Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI GIẢNG TIN LÀNH

THE WORK OF AN EVANGELIST
(Vietnamese)

bởi Tiến Sĩ R. L., Hymers, Jr.
by Dr. R. L. Hymers, Jr.

Bài giảng được giảng tại Baptist Tabernacle of Los Angeles
Tối Chúa Nhật ngày 25 tháng 11 năm 2012
A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord’s Day Evening, November 25, 2012

“Làm việc của người giảng Tin Lành” (2 Ti-mô-thê 4:5).


Chữ được dịch ra “người giảng Tin Lành” chỉ xuất hiện ba lần trong Tân Ước. Phân đoạn chúng ta đang học, trong Công-vụ-các-sứ-đồ 21:8, và trong Ê-phê-sô 4:11. Trong tiếng Hy-lạp “có nghĩa là người rao giảng Phúc Âm” (Vine). Trong Ê-phê-sô 4:11 “người giảng Tin Lành” được ghi nhận là những người được ân tứ theo sau “các sứ đồ” và “những tiên tri”. “Người giảng Tin Lành” là những người được Đức Chúa Trời đặc để trong những Hội Thánh để giảng về tin tức tốt lành của sự cứu rổi trong Đức Chúa Giê-su Christ cho những người chưa được biến đổi. Ti-mô-thê là một mục sư, người mà Sứ Đồ Phao-lô nói phải “làm việc của người giảng Tin Lành.” Đó có nghĩa là mục sư phải làm công việc nầy, phải giảng Tin Lành để biến đổi những người tham dự trong Hội Thánh mình, và cũng biến đổi những ai gia nhập vào Hội Thánh Chúa từ thế gian nầy. Những gì mà Sứ Đồ Phao-lô nói với Ti-mô-thê cũng là để áp dụng cho tất cả mục sư, “Làm việc của người giảng Tin Lành.” Tiến Sĩ John Gill (1697-1771) nói, “Làm việc như là một, không phải đọc một bài diển thuyết về đạo đức…nhưng giảng về sự bình an, sự tha thứ, sự công chính, đời sống, và sự cứu rổi chỉ trong Chúa Giê-su Christ, và qua ân điển nhưng không của Đức Chúa Trời” (John Gill, D. D., Giảng Giải Kinh Tân Ước “An Exposition of the New Testament”, The Baptist Standard Bearer, tái xuất bản 1989, quyển III, trang 340; chú giải trên 2 Ti-mô-thê 4:5).

Bây giờ dường như đủ để hiểu. Các mục sư đã được cho biết phải giảng về sự cứu rổi chỉ trong Đức Chúa Giê-su Christ. Và đó là điều mà các mục sư đã làm qua bao nhiêu thế kỷ. Tuy thế, trong những ngày sau rốt nầy, quá nhiều mục sư đã đi xa và bị xáo trộn. Như Vua Sa-la-môn đã nói, “Đức Chúa Trời đã dựng nên người ngay thẳng; song loài người có tìm ra lắm mưu kế” (Truyền Đạo 7:29).

Thay vì giảng những bài giảng phúc âm, nhiều mục sư giảng những bài giảng theo cái gọi là “giảng giải kinh,” rồi kết thúc với những “chiến thuật” mời gọi. Nhiều mục sư không còn biết soạn bài giảng phúc âm nữa! Và “những lời mời gọi” họ đặt sau cuối “bài giảng giải kinh” của họ thường không có nhắc đến phúc âm – không nhắc đến sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-su Christ! Đối với tôi, đây là điều đáng trách. Chúng ta cần làm những gì mà Sứ Đồ Phao-lô nói với chúng ta bằng một ngôn ngữ dể hiểu – “làm việc của người giảng Tin Lành”!

