Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
MARTIN LUTHER VÀ MA QUỶ MARTIN LUTHER AND THE DEVIL bởi Tiến sĩ R. L., Hymers, Jr. Bài giảng được giảng vào dịp Cải Cách trong buổi tối Chúa Nhật “Hãy tiết độ và tỉnh thức; kẻ thù nghịch anh em là ma quỷ, như sư tử rống đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (1 Phierơ 5:8). [Xin vui lòng xem bản tóm tắt tiểu sử của Luther bởi một mục sư Báp-Tít nổi tiếng ở phần cuối bài giảng nầy, C. H. Spurgeon]. |
Về đoạn văn nầy, Martin Luther (1483-1546) nói, “Ma quỷ không có ngủ, nó xảo quyệt và độc ác…nó đi giống như sư tử đói bụng và rống lên như muốn nuốt tất cả” (Martin Luther, Th.D., Lời dẫn giải sách Phi-e-rơ và Giu-đe, Kregel Classics, tái bản 1990, trang 218; dẫn giải về 1 Phi-e-rơ 5:8).
Tiến sĩ R. C. H. Lenski nói, “Tại thời điểm nầy, dưới thời Nê-rô, tiếng gầm thét kinh khủng về sự hành hạ đã được nghe bởi những nạn nhân Cơ-đốc đáng tội nghiệp. Vào tháng 10 năm 64 [sau Công Nguyên] thì cơn bảo tố tràn ra. Chính Phi-e-rơ đã trở thành [tử vì đạo]…Không phải lúc nào ma quỷ cũng rống lên [như vậy]…” (R. C. H. Lenski, Th.D., Thư Tín của Thánh Phi-e-rơ, Thánh Giăng và Thánh Giu-đe, Nhà Xuất Bản Augsburg , 1966, trang 225).
Ma quỷ rống lên trong khoảng ba thế kỷ đầu tiên, khi hàng ngàn Cơ-đốc Nhân bị xé ra từng mãnh vụn bởi những con sư tử trong những đấu trường tại La-mã. Phi-e-rơ chắc chắn nghĩ đến việc nầy khi ông nói,
“Hãy tiết độ và tỉnh thức; kẻ thù nghịch anh em là ma quỷ, như sư tử rống đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (1 Phi-e-rơ 5:8).
Ma quỷ rống lên giống như vậy trong ngày Thẩm Phán của Luther, giữa sự Tàn Sát Khủng Khiếp, và giữa cuộc Cải Cách Văn Hóa Trung Hoa, và dưới chính sách Hồi Giáo chủ nghĩa cực đoan trong nhiều phần trên thế giới tối nay.
Nhưng ma quỷ không “rống lên” ở đây, tại phương Tây nầy. Ở đây nó xử dụng một chiến lược tinh vi hơn để “nuốt” con người. Ở đây nó dùng chủ nghĩa vật chất (phủ nhận sự siêu nhiên) ru ngủ chúng ta, làm cho chúng ta không đề phòng được sự hiện diện của nó. Nhưng Ma Quỷ thì hoạt động một cách bí mật trong nước Mỹ và Tây Phương. Mặc dù nó làm việc ở đây một cách vô hình, không thấy được, nhưng mục tiêu của nó thì giống nhau, “tìm kiếm người nào có thể nuốt được.” Chúa Giê-su Christ đã nói Ma Quỷ “là kẻ giết người từ buổi ban đầu” (Giăng 8:44). Một trong những tên của ma quỷ là “A-ba-đôn" (Khải-Huyền 9:11). “A-ba-đôn” có nghĩa là “Kẻ Hủy Diệt.” Mặc dầu công khai hay bí mật, mục đích của ma quỷ là “nuốt”, “giết,” và “hủy diệt” linh hồn con người.
Ma quỷ đã thành công trong công việc mờ ám của nó khi nhiều mục sư Báp Tít trong nước Mỹ rất ít khi giảng những bài giảng về Sa-tan và các quỷ sứ nó. Một số mục sư dường như không biết rỏ về sự hoạt động của Sa-tan, ngay cả trong Hội Thánh của họ!
