Print Sermon

Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.

Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube, nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta. Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng. Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép. Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.

Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được. Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.




KHINH MIỆT NHƯNG ĐÁNG YÊU!

DESPISED BUT LOVELY!

bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr.
by Dr. R.L. Hymers, Jr.

A sermon preached at the Baptist Tabernacle of Los Angeles
Lord's Day Morning, July 8, 2012
Bài giảng đã được giảng tại Baptist Tabernacle ở Los Angeles
Sáng Chúa Nhật ngày 8 tháng 7 năm 2012

“Thật, toàn thể-cách người đáng yêu-đương” ( Nhã ca 5:16 ).


Tôi không thể tin rằng tôi chưa bao giờ giảng bài giảng nào trong sách Nhã ca. Có lẽ đó là một sự sai lầm. Nhìn vào danh mục các bài giảng của Spurgeon, tôi tìm thấy 63 bài giảng trong sách Nhã ca của Hoàng tử của các mục sư trong mục vụ tại Luân Đôn. Vì vậy tôi giảng sách nầy hôm nay. Vô tình tôi tìm thấy nó hai tuần trước, và tôi không sao bỏ ra khỏi tâm trí của tôi được. Tôi cứ suy nghĩ và suy nghĩ,

“Toàn thể-cách người đáng yêu đương.”
“Toàn thể-cách người đáng yêu đương.”
“Toàn thể-cach người đáng yêu đương.”

Cuối cùng, dường như Thánh Linh của Chúa cứ thúc giục không để tôi yên trừ khi tôi rao giảng về phân đoạn.

Tiến sĩ McGee nói, “Người Do Thái gọi sách Nhã Ca là sách Linh Thiêng của các Linh Thiêng của Kinh Thánh. Vì vậy, không phải tất cả mọi người được phép đi vào bên trong sự thiêng liêng của nó. Đây là nơi huyền bí của Đấng Tối Cao mà bạn đang ngự …nếu Chúa Giê-xu có ý nghĩa quan trọng đối với bạn và bạn yêu Ngài thì bạn sẽ hiểu phân đoạn Kinh Thánh nầy một cách tường tận và có ý nghĩa. Sách Nhã Ca là một quyển sách thơ mộng và thiết thực. Ở đây, Chúa nói với dân sự của Ngài qua những bài ca thơ mộng mà bày tỏ một câu chuyện. Chúng ta cần lột bỏ giày dép ra khỏi chân chúng ta khi đến gần quyển sách nầy. Chúng ta đang đứng trong đất thánh. Sách Nhã Ca giống như một bông hoa mỏng manh đòi hỏi phải xử lý một cách mềm mại. Có bốn điều khác và ý nghĩa quan trọng tìm thấy trong sách nầy” (J. Vernon McGee, Th.D., Thru the Bible, Thomas Nelson ấn bản, 1982, quyển III, trang 143).

Trước hết, sách Nhã Ca là hình ảnh nói về tình yêu giữa vợ chồng. Thứ hai, nó là hình ảnh chỉ về tình yêu giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Những thầy Ra-bi thời xưa đã cho ra hai giải thích nầy. Nhưng có thêm hai điều ứng dụng nữa dành cho Cơ Đốc Nhân. Thứ ba, nó là hình ảnh chỉ về tình yêu giữa Chúa Giê-xu và Hội Thánh của Ngài. Thứ tư, nó mô tả tình yêu của Thiên Chúa dành cho mỗi Cơ Đốc Nhân, và những linh hồn hiệp thông với Chúa Cứu Thế. Nhiều thánh nhân của Chúa đã có kinh nghiệm nầy. Sách Nhã Ca là cuốn sách yêu thích của Robert Murray McCheyne, nhà truyền giáo người Scotland, là người đã thấy những làn sóng phục hưng trong chức vụ của mình. Có điều đã nói về ông McCheyne, “Ông rao giảng với một sự bất diệt ấn sâu trên lông mày; mặc dù ông qua đời lúc 29 tuổi. Sách Nhã Ca là cuốn sách yêu chuộng nhất của ông trong Kinh Thánh. Khi Robert McCheyne giảng sách Nhã Ca một cách mạnh mẽ nhiều người khóc lóc và quỳ xuống, những tội nhân cứng lòng cũng phủ phục và mở lòng mình ra đến với Chúa. Nó cũng là một quyển sách Kinh Thánh yêu thích của nhà truyền giáo Scotland Samuel Rutherford (1600-1661), D.L. Moody (1837-1899) và Harry Ironside (1876-1951), và như tôi đã nói, Spurgeon đã giảng 63 bài giảng từ sách Nhã Ca. Sự phục hưng đã đến với Isle of Lewis khi Duncan Campbell rao giảng sách Nhã Ca.