Chúng ta phải đừng bao giờ cho rằng người ta đã biết rằng Chúa Giê-su Christ đã chết cho tội lổi của họ! Chúng ta đừng bao giờ cho rằng họ đã biết Ngài đã từ kẻ chết sống lại để bàu chữa cho họ! Tôi nhớ đã có lần nói chuyện với một bà người Hoa lớn tuổi đã đi nhà thờ nhiều năm trong một Hội Thánh chỉ giảng theo “giải kinh,” những khúc Kinh Thánh khó hiểu. Nhưng khi tôi hỏi bà thế nào là một người được cứu thì sự hiểu biết của bà không hơn gì một người Công Giáo La Mã lạc mất! Chúng ta cần phải đừng bao giờ, và không bao giờ cho rằng những người nghe chúng ta đã được cứu, hay biết một chút căn bản về Phúc Âm!

Một người trong Tân Ước được gọi là “người giảng Tin Lành.” Ông được gọi là “Phi-líp, thầy giảng đạo” trong Công-vụ-các-sứ-đồ 21:8. Trong đoạn văn mà Tiến Sĩ Chan đọc trước khi tôi giảng bài giảng nầy, chúng ta đọc về một giáo hội nghị của người truyền bá phúc âm được chỉ định bởi Phi-líp, người giảng đạo. Có nhiều điểm đặc trưng của giáo hội nghị người truyền giảng Tin Lành trong phần nầy. Ngoài sự đi vào những chi tiết riêng biệt của cuộc hội nghị đặc biệt cho sự truyền giảng phúc âm đó, tôi sẽ đưa ra đây vài điểm đặc trưng chung mà có kèm theo sự chúc phước của Chúa cho công việc rao giảng phúc âm.

I. Thứ nhất, khi Phi-líp giảng đạo thì có sự kích động dữ dội

Tôi sẽ đọc đoạn văn mà Tiến Sĩ Chan đã đọc trước bài giảng nầy một lần nữa.

“Phi-líp cũng vậy, xuống trong thành Sa-ma-ri mà giảng về Đấng Christ tại đó. Đoàn dân nghe người giảng và thấy các phép lạ người làm, thì đồng lòng lắng tai nghe người nói; vì có những tà ma kêu lớn tiếng lên mà ra khỏi nhiều kẻ bị ám, cùng kẻ bại và què được chữa lành cũng nhiều. Tại cớ đó, trong thành được vui mừng khôn xiết” (Công-vụ-các-sứ-đồ 8:5-8).

Tôi nghĩ bạn có thể cảm nhận được sự kích động khi đọc đoạn văn đó. Đây là cuộc hội nghị truyền giảng Tin Lành đã đổi sang thành cuộc phục hưng! Tôi đã được nhìn thấy việc đó xảy ra nhiều lần. Không có việc gì ly kỳ và, có một lời nào để tả được, kích động hơn là được tham dự một cuộc hội nghị như vậy. Không có một người nào mà nghỉ tới xem đồng hồ của hắn trong một hội nghị như vậy! Tôi đã chứng kiến sự việc giống như vậy trong một Hội Thánh Báp-Tit cơ bản ở một tiểu bang miền nam vài năm trước kia. Cuộc hội nghị kéo dài đến nữa đêm. Chương trình dự định kết thúc lúc 7:30 tối, nhưng cứ kéo dài và kéo dài mãi. Bạn đoán thử? Không có một người nào ra khỏi hội trường! Không có ai cả! Có những người mẹ gởi con mình trong nhà trẻ, nhưng họ hoàn toàn quên chúng! Mọi người đang hướng về Chúa Giê-su Christ, sau khi nghe một bài giảng rất đơn sơ về Phúc Âm. Bảy mươi lăm người tràn đầy hy vọng trong sự biến đổi tối hôm đó. Có người thì khóc. Có người thì la lên. Có người thì hát. Rất là xúc động – là một buổi thờ phượng kích động nhất mà tôi chưa từng bao giờ tham dự.

Nhưng tôi thường có kinh nghiệm về sự kích động nhỏ hơn trong nhiều cuộc truyền giảng Tin Lành. Có quyền năng đặc biệt trong sự ca ngợi. Có sự thu hút trong sự giảng dạy, và mọi người chú ý trong sự cầu nguyện. Làm cho người có cảm giác rằng Đức Chúa Trời sẽ làm việc gì đó trên đời sống thay đổi trong sự thờ phượng giống như vậy! Đó là phương cách tại Sa-ma-ri – và đó là phương cách trong một truyền giảng Tin Lành tốt!