Thật là người dân Hoa Kỳ đã trở nên người dại dột tâm linh! Chúng ta đã cho phép Lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh, và Phục Sinh bị cấm đoán trong các trường học công cộng. Hơn thế nữa hầu như mỗi lớp học được trang hoàng với những hình ma quái và những bộ xương người, những hình phù thủy và những con ma hút máu, đẫm đầy máu tươi bên mép miệng, để cho những đứa trẻ nhìn chồng chộc trong ngày Lễ Ma (Halloween). Kinh Thánh nói, “Tự cho mình là khôn ngoan, họ đã trở thành ngu dại” (Rô-ma 1:22), và Shakespeare nói, “Ngu dại thay những con người đã trở nên.”
Những điều nầy đem chúng ta trở lại với Martin Luther. Ông thường bị lên án bởi ảnh hưởng của những “nhà thần học” tự do trong thế kỷ hai mươi vì quá nhấn mạnh đến Sa-tan và quỷ sứ nó. Ngay đến một nhà bảo thủ trong Hội Thánh Lutheran giống như Ewald M. Plass cũng phê bình Luther một chút về sự nhấn mạnh đến Ma Quỷ. Plass nói, “Bản năng tự nhiên của Luther thì chia xẽ quá nhiều vể sự mê tín hơn là hiện thực. Rỏ ràng rằng ông ấy thường gán cho cái quyền năng hoạt động của sự mờ tối hơn là những gì xảy ra bởi một cách tự nhiên.” Nhưng, rồi Plass cũng lên tiếng để bảo vệ cho chính mình mà nói rằng, “Có lẻ hoạt động của ma quỷ dể nhận thấy hơn [trong thời điểm của Luther] hơn là thông thường, bởi vì ông thấy có nhiều sự đang bị đe doạ” (Ewald M. Plass, Những Gì Luther Nói, Nhà Xuất Bản Concordia, ấn bản 1994, trang 391-392).
David L. Larsen cũng bẻ bác Luther về sự nhấn mạnh đến Sa-tan và quỷ sứ nó qua cách nói, “Luther thật là trung cổ…Luther nhìn thấy tất cả bản chất của con người ‘khóa chặt trong sự xung đột sâu sắc giữa Đức Chúa Trời và Ma Quỷ trong khi sự phán xét sau cùng nhanh chóng tiến tới’” (David L. Larsen, M.Div., D.D., Bạn Đồng Công của Những Mục Sư ‘The Company of the Preacher’, Kregel Publications, 1998 trang 153). Tiến sĩ Larsen là một mục sư người Mỹ, bị ảnh hưởng bởi chũ nghĩa vật chất Tây Phương. Nhưng mục sư ở Phi Châu, Trung Hoa, hoặc Ấn Độ đều hoàn toàn đồng ý với Luther. Điều nầy không làm cho những mục sư thế giới thứ ba “thành người trung cổ.” Nó chỉ bày tỏ ra rằng họ thuộc về Kinh Thánh, hơn là chủ nghĩa duy lý vật chất, giống như những người tại Chủng Viện Fuller và những trường thần học tự do khác.
Rỏ ràng tiến sĩ Larsen nghiên cứu để tìm kiếm khuyết điểm của Luther trên vấn đề nầy tại Chủng Viện Fuller tự do, một trường Phúc Âm mới mẻ nơi Larsen đã nhận bằng cao học. Tôi thấy rằng những sinh viên tại trường Fuller nhanh chóng học về sự phê bình những bậc vĩ nhân đức tin trong quá khứ của chúng ta. Đó là phương hướng mà tôi đã được học đến tại hai chủng viện tự do là nơi mà tôi ra trường. Nhưng tôi kháng cự được sự ảnh hưởng đó, Larsen thì không! Larsen nói, “Luther thật là trung cổ…Luther nhìn thấy tất cà bản chất của con người ‘khóa chặt trong sự xung đột sâu sắc giữa Đức Chúa Trời và Ma Quỷ trong khi sự phán xét sau cùng nhanh chóng tiến tới.” Có sự sai lầm gì trong đó? Tại sao điều đó làm cho ông là “thuộc về trung cổ?” Trong quá khứ Luther có nói một vài sự việc thuộc về trung cổ về Do Thái, và những sự việc khác mà tôi mạnh mẽ chống đối. Nhưng Luther không nghĩ sai về con người đã “khóa chặt trong sự xung đột sâu sắc giữa Đức Chúa Trời và Ma Quỷ”! Ông nói chính xác về điều đó - bởi vì đó là những gì Kinh Thánh dạy,
“Hãy tiết độ và tỉnh thức; kẻ thù nghịch anh em là ma quỷ, như sư tử rống đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (1 Phi-e-rơ 5:8).
