Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
SỰ BỘI ĐẠO THE APOSTASY bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr. Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles “Mặc ai dùng cách nào, cũng đừng để họ lừa dối mình. Vì phải có sự bỏ đạo đến trước, và có người tội ác, con của sự hư mất hiện ra” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3). |
“Ngày đó” nói đến “ngày của Chúa” trong câu 2. Dân Tê-sa-lô-ni-ca không có lo ngại gì đến ngày Chúa Giê-su Christ trở lại lần nữa. Họ biết rằng Chúa chưa trở lại. Nhưng họ lo lắng rằng phần đầu của ngày Chúa trở lại, là họ đã trong thời kỳ của sự khó khăn đau khổ. Sự bắt bớ dữ dội mà họ đã kinh nghiệm từ tà giáo La-mã đã làm cho họ nghĩ đến là họ đang trong thời kỳ Khó Khăn nầy. Họ sợ hãi đến ngày phán xét sau cùng của Đức Chúa Trời đã bắt đầu. Bây giờ, trong đoạn Kinh Thánh chúng ta suy gẫm, Sứ Đồ Phao-lô đã giải thích tại sao họ không có sống trong thời điểm của sự Bắt Bớ Ngược Đãi. Hai sự việc phải xảy ra trước tiên. William MacDonald nói,
Trước hết sẽ có sự bội đạo, hay bỏ đạo. Điều nầy có nghĩa gì?... Nó nói đến hàng loạt sự tự do buông thả của đức tin Cơ-đốc, hoàn toàn từ bỏ niềm tin Cơ-đốc.
Rồi xuất hiện một nhân vật nổi tiếng thế giới. Bản chất của hắn như là “người của sự lộn xộn,” đó là hiện thân của tội lổi và chống nghịch (William MacDonald, Chú Giải Kinh Thánh của Người Tin, Thomas Nelson Xuất Bản, ấn bản năm 1995, trang 2053; dựa vào thư 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-3).
“Người vô pháp luật” ám chỉ về kẻ chống lại Đấng Christ, kẻ độc tài sau cùng. Vì thế, Sứ Đồ Phao-lô cho chúng ta biết rằng hai sự việc phải xảy ra trước khi nổi khổ đau xảy ra – sự bội đạo, và sự xuất hiện của Kẻ Nghịch lại Đấng Christ. Trong đoạn văn nầy, tôi muốn nói đến sự việc thứ nhất – sự bội đạo. Ngày của Chúa sẽ không đến “ngoại trừ sự bội đạo trước.” Tiến Sĩ W. A. Criswell nói,
Cụm từ “một sự sa ngã” có thể dịch ra là “một sự bội đạo.” Sự dùng mạo từ [điều] ám chỉ rằng Phao-lô có một sự suy nghĩ trong đầu về một sự bội đạo riêng biệt. Ngụ ý về điều đó trước “ngày của Chúa” nó sẽ xảy ra một dấu hiệu của sự sa ngã liên tục của những người tự xưng là tín nhân (W. A. Criswell, Ph.D., Bài Học Kinh Thánh của Criswell, Thomas Nelson Xuất Bản, 1979; dựa trên thư 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3).
Có một vài thời điểm của sự bội đạo trong thời đại Cơ-đốc Nhân, hoặc chế độ tôn giáo. Nhưng không có thời điểm nào bị cô lập hoàn toàn “toàn thể sự từ bỏ của đức tin Cơ Đốc Nhân” (MacDonald, ibid.) cho đến thời đại nầy. Ngày nay tất cả những hệ phái Tin Lành đang khó hiểu với sự bội đạo. Đây là sự thật của những trường học, và những hội đoàn của Giám Lý, cũng như Lutherans, Trưởng Lão chính thống, Anh Quốc giáo và nhiều hệ phái Báp Tít, như chúng tôi dẩn chứng trong tư liệu trong quyển sách của chúng tôi, Sự Bội Đạo Ngày Nay (Hearthstone Xuất Bản, năm 1999; ấn bản lần hai vào năm 2001). Sự sa ngã vào tự do bội đạo đã xảy ra trong những Giáo Hội Công Giáo La Mã, mà bây giờ chính Đức Giáo Hoàng đã ôm chặc thuyết tiến hóa của Darwin. Tiến Sĩ Harold Lindsell ghi lại những tài liệu chi tiết về sự bội đạo trong những Hội Thánh trong quyển sách Chiến Đấu cho Kinh Thánh ‘The Battle for the Bible’ (Zondervan, 1976). Có những chương trong quyển sách đó mang tựa đề chung quanh việc trị liệu cho sự bội đạo trong,
Hội Thánh Lutheran – Missouri Synod,
Giáo Hội Báp Tít Nam Phương,
Chủng Viện Fuller Theological Seminary,
và những Hệ Phái khác cũng như những nhóm tôn giáo khác.