II. Thứ hai, Phi-líp giảng về Đấng Christ.

“Phi-líp cũng vậy, xuống trong thành Sa-ma-ri mà giảng về Đấng Christ tại đó” (Công-vụ-các-sứ-đồ 8:5).

Đó là phương cách họ làm “công việc của người giảng Tin Lành” qua suốt Sách Công-vụ-các-sứ-đồ! Họ giảng về Đấng Christ! Họ giảng về Đấng Christ! Họ giảng về Đấng Christ! Đó là phương cách tại Sa-ma-ri. Phi-líp, thầy giảng đạo “giảng về Đấng Christ cho họ” Đó là phương cách khi Phi-e-rơ giảng đạo cho người nhà của Cột-nây. Phi-e-rơ nói,

“[Chúng tôi] là kẻ đã ăn uống cùng Ngài, sau khi Ngài từ trong kẻ chết sống lại, lại Ngài đã biểu chúng ta khá giảng dạy cho dân chúng, và chứng quyết chính Ngài là Đấng Đức Chúa Trời đã lập lên để đoán xét kẻ sống và kẻ chết. Hết thảy các đấng tiên tri đều làm chứng nầy về Ngài rằng hễ ai tin Ngài thì được sự tha tội vì Danh Ngài” (Công-vụ-các-sứ-đồ 10:41-43).

Phi-e-rơ giảng về Đấng Christ cho họ! Đó cũng là những gì đã xảy ra cho những Cơ Đốc Nhân ở Chíp-rơ và Sy-ren khi đến thành An-ti-ốt “giảng dạy cho người Gờ-réc, truyền Tin Lành của Đức Chúa Giê-su cho họ, tay Chúa ở cùng mấy người đó, nên số người tin và trở lại cùng Chúa rất nhiều” (Công-vụ-các-sứ-đồ 11:20, 21). Và đó là phương cách đã xử dụng trong suốt Sách Công-vụ-các-sứ-đồ! Đấng Christ đã được rao giảng! Đấng Christ đã được rao giảng! Phao-lô cũng mang một thông điệp của người rao giảng Tin Lành, ông nói với Hội Thánh tại Cô-rinh-tô,

“Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Giê-su Christ, và Đức Chúa Giê-su Christ bị đóng đinh trên cây thập tự” (1 Cô-rinh-tô 2:2).

Chúa Giê-su Christ là trọng tâm của sự truyền bá phúc âm của họ, vì thế Hoàng Đế Nê-rô nói rằng, “Những Cơ Đốc Nhân nầy thờ phượng một người Do Thái đã chết!” A! Nhưng ông chỉ đúng phân nữa! Vâng, Chúa Giê-su Christ đã chết, nhưng Phi-e-rơ nói một cách mạnh mẽ với những người đang giận dữ tại tòa Công Luận,

“Đức Chúa Trời đã đem Đấng ấy lên bên hữu Ngài, làm Vua và Cứu Chúa để ban lòng ăn năn và sự tha tội cho dân Y-sơ-ra-ên. Còn chúng ta đây là kẻ làm chứng mọi việc đó, cũng như Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho kẻ vâng lời Ngài vậy” (Công-vụ-các-sứ-đồ 5:31-32).

Đó là Phúc Âm được rao giảng! Đó là sự truyền bá phúc âm thật sự! Đó đúng là công việc của người giảng Tin Lành! Nguyện xin Đức Chúa Trời rằng mỗi mục sư tại Mỹ, và trên toàn thế giới, giảng giống như vậy trong ngày hôm nay! Hát bài số 6 trong tập nhạc của bạn!