Bây giờ, chúng ta sẽ đến với đoạn văn nầy. Cô dâu nói với chồng của nàng, “Toàn thể-cách người đáng yêu đương.” Cũng vậy, những Cơ Đốc Nhân chân chính nói với Chúa Giê-xu, “Ngài là hoàn toàn đáng yêu.” Như tôi đang rao giảng về câu nầy, tôi nghĩ cũng như Spurgeon, “Nó thì cao siêu mầu nhiệm tôi không thể đạt được.” Bản văn sâu sắc nầy đôi khi cũng áp đảo tôi. Nếu tôi không thể đưa ra tất cả ý nghĩa của nó, nhưng ít ra tôi cũng đưa ra một số điều sáng hôm nay. Có một cái nhìn sơ về Chúa Giê-xu tốt hơn là xem tất cả những vinh quang của thế gian trong cả cuộc đời, vì một mình Ngài, “Ngài hoàn toàn đáng yêu.” Hãy để cho tôi, trong một khoảnh khắc nữa sẽ mang lại cho bạn hai quan điểm tương phản của Chúa Giê-xu - của thế giới và của những cơ đốc nhân thật sự.

I. Trước nhất, thế giới hư mất không nghĩ rằng Chúa Giê-xu thật đáng yêu.

Bạn có thấy thế nào thế giới ngày hôm nay từ bỏ Chúa Giê-xu? Thậm chí họ không muốn nghe đến tên của Ngài nữa. Tôi nghe giáo sĩ trong không quân Hoa Kỳ không còn được phép cầu nguyện với danh của Chúa Giê-xu nữa. Khi những mục sư được mời cầu nguyện trong các buổi lể của quần chúng, họ được đặc biệt yêu cầu đừng kết thúc bài cầu nguyện với danh của Chúa Giê-xu. Không thích danh của Chúa Giê-xu không có gì là mới mẽ cả, nhưng mỗi năm nó lại càng gia tăng. Trở lại trong những ngày đầu của hình ảnh di động, khi nào cơ đốc nhân được mô tả trong sự cầu nguyện, những người có thế lực trong các cơ xưởng ngăn cấm họ đừng bao giờ nói, “Nhân danh Chúa Giê-xu, A-men.” Tôi cho rằng những người có thế lực nầy nghĩ rằng chúng tôi không biết khi họ ngăn cấm không cho nhân danh Chúa Giê-xu. Nhưng chúng ta luôn kết thúc sự cầu nguyện trong danh Chúa Giê-xu. Chúng ta biết và biết được ai là người không thích Chúa Giê-xu.

