Mục đích của trang mạng nầy là để cung cấp những bài giảng viết miển phí và những bài giảng trên
vi-đi-ô đến các mục sư và giáo sĩ trên toàn thế giới, đặc biệt là Thế Giới Thứ Ba, là những nơi có
rất ít chủng viện thần học hay trường Kinh Thánh.
Những bài giảng và vi-đi-ô này được truyền đến khoảng 1,500,000 máy vi tính trên 221 quốc gia mỗi tháng tại
www.sermonsfortheworld.com. Hàng trăm người khác xem nó trên YouTube,
nhưng họ sớm rời Youtube và đến với trang mạng của chúng ta, bởi vì mỗi bài giảng hướng họ rời khỏi Youtube mà đến trang mạng của chúng ta.
Youtube cung cấp người đến với trang mạng của chúng ta. Bài giảng được chuyển dịch qua 46 ngôn ngữ đến với hàng ngàn người mỗi tháng.
Những bài giảng không có bản quyền, cho nên những mục sư có thể sử dụng chúng mà không cần có sự cho phép.
Xin vui lòng nhấn vào đây để tìm xem bạn có thể trợ giúp chúng tôi hàng tháng hầu
cho việc rao truyền Phúc Âm quý báu này được lan rộng đến toàn thế giới, bao gồm cả các quốc gia Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo.
Khi nào bạn viết cho Tiến sĩ Hymers, xin vui lòng cho ông biết bạn đang cư ngụ tại quốc gia nào, bằng không thì ông không thể trả lời cho bạn được.
Điện thư (e-mail) của Tiến sĩ Hymers là rlhymersjr@sbcglobal.net.
NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT CỦA CHÚA GIÊ-XU THE TEARS OF JESUS bởi Tiến sĩ R.L. Hymers, Jr. Bài giảng tối Chúa Nhật tại Báp-Tít Tabernacle, Los Angeles “Khi Đấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân đức Ngài, nên được nhậm lời” (Hê-bơ-rơ 5:7). |
Đề tài của tôi tối hôm nay là “Những giọt nước mắt của Chúa Giê-xu.” Đoạn Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng Chúa Giê-xu “lớn tiếng khóc lóc” dâng lời cầu nguyện, khi Ngài còn trên đất, “trong những ngày còn trong xác thịt.” Tiên tri Ê-sai nói rằng, “Ngài từng trãi sự buồn bực” (Ê-sai 53:3). Sự diễn tả nầy cho thấy Ngài buổn bã và khóc lóc nhiều lần trong chức vụ của Ngài trên đất.
“Người của những phiền muộn,” đáng gọi tên
Người Con Trai Thượng Đế đã đến
Để giác ngộ những tội nhân suy đồi!
Halêlugia! Một Đấng Cứu Thế!
(“Halêlugia, Một Đấng Cứu Thế!” bởi Philip P. Bliss, 1838-1876).
Chúa Giê-xu, Người của những sự phiền muộn, chắc chắn đã khóc nhiều lần. Kinh Thánh ghi lại ba lần Chúa Giê-xu khóc, chỉ cho chúng ta thấy tình yêu phát xuất từ tấm lòng từ bi của Ngài.
I. Thứ nhất, Chúa Giê-xu khóc tại mộ của La-xa-rơ.
Khi Chúa Giê-xu đến làng Bê-tha-ni thì bạn của Ngài là La-xa-rơ đã qua đời. Họ đã chôn La-xa-rơ trong mộ bốn ngày rồi. Em của người chết đã đến gặp Chúa Giê-xu. “Khi Chúa Giê-xu thấy bà khóc, và những người Do Thái đi theo bà cũng khóc, bèn đau lòng cảm động mà phán rằng: Các ngươi đã chôn người ở đâu? Chúng thưa rằng: Lạy Chúa, xin hãy lại coi. Chúa Giê-xu khóc. Người Giu- đa bèn nói rằng: Kìa, Người yêu La-xa-rơ là dường nào!” (Giăng 11:33-36).