Tiến Sĩ David F. Wells, giáo sư về Lịch Sử và Hệ Thống Thần Học tại chủng viện Gordon Conwell Theological Seminary, đã viết vài quyển sách về sự bội đạo trong tôn giáo như là: Đức Chúa Trời Trong Đồng Vắng ‘God in the Wasteland’, Đạo Đức Suy Đồi ‘Losing our Virtue’, và Không Có Chổ Cho Sự Thật: Hoặc Bất Cứ Điều Gì Đã Xảy Ra Cho Thần Học Phúc Âm? ‘No Place for Truth: or Whatever Happened to Evangelical Theology?’ Tờ Báo Time nói về những quyển sách của Tiến sĩ Wells, “Một sự châm chích buộc tội về sự thối nát của chũ nghĩa thần học phúc âm.” Trong quyển Không Có Chổ Cho Sự Thật ‘No Place for Truth’ (Eerdmans, 1993) Tiến Sĩ Wells nói,
Trong khi chân lý của thế giới Cơ Đốc Gíáo sụp đổ…kết quả… là vô thần thiết thực, bất chấp ai quan tâm đến cho dù đó là những trường phái Tự Do hay những trào lưu Chính Thống. Đó là một chủ thuyết vô thần đã làm giảm giá trị của Hội Thánh không còn gì chỉ là sự phục vụ hoặc cảm nhận tốt mà vị mục sư đó có thể phát ra… giảm xuống đến độ chỉ còn là một nghề nghiệp giúp đở… tất cả đều chúng ta có chỉ là tính chất truyền cảm…chỉ là muốn lắng nghe không đoán xét, chỉ là có…một chút lý thú trong sự thật, chỉ là sự xúc cảm nhất thời nhưng không có cảm xúc mạnh mẽ cho việc đó là đúng (trang 248-249).
Một lần nữa ông nói,
Thế giới phúc âm đã lạc mất nguồn gốc căn bản của nó qua một quá trình lâu dài của sự thích nghi với lối sống hiện đại. Điều thảm thương, là nó đã đánh mất tính chất truyền thống trong sự hiểu biết chính yếu và thẩm quyền của Đức Chúa Trời… Điều Hội Thánh cần bây giờ không phải là sự phục hưng mà là sự cải cách (ibid., trang 295-296).
Ông nói rằng những hội thánh lớn, những hội thánh đang phát triển, và những sự phát triển không ngừng đang chuyển hướng “về trường phái Cơ Đốc tự do. Do bởi lớp trẻ thuộc những người phúc âm nầy sẽ trở thành phái tự do hoàn toàn, tôi hoài nghi, giống như những người mà đã chống lại phúc âm mà ông bà cha mẹ nhiệt liệc kháng nghị” (David F. Wells, Ph.D., Sự Can Đảm Làm Người Tin Lành ‘The Courage to Be Protestant’, Nhà Xuất Bản Eerdmans, 2008, trang 2). Tôi đồng ý với ông, ngoài ra tôi cho rằng những người đó đã trở nên “phái tự do hoàn toàn” rồi. Thí dụ, sự tấn công của Rob Bell về Địa Ngục đời đời ra từ sách bởi Harry Emerson Fosdick, hoặc những người tự do từ quá khứ. Và những sách của Bell đã được viện trưởng của Chủng Viện Fuller Theological đóng mộc!
“Mặc ai dùng cách nào, cũng đừng để họ lừa dối mình, vì phải có sự bỏ đạo đến trước…” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3).
Chúng ta thật sự đang sống trong thời điểm bội đạo đó!