Sự căm ghét Đấng Cứu Thế đã trở nên rỏ ràng hơn khi họ lon ton cho ra bộ phim báng bổ, “Sự Cám Dổ Cuối Cùng Của Đấng Christ,” mô tả Đấng Cứu Thế như là một kẻ mê tình dục điên cuồn. Tôi ngồi trên ghế ở trong phòng khách và suy nghĩ về bộ phim đó khi tôi đọc được nó đã phát hành. Và Chúa nói với tôi- gần như tôi có thể nghe rỏ được tiếng Chúa--Ngài nói, “Robert, con có thể bỏ qua như vậy sao? Tôi thưa, “Cha, con không thể làm bất cứ điều gì được.” Và Ngài nói, “Nếu con không làm, thì không có ai làm.” Vì vậy, chúng tôi đã đi và bảo vệ danh Chúa Giê-xu. Họ biểu dương cuộc luận chứng của chúng tôi trên các đài truyền hình trong tin tức buổi tối. Họ đăng trên trang đầu của báo New York Times và Wall Street Journal, trên Nightline, trên Tonight Show, trên Crossfire, thậm chí đặt bức ảnh và câu chuyện về cuộc luận chứng của chúng tôi trong mục hướng dẩn của truyền hình. Nó đã được quốc tế báo cáo tại Anh, Pháp, Ý, Hy-Lạp, Úc, và tại Do-Thái nơi mà người bạn gọi và nói với tôi nó nằm ở trên trang đầu của Jerusalem Post. Gần đây tôi nhận được cuốn sách với tiêu đề “Hollywood Under Siege (Hô-li-út Dưới Sự Vây Hãm)” của Thomas R. Lindlof (2008, The University Press of Kentuckey) trên bìa trước là một bức ảnh màu của chấp sự chúng tôi, tiến sĩ C.L. Cagan với khoảng 125 người từ hội thánh của chúng tôi cầm những bảng kháng nghị bộ phim đó bẩn thỉu và báng bổ. Bảng kháng nghị chính dài khoảng 30 feet nói, “Wasserman-Vang xa Chúa Giê-xu!” Lew Wasserman là người sản xuất bộ phim nầy. Tôi đã được trích dẩn mười-ba chổ khác nhau trong cuốn sách đó. Họ không chỉ ghét Đức Chúa Giê-xu, mà họ còn ghét tiến sĩ Cagan và tôi, và hội thánh của chúng tôi vì đã táo bạo bảo vệ danh Chúa Cứu Thế! Cuốn sách được gọi là “Hollywood Under Siege (Hô-li-út Dưới Sự Vây Hãm). Suy nghĩ điều nầy, 125 người Báp-tít nhỏ bé đã có tất cả Hollywood “Vây Hãm”! Sức mạnh và thế lực của những người ra bộ phim nầy đã bị “vây hãm.” từ vài chục người Báp-Tít ở một nhà thờ trong thành phố! Nhưng tôi biết lúc đó, bây giờ cũng biết, bao nhiêu Hollywood và những người cao cấp ở Beverly Hill, New York và Washington ghét Chúa Giê-xu Christ. Từ Bill Maher đến George Clooney, từ Anderson Cooper đếnWolf Blitzer - Họ khinh khi và từ chối Con của Đức Chúa Trời. Ngay cả tổng thống Obama cũng không đề cập tới danh Ngài khi Ông long trọng tuyên bố ngày lễ Tạ Ơn năm ngoái, nhưng chỉ nhắc đến một bức tượng. Và tôi không nghĩ rằng nó sẽ kết thúc ở đây, cho đến khi bùng lên một cuộc khủng bố chống lại hội thánh, và tôi tin rằng bạn sẽ thấy đều nầy trong đời của bạn, thậm chí tôi có thể nhìn thấy nó trong đời nầy của tôi.

Tồi tệ hơn hết, Chúa Giê-xu đã bị đưa lên lò sang một bên trong nhiều Hội Thánh chúng ta ngày hôm nay. Ngài không được hoan nghinh ngay cả trong nhà của bạn mình! Tiến sĩ Michael Horton đã viết về vấn đề nầy cách mạnh mẽ và thấm thía trong một quyển sách, Không Có Chúa Trong Cơ-đốc Giáo (Baker Books, 2008). Viết trên bìa, “Horton lập luận rằng, chúng ta chưa đến mức độ đẩy Chúa ra ngoài Cơ-đốc giáo, nhưng chúng ta đang tiến trên con đường đó. Mặc dù chúng ta cầu khẩn danh của Chúa Giê-xu Christ, thường xuyên Đấng Christ và trọng tâm của phúc âm bị đẩy sang qua một bên.” Nhưng chúng ta không nên ngạc nhiên rằng Chúa Giê-xu bị đối xử xấu trong ngày nay. Kinh Thánh chép,

“Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; Khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được. Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem, chúng ta cũng chẳng coi người ra gì” (Êsai 53:2-3).