Tôi thích kể chuyện về những điều không thấy đến từ trên,
   Về Giê-su và vinh hiển Ngài, và tình yêu thương của Ngài.
Tôi thích kể chuyện, Bởi vì tôi biết điều đó có thật;
   Làm thỏa mãn sự khao khát tôi như không có gì bằng.
Tôi yêu thích kể câu chuyện, sẽ là chủ đề trong sự vinh hiển,
Để kể chuyện xưa, thật xưa về Giê-su và tình yêu Ngài.

Tôi yêu thích kể câu chuyện nầy, tuyệt vời hơn nữa cả
   Hơn tất cả ảo quyền cao sang, hơn tất cả mộng ảo vàng.
Tôi rất thích kể câu chuyện, vì nó đã làm nhiều cho tôi;
   Và đó là lý do duy nhất tôi kể cho bạn bây giờ.
Tôi yêu thích kể câu chuyện, sẽ là chủ đề trong sự vinh hiển,
   Để kể câu chuyện xưa, thật xưa về Giê-su và tình yêu Ngài.

Tôi yêu thích kể câu chuyện; và vui lòng lập lại
   Hình như, mỗi lần tôi kể nó, càng thêm hơn ngọt ngào.
Tôi yêu thích kể câu chuyện, vì ai đó chưa được nghe
   Sứ điệp cứu rổi đên từ Lời thiêng liêng của Đức Chúa Trời.
Tôi yêu thích kể câu chuyện, sẽ là chủ đề trong sự vinh hiển,
   Để kể câu chuyện xưa, thật xưa về Giê-su và tình yêu Ngài.

Tôi yêu thích kể câu chuyện, cho những ai biết rỏ về nó
   Vẩn còn đói khát và thèm được nghe thêm như bao người khác.
Và rồi, trong ảnh của vinh hiển, tôi hát bài ca mới, thật mới,
   Sẽ là câu chuyện xưa, thật xưa là chuyện tôi yêu từ lâu.
Tôi yêu thích kể câu chuyện, sẽ là chủ đề trong sự vinh hiển,
   Để kể câu chuyện xưa, thật xưa về Giê-su và tình yêu Ngài.
(“Tôi Yêu Thích Kể Câu Chuyện ‘I Love to Tell the Story’
     bởi A. Catherine Hankey, 1834-1911).

Buổi tối trước khi Chúa Giê-su chịu khổ nạn, Ngài đem các môn đồ vào trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Các môn đồ đã ngủ trong khi Chúa Giê-su cầu nguyện. Tội lổi của cả thế giới chồng chất trên Ngài trong ngôi vườn đó. Sức nặng của tội lổi chúng ta đè nặng trên Ngài, và Ngài, “mồ hôi…như những giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44). Trong khi Ngài cầu nguyện thì một toán lính của thầy cả thượng phẩm kéo đến bắt Ngài. Họ đem Ngài đến thầy cả thượng phẩm. Họ “vả trên mặt Ngài” (Lu-ca 22:64). Họ nhổ râu Ngài và khạc nhổ trên mặt Ngài (Ê-sai 50:6). Họ đem Ngài đến quan tổng đốc La-mã, Bôn-xơ Phi-lát. Phi-lát cho dùng roi quất vào lưng Ngài cho đến nổi máu chảy xuống chân Ngài. Họ đang một cái mảo gai ấn xuống trên đầu Ngài. Máu chảy xuống mặt Ngài và vào trong mắt Ngài. Họ bắt Ngài vác thập tự giá trên lưng đẩm máu của Ngài và dẩn Ngài đến nơi để đóng đinh. Họ đóng đinh vào tay và chân của Ngài, rồi họ dựng thập tự giá lên. Ngài bị treo trước đám đông đang cười nhạo chế giểu Ngài. Ngài cầu nguyện rằng, “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì” (Lu-ca 23:34). Sau cùng Ngài khóc và kêu lớn rằng, “Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha” (Lu-ca 23:46). Ngài nói, “Mọi việc đã được trọn; rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn” (Giăng 19:30).

Họ lấy thân thể Ngài xuống khỏi thập tự giá và đặt Ngài trong một mộ đá mới. Họ niêm phong lại và đặt lính canh giữ mộ để khỏi bị cắp lấy xác.

