặc hình ảnh của Chúa Giê-su Christ. Chúa Giê-su Christ đã chịu chết để chuộc tội cho chúng ta, và sống lại từ trong kẻ chết để ban cho chúng ta sự sống. Nhưng để được cứu bạn phải đến với Chúa Giê-su Christ, như con người trong thời Nô-ê phải bước vào trong tàu. Tại sao không có bất cừ người nào ăn năn và bước vào trong tàu để được an toàn?

Tôi nghĩ rằng lý do thứ nhất là không tin. Họ đã không tin những gì Đức Chúa Trời nói về sự phán xét hầu đến. Vì vậy, họ đã không ăn năn và bước vào tàu để được an toàn.

Tôi nghĩ đến lý do thứ hai là nhiều người họ đã không muốn thay đổi đường lối sống của họ. Họ sợ thay đổi đường lối sống của họ hơn là sợ sự phán xét của Đức Chúa Trời, vì vậy họ đã không ăn năn và bước vào tàu để được an toàn.

Tôi nghĩ cái lý do thứ ba là có nhiều người họ sợ gia đình hay bạn bè sẽ nghĩ sao về họ nếu họ ăn năn và bước vào tàu. Họ sợ người không theo lề thói chỉ trích hơn là thuốc, rượu hay là tình dục trái phép. Bạn của tôi sẽ nghĩ gì? Gia đình của tôi sẽ nghĩ gì? Họ sợ sự chế nhạo của gia đình và bạn bè, vì vậy họ đã không ăn năn và bước vào tàu để được an toàn.

Còn bạn thế nào? Bạn có sợ một vài điều nào giống như những điều nầy mà đã làm cho bạn không ăn năn và đến với Chúa Giê-su Christ không? Một số người nói, “Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra cho tôi nếu tôi đến với Chúa Giê-su và trở thành một Cơ-đốc Nhân thật sự?” Tôi thành thật mà nói. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra cho bạn nếu bạn trở thành một Cơ-đốc Nhân thật sự. Nhưng tôi biết điều gì sẽ xảy ra cho bạn nếu bạn sợ trở thành Cơ-đốc Nhân,

“Còn những kẻ hèn nhát…phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng; đó là sự chết thứ hai” (Khải-Huyền 21:8).

Tôi cầu nguyện cho bạn để tin nhận Chúa Giê-su Christ trước khi Ngài lấy Đức Thánh Linh ra khỏi bạn và để bạn bị diệt vong, như Ngài đã làm, khi Ngài mang “cơn nước lụt đến một thế giới không tin” (2 Phi-e-rơ 2:5). Nếu bạn muốn nói với chúng tôi là bạn muốn trở thành Cơ-đốc Nhân, xin vui lòng bước ra phía sau hậu trường ngay bây giờ. Tiến Sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến một phòng khác để chúng tôi nói chuyện với bạn và cầu nguyện với bạn. Xin mời Tiến Sĩ Chan thay mặt chúng tôi cầu nguyện.

(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Ông Kyu Dong Lee: Sáng-thế-ký 6:5-12.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Cầu Chúa Ở Bên Tôi Hoài” (bởi Henry F. Lyte, 1793-1847).


DÀN BÀI CỦA

SỰ GIẢNG DẠY CỦA NÔ-Ê

THE PREACHING OF NOAH

by Dr. R. L. Hymers, Jr.
bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Nếu Ngài chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác nầy, chỉ gìn giữ Nô-ê là thầy giảng đạo công bình, với bảy người khác mà thôi” (2 Phi-e-rơ 2:5).

(2 Phi-e-rơ 2:9)

I.   Thứ nhất, người nghe, Ma-thi-ơ 24:37, 38; Thi-Thiên 62:10;
Lu-ca 12:20, 2; Sáng-thế-ký 6:5, 11-13; Rô-ma 1:24.

II.  Thứ hai, người giảng đạo, 2 Phi-e-rơ 2:5.

III. Thứ ba, sự phán xét, Thi-Thiên 9:17; Ma-thi-ơ 7:14;
Khải-Huyền 21:8.