Hầu như điều gì Luther nói về Ma Quỷ vá các quỷ sứ nó đều nói từ Kinh Thánh.
I. Thứ nhất, Luther đúng khi ông nói về nguồn gốc của Ma Quỷ và các quỷ sứ nó.
Luther nói,
[Ma Quỷ đến từ đâu?] Chắc chắn những điều nầy là thật: Những thiên sứ sa ngã và ma quỷ đã chuyển đổi từ thiên sứ sáng láng sang thiên sứ của sự tối tăm…
Kinh Thánh nói Luther là đúng,
“Hỡi sao mai, con trai của sáng sớm kia; sao ngươi từ trời sa xuống! Hỡi kẻ giày đạp các nước kia; ngươi bị chặt xuống đất là thể nào! Ngươi vẩn bụng bảo dạ rằng: Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối cùng phương bắc. Ta sẽ lên trên cao những đám mây, làm ra mình bằng Đấng rất cao. Nhưng ngươi phải xuống nơi âm phủ, sa vào nơi vực thẳm” (Ê-sai 14:12-15).
Luther nói,
Có những thiên sứ tốt và những thiên sứ xấu [nhưng] Đức Chúa Trời tạo dựng nên tất cả đều là tốt. Từ những sự ham muốn mà những thiên sứ ác sa ngã và không đứng trong sự thật… Rất có thể nó thất bại vì sự kiêu ngạo, bởi vì họ coi thường…Con của Đức Chúa Trời, và muốn đem mình lên cao hơn Ngài (Plass, ibid. trang 391).
Kinh Thánh nói rằng Luther đúng. Cả Kinh Thánh và Luther đều nói những gì mà sách Ê-xê-chi-ên 28:13-17 nói với chúng ta,
“Người [Sa-tan] vốn ở trong Ê-đen, là vườn của Đức Chúa Trời. Người đã có đầy mình mọi thứ ngọc báu, là ngọc mã nảo, ngọc vàng lợt, ngọc kim cương, ngọc thủy thương, ngọc sắc biết, ngọc bích, ngọc sắc chàm, ngọc sắc xanh, ngọc thông hành, cùng vàng nữa. Nghề làm ra trống cơm ống sáo thuộc về ngươi; từ ngày ngươi mới được dựng nên đã sắm sẳn rồi. Ngươi là một chê-ru-bin được xức dầu đương che phủ; ta đã lập ngươi lên trên hòn núi thánh của Đức Chúa Trời; ngươi đã đi dạo giữa các hòn ngọc sáng như lửa. Đường lối ngươi trọn vẹn từ ngày ngươi được dựng nên, cho đến lúc thấy sự gian ác trong ngươi. Nhân ngươi buôn bán thạnh lợi, lòng ngươi đầy sự hung dữ, và ngươi đã phạm tội; vậy ta đã xô ngươi như là vật ô uế xuống khỏi núi Đức Chúa Trời; hỡi chê-ru-bin che phủ kia, ta diệt ngươi giữa các hòn ngọc sáng như lửa! Lòng ngươi đã kiêu ngạo vì sự đẹp ngươi, và sự vinh hiển của ngươi làm cho ngươi làm hư khôn ngoan mình. Ta đã xô ngươi xuống đất, đặt ngươi trước mặt các vua, cho họ xem thấy” (Ê-xê-chi-ên 28:13-17).