Chúa Giê-xu biết rằng Ngài sẽ kêu La-xa-rơ sống dậy, tuy vậy Ngài đã khóc, Ngài khóc với Ma-ri, và cùng với những người khác. Tiến sĩ John R. Rice nói,
Tại sao Chúa Giê-xu khóc? Ngài biết rằng trong một chút nữa đây Ngài sẽ kêu La-xa-rơ ra khỏi phần mộ . . . Ồ, nhưng Ngài khóc cho cái khóc của Ma-ri, của Ma-thê, và của những người khác. Ngài khóc với những tấm lòng tan vở trong thế giới nầy. Ngài khóc với những bà mẹ [đã mất] con, khóc với những ông chồng đang đứng bên quan tài của vợ mình. Ngài khóc với những người cha, người mẹ đã khóc vì đứa con trai hoang đàng hoặc đứa con gái bướng bỉnh......Nhưng những giọt nước mắt đó cũng là vì tôi, và vì bạn, và vì tất cả mọi người nào có sự phiền muộn và đau buồn trong thế giới nầy…..Ngài phiền muộn vì những sự phiền muộn của chúng ta…..Ngài đồng cảm với sự đau khổ của chúng ta (John R. Rice, D.D., Con Trai Của Đức Chúa Trời, Gươm của Chúa, 1976, p. 233).
Kinh Thánh cho chúng ta biết, “Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc” (Rô-ma 12:15). Tiến sĩ Rice nói, “Chúng ta không thể nào nghĩ rằng Chúa Giê-xu sẽ làm ít hơn đều Ngài ra lệnh cho chúng ta làm. Chúa Giê-xu khóc với chúng ta qua những sự đau khổ của chúng ta là một sự thật kỳ diệu biết bao. Chắc hẳn là Chúa Giê-xu đã có những lần khác khóc vì tội nhân, bởi chưng Kinh Thánh nói đến nhiều lần rằng Chúa Giê-xu ‘động lòng trắc ẩn,’ chúng ta có thể hình dung giọt nước mắt trong mắt tinh khiết của Ngài tiêu biểu sự đau đớn và lòng trắc ẩn trong tấm lòng của Ngài” (Rice, ibid.).
Khi tôi mười lăm tuổi, người Bà ngoại kính yêu của tôi qua đời. Tôi rất yêu kính Bà! Sau khi bà qua đời, tôi đi đến nhà bếp của bà và lấy cây leo của bà. Tôi đã giữ cây leo đó 56 năm rồi. Bất cứ nơi nào tôi dọn đến, tôi vẫng luôn đem theo. Hiện giờ nó ở trên bàn viết của nhà tôi. Tôi nhìn nó trong lúc tôi viết bài giãng nầy. Tôi hứa với “Mẹ” rằng tôi còn sống chừng nào thì tôi sẽ giữ gìn cây leo đó đến chừng nấy để nhớ đến Bà ngoại tôi. Tôi thật rất thương bà!
Khi còn là cậu bé nhỏ, có nhiều đêm tôi không ngờ được. Tôi hay đến bên cạnh giường và tựa đầu vào ngực bà, lắng nghe nhịp đập tim của bà trong lúc chờ đợi giấc ngủ đến với tôi. Tôi thật thương mến bà!
Tôi đứng bên mộ của bà và khóc. Tôi không thể nào đè nén được nữa. Tôi chạy lên đồi. Tôi chạy và chạy và chạy qua khỏi nghĩa trang. Tôi té xấp xuống đất vừa khóc vừa lằm bằm. Và Đức Chúa Trời đã đến với tôi như Ngài đã từng đến với Gia-cốp trong đồng vắng, và tôi có thể nói cùng với ông, “Thật Đức Giê-hô-va hiện có trong nơi đây mà tôi không biết” (Sáng-thế-ký 28:16).
Ôi, người trẻ, Chúa Giê-xu đã khóc ở mộ phần của La-xa-rơ! Và Ngài đang khóc vì ngươi tối hôm nay! Chúa Giê-xu biết sự đau đớn và sự sợ hãi của ngươi! Ta nài xin với ngươi – Ta van xin ngươi - đến với Ngài là Đấng đã yêu ngươi bằng tình yêu bất diệt!
Ngài yêu thật lâu, Ngài yêu thật tốt,
Ngài yêu bạn hơn lưởi có thể thốt;
Ngài yêu thật lâu, Ngài yêu thật tốt,
Ngài chết để cứu linh hồn bạn khỏi Địa Ngục thiêu đốt.