Đó là cách mà con người thiên nhiên, trong hoàn cảnh chưa được cứu đã nhìn Chúa Giê-xu. “Không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích Ngài” cho nên họ “khinh miệt và từ chối” Ngài. Tôi biết vì trước kia tôi cũng như vậy. Khi tôi còn nhỏ tôi thường lang thang một mình vào trong nhà thờ Công Giáo, gần như là mỗi ngày. Vì họ để tất cả các cửa mở ra trong thập niên 1940, và tôi đã đi vào bởi vì ở đó nó yên tịnh và thanh thản. Có một bức tượng toàn thân của Chúa Giê-xu treo trên thập tự giá với dòng máu chảy xuống khuôn mặt của Ngài. Tôi thấy Ngài như là một người bi thảm, một nghĩa sỉ bị đánh bại và bị đóng đinh! Ý tưởng về sự khổ nạn của Ngài theo tôi cho đến ngày tôi thật sự, làm cho một đứa trẻ như tôi thấy khủng khiếp và sợ hãi. Sự suy nghĩ đó đã làm cho sự biến đổi, vào ngày 28 tháng 9 năm 1961, lúc tôi hai mươi tuổi. Trước ngày đó, tôi cứ cho rằng Chúa Giê-xu là một nhân vật bị hiểu lầm, bi thảm, bị đóng đinh và chết; không có hy vọng. Nhưng trong ngày tôi đã được biến đổi, lần đầu tiên tôi thấy Ngài là một Đấng sống lại từ kẻ chết, Đấng Cứu Thế đã thắng sự chết, và đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời trên thiêng-đàng, là đấng đã cứu tôi từ một con người tội lổi và biến đổi cuộc đời của tôi. Khi tôi gặp Ngài trong buổi sáng hôm ấy của 51 năm về trước, Ngài hoàn toàn được đáng yêu!

II. Thứ Nhì, Cơ-đốc-nhân thật sự thấy Ngài đáng yêu

Giê-xu là tên gọi ngọt ngào nhất mà tôi biết,
   Và Ngài đáng được yêu như tên của Ngài,
Và đó là lý do tại sao tôi yêu Ngài;
   Ô, Giê-xu tên gọi ngọt ngào nhất mà tôi biết.
(“Jesus is the Sweetest Name I Know” by Lela Long, 1924).

Nó có thể đến với bạn một cách đột nhiên, như nó đã đến với tôi. Hoặc bạn có thể dần dần cảm thấy Ngài đáng yêu là thể nào, cho đến khi bạn đầu phục Ngài và tin cậy Ngài là Đấng Cứu Thế và là cứu Chúa của bạn. Ngay lúc mà tôi tin nhận Chúa Giê-xu tôi có thể hát với Charles Wesley,

Xiềng xích tôi đã rớt xuống, tấm lòng tôi được tự do;
   Tôi đứng lên, tiến tới, và bước theo Ngài.
Tình yêu tuyệt vời! Làm thế nào có
   Rằng Ngài, Chúa tôi, chết thế cho tôi.
(“And Can It Be?” by Charles Wesley, 1707-1788).

Thực tế là chúng tôi hát bài hát đó trong buổi sáng mà Chúa Giê-xu đã cứu tôi!

Tâm hồn tôi giam cầm trong ngục tù lâu nay,
   Nhanh chóng bị ràng buộc trong tội lổi và đêm tối;
Mắt tôi khuếch tán nhen lên tia sáng,
   Tôi chợt thức, ngục tối bừng cháy sáng;
Xiềng xích tôi rớt xuống, tấm lòng tôi được tự do;
   Tôi đứng lên, tiến tới, và bước theo Ngài.
Tình yêu tuyệt vời! Làm thế nào có
   Rằng Ngài, Chúa tôi, chết thế cho tôi.

Tại thời điểm đó tôi có thể hét lên với McCheyne hoặc Spurgeon, “Ngài đáng được yêu!” Tôi có thể hát lên hết lòng bài thánh ca của người Đức,

Đẹp thay Chúa Giê-xu, Vua của cả vũ trụ
   Ô Ngài là Đức Chúa Trời và Đấng thần nhân là Con!
Đấng tôi yêu mến, Đấng tôi tôn vinh,
   Ngài, là Vinh Hiển linh hồn tôi, sự Vui Mừng và Mão Miện!