Thư Giu-đe nói về việc các thiên sứ sa ngã đã trở thành ma quỷ,
“Còn các thiên sứ không giữ thứ bậc và bỏ chổ riêng mình, thì Ngài đã dùng dây xích họ trong nơi tối tăm đời đời, cầm giữ lại để chờ sự phán xét ngày lớn” (Giu-đe câu 6).
Một số thiên sứ sa ngã nầy bị xích lại trong Địa Ngục. Nhưng hầu hết trong bọn chúng là ma quỷ mà chúng ta chạm trán trong thế giới ngày nay. Luther nói, “Trong thế giới nầy, đầy dẫy tội ác.” “Tội ác” xưa gọi là “ma quỷ.” Xin chúng ta cùng hát,
Dẩu quỉ dữ đầy trên thế gian nầy,
Đuổi theo ta toan nuốt hàng ngày,
Trước Đấng có quyền xua nó lui liền
Chúng ta không kinh khiếp ưu phiền.
(“Chúa, Bức Thành Kiên Cố Ta ‘A Mighty Fortress Is Our God’”
bởi Martin Luther, câu ba.)
II. Thứ hai, Luther nói đúng khi ông nói rằng Ma Quỷ là tác nhân của sự buồn bã và ngã lòng.
Luther nói,
Tất cả sự buồn bã là của ma quỷ, nó là chúa của sự chết. Vì thế, sự buồn bã trong mối liên hệ của chúng ta với Chúa chắc chắn là công việc của ma quỷ (Plass, ibid., trang 398).
Nhà cải chánh luôn luôn gọi ma quỷ là thần của sự buồn rầu; Sa-tan ghét sự sáng, sự sống, và sự vui vẻ; nó là thần của sự tối tăm và tuyệt vọng, và nó muốn kéo con người vào sự tối tăm và tuyệt vọng, tiêu biểu cho tình trạng tội nhân không còn hy vọng (bình luận về Luther, Plass, ibid., trang 397-398).
Luther nói,
“[Ma quỷ] bắn vào trong tấm lòng một tư tưởng ghê sợ: lòng căm giận của Đức Chúa Trời, lời phẩn nộ, và sự tuyệt vọng. Những điều nầy là “tên lửa,” Ê-phê-sô 6:16” (Plass, ibid., trang 399).
Đây là những điều thực tế thường xảy ra trong ngày hôm nay, trên những người mà chúng ta biết được. Một trong những chấp sự của chúng ta nói với một người trẻ trong phòng tư vấn. Người trẻ đó nói, “Đức Chúa Trời không yêu thương tôi. Chúa Giê-su cũng không yêu thương tôi.” Như Luther đã nói, những suy nghĩ như vậy rỏ ràng là đến từ Sa-tan, “lời nói báng bổ và sự tuyệt vọng.” Rồi thì người chấp sự nầy mới đọc cho anh ta nghe một câu Kinh Thánh,
“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nổi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16).
Khi người chấp sự hỏi anh ta là có tin vào câu Kinh Thánh nầy không, thì anh không trả lời. Tôi tin rằng Ma quỷ đã ngăn cản anh ta để anh ta không trả lời! Ma quỷ cố gắng để làm cho chúng ta xao lảng để chúng ta không nghe đọc Kinh Thánh, và không chấp nhận khi chúng ta có nghe được. Luther nói, “Tất cả những sự xảo trá của ma quỷ là thực hiện trong sự cố gắng để đẩy chúng ta ra khỏi Lời [của Đức Chúa Trời]” (Plass, ibid., trang 396).