(“Ngài Vẩn Yêu Bạn” do Tiến sĩ John R. Rice, 1895-1980).
“Chúa Giê-xu khóc” (Giăng 11:35).
Tiến sĩ Henry M. Morris có nói,
Không có sự nhắc đến trong Kinh Thánh là Chúa Giê-xu cười bao giờ, nhưng thường nhận xét về sự khóc của Ngài. Trong tình trạng nầy, Ngài chia sẽ nổi đau khổ của Ma-ri và Ma-thê, vì chính Ngài cũng yêu thương La-xa-rơ, nhưng Ngài cũng “buồn phiền trong tâm, và bồn chồn” (Giăng 11:33) về chính sự tồn tại của sự chết và…tội lổi do nơi sự chết cai trị (Henry M. Morris, Ph.D., The Defender’s Study Bible, World Publishers, 1995 edition, p. 1154; lời ghi chép về Giăng 11:35).
Ngài yêu thật lâu, Ngài yêu thật tốt,
Ngài yêu bạn hơn lưỡi có thể thốt;
Ngài yêu thật lâu, Ngài yêu thật tốt,
Ngài chết để cứu linh hồn bạn khỏi Địa Ngục thiêu đốt.
II. Thứ nhì, Chúa Giê-xu khóc về Thành Giê-ru-sa-lem.
Tiến sĩ J. Vernon McGee nói, “Ngài khóc về Thành Giê-ru-sa-lem. Chính vì Ngài khóc về thành Giê-ru-sa-lem lúc bấy giờ, tôi chắc chắn rằng Ngài đã khóc nhiều lần vì những thành phố mà bạn và tôi đang sống” (J. Vernon McGee, Th.D., Thru the Bible, Thomas Nelson Publishers, 1983, quyển V, p. 540, lời ghi chép về sách Hê-bơ-rơ 5:7).
“Khi Đức Chúa Giê-xu gần đến thành, thấy thì khóc về thành, và phán rằng: Ước gì, ít nữa là ngày nay, mầy đã hiểu biết sự làm cho mầy được bình an! Song hiện nay những sự ấy kín-giấu nơi mắt mầy. Vì sẽ có ngày xảy đến cho mầy, vây mầy chặc bốn bề. Họ sẽ hủy hết thảy, mầy và con-cái ở giữa mầy nữa. Không để cho mầy hòn đá nầy trên hòn đá kia, vì mầy không biết lúc mình đã được thăm-viếng” (Lu-ca 19:41-44).
Ngài khóc trong lúc Ngài suy nghĩ về sự phá hủy khủng khiếp sẽ giáng trên Giê-ru-sa-lem trong năm 70 sau Công Nguyên, khi vị tổng binh người La-mã Titus sẽ san bằng thành và tàn sát dân cư mà không có chút lòng từ bi. Chúa Giê-xu khóc vì Ngài biết rằng đền thờ đẹp đẻ của Đức Chúa Trời sẽ hoàn toàn bị phá hủy trong Giê-ru-sa-lem. Không có gì còn lại ngoài một mảnh tường dựng chạy dài bên hông thành. Tôi đứng ở tại thành đó và rờ lên tường. Trong lúc tôi đứng tại bức Tường Than Khóc, tôi khóc như Chúa Giê-xu đã khóc. Tôi khóc khi tôi nghĩ đến sự hành hạ khủng khiếp mà con dân của Đức Chúa Trời, người Do-thái, đã trãi qua những thế kỷ.
Ôi, tối hôm nay Chúa Giê-xu khóc làm sao về những thành phố trong thế giới, chứa đầy lúc nhúc hằng triệu linh hồn đang hư mất! Ngài khóc về Washington và London, Paris và Berlin, Calcutta và Beijing, Glasgow và Sydney, Mexico City và Saigon, Vientiane và Rangoon, Jakarta và Moscow – và tất cả thành phố trong thế giới, lớn và nhỏ! Cầu mong tấm lòng của chúng cùng ta tan vỡ với những vì làm tan vỡ lòng của Đức Chúa Trời!