Sáng sớm ngày Chúa Nhật, Ma-ri Ma-đơ-len và Ma-ri khác đã đến mộ và thấy thiên sứ của Đức Chúa Trời ngồi ở trên tảng đá đã lăn ra khỏi cửa mộ. Thiên sứ phán rằng: “Các ngươi đừng sợ chi cả, vì ta biết các ngươi tìm Đức Chúa Giê-su, là Đấng bị đóng đinh trên thập tự giá. Ngài không ở đây đâu; Ngài sống lại rồi, như lời Ngài đã phán” (Ma-thi-ơ 28:5, 6). Tối đó Đức Chúa Giê-su hiện ra cùng các sứ đồ của Ngài. Ngài ăn chung với họ, và Ngài hiện ra với họ nhiều lần trong bốn mươi ngày. Họ tiếp xúc với Ngài và biết rằng Ngài không phải thần linh, nhưng có “thịt và xương” trong thân thể sống lại (Lu-ca 24:39). Ngài giảng dạy cho ho rất nhiều điều trong bốn mươi ngày đó. Sau cùng, Ngài nói với họ,

“Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dổ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28:18-20).

“Đang khi ban phước, Ngài lìa môn đồ mà được đem lên trời”
       (Lu-ca 24:51).

Đó là nhiệm vụ của tôi phải nói cho quí vị về câu chuyện đó. Đó là Tin Lành! Đó là nhiệm vụ của tôi! Đó là nhiệm vụ của tất cả mục sư! “Làm công việc của người rao giảng”!!! À! Hãy còn hơn nữa!

III. Thứ ba, Phi-líp điều khiển sự chú ý của họ.

“Đoàn dân nghe người giảng và thấy các phép lạ người làm, thì đồng lòng lắng tai nghe người nói” (Công-vụ-các-sứ-đồ 8:6)

Phi-líp thi hành quyền lực trên đám đông của người ngoại bang! Bạn không thể, với những sự tưởng tượng nào, mà gợi lên một hình ảnh mà ông giảng cách êm nhẹ “giảng giải Kinh” cho họ! Câu chuyện tầm phơ, nhạt phèo, vô tích sự, lăng nhăng bươi ra ba mươi phút cho sáng Chúa Nhật trong nhiều hội thánh của chúng ta sẽ bị khinh bỉ và chế giễu bằng một thái độ khinh thị và coi thường bởi đám đông người Sa-ma-ri! Nhưng đó không phải là cách mà Phi-líp giảng! Dân chúng “chú ý” đến bài giảng của Phi-líp bởi vì “Lời nói và sự giảng chẳng phải bằng bài diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan, nhưng tại sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép” (1 Cô-rinh-tô 2:4).

Đó là phương pháp mà Phi-líp giảng. Đó cũng là cách mà Phao-lô giảng. Và đó cũng là cách mà Phi-e-rơ đã giảng tại phòng cao lúc Đức Thánh Linh giáng lăm. Phi-e-rơ nói Lời của Đức Chúa Trời “cất tiếng ông lên” tại Ngày Lễ Ngũ Tuần (Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:14). Đó là phương cách mà Whitefield giảng! Đó là phương cách mà Wesley giảng! Đó là phương cách mà Howell Harris giàng! Đó là phương cách mà Daniel Rowland giảng! Đó là phương cách mà Christmas Evans giảng! Đó là phương cách mà Richard Baxter giảng! Và đó là phương cách mà chúng ta cần phải giảng ngày hôm nay – vâng! Đó là phương cách mà chúng ta phải giảng ngay bây giờ – trong thời đại của Obama – trong ngày sau rốt! Đức Chúa Trời hãy giúp chúng ta! “Hãy làm công việc của người rao giảng”!