Một phụ nữ trẻ cũng đến nói với vị chấp sự nầy, “Tôi không được sự tha thứ, và tôi không biết tại sao.” Cô ấy không biết tại sao, nhưng tôi biết. Cô ấy không nhận được tha thứ bởi vì cô ấy cứ tiếp tục tin vào những gì mà Sa-tan đã gieo vào trong tâm trí của cô hơn là tin vào lời hứa của Kinh Thánh. Cô từ chối lời của Chúa Giê-su Christ, “Người nào đến với ta, ta sẽ không bao giờ ruồng bỏ” (Giăng 6:37). Luther nói rằng Ma Quỷ “gieo sự suy nghĩ sai lầm vào trong lòng [suy nghĩ của] sự tuyệt vọng.” Ông nói, “Tất cả những sự xảo trá của ma quỷ là thực hiện một sự cố gắng để đẩy chúng ta ra khỏi Lời [của Đức Chúa Trời].” Thật đúng với những gì mà Chúa Giê-su đã nói, “Ma Quỷ đến cướp lấy lời của Đức Chúa Trời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin và được cứu” (Lu-ca 8:12).
III. Thứ ba, Luther đúng khi ông bày tỏ rằng buồn bã và ngã lòng thì không giống như là nhận thức tội lổi.
Luther nói rằng buồn bã và thất vọng đến từ Ma Quỷ. Nhưng ông dạy rằng sự nhận thức tội lổi đến từ Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cũng phân biệt điều đó như sau,
“Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cãi, và sự hối cải dẩn đến sự rổi linh hồn … còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết” (2 Cô-rinh-tô 7:10).
Luther từng nói sự nhận thức tội lổi đến trước sự biến đổi. Ông nói,
Điều cần thiết, nếu bạn muốn được biến đổi, rằng bạn trở nên khiếp sợ, đó là, lương tâm bạn được cảnh báo. Rồi, sau tình trạng đã được xây dựng nầy, bạn phải hiểu thấu rằng điều nầy không phải đến từ việc làm của bạn nhưng đến từ công việc của Đức Chúa Trời. Ngài đả sai Con một của Ngài là Chúa Giê-su Christ đến trần gian và trong sự sắp đặt của Ngài để tuyên bố với tội nhân sợ hải về sự nhơn từ của Đức Chúa Trời. Đó là con đường của sự biến đổi; những con đường khác thì sai lầm (Plass, ibid., trang 343).
Luther nói,
Bởi sự bàu chữa chúng ta biết rằng chúng ta được chuộc khỏi tội lổi, sự chết, và ma quỷ đã và là được dự phần vào sự sống đời đời, không phải bởi chúng ta, nhưng bởi sự giúp đỡ, bởi sự tha thứ của Con Đức Chúa Trời, là Chúa Giê-su Christ. (Plass, ibid., trang 343).
Luther nói,
Không có gì cần thiết hơn cho sự bàu chữa hơn là nghe và tin nhận Chúa Giê-su Christ…(Plass, ibid., trang 707).
Dựa trên những điểm nầy Kinh Thánh Tin Lành và Báp-Tít cổ xưa đều đồng ý với nhà cải chánh vĩ đại, Luther. Chính sứ đồ Phao-lô cũng nói rằng, “Hãy tin nhận Chúa Giê-su Christ thì sẽ được cứu” (Công-vụ. 16:31). Không còn cần cái gì khác hơn! Chúng ta được cứu chỉ bởi đức tin trong Chúa Giê-su Christ! Vui lòng mở ra bài thánh ca số 4 trong quyển tập nhạc của bạn, và hát!
Chúa vốn bức thành kiên cố ta rày, Thuẩn khiên ta che đở hằng ngày;
Đấng cứu giúp hồi nguy khốn ưu sầu, Đấng giúp ta luôn thắng nhiệm màu.
Ngày đêm dẫu quân thù xưa Nghịch ta, ta không nghiên ngửa,
Tuy nó thâm mưu đa tài, Quyết chống ta suốt đêm ngày,
Quả không ai trên đất địch tày.
Khá biết sức mình non kém vô tài, Dễ khiến ta thua ngã nằm dài;
Dẫu thế biết nhờ Đấng chỉ huy mình, Đối phương thua chạy hết rập rình.
Bằng ta hỏi tên Ngài chăng? Là Giê-sus, danh chiến thắng;
Danh tướng thiên binh anh tài, Cứu pháp duy chính tay Ngài,
Đắc thắng Sa-tan đến lâu dài.