Nhưng sự bội đạo đó đến như thế nào? Tiến Sĩ Martyn Lloyd-Jones đúng khi ông nói,
Tôi không có ấp úng trong khi quyết đoán rằng nguyên do chính về tình trạng của hội thánh Cơ Đốc ngày nay, và cả tình trạng của thế giới, trong hậu quả, là sự bội đạo khủng khiếp mà đã tăng mô tả đặc điểm của hội thánh cả trăm năm qua (D. Martyn Lloyd-Jones, M.D., Phục Hưng ‘Revival’, Crossway Books, 1987 ấn bản, trang 55).
Tiến Sĩ Lloyd-Jones nói điều đó trong thời gian đầu của năm 1970. Nếu ông ta nói câu đó ngày nay ông sẽ nói, “bội đạo khủng khiếp đó đã gia tăng đặc điểm hội thánh cả một trăm năm chục năm.”
Chúng ta có thể truy nguyên nguồn gốc của sự bội đạo từ Thời Đại Ánh Sáng (Enlightenment). Tiến Sĩ Francis A. Schaeffer (1912-1984) chỉ ra rằng triết gia người Pháp, Voltaire (1694-1778) đã được gọi là “tổ phụ của Thời Đại Ánh Sáng (Enlightenment).” Tiến Sĩ Schaeffer nói,
Ước mơ không trưởng về Thời Đại Ánh Sáng (Enlightenment) có thể cộng lại bằng những chữ: lý do, thiên nhiên, vui vẽ, phát triển, và tự do. Điều đó đúng là sự suy nghĩ hoàn toàn thế tục (Francis A. Schaeffer, D.D., Như Vậy Chúng Ta Sống Làm Sao? ‘How Should We Then Live?’, quyền xuất bản chính 1976; Crossway Books tái bản 2005, trang 121).
Loài người ở trung tâm trong tư tưởng của Thời Đại Ánh Sáng. Đức Chúa Trời và Kinh Thánh đã bị quăng ra đằng sau.
Nói về sự nghiên cứu của Bội Đạo, có ba người nam trong Thời Đại Ánh Sáng nổi bật, và sự đáng chú ý của họ cũng rất vô cùng quan trọng. Johann Semler (1725-1791) là thần học gia người Đức đã nói rằng thần học là ở dưới sự thay đổi không ngừng và tiến triển như những thần học gia đáp lại với nhiều trường hợp của phong tục tập quán. Ông nói rằng, hậu quả là nhiều điều trong Kinh Thánh không được linh cảm. Giá trị của Kinh Thánh phải để cho cá nhân từng người xét xử. Cho nên, Semler đã để lý luận của con người trên sự mặc khải của Kinh Thánh, và mở cửa cho sự phê phán Kinh Thánh lan tràn ra từ Nước Đức và xem thường thẩm quyền của Kinh Thánh trong thế giới hiện đại.
Người đàn ông quan trọng thứ hai trong sự sáng lập về sự Bội Đạo là Charles Darwin (1809-1882). Darwin chỉ có bằng cấp của học viện thần học. Nhưng ông lại loại bỏ niềm tin ban đầu của ông về sự sáng tạo được ghi chép trong Sách Sáng-thế-ký, và sáng lập lên học thuyết về sự biến tố của sinh vật, được nhiều người biết đến là thuyết tiến hoá, trong quyển sách Nguồn Gốc của Sinh Vật ‘The Origin of Species.’ Sau đó ông áp dụng học thuyết tiến hóa của ông cho loài người, vào năm 1871, trong Tao Nhã của Con Người ‘The Decent of Man.’ Thomas Huxley (1829-1895) làm cho thuyết tiến hoá Darwinian nổi tiến thêm trong những cuộc tranh luận mà ông ta đã phá Cơ Đốc Giáo. Darwin và Huxley đã quá xem thường niềm tin của Cơ Đốc và thẩm quyền của Kinh Thánh.