IV. Thứ tư, Phi-líp khuấy lên xúc động của họ.

Sự giảng giải chân thật lúc nào cũng làm được điều đó! “Vì có những tà ma kêu lớn tiếng lên mà ra khỏi nhiều kẻ bị ám” Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:7). Lúc nào cũng có sự xúc động trong sự đáp ứng đến một sự giảng dạy phúc âm chân chính – và cũng thường xuyên có sự đáp ứng của tà ma kèm theo! Bạn không thể nào làm việc của người rao giảng phúc âm mà không có khuấy lên lòng xúc động của dân chúng được. Nó không thể nào xẩy ra được! Tiến Sĩ Lloyd-Jones nói rằng, “Tình cảm nồng nàn trong sự rao giảng mà đã mô tả tính chất giảng dạy vĩ đại hồi xưa ở đâu rồi? Chẳng lẻ những mục sư thời đại không còn được cảm động và xức dầu như những mục sư vĩ đại thời xa xưa thường có hay sao?…Tôi lại nói nữa một người mà nói về những điều nầy[mà không có tình cảm nồng nàn] thì không có quyền để đứng lên bục giảng; và không nên được phép bước vào” (D. Martyn Lloyd-Jones, M.D., Rao Giảng và Những Người Rao Giảng ‘Preaching and Preachers, Nhà Xuất Bản Zondervan, 1971, trang 90, 97).

Tôi dự buổi tiệc về hưu của Bác sĩ Murphy Lum ở vài tuần trước. Tại đó có nhiều người ở tại Hội Thánh Trung Hoa mà tôi được biết. Khi con trai của Bác sĩ Lum nói, anh ta nhắc lại rằng anh có nghe tôi giảng một bài giảng về Đấng Christ Trở Lại Lần Thứ Hai, và điều đó làm cho anh ta sợ, và anh đã nhận được sự cứu rỗi. Một ông ngồi ở chung bàn với tôi nói rằng ông đã có nghe tôi giảng một bài giảng về Địa Ngục, và bài giảng đó làm cho ông rất là, rất là giận tôi. “Nhưng,” ông nói, “tự nhiên tôi cảm thấy rằng tôi phải trở nên người được cứu,” và ông đã tin cậy Đấng Christ. Đó là điều nên phải xãy ra. “Hãy làm việc của người giảng tin lành.”

Để làm điều đó nó đòi hỏi bạn nhiều hơn là chỉ nói về Phúc Âm. Bạn không nhận Phúc Âm cách trân trọng ngoại trừ là bạn được cảm động – giận hoặc sợ! Tấm lòng của bạn phải được cảm động, “vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được cứu rỗi” (Rô-ma 10:10).

Tôi cho bạn biết là Đấng Christ sẽ trở lại để đoán xét thế gian nầy. Sự phán xét đã giáng xuống rồi. Hãy nhìn những qủi quái của cơn bảo. Nhìn những quỉ quái của cơn lụt, quỉ quái của cơn bảo tuyết, khô hạn của Trung Tây, những người khủng bố mà có thể tiêu diệt hết những thành phố bằng trái bôm dơ dấy. Bạn không thấy sao? Điếu gì sẽ xẩy ra cho bạn khi một “trận lớn” va phải Los Angeles – khi đất nức ra và bạn té vào Địa Ngục? Điều gì xẫy ra cho linh hồn của bạn khi bạn nằm lạnh ngất và cứng đơ trong nhà xác? Điều gì sẽ xẫy ra cho bạn nếu bạn cứ tiếp tục sống như vầy – chơi máy ‘game’ trong nhà thờ! Chơi đuà với linh hồn của bạn! Chơi đùa với Đức Chúa Trời – và Đức Chúa Trời sẽ không buông tha bạn mà không trừng phạt bạn, vì Đức Chúa Trời của chúng ta là Đấng cháy bỏng!