Đấng cứu thế xinh đẹp! Chúa của trời đất!
   Con của Đức Chúa Trời và loài người!
Vinh quang, và vinh hiển, ngợi khen, kính yêu,
   Từ nay cho đến đời đời vô cùng!
(“Fairest Lord Jesus,” thánh ca nước Đức từ thế kỷ thứ 17,
     dịch lại bởi Joseph A. Seiss, 1823-1904).

“Ngài đáng được yêu thương!”

Đây là Chúa Giê-xu,

“Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên, vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài. Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội Thánh. Ngài là ban đầu sanh trước nhất từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng. Vì chưng Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của mình chứa trong Ngài, và bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời. Còn anh em ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời, và là thù nghịch cùng Ngài bởi ý tưởng và việc ác mình, nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đã nhờ sự chết của Con Ngài chịu lấy trong thân thể của xác thịt mà khiến anh em hòa thuận, đặng làm cho anh em đứng trước mặt Ngài cách thánh sạch không vết, không chổ trách được.” (Côlôse 1:15-22)

Ha-lê-lu-gia! Đây là Chúa Giê-xu! “Vâng, Ngài đáng được yêu thương!” Chúng ta chuyển từ sự khinh miệt và từ chối Ngài đến sự đầu phục dưới bệ chân Ngài trong sự ca ngợi và cảm tạ - bởi vì Ngài đã chịu chết trên thập tự giá để cứu chúng ta, sống lại từ sự chết và ban cho chúng ta sự sống! Ha-lê-lu-gia! “Ngài đáng được yêu thương!” “ Vâng, Ngài đáng yêu thay!”

Chúa Giê-xu tên gọi ngọt ngào nhất mà tôi biết,
   Và Ngài đáng được yêu như tên của Ngài,
Và đó là lý do tại sao tôi yêu Ngài như thế;
   Ô, Chúa Giê-xu tên gọi ngọt ngào nhất mà tôi biết.

Đến như người đàn bà xấu xa đã làm “hôn chân Ngài” (Luca 7:38). Và Chúa Giê-xu nói với bà, “Tội lổi ngươi đã được tha” (Luca 7:48). “Hôn Con.” Kinh Thánh nói như vậy! “Hôn Con…Phước hạnh thay khi họ đặt tất cả niềm tin vào Ngài” (Thi-Thiên 2:12). Bạn có hôn Con một của Đức Chúa Trời sáng nay, và đặt cả lòng tin vào Ngài không? “Hôn Con của Thiên Chúa không?” Bạn nói. Vâng! Vâng! Hôn Ngài bằng đức tin và tin cậy Ngài, cho Ngài là hoàn toàn đáng yêu! Spurgeon nói,

      Bạn không cần phải sợ khi đến với Chúa Giê-xu, vì “Ngài hoàn toàn đáng yêu.” Không phải Ngài hoàn toàn đáng sợ - đó là quan niệm sai lầm của bạn về Ngài; Ngài cũng không phải là hơi đáng yêu, và không phải đôi khi sẳn sàng chấp nhận một vài loại tội nhân; nhưng “Ngài hoàn toàn đáng yêu.” Và do đó Ngài luôn sẳn sàng đón nhận [những tội nhân] ghê tởm nhất. Suy nghĩ đến tên của Ngài. Ngài là Giê-xu, là Đấng Cứu Thế. Không phải là tên đáng yêu sao? Hãy suy nghĩ đến công việc của Ngài. Ngài đã đền tìm và cứu kẻ bị mất. Đây là công việc của Ngài. Đó không đáng yêu sao? Hãy suy nghĩ đến việc Ngài đã làm. Ngài đã cứu chuộc linh hồn chúng ta bởi huyết của Ngài. Đó không đáng yêu sao? Suy nghĩ đến việc Ngài đang làm. Ngài ngồi bên hữu Đức Chúa Trời mà [cầu thay] cho tội nhân…Ngài không đáng yêu sao? [Bất kỳ khi nào bạn nhìn vào Ngài] Chúa Giê-xu luôn thu hút tội nhân là những ai cần đến Ngài. Đến, hãy đến và được đón nhận, không có sự gì ngăn cách bạn. Mọi sự [đang gọi bạn] tới. Nguyền xin ngày Thánh hôm nay mà tôi rao giảng về Chúa Giê-xu Christ, và tôn cao Ngài là ngày mà bạn đến với Ngài, không bao giờ rời xa Ngài, nhưng đến với Ngài hơn thế nữa, và thuộc về Ngài mãi. A-men. (C. H. Spurgeon, “Altogether Lovely,” The Metropolitan Tabernacle Pulpit, Pilgrim Publications, 1977 reprint, volume 17, pages 407-408).