Người đàn ông thứ ba cùng sự suy tưởng trong Thời Đại Ánh Sáng, là người mà chúng ta thường bỏ quên trong sự nỏi lên của bội đạo là Charles G. Finney (1792-1875). Finney dạy rằng con người có thể chọn hoặc từ bỏ sự cứu rỗi nhờ vào sức riêng của mình. Vì vậy mà sự cứu rỗi bởi ân điển, một lý thuyết vĩ đại của thời Cải Cách, đã được học thuyết chối bỏ nguyên tội – ý là cậy vào sức riêng và việc làm của con người mà có thể trở thành Cơ Đốc Nhân. Finney không phải là người Arminian (tin vào ý chí riêng của con người tương hợp với quyền tối cao của Chúa). Ông hoàn toàn là người Pelagianist (tin vào sức riêng và việc làm để được xưng công bình). Học thuyết nầy của Finney đã truyền xuống và cuối cùng thì thay thế cho sự giảng dạy về được cứu bởi ân điển của Cài Cách. Học thuyết Finneyism trở thành quá mạnh hầu như dần dần thay chổ của thần học Tin Lành với chủ nghĩa “Tự Quyết Định Decisionism” thời nay.
Hãy để chúng ta xem xét làm sao “Chủ Nghĩa Quyết Định Decisionism” chiếm hửu những hội thánh và tạo sự bội đạo ngày nay. Trong sách, Phục Hưng và Chủ Nghĩa Phụ Hưng: Sự Làm Nên và Sự Làm Hại của Chủ Nghĩa Truyền Bá Phúc Âm Người Hoa Kỳ 1750-1858 ‘Revival and Revivalism: The Making and Marring of American Evangelicalism 1750-1858,’ của Iain H. Murray chỉ ra rằng thuyết phúc âm quay khỏi ý cửu về sự biến đổi vào thế kỷ mười chin qua “Chù Nghĩa Quyết Định” được dạy bởi Charles G. Finney (1792-1875). Murray tuyên bố rằng sự chuyển tiếp đã gần hoàn tất trong sư suy tưởng của phúc âm vào thời gian đầu của thế kỷ hai mươi:
Sự quan niệm rằng biến đổi là việc làm của con người trở đã trở nên đặc hửu vào chủ nghĩa truyền bá phúc âm [là một phần cần thiết trong chủ nghĩa truyền bá phúc âm], và, cũng như loài người quên sự tái sinh là việc của Đức Chúa Trời, nên niềm tin vào phục hưng như là công việc của Thánh Linh của Đức Chúa Trời bị tan biến. [Đây] là tác phẩm trực tiếp của học thuyết của Finney (Iain H. Murray, Phục Hưng và Chủ Nghĩa Phục Hưng: Sự Làm Nên và Sự Làm Hại Chủ Nghĩa Truyền Bá Phúc Âm Người Hoa Kỳ 1750-1858 ‘Revival and Revivalism: The Making and Marring of American Evangelicalism 1750-1858,’ Banner of Truth Trust 1994, trang 412-13).
Sách của Murray cho thấy sâu sắc vào trong then chốt của thời điểm nầy. Chương mười bốn phải được đọc trước. Chương đó phác thảo hình ảnh của tôn giáo truyền bá phúc âm xoay khỏi ý tưởng củ của sự biến đổi vào trong học thuyết “Tự Quyết Định” của Finney. Sự biến đổi đã được dạy bởi những người đi trước của Tin Lành Chính Thống và Báp-Tít dần dần bị bỏ quên, thay vào đó chỉ là sự quyết định cho Đấng Christ, tùy theo định nghĩa của mỗi cá nhân. “Bước đi tới,” “đưa tay lên,” “đọc bài cầu nguyện xưng tội,” “để Đấng Christ làm Chúa của mình,” tin cậy vào “chương trình cứu rỗi” hoặc vài câu Kinh Thánh, đã thay thế vào ý nghĩa của biến đổi trong Kinh Thánh là công việc của Đức Chúa Trời trong tấm lòng của con người.