Dẫu quỉ dữ đầy trên thế gian nầy, Đuổi theo ta toan nuốt hằng ngày;
Trước Đấng có quyền xua nó lui liền, Chúng ta không kinh khiếp ưu phiền.
Kìa vua tối tâm giặn chăng? Thật ta không nao chi hắn;
Nay hắn khoe khoang nhứt thời, Ấn hắn xưa Chúa khép rồi,
Thúc thủ khi Christ phán một lời.
Tiếng phán ấy nghìn thuở vẫn đương còn, Thế gian khinh chê chẳng suy mòn;
Bởi có Chúa gần gũi với ta hoài, Xuống Thánh linh ân tứ từ Ngài.
Vợ, con, của, danh, mạng ta, Bằng ai kia toan cướp phá?
Thôi, cướp đi ta không chồn, Bởi chăng thể cướp linh hồn,
Phước Chúa trên thiên quốc trường tồn.
(“Chúa, Bức Thành Kiên Cố Ta ‘A Mighty Fortress Is Our God’”
bởi Martin Luther, 1483-1546;
được dịch lại bởi Frederick H. Hedge, 1805-1890.)
BẢNG TÓM TẮT CỦA SPURGEON VỀ ĐỜI SỐNG CỦA LUTHER
“Người công bình sống bởi đức tin” (Rô-ma 1:17).
Spurgeon, là một mục sư Báp-Tít danh tiếng trong suốt mọi thời đại, đã nói về Luther như sau,
Tôi sẽ tóm tắt và làm sáng tỏ về sự giảng dạy nầy một chút ít về những dử kiện gắn liền với đời sống của Luther. Dựa trên nhà cải cách vĩ đại ánh sáng phúc âm diển tiến trong một mức độ chậm. Ở trong tu viện đó, trong lúc lật qua bản Kinh Thánh củ kỷ đã bị xích lại vào cột trụ, thì ông đến với phân đoạn nầy – “Người công bình sống bởi đức tin.” Câu nói tuyệt trần nầy đã gắn liền với ông; nhưng ông khó có thể hiểu được tất cả ý nghĩa của nó. Ông không thể, dù cách nào, tìm sự yên tĩnh trong nghề nghiệp tôn giáo của ông và cái thói quen ở trong tu viện. Không biết cách nào tốt hơn, ông kiên trì trong sự hành xác quá đổi, và thối hoại cách gian khổ, đôi khi ông phải bị kiệt sức, ngất xỉu. Ông đã đem ông đến cửa của sự chết. Ông phải làm một chuyến hành trình đến La-mã, là vì tại La- mã có một Hội Thánh còn khỏe mạnh mỗi ngày, và bạn chắc chắn được thắng lợi trong sự xưng nhận tội lổi và tất cả kiểu cách của ơn trời trong những nơi linh thiêng nầy. Ông nằm mơ thấy mình đi vào [La-mã] là xứ thánh; nhưng ông thấy nó như là sào huyệt của bọn đạo đức giả và hang ổ trộm cướp. Trong cơn khủng khiếp, ông nghe có người nói nếu như có điạ ngục thì La-mã được xây trên đỉnh nó, bởi vì đó là sự tiến gần với nó nhứt mà có thể tìm được trên thế gian nầy, nhưng ông vẩn đặc niềm tin vào Đức Giáo Hoàng và tiếp tục với sự hành xác của ông, tìm kiếm sự an nghỉ, nhưng tìm không thấy…..[sau đó] Chúa giải thoát ông khỏi sự mê tính, và ông thấy rằng không phải bởi tu sĩ, hoặc việc làm của tu sĩ, hoặc hành xác, hoặc bởi những vì ông làm, để sống, nhưng rằng phải sống bởi đức tin [trong Đấng Christ]. Phân đoạn [sáng hôm nay] đã đặc các tu sĩ [Công Giáo] được tự do, và đặc tâm hồn họ nẩy lửa.
[“Người công bình sẽ sống bởi đức tin” (Rô-ma 1:17).]