Và nước mắt của Chúa Giê-xu cảm động lòng chúng ta, như không có gì bằng, để giãng Tin-lành đến mọi loài. Nước mắt Ngài đã cảm động chúng ta thêm thứ tiếng nầy đến thứ tiếng kia trên trang mạng của chúng ta - để đem Tin-lành với ra đến càng nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Chúng ta không phải đến bằng tên gọi “người khai hoang” mà ép đặc phong tục tập quán của chúng ta lên trên họ! Không phải! Chúng ta đến với danh phận là người đang mang tấm lòng tan vỡ theo Chúa Giê-xu - để chia sẽ tình yêu của Ngài với họ, tình yêu của Ngài đã cứu chúng ta khỏi tôi lổi, sự chết, và Địa Ngục! Chúng ta nói cho tất cả ai đã nghe bài giãng nầy, hoặc đọc được trên trang mạng của chúng ta.
Ngài yêu thật lâu, Ngài yêu thật tốt,
Ngài yêu bạn hơn lưỡi có thể thốt;
Ngài yêu thật lâu, Ngài yêu thật tốt,
Ngài đã chết để cứu linh hồn bạn khỏi Địa Ngục thiêu đốt.
Và nước mắt của Chúa Giê-xu cũng cảm động chúng ta để truyền bá Phúc Âm cho Los Angeles! Vì Ngài bảo chúng ta,
“Hãy ra ngoài đường và dọc hàng rào, gập ai thì ép mời vào, cho được đầy nhà ta” (Lu-ca 14:23).
III. Thứ ba, Chúa Giê-xu khóc trong Vườn Ghết-sê-ma-nê.
Điều đó là sự ghi chép thứ ba về Ngài khóc. Ôi, nước mắt của Ngài đã chảy trong bóng tối của vườn! Nguyên văn nói cho chúng ta về Chúa Giê-xu,
“Khi Đấng Christ còn trong xác-thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc-lóc mà dâng những lời cầu-nguyện nài-xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân-đức Ngài, nên được nhậm lời” (Hê-bơ-rơ 5:7).
Trong vườn Ghết-sê-ma-nê, đêm trước khi Ngài bị đóng đinh trên Thập-tư giá, Chúa Giê-xu cầu nguyện một mình. Tại đó trong bóng tối của vườn Ghết-sê-ma-nê Đấng Cứu Thế đã trút linh hồn trong sự cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời. Ngài cầu “thì đã kêu lớn tiếng khóc-lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân-đức Ngài, nên được nhậm lời” (Hê-bơ-rơ 5:7). Ngài lo ngại điều gì? Tôi tin rằng Chúa Giê-xu lo ngại là Ngài sẽ chết trong vườn, trước khi có thể lên Thập-tự giá chịu khổ để chuộc tội cho chúng ta. Tiến sĩ John R. Rice nói, “ Chúa Giê-xu cầu xin cho chén của sự chết lìa khỏi Ngài trong đêm đó đặng Ngài có thể sống để chết trên Thập-tự giá ngày hôm sau” (Rice, ibid., p. 441). Tiến sĩ J. Oliver Buswell là một thần học gia nổi tiếng cũng nói y như vậy. Ông nói rằng, “[Chúa Giê-xu] cầu cho sự giải thoát từ sự chết ở trong vườn, cốt để mà Ngài có thể hoàn thành mục đích của Ngài trên thập-tự giá. Sự giải thích nầy sẽ hoà hợp với Hê-bơ-rơ 5:7, và đối với tôi đây là giải thích duy nhất sẽ hoà hợp” (J. Oliver Buswell, Ph.D., A Systematic Theology of the Christian Religion, Zondervan Publishing House, 1971, phần III, p. 62)
Tiến sĩ Buswell và Tiến sĩ Rice đồng ý với Tiến sĩ McGee, là người đã nói, “Bạn của tôi ơi, lời cầu của Ngài đã được nhậm; Ngài không chết trong Vườn Ghết-sê-ma-nê” (ibid.).
“Khi Đấng Christ còn trong xác-thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc-lóc mà dâng những lời cầu-nguyện nài-xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân-đức Ngài, nên được nhậm lời” (Hê-bơ-rơ 5:7).
Tội lổi của thế gian đã chồng chắc trên Chúa Giê-xu trong Vườn Ghết-sê-ma-nê.