Sự thay đổi từ sự biến đổi đến Thuyết Quyết Định, mà được chĩa mủi nhọn bởi Finney, được một số người khác biết đến.Dr. Tiến Sĩ David F. Wells, một giáo sư lịch sữ và hệ thống thần học tại chủng viện Gordon-Conwell, có nói rằng, “Điều truyển trong sự hiểu biết về sự biến đổi có nhiều giai đoạn.” Ông nêu những điểm đó ra và chỉ ra rằng những sự thay đổi nầy có liên quan với mục vụ của Charles Finney (David F. Wells, Ph.D., Quay Lại với Đức Chúa Trời: Biến Đổi Theo Kinh Thánh trong Thế Giới Hiện Đại ‘Turning to God: Biblical Conversion in the Modern World’, Nhà Sách Baker, 1989, trang 93). Sử gia, Tiến Sĩ William G. McLoughlin, Jr. nói đến “Charles Grandison Finney, là người, trong những năm 1825-1835, tạo nên thuyết phục hưng hiện đại” (William G. McLoughlin, Jr., Ph.D., Thuyết Phục Hưng Hiện Đại: Charles Grandison Finney đến Billy Graham ‘Modern Revivalism: Charles Grandison Finney to Billy Graham’, The Ronald Press Company, 1959, trang 11). J. I. Packer là thần học gia phái Phúc Âm đồng ý rằng “rao giảng phúc âm theo kiểu hiện đại là được thiết lập bởi Charles G. Finney trong thời 1820s” (J. I. Packer, Sự Truy Tìm Cho Sự Sùng Đạo ‘A Quest For Godliness’, Crossway Books, 1990, trang 292). Richard Rabinowitz đã viết về sự truyền từ sự biến đổi đến Thuyết Quyết Định trong thời gian của Finney từ cái nhìn thế tục của một lịch sử gia (Richard Rabinowitz, Người Thuộc Linh trong Cuộc Sống Mỗi Ngày: Sự Biến Đổi Kinh Nghiệm Tôn Giáo Cá Nhân trong Thế Kỷ Mười Chín Tại New England ‘The Spiritual Self in Everyday Life: The Transformation of Personal Religious Experience in Nineteenth-Century New England,’ Northeastern University Press, 1989). Những mục sư khác có phần trong sự chuyễn tiếp nầy, nhưng Finney rỏ ràng là người dẩn lối.
Vì vậy, sự biến đổi đã trở thành Thuyết Quyết Định phần lớn là qua mục vụ và bài những bài viết của Charles G. Finney, như những người nầy đã nêu ra. Những quan điểm của Finney đã nhận chìm những hội thánh truyền bá phúc âm của Hoa Kỳ, và sau nầy, trong thế kỷ hai mươi, xâm nhập những hội thánh ở tại những Hòn Đảo Anh. Ngày nay, câu nói của Iain Murray gần như được phổ biến trong thế giới mà Anh Ngữ-thông dụng: “Con người quên rằng sự cải tạo là công việc của Đức Chúa Trời, nên lòng tin vào sự phục hưng như là công việc của Thánh Linh của Đức Chúa Trời bị tan biến. [Đây] là tác phẩm trực tiếp về thần học của Finney” (Murray, Phục Hưng và Chủ Nghĩa Phục Hưng ‘Revival and Revivalism,’ trang 412-413). Cũng như William G. McLoughlin, Jr. nói, “Ông mở đầu một kỷ nguyên mới trong chủ nghĩa phục hưng tại Hoa Kỳ. Ông thay đổi nguyên cả triết lý và quá trình của sự truyền bá Phúc Âm” (McLoughlin, Thuyết Phục Hưng Hiện Đại ‘Modern Revivalism,’ trang 11). Chúng ta vẩn đang đối diện với sự ảnh hưởng của sự thay đổi đó cho đến ngày nay. Sự bội đạo chung quanh chúng ta biểu lộ rằng Thuyết Quyết Định của Finney đã dẩn đến sự chết của những hội thánh chúng ta.