“Vâng, Ngài hoàn toàn đáng yêu.” Và Ngài gọi bạn đến và tin nhận Ngài, và được sự cứu rổi trong đời nầy và đời sau - bởi vì Ngài yêu thương bạn như thế! Bởi vì Ngài yêu bạn như thế! Bởi vì Ngài yêu bạn như thế! Hãy đến với Ngài--Bởi vì Ngài yêu bạn! Ngài không để bạn rời xa Ngài - Bởi vì Ngài yêu bạn!

Ra khỏi xiềng xích, đau thương, đêm mơ màng,
   Giê-xu, tôi đến, Giê-xu tôi đến;
Vô miền thong thả, tươi vui, thêm huy hoàng,
   Giê-xu tôi đến, theo Ngài;
Tôi bệnh tật đến nơi Ngài là nguồn sống,
   Tôi nghèo nhưng Chúa giàu có ban rời rộng,
Muôn tội tình đến xin nương ơn khoan hồng,
   Giê-xu tôi đến theo Ngài.

Trong khi tôi hát một câu khác của bài thánh ca nầy, tôi muốn bạn bước ra khỏi chổ ngồi và đi về phía sau của phòng nhóm. Nếu bạn chưa phải là Cơ-đốc Nhân, chúng tôi sẽ tặng cho bạn những quyển truyền đạo đơn để đọc. Nếu bạn vẩn còn lạc mất, trong khi tôi hát một đoạn khác; Tiến sĩ Cagan sẽ dẩn bạn đến một phòng khác, nơi mà tôi muốn bạn đến với Chúa Giê-xu ngay bây giờ, sáng hôm nay, vì Ngài đáng được yêu. Bạn hãy đi trong khi tôi hát một đoạn khác.

Ra khỏi mồ mả khiếp kinh ghê rợn nầy,
   Giê-xu tôi đến, Giê-xu tôi đến;
Vô nhà vui vẽ sáng choang nơi thiên đài,
   Giê-xu tôi đến theo Ngài;
Ra khỏi nơi đáy hư hoại miền trần thế,
   Vô chuồng chiên Chúa được thảnh thơi muôn bề,
Trông mặt Ngài sáng tỏa vinh quang rạng lòa,
   Giê-xu tôi đến theo Ngài.
(“Giê-xu Tôi Đến” bởi William T. Sleeper, 1819-1904).

(CUỐI BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc bài giảng bằng tiếng Việt hằng tuần của Mục sư Tiến sĩ Hymers ở
trên trang mạng tại www.realconversion.com. BÃm vào “Bài Giãng Ti‰ng ViŒt. ”

You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.

Đọc Kinh Thánh Trước Bài Giảng bởi Tiến Sỉ Kreighton L. Chan: Nhã-Ca 5:10-16.
Đơn Ca Trước Bài Giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
      “Fairest Lord Jesus” (dịch từ tiếng Đức bởi Joseph A. Seiss, 1823-1904).


Dàn Bài

KHINH MIỆT NHƯNG ĐÁNG YÊU!

bởi Tiến Sỉ R. L. Hymers, Jr.

“Toàn thể cách Ngài đáng yêu” (Nhã-Ca 5:16).

I.   Thứ Nhất, thế giới hư mất không nghỉ rằng Chúa Giê-xu đáng yêu,
Ê-sai 53:2-3.

II.  Thứ Nhì, Cơ-đốc Nhân thật sự thấy toàn thể-cách Ngài đáng yêu,
Cô-lô-se 1:15-22; Lu-ca 7:38, 48; Thi-Thiên 2:12.