“Ngài bèn đi khỏi các môn-đồ, cách chừng liệng một cục đá, quì xuống mà cầu-nguyện rằng: Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!...Có một thiên-sứ từ trên trời hiện xuống cùng Ngài, mà thêm sức cho Ngài. Trong cơn rất đau-thương, Ngài cầu-nguyện càng thiết, mồ-hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:41-44).
Chúa Giê-xu trong cơn rất đau-thương khi tội-lổi của chúng ta chồng chất trên Ngài bởi Đức Chúa Trời. “Trong cơn rất đau-thương, Ngài cầu-nguyện càng thiết: mồ-hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44). Tiến sĩ McGee nói, “Chúa chúng ta đã gần sự chết trong lúc Ngài tiến gần thập-tự giá, và Ngài cầu xin để được giải thoát cái chết để Ngài có thể đi đến thập-tự. Và chúng ta đã được cho biết rằng ‘vì lòng nhân-đức Ngài, nên được nhậm lời’” (ibid.). Đức Chúa Trời đã nghe Chúa Giê-xu cầu-nguyện “lớn tiếng khóc-lóc” tại trong đêm tối ở Ghết-sê-ma-nê. Đức Chúa Trời sai phái vị thiên-sứ đến để củng cố Ngài đặng Ngài có thể đi trên con đường thập-tự đặng chịu hình phạt vì tội-lổi của chúng ta. Joseph Hart có nhắc đến lời cầu-nguyện trong Vườn ở trong một bài thánh ca,
Nhìn thấy sự đau khổ của Con Trai của Đức Chúa Trời,
Thở hổn hển, đang rên rỉ, đổ mồ hôi như giọt máu đào!
[Ơn] thiêng liêng sâu rộng bát ngát!
Giê-xu ơi, tình Ngài bao la thay!
(“Sự Ngài Chiệu Khổ Không Ai Biết” bởi Joseph Hart, 1712-1768).
Có thấy Chúa Giê-xu yêu bạn cở nào không? Hãy nhìn Ngài đổ lệ vì những đau khổ của bạn! Hãy nhìn Ngài khóc về những tội nhân trong thành phố! Nhìn Ngài “khóc tuôn tràn nước mắt” ở Ghết-sê-ma-nê, van xin cùng Đức Chúa Trời cho Ngài được sống, để Ngài có thể chịu khổ, bị đóng đinh trên thập-tự ngày hôm sau, đặng đền tội cho chúng ta! Đều nầy không cảm động lòng bạn sao? Nếu nước mắt của Chúa Giê-xu không động lòng bạn, thì điều gì sẽ động lòng bạn? Có phải bạn bị tội lổi làm cho cứng lòng, nên bạn không cảm giác được tình yêu của Ngài cho bạn? Tôi nhớ lần đầu tiên nghe được bài Thánh ca của Tiến sĩ Watts, “Chiêm Ngưỡng Thập Giá.” Lúc đó tôi cũng bị cảm động, và bây giờ tôi cũng vẩn còn cảm động.
Giờ được chiêm ngưỡng thập giá quí báo,
Nơi Đông Cung Thánh xưa chịu hình đây,
Lòng thật coi phú quý thảy hư xấu,
Quyết bỏ hết kiêu ngạo tâm tính này.
Nhìn đầu, tay, chân Chúa quá đau đớn!
Yêu thương bi đát chung hòa giọt rơi;
Từ nghìn xưa chẳng chi sánh cảnh ấy,
Có thấy mão miện bằng gai khác đời?
Dù rằng tôi có toàn cả thế giới,
Đem dâng cho Chúa vẫn hèn mọn thôi!
Kỳ diệu thay ái tình Chúa tươi mới,
Khiến tôi vui dâng hồn, thân thể này.
(“Chiêm Ngưỡng Thập Giá” bởi Tiến sĩ Isaac Watts, 1674-1748).
Tôi nài xin với bạn chiều hôm nay – hãy tin nhận Chúa Giê-xu! Đến với Ngài! Sấp mình xuống trước mặt Ngài! Tin cậy Ngài với tất cả tâm tư! Nói cùng với Tiến sĩ Watts rằng, “Kỳ diệu thay ái tình Chúa tươi mới, khiến tôi vui dâng hồn, thân thể nầy.” Ông Benjamin Beddone là Mục sư của hội thánh Báp-tít nhỏ ở trong thế kỷ 18th, nếu ông không viết bài thánh ca “Vì Tội Nhân Mà Đấng Christ Khóc?”