Finney là tác phẩm của Thời Đại Ánh Sáng ‘Enlightenment,’ mà trong thế kỷ mười tám đã mở đầu cho chủ nghĩa nhân văn (lý lẻ của con người là nguồn gốc về sự hiểu biết) vào hình ảnh theo triết học. Những Lời Dẩn Giải của Blackstone ‘Blackstone’s Commentaries’ về luật là đường chính mà những ý tưởng Enlightenment vào sự suy tưởng của Finney. Sách thần học của Finney hầu như hoàn toàn dựa vào lý lẽ của con người, cho thấy sự thiếu nợ của ông đối với Enlightenment. Kant’s (d. 1804) and Schleiermacher’s (d. 1834) tranh luận, tôn giáo là kém về Đức Chúa Trời hơn là những kinh nghiệm về tôn giáo của con người, tìm thấy nguyên sự biểu lộ đầy đủ trong thần học và phương pháp học của Finney. G. W. F. Hegel (d. 1831) nói rằng Đức Chúa Trời là sự tác động khách quan. Ý nghỉ nầy cũng nẩy ra nhiều lần trong những bài viết của Finney. Nên, ý tưởng theo tính cách triết học của những người Enlightenment như Emmanuel Kant, Friedrich Schleiermacher, và G. W. F. Hegel đến với Finney bởi sự thấm qua của những tư tưởng vào tâm trí của người luật sư tài giói. Trọng tâm và sự đầy đủ của con người đã trở thành một phần của suy tưởng tài trí của thời điểm của Finney, và ông đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi những tư tưởng nầy. Và phần lớn là do nơi Finney mà Enlightenment xâm nhập vào đạo Tin Lành và hết thảy nhưng ủy phá nó. Sớm như 1887 Spurgeon cũng có thể nói, “Hội Thánh đã bị chôn dùi ở dưới sự mưa bùn của dị giáo của hiện nay” (“The Blood Shed for Many,” The Metropolitan Tabernacle Pulpit, Pilgrim Publications, 1974 reprint, volume XXXIII, p. 374).
Thuyết Quyết Định của Finney trước tiên làm đổ nát những người giáo đoàn, rồi đến Giám Lý, đến Trưởng Lảo, và rồi đến nhóm người Báp-Tít. Chủ nghĩa tự do không gây ra sự chết của những hội thánh nầy, Thuyết Quyết Định thì phải. Thuyết Quyết Định tạo ra thuyết tự do. Tất cả giáo sư tự do trong chủng viện Báp-Tít Nam Phương mà tôi đã dự đã làm một vài sự quyết định gì đó. Nhưng những sự quyết định nầy không biến đổi họ – cho nên họ đâm đầu vào chủ nghĩa tự do khi họ nghiên cứu nó. Chủ Nghĩa Quyết Định tạo ra chủ nghĩa tự do tại vì một người chưa biến đổi, dù rằng anh ta đã làm một sự quyết định, chỉ là không thể hiểu thông điệp tâm linh của Kinh Thánh (cf. 1 Cô-rinh-tô 2:14). Chúa Giê-su từng nói với một thầy dạy Kinh Thánh nổi tiếng, “Chớ lấy làm lạ về điều ta đã nói với ngươi: Các ngươi phải sanh lại” (Giăng 3:7). Chủ nghĩa quyết định làm đầy hội thánh với những người chưa được biến đổi. Kết quả trực tiếp của Chủ Nghĩa Quyết Định những hệ phái Tin Lành đến dưới sự khống chế của những người đàn ông và đàn bà hư mất. Đó là cách mà sự bội đạo ngày hôm nay đã nhận chìm những hội thánh.
Không cần biết bạn là ai, bạn đã học được những gì, bao nhiêu “sự quyết định” hoặc “tái xác nhận” mà bạn đã làm, hoặc bạn cố gắng cách mấy để cho Đấng Christ làm Chúa của mình, bạn vẩn phải có kinh nghiệm sự biến đổi thật còn nếu không bạn sẽ vào Địa Ngục. Lời cầu nguyện của chúng tôi rằng bạn sẽ nhận thức mình là người có tội và tin cậy Đấng Christ trong sự biến đổi thật sự trước khi quá trể.
(KẾT THÚC BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc những bài giảng của Tiến Sĩ Hymers bằng tiếng Việt hằng tuần trên
trang mạng tại www.realconversion.com. Bấm vào “Bài giảng bằng tiếng Việt.”
Bạn có thể gởi điện thư bằng tiếng Anh cho Tiến Sĩ Hymers tại rlhymersjr@sbcglobal.net –
hoặc bạn có thể gởi thư về địa chỉ P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Hoặc gọi điện
thoại cho ông tại số (818) 352-0452.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Chúa Giê-su Christ Trở Lại ‘Christ Returneth’” (bởi H. L. Turner, 1878).