Có phải đều là trò chơi đối với bạn không? Phải bạn đã hất hủi Đức Thánh Linh rồi không? Phải bạn đã phạm những tội thầm kín mà bạn nghỉ rằng không ai phát hiện? Tấm lòng của bạn có phải đang chứa đầy những tư tưởng xấu xa và lời bang bổ? Ồ, tôi nói cho bạn biết tối nay, gần trể cho một số người trong các bạn! Và đã quá trể cho một người tại đây – nếu bạn thêm một ngày không có sự tha thứ bởi Huyết của Chúa Giê-su Christ! Đừng quay đi khỏi Ngài! Đừng làm điều đó nữa! Đừng làm điều đó nữa! Tôi cảnh cáo bạn – đừng quay đi khỏi Ngài. Đây có thể là giờ cuối để mà tin cậy Ngài trước khi sự phán xét ban xuống. Đấy là trách nhiệm của tôi để cảnh cáo bạn. Đó là nhiệm vụ của tôi để làm công việc của người rao giảng. Xin đứng lên và hát thánh ca số 8 trong tập nhạc của bạn.

Lâu nay tôi hững hời với Đấng Cứu Thế. Lâu nay tôi nắm chặc tội lỗi mình.
   Lâu nay tôi bào chữa sự khước từ mình, Nay tôi lạc mất vì không có Ngài.
Trể rồi, ồ quá trể! Nhưng Ngài vẩn gỏ trước cửa.
   Và Giê-su, Đấng Cứu Thế yêu dấu, đang kêu gọi.

Lâu rồi lương tâm tôi bị thiêu đốt, Lâu rồi tấm lòng tôi chai như đá.
   Trể quá nếu Thánh Linh bỏ rơi tôi! Trể quá khi hơi thở tôi không còn.
Trể rồi, ồ, thật trể! Nhưng Ngài vẩn gỏ trước cửa.
   Và Giê-su, Đấng Cứu Thế yêu dấu, đang kêu gọi.

Trể rồi, một lần Chúa từ chối chúng ta. Trể rồi có thể trong một ngày thôi.
   Ngày nay là ngày cứu rỗi. Ôi Giê-su, tôi không quay đi nữa.
Trể rồi, thật trể! Nhưng Ngài vẩn gỏ trước cửa.
   Và Giê-su, Đấng Cứu Thế yêu dấu, đang kêu gọi.
(“Từ Lâu Tôi Hững Hờ ‘Too Long I Neglected’”
     bởi Tiến SĩJohn R. Rice, 1895-1980).

Nếu bạn muốn nói chuyện với chúng tôi về được cứu, xin vui lòng bước ra phía sau phòng ngay bây giờ. Tiến Sĩ Cagan sẽ đưa bạn đến chổ yên tịnh để chúng tôi trò chuyện cùng bạn về tin nhận Chúa Giê-su. Ông Lee, vui lòng hướng dẩn chúng ta trong sự cầu nguyện.

(CUỐI BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc bài giảng bằng tiếng Việt hằng tuần của Mục sư Tiến sĩ Hymers ở
trên trang mạng tại www.realconversion.com. BÃm vào “Bài Giãng Ti‰ng ViŒt. ”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Tiến Sĩ. Kreighton L. Chan: Công-Vụ-Các Sứ- Đồ 8:5-8.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Từ Lâu Tôi Hững Hờ ‘Too Long I Neglected’”
(bởi Tiến Sĩ John R. Rice, 1895-1980).


DÀN BÀI

CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI GIẢNG TIN LÀNH

bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr.

“Làm việc của người giảng tin lành” (2 Ti-mô-thê 4:5).

(Truyền Đạo 7:29)

I.   Thứ nhất, khi Phi-líp giảng đạo thì có kích động dữ dội,
Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:5-8.

II.  Thứ hai, Phi-líp giảng về Đấng Christ,
Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:5; 10:41-43; 11:20, 21; I Cô-rinh-tô 2:2;
Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 5:31-32; Lu-ca 22:44, 64; Ê-sai 50:6;
Lu-ca 23:34, 46; Giăng 19:30; Ma-thi-ơ 28:5, 6; Lu-ca 24:39;
Ma-thi-ơ 28:18-20; Lu-ca 24:51.

III. Thứ ba, Phi-líp điều khiển sự chú ý của họ,
Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:6; I Cô-rinh-tô 2:4;
Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 2:14.

IV. Thứ tư, Phi-líp khuấy lên sự xúc động của họ,
Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 8:7; Rô-ma 10:10.