Cuối cùng khi Luther hiểu phân đoạn đó ông tin vào chỉ mình Đấng Christ. Ông viết thư cho thân mẫu của ông, “Con cảm nhận chính con đã được tái sanh và đã được bước qua những cánh cửa vào Ba-ra-đi.” Spurgeon nói,
Ông tin vào điều nầy không bao lâu thì ông bắt đầu để sống trong cảm giác của bản chất tích cực. Vị [tu sĩ], tên là Tetzel, đã đi khắp Nước Đức rao bán sự tha thứ tội lổi cho những ai có ít tiền mặt sẳn sàng. Không cần biết bạn phạm tội gì, một khi tiền của bạn đụng dưới đáy thùng [đựng tiền] thì tội của bạn biến mất. Luther nghe về điều nầy, trở nên căm phẫn, và la lên, “Tôi sẽ làm lũng một lổ trong cái trống của hắn,” tất nhiên ông đã làm như vậy, và trong những cái trống khác nữa. Sự đóng đinh những bản án lên trên những cửa của nhà thờ là một cách làm im lặng sự ham mê âm nhạc. Luther tuyên bố sự tha tội là bởi đức tin trong Chúa Giê-sus Christ không có cần tiền và không có giá, và sự nuông chiều của Đức Giáo Hoàng sẽ sớm thành những đồ vật cho sự chế nhạo. Ông Luther sống bởi đức tin, và vì thế ông không còn im lặng, lên án những sự sai lầm như một con sư tử giận dữ đang gầm trên con mồi của mình. Đức tin ở trong ông làm đầy sức sống mãnh liệt trên ông, và ông lao mình vào chiến tranh với kẻ thù. Sau một thời gian họ triệu ông đến Augsburg, và ông đi đến Augsburg, mặc dù bạn bè đề nghị với ông rằng ông không nên đi. Họ triệu ông đến, như người theo dị giáo, để tự trả lời cho chính mình tại Hội Nghị [Hội Đồng Đế Quốc] thuộc Người Không Đáng Kể (Worms), và mọi người đều [kêu ông phải] tránh xa, bằng không ông chắc chắn sẽ bị thiêu [tại cột trói để thiêu sống]; nhưng ông cảm thấy có sự cần thiết rằng lời chứng phải được chịu đựng, cho nên bằng chiếc xe ngựa ông đi từ làng nầy đến làng kia và từ tỉnh nầy đến tỉnh kia, vừa đi vừa rao giảng, những người nghèo khó ra và bắt tay với người đàn ông tranh đấu vì Đấng Christ và tin lành bằng sự nguy hiểm của mạng sống mình. Bạn nhớ ông đứng trước hội nghị tháng tám như thế nào [tại Người Không Đáng Kể (Worms)], và dù ông biết về phần sức của loài người thì sự biện hộ của ông phải trả bằng mạng sống, ông sẳn sàng chịu, có thể, bị [thiêu sống tại cột trói] như ông John Huss, hơn nữa ông [đóng vai trò như] một người cho Chúa là Đức Chúa Trời. Ngày đó trong Hội Đồng của người Đức [Toà] ông Luther làm một việc thay cho mười ngàn lần mười ngàn những con của những người mẹ đã chúc phước tên của ông, và được phước nhiều hơn thế nữa danh của Chúa là Đức Chúa Trời của ông (C. H. Spurgeon, “Bài Giãng Luther tại Đền Thờ,” The Metropolitan Tabernacle Pulpit, Pilgrim Publications, tái bản 1973, Tập XXIX, trang 622-623).
“Người công bình sống bởi đức tin” (Rô-ma 1:17).
Sự gặp gở đầu tiên của tôi với Luther là tại Hội Thánh Báp-tít, đã lâu rồi, vào thời đầu trong những 1950. Một buổi tối Chúa Nhật họ cho tôi xem một phim trắng đen về ông ta. Ông ta như là nhân vật sa lạ từ thời xưa, là người không có gì thú vị đối với tôi. Phim đó hình như chán và dài, và tôi lấy làm lạ tại sao mục sư của tôi là Tiến Sĩ Walter A. Pegg, lại còn phiền mà chiếu nó. Tôi cũng nên nói thêm hôm nay rằng tôi có cái nhìn hoàng toàn về phim vĩ đại nầy. Bây giờ tôi rất yêu thích nó! Bấm vào đây để xem một đoạn từ phim nầy.