Vì tội nhân mà Đấng Christ khóc,
Hai má chúng ta nên khô cạn?
Để sự đau thương thống hối giàn giụa
Tung ra từ mọi mắt.
Con của Đức Chúa Trời đắm chìm trong nước mắt
Muôn thiên-sứ nhìn thấy sự kỳ diệu!
Ngươi hãy nên ngạc nhiên, Ô hởi linh hồn ta,
Vì Ngài tuôn lệ vì ngươi.
Ngài khóc để ta có thể khóc;
Mỗi một tội đòi hỏi một giọt lệ:
Riêng trên Thiên-đàng tội lổi không tìm thấy
Cũng không có sự khóc than.
(“Vì Tội Nhân Mà Đấng Christ Khóc?” bởi Benjamin Beddone, 1717-1795).
Tôi thấy hai sự phục hưng, hai sự tiến trình lạ thường của Đức Chúa Trời. Cả hai lần mọi người đều tuôn tràn nước mắt; khi họ đến trong sự nhận thức sâu sắc về tội lổi. Chúng ta thấy điều đó ở tại Trung Quốc. Đều nầy lúc nào cũng là sự thật khi có sự phục hưng thật. “Ngài khóc để chúng ta có thể khóc; mỗi một tội đòi hỏi một giọt lệ.” Ôi, nguyền xin tội lổi bạn được xưng ra trong tối hôm nay! Nguyền xin bạn đến với Đấng Cứu Thế khóc vì bạn! Ngài sẽ cứu bạn! Ngài sẽ cứu bạn! Ngài sẽ cứu bạn ngay hôm nay!
Nếu bạn có thể thấy Ngài từ Vườn Ghết-sê-ma-nê khóc mà bước ra, và huyết Ngài đang nhỏ từng giọt; bạn nghĩ rằng bạn có thể tin-cậy vào Ngài không? Vậy, hãy tin Ngài ngay! Ngài là Chúa Giê-xu hôm nay cũng như ngày xưa! Nhìn xem Ngài yêu bạn như thế nào! Ngài đến với bạn với tình yêu kỳ diệu trong bàn tay Ngài! Hãy tin-cậy vào Ngài. Tin-cậy Ngài thì bạn sẽ được sự cứu rổi ngay lúc đó! Ngài sẽ tha hết tội-lổi của bạn và ban cho bạn sự sống đời đời!
(CUỐI BÀI GIẢNG)
Bạn có thể đọc bài giảng bằng tiếng Việt hằng tuần của Mục sư Tiến sĩ Hymers ở
trên trang mạng tại www.realconversion.com. BÃm vào “Bài Giãng Ti‰ng ViŒt. ”
You may email Dr. Hymers at rlhymersjr@sbcglobal.net, (Click Here) – or you may
write to him at P.O. Box 15308, Los Angeles, CA 90015. Or phone him at (818)352-0452.
Đọc Kinh Thánh trước bài Giảng bởi Tiến sĩ Kreighton L. Chan: Lu-ca 22:39-45.
Đơn ca Trước bài giảng bởi Ông Benjamin Kincaid Griffith:
“Ngài Vẩn Yêu Bạn” (bởi Tiến sĩ John R. Rice, 1895-1980)
DÀN BÀI CỦA NƯỚC MẮT CỦA CHÚA GIÊ-XU bởi Mục sư Tiến sĩ R. L. Hymers, Jr. “Khi Đấng Christ còn trong xác-thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc-lóc mà dâng những lời cầu-nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân-đức Ngài, nên được nhậm lời” (Hê-bơ-rơ 5:7). (Ê-sai 53:3) I. Thứ nhất, Chúa Giê-xu khóc tại phần mộ La-xa-rơ, Giăng 11:33-36; II. Thứ nhì, Chúa Giê-xu khóc về Thành Giê-ru-sa-lem, Lu-ca 19:41-44; III. Thứ ba, Chúa Giê-xu khóc trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, Hê-bơ-rơ 5:7; |