Gặp gở lần thứ nhì với Luther đến rất lâu về sau, đó là sau khi tôi đã được biến đổi. Tôi đọc về kinh nghiệm được biến đổi của ông John Wesley, mà Wesley nói,
Trong một buổi chiều tôi đi đến một xã hội ở Đường Aldersgate một cách miển cưởng, nơi mà một người đang đọc về Đề tựa cho những Thư Tín đến Rô-ma của Luther. Khoảng mười lăm phút trước chin giờ, trong khi ông đang diễn tả sự thay đổi mà Đức Chúa Trời làm trong lòng qua đức tin trong Đấng Christ, tôi cảm giác tấm lòng của tôi ấm áp cách lạ lùng. Tôi cảm thấy tôi rằng tôi đã tin Đấng Christ, và chỉ trong Đấng Christ mới được cứu rổi; và sự đảm bảo đó được ban cho tôi, và Ngài đã lấy tội lổi của tôi ra khỏi tôi, chính của tôi, và cứu tôi khỏi luật pháp của tội lổi và sự chết (John Wesley, Những Tác Phẳm của John Wesley, bản in lần thứ ba, Nhà Sách Baker, 1979 tái bản, quyển I, trang 103) .
Điều nầy đã có cái ấn tượng trên tôi, tại vì tôi biết rằng Wesley tiếp tục trở thành một vị mục sư có quyền năng của Sự Thất Tỉnh Vĩ Đại Đầu Tiên. Wesley đã được biến đổi trong lúc nghe về lời của Luther về sự bào chữa bởi đức tin trong Đấng Christ.
Ấy thế mà sao đó tôi học biết rằng John Bunyan, tổ tiên Báp-tít của chúng ta, đọc về Luther khi ông đã biến đổi cách kỳ diệu, “Mở rộng sự học hỏi Kinh Văn của ông với tác phẳm của Maritn Luther” (Sự Tiến Triển của Người Hành Hương (Pilgrim's Progress), Thomas Nelson, 1999 tái bản, lời giới thiệu của nhà xuất bản, trang xii). Bunyan tiếp tục trở thành tác giả của hệ phái Báp-tít bất hũ mà nhiều người đọc đến!
John Wesley, là người Giám Lý, được biến đổi bởi vì nghe qua những lời của Luther. John Bunyan, người Báp-tít, được sự giúp đở trong sự phấn đấu cho sự biến đổi bởi sự đọc được những gì Luther đã viết. Tôi nghỉ rằng chắc có nhiều điều tốt trong sự đọc về Luther, thật.
(CUỐI BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc bài giảng bằng tiếng Việt hằng tuần của Mục sư Tiến sĩ Hymers ở
trên trang mạng tại www.realconversion.com. BÃm vào “Bài Giãng Ti‰ng ViŒt. ”
You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.
Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Dr. Kreighton L. Chan: Ê-sai 14:12-15.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông. Benjamin Kincaid Griffith:
“Cơ Đốc Nhân, Có Thấy Họ Không?” (bởi Andrew của Crete, 660-732;
dịch lại bởi John M. Neale, 1818-1866; theo điệu “Tinh Binh Giê-sus Tiến Lên”).
DÀN BÀI GIẢNG MARTIN LUTHER VÀ MA QUỶ bởi Tiến Sĩ R. L. Hymers, Jr. “Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (1 Phi-e-rơ 5:8). (Giăng 8:44; Khải Huyền 9:11; Rô-ma 1:22) I. Thứ nhất, Luther đúng khi ông nói về nguồn gốc của Ma Quỷ và các
II. Thứ hai, Luther đúng khi ông nói rằng Ma Quỷ là tác nhân của sự
III. Thứ ba, Luther đúng khi ông bày tỏ rằng sự buồn bã và ngã lòng
|